Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

“Khảo sát và định danh một số loài nhện (Araneae) trên vườn cây chôm chôm tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 36 trang )

Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

CẢM TẠ

Trong suốt quá trình tiến hành đề tài chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.
Nhưng với sự giúp đỡ, động viên và sự hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo Trung
tâm GDNN – GDTX Chợ Lách, quý thầy cô là động lực rất lớn giúp chúng tôi
vượt qua những khó khăn, thử thách để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học
này.
Chúng tôi xin cảm ơn cô Trần Thị Anh Thư - giảng viên Bộ môn Sinh học Khoa
Sư Phạm Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ phương tiện để chúng tôi thuận lợi
hoàn thành đề tài này.
Chúng tôi xin cảm ơn Bộ giáo dục và đạo tạo đã tổ chức một cuộc thi đầy tính khoa
học, để chúng tôi có thể tham gia và thể hiện được những ý tưởng của bản thân
chúng tôi thông qua bài nghiên cứu khoa học này.
Xin chân thành cảm ơn!

i


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát và định danh một số loài nhện (Araneae) trên vườn cây chôm
chôm tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ
tháng 10 đến tháng 11 năm 2016 tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Qua điều tra khảo sát tại 5 địa điểm trong khu vực nghiên cứu, đề tài đã xác định


được 15 loài thuộc 11 giống của 6 họ nhện (có 4 loài chỉ phân loại đến giống).
Trong số 15 loài được tìm thấy thì có 2 loài ghi nhận mới cho khu hệ nhện Việt
Nam là: Hamataliwa incompta , Rhene flavicomans. Riêng giống Hamataliwa
cũng lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ nhện Việt Nam, nâng tổng số giống
thuộc họ Oxyopidae được ghi nhận ở Việt Nam lên 2 giống là Oxyopes và
Hamataliwa. Họ nhện nhảy Salticidae có số thành phần loài nhiều nhất 9 loài với
68 cá thể. Ngoài ra đề tài cũng nêu tên khoa học, mô tả một số đặc điểm và hình
ảnh minh họa, bộ mẫu của từng loài nhện thu được.

ii


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

MỤC LỤC
CẢM TẠ........................................................................................................................ i
TÓM LƯỢC................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1. Đặt vấn đề:............................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài:.....................................................................................................1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................3
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu:..............................3
2. Đặc điểm hình thái của nhện:..............................................................................4
2.1 Phần đầu ngực:.................................................................................................4

2.2 Phần bụng.........................................................................................................4
3. Đặc tính sinh học của nhện...................................................................................5
3.1. Vòng đời...........................................................................................................5
3.2. Cách sinh sống và bắt mồi................................................................................5
3.3. Hoạt động sinh sản...........................................................................................6
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................7
4.1 Trên thế giới......................................................................................................7
4.2 Ở Việt Nam........................................................................................................8
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................9
1. Thời gian và địa điểm thực hiện:.........................................................................9
2. Phương tiện:.........................................................................................................9
3. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................9
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................11
1. Thành phần loài nhện trên vườn chôm chôm thuộc xã Vĩnh Hòa huyện
Chợ Lách tỉnh Bến Tre:.......................................................................................11
1.1 Danh sách thành phần loài:........................................................................11
1.2. Sự đa dạng thành phần loài:.....................................................................13

iii


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

2. Mô tả những loài nhện đã khảo sát được trong khu vực nghiên cứu:.......14
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................25
1. Kết luận:.........................................................................................................25
2. Đề nghị:..........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................26


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài và số lượng cá thể nhện đực, cái ở Vĩnh Hòa, Chợ Lách…...
…11

iv


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1:Bản đồ xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre……………………….3
Hình 2: Hình thái mặt lưng của bộ nhện lớn Araneomorphae (Joqué et al., 2007)..….5
Hình 3: Một số hình ảnh khi thực hiện đề tài…………………………………………10
Hình 4: Số giống và số loài thu được của các họ nhện ở Vĩnh Hòa, Chợ Lách…..…..13
Hình 5: Số lượng cá thể của từng loài nhện thu được ở Vĩnh Hòa, Chợ Lách………..13
Hình 6: Hình thái ngoài của Gasteracantha sp………………………..……………14
Hình 7: Hình thái ngoài của Hersilia savignyi………………………………..……...15
Hình 8: Hình thái ngoài của Oxyopes javanus………………..………………………16
Hình 9: Hình thái ngoài của Hamataliwa incompta…………………………………..16
Hình 10: Hình thái ngoài của Epocilla calcarata……………………………...……17
Hình 11: Hình thái ngoài của Hyllus diardi………………………………………...18
v


