Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.2 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
BÀI 3: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
I.

MỤC TIÊU

Qua bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
-Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
-Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào
-Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước.
-Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào, sự sống.
2. Kĩ năng:
Quan sát, tư duy hình vẽ, so sánh, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
Thấy được vai trò của nước đối với tế bào -> biết quí trọng nguồn nước
II.

PHƯƠNG PHÁP

Giảng giải+ hỏi đáp
III.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV:
Tranh vẽ phóng to H.3.2 SGK
2. Chuẩn bị của HS:
Xem bài trước ở nhà
IV.


KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
 Câu hỏi:

1/ Giới là gì ?Hệ thống phân loại
2/ Đặc điểm chính của mỗi giới?
 Đáp án:
1/ Giới :

TaiLieu.VN

Page 1


-Là đơn vị phân loại lớn nhất gồm các ngành sinh vật có chung đặc điểm nhất định
-Hệ thống phân loại 5 giới:
2/ Đặc điểm chính của mỗi giới:
-Giới nguyên sinh: nhân sơ, đơn bào, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh…
-Giới nguyên sinh: nhân thực, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
-Giới nấm: nhân thực đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng
-Giới thực vật: nhân thực, tự dưỡng thành tế bào có vách xenlulo
-Giới động vật: nhân thực, có khả năng di chuyển, dị dưỡng
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A. MỞ BÀI
Ta đã biết sinh giới đa dạn, phong phú nhưng lại thống nhất. Ở bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu
một trong những đặc điểm thống nhất đó là các nguyên tố hoá học chính cấu tạo nên tế bào
cũng như vai trò của nước đối với tế bào và sự sống.
B. PHÁT TRIỂN BÀI
 Hoạt động 1: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ( 15 phút )
*Mục tiêu: Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào, vai trò của các nguyên tố đa
lượng, vi lượng.

*Tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

I. Các nguyên tố hoá học
GV yêu cầu HS cho biết các
nguyên tố hoá học mà các
em biết.
GV đặt câu hỏi tiếp:
(?) Kể tên các nguyên tố

TaiLieu.VN

Page 2


hoá học cấu tạo nên cơ thể
sống?
(?) Còn các nguyên tố khác
thì sao?

(?) Nguyên tố nào chiếm tỉ
lệ nhiều nhất?

HS đọc SGK và trả lời
TL: chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng

có vai trò quan trọng

Có vài chục nguyên tố cần
thiết cho sự sống.Trong đó
C, H, O, N chiếm 96% khối
lượng cơ thể.Các nguyên tố
khác (K,Ca, P,Mg…) chiếm
tỉ lệ ít nhưng có vai trò quan
trọng.

HS căn cứ vào bảng 3 SGK
trả lời.

(?) Tại sao lại C,H,O,N là 4
nguyên tố chính cấu tạo nên
cơ thể sống mà không là
nguyên tố khác?
GV có thể giải thích thêm:

HS thảo luận nhóm để tìm
ra câu trả lời

Các nhà khoa học cho rằng
trái đất & hệ mặt trời hình
thành cách đây 4,6 tỉ năm &
sự sống phát sinh theo con
đường hoá học. Trong điều
kiện trái đất nguyên thuỷ
C,H,O,N vớiđặc tính hoá
học đặc biệt đã tương tác

với nhau -> chất hữu cơ đầu
tiên theo nước mưa xuống
biển. Trong đó nhiều chất
tan được trong nước và đó
là sự sống được hình thành
và tiến hoá

TaiLieu.VN

Page 3


C là nguyên tố quan trọng
tạo nên sự đa dạng của các
đại phân tử hữu cơ.

GV có thể đặt câu hỏi :
(?) Trong cơ thể sống có
mấy loại nguyên tố? Là
những loại nào?
(?) Thế nào là nguyên tố đa
lượng?
TL: Có 2 loại là : đa lượng
và vi lượng
HS đọc SGK và trả lời

a. Nguyên tố đa lượng:
Chiếm khối lượng lớn trong
tế bào (C,H,O,N) cấu tạo
nên các đại phân tử hữu cơ:

prôtêin, lipít…

(?) Thế nào là nguyên tố vi
lượng?

b. Nguyên tố vi lượng
HS đọc SGK trả lời
(?) Vai trò nguyên tố vi
lượng đối với sự sống? Cho
ví dụ.
HS thảo luận nhóm rồi rút
ra nội dung.

Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01%
khối lượng cơ thể, tham gia
cấu tạo enzym, vitamin….
Chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng
không thể thiếu
VD: Thiếu iot -> trí tuệ kém
phát triển
Thiếu Molipđen (Mo) ->
cây khó phát triển.->chết.

*Tiểu kết:

TaiLieu.VN

Page 4



-Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào: C,H,O,N. C là nguyên tố quan trọng -> đại phân tử
hữu cơ
-Nguyên tố đa lượng
-Nguyên tố vi lượng
 Hoạt động 2: NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO(20 phút)
*Mục tiêu:
-Nêu được cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước
-Trình bày vai tró của nước đối với tế bào
*Tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

I.Nước & vai trò của nước
trong tế bào
Yêu cầu HS quan sát H3.1
trả lời câu hỏi:
(?) Cấu trúc hoá học của
phân tử nước ?

(?) Đặc tính lí hoá của
nước?

HS quan sát h 3.1 trả lời câu
hỏi
1. Cấu trúc & đặc tính hoá
lí của nước

-Được cấu tạo từ 1 nguyên
tử oxi với 2 nguyên tử hidrô
bằng liên kết cộng hoá trị
-Do 2 đầu tích điện trái dấu
nên phân tử nước có tính
phân cực nên sẽ hút phân tử
nước kia hoặc các phân tử
nước khác
-> Nước có vai trò đặc biệt

TaiLieu.VN

Page 5


đối với sự sống
Yêu cầu HS quan sát H3.2
SGK và trả lời phần lệnh.

GV nhận xét phần trả lời
của HS rồi hỏi tiếp:

Mật độ phân tử nước ở trạng
thái rắn thấp hơn trạng thái
lỏng, ở thể rắn khoảng cách
giữa các phân tử nước tăng
lên . Do đó khi đưa tế bào
sống váo ngăn đá nước
trong tế bào sẽ đóng băng
làm tăng thể tích & các tinh

thể nước đá phá vỡ tế bào.

(?) Vai trò của nước đối với
sự sống?
(?) Cơ thể sống có thể tồn
tại được không nếu không
có nước?

2. Vai trò của nước đối với
tế bào:
HS đọc SGK trả lời

-Là dung môi hoà tan nhiều
chất cần thiết cho hoạt động
sống
-Là thành phần chính cấu
tạo nên tế bào, là môi
trường cho các phản ứng
sinh hoá
-Điều hoà nhiệt độ cơ thể
sinh vật & nhiêt độ môi
trường
-> Tóm lại, không có nước
thì không thể duy trì sự
sống.

*Tiểu kết:
-Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước

TaiLieu.VN


Page 6


-Vai trò của nước đối với tế bào
C. CỦNG CỐ (4 phút)
-Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
-Trả lời các câu hỏi SGK
VI. DẶN DÒ (1 phút)
-Học bài
-Chuẩn bị bài mới
VII. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

TaiLieu.VN

Page 7


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..

TaiLieu.VN

Page 8



×