Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 53 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHẤT DUY

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Thị Minh An

Sinh viên thực hiện

: Phùng Thị My

Lớp

: D13QTDN1

Mã sinh viên

: B13DCQT019

Hệ

: Đại học chính quy

Hà Nội - 2017



[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
PHẦN I-THỰC TẬP CHUNG .......................................................................................... 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHẤT DUY ...................... 3
1.1 Khái quát chung về DN tư nhân Nhất Duy ............................................................ 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 3
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.......................................................................... 5
1.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................ 6
1.1.4 Các sản phẩm chính ............................................................................................. 9
1.1.5 Các nguồn lực ...................................................................................................... 9
1.2 Các hoạt động chức năng chính............................................................................. 13
1.2.1 Công tác quản trị chiến lược .............................................................................. 13
1.2.2 Công tác Tổ chức nhân sự .................................................................................. 14
1.2.3 Công tác Marketing ............................................................................................ 14
1.2.4 Công tác quản trị tài chính ................................................................................. 14
1.2.5 Công tác Tổ chức sản xuất ................................................................................. 17
1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................................. 22
1.3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................... 22
1.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................. 22
1.3.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ............................................................. 24
PHẦN 2: THỰC TẬP CHUYÊN SÂU ........................................................................... 26

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp D13QTDN1


i


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHẤT
DUY.................................................................................................................................... 26
2.1 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy .. 26
2.1.1 Công tác phân tích và thiết kế công việc .......................................................... 26
2.1.2 Công tác tổ chức lao động .................................................................................. 30
2.1.3 Công tác tuyển dụng và bố trí lao động ............................................................. 30
2.1.4 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực ............................................................. 34
2.1.5 Đánh giá thực hiện công việc ............................................................................ 38
2.1.6 Thù lao lao động và chế độ đãi ngộ. .................................................................. 39
2.2 Đánh giá chung công tác quản trị nhân lực tại Doanh nghiệp ........................... 41
2.2.1 Những kết quả đạt được ..................................................................................... 41
2.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân ........................................................................... 42
2.3 Đề xuất ý kiến về công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp ......................... 43
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 47

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp D13QTDN1

ii


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

DN

: Doanh nghiệp

TNDN

: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp D13QTDN1

iii



[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Tình hình lao động của Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy ................................. 10
( từ năm 2014 đến 2016)..................................................................................................... 10
Bảng 1. 2 Bảng kê chi tiết máy móc thiết bị sản xuất năm 2016 ....................................... 12
Bảng 1. 3 Tình hình phát triển vốn của Doanh nghiệp Tư nhân Nhất Duy ....................... 15
Bảng 1. 4 Tình hình phát triển doanh thu của DN trong các năm 2014 – 2016 ................ 16
Bảng 1. 5 Tổng sản lượng sản xuất ( 2014-2016) .............................................................. 22
Bảng 1. 6 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm gần đây .... 23
Bảng 2. 1 Tình hình phân công lao động theo chức năng tại DN năm 2016 ..................... 30
Bảng 2. 2 Thống kê số lượng loại hợp đồng đến tháng 12 năm 2016 ................................ 34
Bảng 2. 3 Tình hình thu nhập của nhân viên qua các năm 2015-2016 .............................. 40

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp D13QTDN1

iv


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy................................. 6
Hình 1. 2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy (từ năm 2014-2016)...... 10
Hình 1. 3 Quy trình sản xuất gỗ xẻ thanh ........................................................................... 17
Hình 1. 4 Xe chuyên chở gỗ về xưởng ............................................................................... 18
Hình 1. 5 Máy xẻ gỗ ........................................................................................................... 18
Hình 1. 6 Lò sấy gỗ ............................................................................................................ 19
Hình 1. 7 Máy bào gỗ ......................................................................................................... 19
Hình 1. 8 Gỗ xẻ thanh ......................................................................................................... 20

Hình 1. 9 Quy trình sản xuất dăm gỗ.................................................................................. 20
Hình 1. 10 Dăm gỗ ............................................................................................................. 21
Hình 2. 1 Bản phân tích công việc tại bộ phận nhân sự ..................................................... 29