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách


Hình 12: Hình thái ngoài của Myrmarachne Plataleoides……………………………18
Hình 13: Hình thái ngoài của Myrmarachne sp.1…………………………………..19
Hình 14: Hình thái ngoài của Myrmarachne sp.2…………………………………..19
Hình 15: Hình thái ngoài của Phintella versicolor……………………………………20
Hình 16: Hình thái ngoài của Phintella vittata………………………………………..21
Hình 17: Hình thái ngoài của Rhene flavicomans…………………………………..22
Hình 18: Hình thái ngoài của Rhene sp……………………………………………..22
Hình 19: Hình thái ngoài của Thwaitesia sp………………………………………..23
Hình 20: Hình thái ngoài của Oxytate virens……………………………………….23

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

vi


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề:

Bộ nhện (Araneae) là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ có tính đa dạng
sinh học cao. Chúng phân bố rộng khắp và có mặt ở hầu hết các hệ sinh thái, đặc
biệt là hệ sinh thái trên cạn. Chúng không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn
chiếm ưu thế về số lượng trong nhóm chân khớp. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn
trùng, do đó nhện được coi là tác nhân kiểm soát số lượng quần xã côn trùng trong
hệ sinh thái trên cạn. Chúng còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế sự phát triển
của côn trùng cây hại trên cây trồng nông nghiệp. Những đặc điểm này làm cho
nhện trở thành một sinh vật chỉ thị tốt để so sánh đặc điểm sinh thái của các khu hệ
có điều kiện môi trường khác nhau và đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên hệ
sinh thái. Việc nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thành phần loài
nhện nói riêng ở nhiều sinh cảnh khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh
giá chất lượng môi trường tại các vùng nghiên cứu (Joqué et al, 2007).
Khu hệ nhện Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là có mức đa dạng sinh học
cao, nhưng chưa được tập trung nghiên cứu. Trong những năm gần đây đã có một số
công trình nghiên cứu về nhện, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung chủ
yếu trên một số cây trồng nông nghiệp như lúa, đậu tương và một số loại cây ăn trái
như nhãn, vải…
Gần đây, đã có một vài nghiên cứu mới về nhện tại một số vườn quốc gia ở phía Bắc
như của Phạm Đình Sắc và ctv. (2009, 2010), mới nhất là đề tài nghiên cứu về nhện
ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (2012) do phòng Sinh thái Môi trường đất Phú Thọ
chủ trì. Còn ở miền Nam có nghiên cứu về thành phần loài nhện trên các hệ sinh thái
nông nghiệp phổ biến ở ĐBSCL do trường ĐHCT thực hiện (1998, 1999, 2000,
2001).
Riêng ở khu vực xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đặc biệt là trên cây
chôm chôm thì chưa có đề tài nghiên cứu nào. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Khảo sát và định danh một số loài nhện (Araneae) trên vườn cây chôm chôm tại xã
Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre” nhằm khảo sát thành phần loài làm dẫn
liệu, cơ sở nghiên cứu về nhện ở Tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.
Đồng thời cung cấp bộ mẫu nhện làm cơ sở cho việc nghiên cứu về đa dạng hệ nhện
ở Việt Nam.


1


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

2. Mục tiêu đề tài:
Khảo sát và định danh một số loài nhện trên vườn chôm chôm xã Vĩnh Hòa, huyện
Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre
Mô tả đặc điểm nhận diện của một số loài nhện và lưu trữ mẫu phục vụ cho công tác
nghiên cứu và học tập.

2


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu:
Chợ Lách là huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Bến Tre, phía bắc giáp con sông Hàm
Luông, phía nam giáp sông Cổ Chiên, phía tây giáp huyện Long Hồ (Vĩnh Long).
Huyện có diện tích 168,0382 km và dân số là 113.518 người. Huyện lỵ là thị trấn
Chợ Lách nằm trên tỉnh lộ 57 cách Thành phố Bến Tre 45 km về hướng tây và cách
thành phố Vĩnh Long 20 km về hướng đông.
Vĩnh Hòa là một xã thuộc huyện Chợ Lách, tiếp giáp với các xã Hưng Khánh Trung

B, Vĩnh Thành, Phú Sơn thuộc huyện Chợ Lách và hai xã Phước Mỹ Trung và Hưng
Khánh Trung A thuộc huyện Mỏ Cày Bắc.

