Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.6 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào, vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế
bào.
- Phân biệt được các nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lí hoá của nước.
- Trình bầy được vai trò của nước đối với tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ hành vi:
- Hình thành thái độ yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới, thế giới
sống mặc dù rất đa dạng phong phú nhưng thống nhất.
- Ý thức ham học hỏi, tìm tòi, vận dụng kiến thức giải đáp hiện tượng thực tế.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Tranh vẽ cấu trúc hoá học của phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng.
- Tranh vẽ trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định: (1')
10A9:

10A10:

10A12:

10A13

10A14:



2. Kiểm tra: (8')
1. Trình bầy đặc điểm chính của giới Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm và vai trò của chúng?.
2.Trình bầy đặc điểm chính của giới Thực vật, Động vật và vai trò của chúng?.

TaiLieu.VN

Page 1


3. Bài mới: (1')
NVĐ: Thế giới sinh vật đa dạng phong phú song đều được cấu tạo nên từ TB. Vậy TB có
cấu tạo chức năng thế nào?
-> PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
NVĐ: Các nguyên tố hoá học chính cấu tạo nên các loại tế bào là gì?
I. Các nguyên tố hoá học (15')
HĐ1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học cấu tạo nên TB và vai trò của chúng.
GVHD hs đọc mục I SGK, nghiên cứu bảng 3 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi và hoàn thành
phiếu học tập sau: (7')
1. Kể tên các ngtố hoá học chủ yếu cấu tạo nênTB?Vì sao chúng là những nguyên tố chủ yếu?
(Vai trò)
2. Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng và vai trò của chúng?
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm

Các ngtố XD nên TB

Vai trò


1.Các ngtố chủ yếu
2.Các ngtố đa lượng
3.Các ngtố vi lượng
HS báo cáo Kết quả thảo luận, các nhóm bổ sung, thống nhất nội dung kiến thức. (5')
MẪU PHIẾU CHUẨN
Nhóm

TaiLieu.VN

Các ngtố XD nên TB

Vai trò

Page 2


1.Các ngtố chủ yếu

C, O, H, N

Nguyên tố chủ yếu của các
hợp chất hữu cơ xây dựng
TB: A. Nu. Pr, L, G, a.a, ...

2.Các ngtố đa lượng

C, O, H, N, Ca, P, S, Na, Thành phần chủ yếu của
Mg, Cl
các chất xây dựng TB, cơ

thể.
(> 10-4 KLVC khô)

3.Các ngtố vi lượng

I, Zn, Mo, Mn, Cu, Thành phần chủ yếu của hệ
Fe, ... (< 10-4 KLVC Enzim.
khô).

GV hướng dẫn thảo luận chung và liên hệ thực tế: (3')
- Tại sao nguyên tố C chỉ chiếm18,5% mà lại được xem là nguyên tố tạo nên sự đa dạng của
các đại phân tử hữu cơ ?
(C hóa trị 4 tạo được nhiều liên kết hóa học với nhiều nguyên tố khác nhau nên được xem là
nguyên tố tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ).
- Tại sao phải bón phân hợp lý cho cây trồng?
- Tại sao phải ăn đủ chất thay vì chỉ ăn một vài món ăn mình ưa thích?
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào (20')
HĐ2: Tìm hiểu cấu trúc hóa lý cuả nước và vai trò của nước trong TB.
1. Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước (10')
GV: Hướng dẫn HS qs H 3.1, 3.2 SGK, nghiên cứu mục II.1 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lý của nước?
2. Tại sao nước có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?


HS báo cáo các KQ thảo luận, bổ sung

KL kiến thức:

- Nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ô xi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng
hoá trị => Công thức: H2O.

- Nước có tính chất phân cực:
+ Các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô tạo nên cột nước liên tục
hoặc màng bề mặt.