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp D13QTDN1

v


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

LỜI MỞ ĐẦU
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh phần lớn phụ thuộc
vào khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: tài chính, cơ sở vật
chất, tài sản vô hình, công nghệ, con người,…các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết
với nhau và tác động qua lại với nhau. Trong đó, con người là một trong những nguồn
lực không thể thiếu và quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Bởi con người là yếu tố
cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp và quyết định sự thành
bại của doanh nghiệp. Những yếu tố như máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ
kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì lại
không thể. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không hiệu quả nếu không
quản lí tốt nguồn nhân lực vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lí đều thực hiện bởi
con người.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Với sự quan tâm về đề tài quản trị nhân lực, tôi đã tiến hành thực tế tại Doanh
nghiệp tư nhân Nhất Duy dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Minh An để
tìm hiểu về Công tác quản trị nhân lực tại Doanh nghiệp.
Báo cáo được chia làm hai phần :
PHẦN I – THỰC TẬP CHUNG

1.1 Khái quát chung
1.2 Các hoạt động chức năng chính
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
PHẦN II – THỰC TẬP CHUYÊN SÂU: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHẤT DUY
2.1 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy
2.2 Đánh giá chung công tác quản trị nhân lực tại Doanh nghiệp
2.3 Đề xuất ý kiến về công tác quản trị nhân lực tại Doanh nghiệp

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

1


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Minh An- Giảng viên hướng
dẫn đã hướng dẫn tôi về kế hoạch thực tập, chỉ ra các điểm cần chú ý và khai thác
đúng lĩnh vực thực tế tại Doanh nghiệp.
Tôi cảm ơn ban lãnh đạo công ty , cùng với các anh chị đang công tác tại Công
ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo
cáo theo đúng đề cương đã đề ra.

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

2


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]


PHẦN I-THỰC TẬP CHUNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHẤT
DUY
1.1 Khái quát chung về DN tư nhân Nhất Duy
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a. Thông tin chung
 Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHẤT DUY
 Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
 Địa chỉ trụ sở chính : xóm 10, Xã Triệu Thành, Huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
 Điện thoại : 0378 799 023
 Tình trạng hiện tại : Đang hoạt động
 Mã số thuế : 2801434595
 Người đại diện: Ông Phạm Đình Thắng
 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến gỗ thành các sản phẩm xuất khẩu
như dăm gỗ, gỗ xẻ thanh.

b. Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
Xuất thân từ khu vực nông thôn miền núi Thanh Hóa, ông Phạm Đình Thắng
chủ doanh nghiệp tư nhân Nhất duy có tuổi thơ gắn liền với núi rừng, bà con thôn bản
nên anh hiểu rất rõ từng gốc cây, con suối đã từng nuôi dưỡng quê hương anh như thế
nào. Bản thân anh cũng có một ít diện tích trồng cây gỗ làm kinh tế mũi nhọn của cả
gia đình. Gia đình và người dân trong vùng khai thác cây để bán gỗ cho cơ sở, nhà
máy chế biến gỗ băm dăm xuất khẩu, nhưng chỉ được giai đoạn đầu thị trường ổn định,
lâu dần hàng hóa trở nên ế ẩm, sản phẩm bị ép giá… khiến cho thu nhập của mỗi gia
đình giảm sút rõ rệt. Đi lên từ hai bàn tay trắng từ việc học nghề mộc sau đó thấy sự
khó khăn của người dân và thấy thị trường tiềm năng.
Với quyết tâm: “Họ làm được mình cũng làm được”, ông Thắng đã lặn lội, mày
mò khắp nơi tìm hiểu quy trình, đối tác xuất khẩu, tìm lối ra cho sản phẩm quê anh.
Bên cạnh đó, nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè cho vay tiền bạc, hướng
dẫn thị trường, anh Thắng đã quyết tâm thành lập doanh nghiệp tư nhân với tên gọi

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

3


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Nhất Duy, nhằm xuất khẩu gỗ dăm và gỗ xẻ, thanh sang nói chung là các bán thành
phẩm xuất khẩu và các thị trường nước ngoài.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh số 2801434595 cấp ngày
29/09/2009 do cơ quan tỉnh Thanh Hóa cấp và chính thức đi vào hoạt động vào ngày
01/11/2009.
Sau 7 năm hoạt động với sử nỗ lực không ngừng của tất cả thành viên trong
công ty từ những khó khăn nhất đến sự thành công ngày hôm nay. Doanh nghiệp tư
nhân Nhất Duy đã và đang phát triển rất mạnh mẽ.
Qua nghiên cứu khả năng lớn mạnh của thị trường lâm sản trong khu vực,
Doanh nghiệp quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh chế biến gỗ thành những sản
phẩm xuất khẩu như dăm gỗ, gỗ xẻ thanh,.. có giá trị kinh tế cao, cùng với uy tín của
mình đã giúp ông Phạm Đình Thắng-Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy tại
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa có được vị thế trên thị trường xuất khẩu trong nước
và nước ngoài.
Doanh nghiệp được thành lập, nền kinh tế trong và ngoài nước cũng đang chịu
tác động bởi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng DN vẫn có được thị trường
ổn định và sản lượng không ngừng tăng trưởng. Hàng tháng, sản phẩm của Doanh
nghiệp tấp nập đi chuyển tới cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) và cảng Hải Phòng với khối
lượng lớn: gỗ băm dăm trung bình từ 5.000-6.000 tấn/ tháng; gỗ nan thanh khoảng
1.300 tấn/tháng để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Kim ngạch xuất
khẩu đạt trị giá vài triệu USD/năm; nộp thuế xuất khẩu lên tới 3 tỷ đồng/ năm
Những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp thì còn có sự
giúp đỡ, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan như: Sở Công thương