Hình 1: Bản đồ xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Huyện Chợ Lách nói chung và xã Vĩnh Hòa nói riêng có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 1.500 mm, chịu

3


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam
từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi
vào các tháng 11và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt.

2. Đặc điểm hình thái của nhện:
Nhện khác côn trùng bởi các đặc điểm: không có râu, mắt kép, cánh và phần bụng
không có sự phân đốt. Mặc dù vậy nhện vẫn có sự đa dạng về hình dáng, màu sắc và
cả kích thước cơ thể không kém côn trùng. Kích thước của nhện dao động từ 0.5
mm lên đến 20-23 mm. Cơ thể nhện được chia thành phần: phần đầu ngực và phần
bụng gắn liền nhau bởi một cuống nhỏ (Borror et al.,1976).
2.1 Phần đầu ngực:
Mặt trên được che phủ bởi một lớp vỏ dày gồm nhiều tầng cutin gọi là mai hay
giáp, ở giữa giáp có một chỗ trũng gọi là hố hoặc rãnh giáp tùy chiều dài và độ sâu
của chỗ trũng (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).

Hầu hết nhện có 8 mắt đơn (mặc dù một số có sáu hoặc hai, thậm chí một vài loài
tìm trong các hang động không có bất kì mắt nào) thường xếp thành hai hàng. Mặt
dưới ngực có một lớp mảnh ức phía trước mang các bộ phận của miệng, phía sau
mang bốn đôi chân.
Xúc biện môi là hai râu sờ ở hai bên miệng dùng để nếm thử thức ăn. Ở con đực
trưởng thành, hai đốt cuối biến thành cơ quan sinh dục để giao hợp (Borror et al.,
1976). Con đực sẽ dùng xúc biện môi để hút lấy tinh trùng trong túi chứa tinh. Lúc
giao hợp con đực tiếp cận con cái và khi được con cái chấp thuận nó sẽ leo lên
mình con cái sau đó dùng xúc biện để bơm tinh dịch qua một âm đạo nằm ở mặt
dưới bụng của con cái (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
2.2 Phần bụng
Bụng của nhện không chia đốt như ở côn trùng, mềm và mang nhiều bộ phận ở
mặt dưới như lỗ thở, cơ quan sinh dục cái, tấm nhả tơ. Mặt lưng đôi khi có các u
nhọt hoặc các đốm đặc trưng của mỗi loài (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).Ở mặt dưới
bụng của con cái trưởng thành có một gờ ngang, cứng nằm sau cuống nối đầungực và bụng. Phổi dạng lá sách nằm ở hai bên của gờ này, và lỗ sinh dục của con
cái nằm ngay chính giữa gờ này.

4


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Ở phần cuối cùng mặt dưới của bụng có ba đôi nhú nhả tơ với cấu trúc dạng ngón
tay, đây chính là cơ quan nhả tơ của nhện. Đỉnh của mỗi bộ phận nhả tơ có nhiều
ống nhả tơ giúp nhện nhả tơ khi giăng lưới. Tận cùng của bụng là hậu môn
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).

Hình 2: Hình thái mặt lưng của bộ nhện lớn Araneomorphae (Joqué et al., 2007)


3.
Đặc tính sinh học của nhện
3.1. Vòng đời
Vòng đời của nhện thường dài hơn của côn trùng. Ở những vùng nhiệt đới, vòng
đời của nhện thường kéo dài cả năm với số lần lột xác có khi lên đến 10. Một số ít
loài nhện có vòng đời dài nhiều năm (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
3.2. Cách sinh sống và bắt mồi