TaiLieu.VN

Page 3


+ Các phân tử nước có thể tạo liên kết hiđrô với các phân tử phân cực khác và hòa tan
chúng.
• LHệ kiến thức HS thảo luận:
- Tại sao con nhện nước lại có thể đứng, chạy trên mặt nước?
- Tại sao muối, đường có thể hòa tan trong nước?
- Quan sát H3.2 so sánh mật độ, cấu trúc các nguyên tử H trong nước đá và nước thường
và cho biết hậu quả gì sẽ xảy ra khi đưa TB sống vào ngănđá của tủ lạnh?(LK hiđro trong
TBsống chuyển sang trạng thái luôn bền vững, cấu trúc TB bị phá vỡ, hỏng).
GV hdẫn TL và bổ sung kiến thức, giải thích hiện tượng hòa tan đường, muối -> khái niệm
thế nước.
NVĐ: Người 60 Kg cần 2->3 lít nước/ngày, nếu thiếu nước cơ thể có tồn tại được không ?
Vậy nước có vai trò gì đối với TB, cơ thể?
HS nghiên cứu SGK trả lời:
2. Vai trò của nước đối với tế bào:(10')
- Thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh.
- Dung môi hòa tan các chất.
- Môi trường của các phản ứng sinh hóa .
- Nguyên liệu cho các phản ứng hóa học (Quang hợp).
- Điều hoà thân nhiệt.
- Bảo vệ tế bào (Nước liên kết).
• Các câu hỏi liên hệ thực tế, bổ sung, củng cố kiến thức:

- Tại sao nước có vai trò điều hoà thân nhiệt?
- Nước có nhiệt bay hơi cao:
- Nhiều phân tử nước bị phá vỡ mới bay hơi được.
- Nước có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt do đó có tác dụng điều hòa thân nhiệt.
- Vì sao khi trời sắp mưa lại oi?
- Nước có nhiệt dung riêng cao:
+ Các liên kết hiđrô khi hình thành giải phóng nhiệt.
+ Các liên kết hiđrô khi bị phá vỡ thu nhiệt do đó khi sắp mưa trời thường oi.

TaiLieu.VN

Page 4


- Vì sao phải trồng nhiều cây xanh trong thành phố?
- Giúp điều hòa nhiệt độ môi trường. (Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ, trồng nhiều
cây xanh.).
- Nước liên kết bảo vệ tế bào như thế nào?
- Tạo nên sức căng của màng tế bào, giúp các chất vận chuyển qua màng tế bào, tế bào trao
đổi chất và chuyển hoá năng lượng bình thường.
- Tế bào mất nước sẽ co nguyên sinh và chết.
- Tại sao nước đá lại cứng và nổi trên mặt nước thường? Ý nghĩa của nó?
Nước đá có mật độ phân bố các phân tử nước thưa hơn, Nước thường do đó nhẹ hơn nước
thường, các liên kết Hiđro ở trạng thái bền vững. Vai trò cách nhiệt, bảo vệ các sinh vật sống
dưới lớp băng qua mùa đông.
4. Củng cố:
- Tại sao cần bón phân một cách hợp lí cho cây trồng?
- Tại sao cần thay đổi món ăn cho đa dạng hơn là chỉ ăn 1 số ít món ăn yêu thích cho dù là rất
bổ ?
- Tại sao quy hoạch đô thị, người ta cần dành 1 khoảng đấtt thích hợp để trồng cây ?

5. Bài tập về nhà:
- Đọc phần đọc thêm, học theo câu hỏi cuối bài, phần ghi nhớ.
- chuẩn bị bài mới:
1. Phân biệt các loại đường về cấu trúc, chức năng theo mẫu:
Loại đường

Đường đơn

Đường đôi

Đường đa

1. Ví dụ
2.Cấu trúc hóa
học
3. chức năng

2. Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của Lipit theo mẫu:

TaiLieu.VN

Page 5


Loại Lipit

Mỡ

Dầu


Steroit

Sắctố,
vitamin

Cấu trúc
Chức năng
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

TaiLieu.VN

Page 6



×