Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.52 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của
nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
b. Trọng tâm
Vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với tế bào.
2. Kỹ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm và hoạt động cá
nhân.
3. Thái độ
Thấy rõ tính thống nhất của vật chất.
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
Tranh vẽ cấu trúc hoá học của phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn (hình 3.1
và hình 3.2 SGK).
2. Học sinh
- Phiếu học tập của nhóm.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về vai trò của nước và các nguyên tố hóa học cấu tạo nên
tế bào.
III. Tiến trình dạy và học

TaiLieu.VN

Page 1




1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Giới là gì? Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm của giới
khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật.
3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
Giáo viên nêu lên câu hỏi gợi mở để đi vào nội dung chính của bài:
- Các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào là gì?
- Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định?
b. Bài mới

Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động1: Tìm hiểu các nguyên tố hoá học

Nội dung
I. Các nguyên tố hoá học

GV: Tại sao các tế bào khác nhau lại cấu tạo
chung từ 1 số nguyên tố nhất định?
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới
- Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những sống và không sống.
nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96.3%
- Vì sao C là nguyên tố quan trọng?

khối lượng cơ thể sống.


HS trao đổi và nêu được:

- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên
sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ.

- 4 nguyên tố có tỉ lệ lớn
- C có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện
tử → cùng 1 lúc tạo 4 liên kết cộng hoá trị.
GV: Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố
hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết
cho sự sống.

1) Các nguyên tố đa lượng và vi lượng
GV: Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ
lệ các nguyên tố trong cơ thể (Đa lượng và vi a. Nguyên tố đa lượng
lượng).
- Các nguyên tố có tỷ lệ  10 - 4 ( 0,01%)

TaiLieu.VN

Page 2


HS: Các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn, nhỏ khác - C, H, O, N, S, P, K…
nhau trong cơ thể: nguyên tố đa lượng và vi b. Các nguyên tố vi lượng
lượng.
- Các nguyên tố có tỷ lệ  10 - 4 ( 0,01%)
GV: Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế
- F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr…
nào đối với tế bào?

HS: Tham gia cấu tạo nên các thành phần của 2) Vai trò của các nguyên tố hoá học trong
tế bào, cấu tạo nên chất hữu cơ, enzim, tế bào
hormone, vitamin,…
- Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào.
- Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước và vai trò - Thành phần cơ bản của enzim, vitamin…
của nước đối với tế bào.
HS quan sát tranh Hình 3.1 và 3.2 SGK
GV: Nghiên cứu SGK và hình 3.1, 3.2 em hãy
nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước?
HS: Một phân tử nước được cấu tạo bởi 2
nguyên tử H và 1 nguyên tử O, liên kết với
nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Nước là dung II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
môi, có tính phân cực cao.
1) Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước
GV: Em nhận xét gì về mật độ và sự liên kết
giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và - Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử
rắn? (khi cho nước đá vào cốc nước thường). ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết
cộng hoá trị.
HS: - Nước thường thì liên kết hidro giữa các
- Phân tử nước có tính phân cực.
phân tử nước ở trạng thái yếu.
- Nước đá thì liên kết hidro giữa các phân - Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh
điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới
tử nước rất bền chặt, rất khó bẻ gãy.
nước.
GV: Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống
vào trong ngăn đá tủ lạnh? Giải thích.
HS: Các tế bào sống sẽ chết do nhiệt độ trong
ngăn đá thấp làm nước trong tế bào đông

cứng lại.
GV: Theo em nước có vai trò như thế nào?
Đối với tế bào cơ thể sống? (Điều gì xảy ra

TaiLieu.VN

Page 3


khi các sinh vật không có nước?)
HS: Nước là dung môi, là môi trường thực
hiện các phản ứng sinh hóa, giữ nhiệt, vận
chuyển chất, giữ hình dạng tế bào,...

2) Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan
và vận chuyển các chất cần cho hoạt động
sống của tế bào.

- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho
các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.

- Tham gia điều hoà, giữ ổn định nhiệt của tế
bào, cơ thể và môi trường…

4. Củng cố
- Cho HS đọc phần em có biết.
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa
thích? (Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể).

- Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng? (Cây xanh là mắt xích quan trọng
trong chu trình cacbon).
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Làm giảm lượng
nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về cấu trúc và vai trò của cacbohydrat và lipid.

TaiLieu.VN

Page 4



×