Thanh Hóa, Chi cục Hải quan Thanh Hóa, Cảng Nghi Sơn,.. để kim ngạch xuất khẩu
không ngừng tăng cao.
Để tạo điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Cảng Nghi
Sơn (thuộc Công ty CP Cảng dịch vụ Dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa) đã không
ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện khai thác cảng, xây dựng hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và OHSAS. Ông Lê Văn Ngà – Giám đốc Cảng
Nghi Sơn cho biết: Với việc chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động, Cảng
Nghi Sơn luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, bốc xếp nhanh, đảm bảo an
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

4


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

toàn. Vì vậy, từ đầu năm đến nay, Cảng đã bốc xếp được 350.000 tấn hàng, tăng 75%
so với cùng kỳ. Trong đó, 250.000 tấn hàng được vận chuyển nội địa, còn lại 100.000
tấn hàng xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là dăm gỗ, gỗ thanh
sẽ càng được ưu tiên.
Từ ngày thành lập cho đến nay, quá trình kinh doanh của công ty ngày càng
phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao và được khách hàng công nhận.
Khi doanh nghiệp mới thành lập chỉ có 20 lao động chính và thuê lao động làm
mùa vụ, hiện nay số lượng lao động của DN đã lên tới 80 lao động.
Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy là một pháp nhân kinh doanh theo quy định
của pháp luật Việt Nam, trải qua 7 năm hoạt động doanh nghiệp đã được các bạn hàng
trong và ngoài tỉnh biết đến và tin cậy. Hàng năm doanh nghiệp đã hoàn thành một
khối lượng công việc tương đối lớn và đạt chất lượng cao đã góp phần vào việc phát
triển kinh tế xã hội nói chung và ngành sản xuất chế biến gỗ nói riêng.
Bằng những phương pháp làm ăn hiệu quả, Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy
không những là “bà đỡ” cho bà con nhân dân trong vùng, tạo uy tín của mình trên

thương trường, mà còn là một trong những doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu
đứng trong tốp đầu của tỉnh, góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành
công nghiệp Thanh Hóa.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Chức năng:
Sử dụng hiệu quả, an toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của doanh nghiệp.
Nguyên tắc thực hiện hạch toán kinh tế tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh, đảm bảo có lãi để tái xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, lành mạnh góp phần phát triển
kinh tế xã hội của đất nước (tạo thêm công ăn việc làm cho một lượng lao động trong
tỉnh).
Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ về tài chính cũng như các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ chính:
Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp là phải kinh doanh theo đúng ngành
nghề đã đăng ký mà ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp bao
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

5


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

gồm: chế biến gỗ để tạo ra các sản phẩm như : dăm gỗ, gỗ xẻ thanh,…đảm bảo chất
lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài tỉnh Thanh
Hóa.
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Quản lí đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phân phối thu nhập hợp lý, chăm lo đời

sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Thực hiện nghiêm chỉnh về bảo vệ môi trường, an toàn về lao động.
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Để cạnh tranh và phát triển trên thị trường trong điều kiện mới, ban lãnh đạo
công ty phải đề cao công tác tìm kiếm thị trường, phân tích đánh giá thị trường để từ
đó điều chỉnh, từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ lao động và phương
thức tổ chức quản lý kinh doanh để đạt hiệu quả cao phù hợp với bối cảnh thị trường
hiện tại, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và của khách hàng.
Nghiên cứu, sáng tạo các loại mẫu mã hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm
và áp dụng chính sách giá cả hợp lý để nâng cao uy tín với khách hàng.

1.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
a. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
( Chủ doanh nghiệp)

Bộ
phận
nhân
sự

Bộ
phận
kỹ
thuật

Bộ phận
kế toántài
chính


Lao
động
sản
xuất

Bộ
phận
kinh
doanh

Bộ phận
chuyên
chở,
giao
hàng

Hình 1. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy
(Nguồn: Phòng nhân sự)

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

6


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp khá đơn giản. Vì doanh nghiệp Nhất Duy là
một trong những doanh nghiệp tư nhân nên sự quản lý hầu hết là do chủ doanh nghiệp
(Giám đốc). Chủ doanh nghiệp nắm giữ vai trò như một người quản lý về nhiều mặt,
sản xuất, quản lý nhân viên,… Ở đây, bộ phận nhân sự kiêm vai trò quản lý nhân viên,

giúp giảm tải bớt công việc cho chủ doanh nghiệp, góp phần quản lý nhân viên tốt hơn
và có hiệu quả hơn.
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: Ông Phạm Đình Thắng là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, tự
chịu trách nhiệm bằng mọi tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám
đốc có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Chức năng: tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh
nghiệp.
+ Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy, ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức bộ máy quản lý
của doanh nghiệp, tham gia lập kế hoạch dài hạn cho công ty. Ngoài ra, chủ doanh
nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật quy định, tuy
nhiên chủ doanh nghiệp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu không có phát
sinh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh) theo biểu quyết của quốc
hội nhằm khuyến khích người dân trực triếp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, thành
lập doanh nghiệp mới.
- Bộ phận nhân sự:
+ Trước hết nhân viên nhân sự có nhiệm vụ tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp, đăng tuyển, tiếp nhận, sàng lọc và tổ chức phỏng vấn, lựa chọn ứng
viên phù hợp.
+ Lập danh sách, chuẩn bị hồ sơ, hợp đồng lao động cho các ứng viên đã trúng
tuyển.
+ Hướng dẫn, giới thiệu cho nhân viên mới về nội quy, quy định của doanh
nghiệp.
+ Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, các hợp đồng lao động , các quyết
định thôi việc, nghỉ việc. Thực hiện tính toán lương, đăng ký vắng, đăng ký ca làm
việc theo mỗi ngày, xét thưởng, phạt, nâng lương cho nhân viên.
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

7



[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

+ Theo dõi, quản lý nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng.
- Bộ phận tài chính, kế toán:
+ Lập chứng từ, kiểm kê, bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán của doanh
nghiệp theo đúng quy định.
+ Thực hiện việc chi trả các vấn đề tài chính như mua dụng cụ văn phòng, dụng
cụ vệ sinh,… tính toán và chi trả tiền lượng, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho
nhân viên theo đúng hợp đồng lao động.
+ Kiểm kê tiền hàng ngày theo quy định của doanh nghiệp
+ Thực hiện báo cáo đúng quy định, kiểm kê thường xuyên theo yêu cầu của
chủ doanh nghiệp.
- Bộ phận kinh doanh:
Là bộ phận rất quan trọng trong DN, góp phần lớn trong sự thành công và phát
triển của DN. Bộ phận này có nhiệm vụ là tìm kiếm các nguồn hàng, nhà cung cấp là
đầu vào của sản phẩm chính là gỗ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, tính giá cho sản
phẩm.
Có nhiệm vụ tư vấn khách hàng về các loại sản phẩm của DN, để khách hàng
có lựa chọn tối ưu nhất.
Là bộ phận ghi hóa đơn và giao hàng cho khách hàng.
Ngoài ra, Bộ phận kinh doanh còn tham mưu cho Giám đốc trong quá trình ký
kết hợp đồng kinh tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh và cùng với phòng ban chức
năng khác lập kế hoạch cho các bộ phận khác kinh doanh hiệu quả.
- Bộ phận chuyên chở giao hàng:
Có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa đến địa điểm đã quy định cho khách hàng,
thu tiền tại nơi giao hàng ( nếu khách hàng chưa thanh toán) , đưa tiền thanh toán về
cho người bán hàng.
- Lao động sản xuất:

Có nhiệm vụ tiến hành sản xuất , chế biến gỗ thành các sản phẩm là dăm gỗ, gỗ
xẻ thanh,…
- Bộ phận kỹ thuật:
Chức năng: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của DN, có chức năng tham mưu
cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm.
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

8


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

+ Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán,
đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế.
+ Kết hợp bộ phận sản xuất theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa,
vật tư khi mua vào sản xuất ra.
+ Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ:
+ Thiết kế triển khai thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất Tổ chức quản lý,
kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm.
+ Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng, sản phẩm
theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký
kết. Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm xuất xưởng.
+ Tham gia kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các công
đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất.
+ Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đơn vị theo định
kỳ. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm đã sản xuất, giữ gìn bí mật công
nghệ.
+ Trực tiếp báo cáo lên Giám đốc về chất lượng, số lượng các chỉ số hao hụt vật
tư, nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ sản xuất. Theo dõi tiêu hao nguyên vật

liệu cũng như tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu trong sản xuất kinh doanh.

1.1.4 Các sản phẩm chính
Sản xuất 2 sản phẩm chính : gỗ xẻ thanh, dăm gỗ.

1.1.5 Các nguồn lực
a. Đội ngũ lao động của doanh nghiệp
Trong hoạt động quản trị, nhân viên luôn giữ vị trí và quan trọng, trong nhiều
trường hợp còn là chủ thể quản trị. Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị, cơ sở hạ
tầng hiện đại tới đâu thì nhân tố con người với trình độ tay nghề, kinh nghiệm, ý thức
trách nhiệm, tính kỹ thuật, sự hợp tác, khả năng cập nhật thông tin vẫn tác động trực
tiếp tới chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bắt đầu
thành lập doanh nghiệp vào năm 2009 doanh nghiệp khởi đầu với 20 lao động. Và số
lượng lao động tang đều trong các năm. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
trong thời gian 3 năm trở lại đây được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

9


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]
Bảng 1. 1 Tình hình lao động của Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy
( từ năm 2014 đến 2016)

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2014


Năm 2015

Năm 2016

Người

65

70

80

Đại học

Người

2

6

10

Tỷ trọng

%

3,1

8,6


12,5

Cao đẳng

Người

3

5

6

Tỷ trọng

%

4,6

7,1

7,5

Người

4

4

5


%

6,1

5,7

6,3

Người

56

55

59

%

86,2

78,6

73,7

STT
1

Tổng số lao động
Trình độ lao động


2

Trung cấp
Tỷ trọng
Dưới trung cấp
Tỷ trọng

(Nguồn:Phòng nhân sự)

Năm 2014

Năm 2016

Năm 2015

3,1% 4,6%
6,1%

8,6%
7,1%

12,5
%

5,7%

7,5%

6,3%
86,2

%

78,6
%

73,7
%

Hình 1. 2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy (từ năm 2014-2016)
(Nguồn: Phòng nhân sự)

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

10


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Theo số liệu của bảng 1 ta thấy quy mô lao động của doanh nghiệp tăng theo
các năm với tổng số lao động từ 65 người năm 2014 lên 80 người năm 2016. Tăng 15
người tương ứng 23,1%. Năm 2015 tăng 5 người so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ
là 7,7 %.
Như vậy tốc độ và số lượng lao động năm 2016 so với năm 2015 tăng hơn so
với năm 2015 so với năm 2014 nhưng nhìn chung tốc độ tăng từ năm 2015 và năm
2016 là tương đối đều do nhu cầu của doanh nghiệp và một phần nhỏ do công nhân
nghỉ việc. Điều này cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp tăng đều và mở rộng qua
các năm. Về cơ cấu lao động, do công ty đặt tại khu vực miền núi thanh hóa nên trình
độ từ trung cấp tới đại học chiếm tỷ trọng còn rất thấp trên tổng số lao động.
Tỷ trọng lao động đại học này có chiều hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2016
từ 3,1% lên đến 12,5%. Tỷ trọng lao động dưới trung cấp giảm xuống từ năm 2014

đến 2016 là 86,2% còn 73,7% .Do các chính sách của công ty về việc chiêu mộ người
có trình độ trên địa bàn hoạt động đa phần là con em trở về quê hương sinh sống và
làm việc tại quê hương của mình. Điều này góp phần thúc đẩy trình độ văn hóa nhận
thức của người dân trong khu vực.Đồng thời công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho
công nhân viên ngày càng được quan tâm và là hướng phát triển lâu dài của công ty.
b. Cơ sở vật chất, thiết bị máy móc
Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghệ luôn là yếu tố cơ bản tác
động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Trình độ hiện đại, cơ câu, tính đồng bộ tình
hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị công
nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ chất lượng của sản phẩm. Như vậy doanh nghiệp
phải có chính sách phù hợp mang lại chất lượng sản phẩm cao và chi phí phù hợp để
cạnh tranh trên thị trường thế giới và trong nước. Doanh nghiệp chia làm 2 phân
xưởng. Phân xưởng 1 là gỗ xẻ thanh, phân xưởng 2 là chế biến gỗ băm dăm. Các
xưởng có diện tích lớn, được trang bị đầy đủ các vận dụng phục vụ công nhân tham
gia sản xuất. Anhs sang đầy đủ, máy hút bụi đảm bảo vệ sinh cho nhân viên trong
xưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có hệ thống làm mát tạo điều kiện sản xuất tốt vào
mùa hè để khắc phục điều kiện khắc nhiệt của Tỉnh Thanh Hóa.
 Công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị:

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

11


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Các máy móc thiết bị sử dụng trong xưởng của doanh nghiệp thường có xuất sứ từ
Nhật Bản, Hàn Quốc,…Hiện nay doanh nghiêp có:
Bảng 1. 2 Bảng kê chi tiết máy móc thiết bị sản xuất năm 2016


Tên thiết bị

STT

Số lượng (chiếc)

1

Máy xẻ

4

2

Máy bào

10

3

Lò sấy gỗ xẻ thanh

2

4

Máy băm dăm

4


5

Máy sàng

2

6

Hệ thống băng tải vận chuyển dăm, gỗ sẻ thanh

5

7

Hệ thống khử trùng

4

(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

Từ số liệu trên ta thấy công ty đã chú trong dầu tư thiết bị máy móc thiết bị
phục vụ cho hoạt động kinh doanh, so với quy mô hiện tại của công ty thì việc đầu tư
trang thiết bị phục vụ cho sản xuất là tương đối hiện đại và nó cũng giúp doanh nghiệp
nâng cao năng suất lao động đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể
đáp ứng tốt được các hợp đồng nâng cao uy tín của mình. Do máy móc thiết bị 100%
được nhập khẩu từ nước ngoài mà trình độ lao động còn chưa đáp ứng hết được tối đa
yêu cầu của máy móc thiết bị vì vậy cần phải khắc phục điều này. Đây là hướng phát
tiển bền vững và lâu dài của công ty.
Bên cạnh những máy móc thiết bị trên còn có các phương tiện vận chuyển bằng
xe tải. Hiện tại công ty có 10 chiếc xe tải đáp ứng đủ nhu cầu chuyên chở hang một

cách nhanh và kịp thời nhất. Đồng thời công ty còn có một hệ thống nhà kho bến bải
có tổng diện tích rộng 1 ha.

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

12


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

1.2 Các hoạt động chức năng chính
1.2.1 Công tác quản trị chiến lược
Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với môi trường cạnh
tranh gay gắt, Giám đốc Doanh nghiệp đã xác định chiến lược phát triển bền vững và
giải pháp đồng bộ.
Trước hết, DN tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, cơ
hội đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn
đầu tư thiết bị hiện đại, không ngừng đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực, ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Để từ đó, xây dựng DN trở thành một DN
phát triển toàn diện trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ thành gỗ xẻ thanh và dăm gỗ.
Đối với sản phẩm, DN xác định cần ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm
truyền thống đã khẳng định được thị phần và sản phẩm có tính công nghê, kỹ thuật
cao. Đồng thời, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới tận dụng tối đa nguồn nguyên
liệu mà DN thu được, sản phẩm của DN có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị
trường. DN đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để đổi mới công nghệ
trong sản xuất kinh donah nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận.
Bên cạnh đó, DN cũng xác định cần đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm
quảng bá thương hiệu và sản phẩm của DN ra thị trường trong nước và nước ngoài.
Mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời về nguồn hàng cho Hàn quốc, Nhật Bản và
các nước khác trên lãnh thổ thế giới. Đồng thời mở rộng thị trường nội địa với sản

phẩm cao cấp phục vụ nhu cầu của khách hàng. Lấy uy tín và chất lượng sản phẩm đặt
lên hàng đầu, giữ vững uy tín của thương hiệu và quảng bá hình ảnh của DN qua các
nước khác trên thế giới.
Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu do Giám đốc quyết định
mà ít có sự tham gia của các phòng ban trong doanh nghiệp mà chủ yếu dựa vào sự
biến động của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, Giám đốc cũng đưa ra chiến lược tổng
hợp cho toàn doanh nghiệp và từng lĩnh vực kinh doanh trong 5 năm tới. Căn cứ vào
chiến lược tổng thể và tình hình thực tế phòng kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch sản xuất theo ngày, tháng, quý, năm.

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

13


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

1.2.2 Công tác Tổ chức nhân sự
Tại doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy, Công tác tổ chức nhân sự được chú trọng
nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra theo đúng quy trình, việc bố trí
công nhân thực tế của Doanh nghiệp khá ổn định.
Bộ phận nhân sự lập kế hoạch lao động nghiên cứu xác định nhu cầu lao động
đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh
nghiệp, có đủ nhân lực với phẩm chất và kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có
năng xuất chất lượng hiệu quả cao:
+ Tổ chức sản xuất tổng hợp: bao gồm những công nhân có những nghề khác
nhau nhưng cùng thực hiện những công việc của quá trình thống nhất.
+ Tổ chức sản xuất chuyên môn hóa: gồm những nhân viên cùng nghề, cùng
hoàn thành những công việc có quá trình công nghệ giống nhau.
+ Tổ chức sản xuất theo ca: Các thành viên của tổ làm việc theo những ca khác

nhau trên cùng một máy.

1.2.3 Công tác Marketing
Chính sách về sản phẩm: DN thực hiện chính sách nâng cao chất lượng, kiểu
dáng, mẫu mã. Đây chính là điều kiện tốt để cạnh tranh.
Các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng
nước ngoài được sản xuất có tiêu chuẩn kĩ thuật, mẫu mã và chất lượng, bao bì theo
quy định hợp đồng xuất khẩu với các đối tác.
DN xem xét giá như một công cụ tác động đến sản lượng sản phẩm tiêu thụ.
Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vấn đề quan trọng là phải lựa chọn kênh
phân phối nào có hiệu quả nhất ở những thị trường khác nhau.
Đối với thị trường ngoài nước: DN áp dụng hình thức phân phối gián tiếp.
DN đã có mục tiêu rõ ràng trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, xu thế phát
triển của sản phẩm đồ gỗ, phân tích điểm mạnh điểm yếu cũng như một cơ hội thách
thức từ đó đưa ra chiến lược Marketing hợp lý để thực hiện mục tiêu đã đặt ra hướng
tới khách hàng mục tiêu.

1.2.4 Công tác quản trị tài chính
Muốn đánh giá công tác quản trị tài chính của Doanh nghiệp tư nhân Nhất
Duy, ta phải đánh giá kết quả thực hiện tài chính qua 3 năm để thấy được năm nào
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

14


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

hoạt động kinh doanh chưa tốt, sau đó mới tiến hành so sánh tình hình thực hiện so với
kế hoạch tức là đánh giá công tác lập kế hoạch của DN trong năm đó.
a. Tình hình phát triển vốn kinh doanh

Đối với trong kinh doanh nói chung và với Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy nói
riêng vốn giữ vai trò quan trọng và quyết định mở rộng phát triển kinh doanh. Chiến
lược phát triển vốn của Doanh nghiệp tư nhân Nhất Duy là sử dụng vốn tự có, hàng
năm số lượng vốn tăng lên bằng cách sử dụng một phần lợi nhuận để bổ sung vào vốn
để sản xuất kinh doanh.
Bảng 1. 3 Tình hình phát triển vốn của Doanh nghiệp Tư nhân Nhất Duy
(Đơn vị : Tỷ đồng)
2014

2015

% năm sau/năm

2016

trước

STT Chỉ tiêu

Tổng số
vốn

Trọng

Tỷ

Trọng

Tỷ


Trọng

Tỷ

2015/20

2016/201

số

trọng

số

trọng

số

trọng

14

5

15.434

100

18.926


100

21.789

100

122.62

115.13

5.683

36.82

5.683

30.23

6.783

31.13

100

119.35

9.751

63.18


13.243

69.77

15

68.86

139.25

113.27

Trong
đó

1

Vốn cố
định
Vốn

2

lưu
động

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)

- Xét về nhịp độ tăng trưởng vốn, năm 2015 so với năm 2014 tổng số vốn tăng
thêm 22.62, trong đó vốn cố định không tăng, vốn lưu động tăng thêm 39.25%. Năm

2016 so với năm 2015, tổng số vốn tăng thêm 15.13%, trong đó vốn cố định tăng
19.35%, vốn lưu động tăng thêm 13.27%.
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

15


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

- Xét về cơ cấu tỷ trọng vốn lưu động chiếm đại bộ phận gần 70%: năm 2014
chiếm 63.18%, năm 2015 chiếm 69.77% và năm 2016 chiếm 68.86%. Tỷ trọng vốn cố
định chiếm 13,7% năm 2010, 10,6% vào năm 2011 và 9,5% năm 2012.
Như vậy, nhịp độ tăng trưởng vốn kinh doanh là nhanh và ổn định, chủ yếu tăng
là vốn lưu động, nguồn vốn chủ yếu là từ lợi nhuận.
b. Tình hình phát triển doanh thu của doanh nghiệp Tư nhân Nhất Duy
Doanh thu của Doanh nghiệp Tư nhân nhất duy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. 4 Tình hình phát triển doanh thu của DN trong các năm 2014 – 2016
(Đơn vị: Triệu đồng)
% năm sau/năm
ST

Chỉ

T

tiêu

trước
2014


2015

2016
2015/2

2016/20

014

15

Tổng
1

doanh

261.193.015.246

330.412.939.200

282.475.765.779

126.5

85.47

23.563.108.653

26.453.963.142


210.534.123.908

112.26

79.59

1.175.989.842

5.891.092.157

6.550.939.927

501.14

111.18

thu
Tổng
chi phí
2

(kể cả
giá
vốn)
Lợi

3

nhuận
sau

thuế

(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

16


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Từ bảng trên ta thấy: So với năm 2014, năm 2015 tổng doanh thu đã tăng thêm
26,5%. Năm 2016 so với năm 2015, do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên doanh
thu giảm 26.63%.
Tuy nhiên lợi nhuận tăng mạnh qua các năm. Năm 2015 so với năm 2014 tăng
401%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 11.18%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh
doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Qua các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh ngiêp rất tốt,
cần phát huy để duy trì đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển

1.2.5 Công tác Tổ chức sản xuất
a. Nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm là gỗ tràm (gỗ keo), gỗ thông, gỗ tạp và một
số loại gỗ khác.
Gỗ được khai thác từ rừng và được chuyển về để xẻ, chế biến.
Các dụng cụ và nguyên liệu khác: máy xẻ, máy sàng, lò sấy, máy băm, máy
bào, thước kẻ,…

b. Quy trình sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của DN là một quá trình liên tục từ khâu chuẩn bị

nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành. Điều này đã giúp cho quá trình sản xuất
diễn ra một cách liên tục. Tuy quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn nhưng tập
trung chủ yếu ở các công đoạn sản xuất sau:
 Gỗ xẻ thanh:
Nguyên liệu
(Gỗ tốt)


chế

Xử lý

Gia
công

Nhập kho
(Gỗ xẻ thanh)

Hình 1. 3 Quy trình sản xuất gỗ xẻ thanh
(Nguồn: Bộ phận sản xuất)

Bước 1: Nguyên liệu:

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

17


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]


Hình 1. 4 Xe chuyên chở gỗ về xưởng
(Nguồn: Bộ phận kỹ thuật)

Ở bước này, do bộ phận kỹ thuật chọn lọc các loại gỗ tốt, đủ kích cỡ, thẳng để
đem vào sơ chế.
Bước 2: Sơ chế
Từ từng đoạn gỗ, sẽ được xẻ thành từng thanh với kích thước định sẵn là
25x120cm. Bề mặt gỗ sau khi xẻ vẫn còn thô ráp.

Hình 1. 5 Máy xẻ gỗ
(Nguồn : Bộ phận kỹ thuật)

Bước 3: Xử lý công đoạn sấy khô, phun trùng xử lý mối mọt
Gỗ sau khi qua bước sơ chế đúng kích thước nhu cầu sẽ được tiến hành sấy khô
bằng hệ thống hơi nóng.

Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

18


[Báo cáo thực tập tốt nghiệp]

Hình 1. 6 Lò sấy gỗ
(Nguồn: Bộ phận kỹ thuật)

Khử trùng: Việc khử trùng nhằm tránh mối mọt trong quá trình sử dụng, gỗ sẽ
được ngâm tẩm và khử trùng tối thiểu trong thời gian 24h sau đó mới được đưa vào sử
dụng.
Bước 4: Gia công hoàn thiện sản phẩm

Sau khi nguyên liệu đã qua các bước trên, tiến hành đưa vào máy bào nhẵn,
trơn tru mặt để tăng tính thẩm mỹ và nâng cao chất lượng cho sản phẩm khi sử dụng.

Hình 1. 7 Máy bào gỗ
(Nguồn: Bộ phận kỹ thuật)

Bước 5: Nhập kho thành phẩm
Sản phẩm hoàn thiện được nhập kho qua khẩu kiểm tra của Bộ phận Kỹ thuật.
Dưới đây là hình ảnh gỗ xẻ thanh được phép xuất xưởng:
Sinh viên: Phùng Thị My | Lớp: D13QTDN1

19


×