5


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Tất cả các loài nhện đều ăn động vật, phần lớn là những côn trùng gây hại nông
nghiệp. Thí dụ, mồi của nhện Araneidae là những loại rầy và ruồi, còn thức ăn của
nhện họ Oxyopidae thường là bướm (Shepard et al., 1987). Có một số ít loài nhện
ăn động vật có xương sống nhỏ, thường thì con mồi bị giết chết bằng nọc độc của
nhện tiết ra khi cắn (Borror et al., 1976). Sau đó, nhện dùng nước bọt để tiêu hóa
và hút dịch chất của con mồi, bỏ lại xác khô. Đối với các loài nhện không giăng
lưới thì chúng nhảy vào chụp con mồi rồi giết chết để ăn. Còn đối với nhện có
giăng lưới thì con mồi vướng lưới, nhện sẽ đến nhả tơ để cuốn chặt con mồi cho an
toàn rồi mới đến tiêm nọc độc. Nếu đã no mồi thì chúng sẽ treo con mồi trên lưới
để dành ăn khi đói (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
Đa số các loài nhện hoạt động ban ngày nên thường thấy chúng đi săn mồi hoặc
đang rình mồi trên các lưới nhện. Tuy nhiên, cũng có một số loài nhện hoạt động
về đêm nên chúng sẽ giăng lưới vào lúc chiều tối khi trời bớt gió và đến sáng hôm
sau chúng cuốn lưới lại và mang các con mồi bắt được vào nơi trú ẩn để tiếp tục ăn

trong ngày, thí dụ như một số loài nhện thuộc họ Araneidae và Tetragnathidae
(Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
3.3. Hoạt động sinh sản
Giao phối: Cách giao phối của nhện thay đổi theo loài và tùy theo sự đa dạng của
cơ thể và cách sử dụng kìm. Nhện đực không có cơ quan sinh dục ngoài. Thay vào
đó chúng giải phóng tinh trùng vào một túi chứa rồi được lưu trữ ở xúc biện môi
cho đến khi nó được đưa vào âm đạo ở bụng của con cái. Sau đó con cái lưu trữ
tinh trùng trong một túi mà từ đó nó có thể thụ tinh cho trứng của mình. Trước khi
giao phối con đực và con cái cọ xát lẫn nhau, trong một vài trường hợp con đực
nhả tơ hoặc săn mồi để tán tỉnh con cái trước khi giao phối (Comstock, 1965).
Nhện cái đẻ trứng thành từng ổ, trứng của chúng được bao bọc trong một túi bằng
tơ có hình dạng thay đổi tùy loài. Ổ trứng có thể được treo trên lưới nhện, thân cây
hoặc lá cây, vỏ cây, một số đặt ở các kẽ nứt. Một số được con mẹ mang theo ở
bụng như ở nhện Lycosa trứng được chứa trong một túi rất kín và chắc được con
cái mang dưới bụng, số khác mang dưới ngực như ở Heteropodidae, hoặc ngậm
trong hàm ở trước mặt như họ Pholcidae (Shepard et al., 1987). Một vài loài đẻ
được 6-7 ổ trứng, số lượng trứng trong ổ thay đổi khác nhau tùy loài, nhưng trong
một vài trường hợp có số lượng tương đương nhau từ 6-7 trăm trứng. Một nhện cái
trung bình đẻ từ 100 đến 800 trứng, nhện thuộc họ Oxyopidae đẻ được 200 đến
400 trứng, nhện Lycosa đẻ từ 200 đến 400 trứng (Shepard et al., 1987).

6


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Trứng nhện thường chỉ mất một vài tuần để phát triển và nở. Ngoại lệ có một số
loài nhện ở ôn đới thì trứng phát triển và chờ đợi trong suốt mùa đông đến mùa

xuân thì nở (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002). Nhện con mới nở không ăn và thường
sống tập trung trong ổ cho đến khi lột xác sang tuổi hai mới phân tán. Nhện con lột
xác nhiều lần và thân hình phát triển dần theo kiểu biến thái không hoàn toàn ở côn
trùng. Con trưởng thành xuất hiện sau lần lột xác cuối cùng với các bộ phận sinh
dục phân biệt rõ rệt giữa con đực và con cái. Hầu hết các loài nhện không còn lột
xác khi đã đạt được độ trưởng thành tuy nhiên cũng có một số ít loài tiếp tục lột
xác cho đến hết đời sống của nó (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002).
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
4.1 Trên thế giới
Năm 1999, một tổ chức mang tên Hội nhện Quốc tế (International Society of
Arachnology) được thành lập với sự tham gia của hơn 600 nhà khoa học từ trên 60
nước trên thế giới. Từ sau hội nghị nhện quốc tế lầ thứ XV (2001), nghiên cứu về
nhện đã thực sự trở thành một môn khoa học (Arachnology – Nhện học).
Theo thống kê của Platnick (tháng 12 năm 2001), trên thế giới ghi nhận có 42.351
loài nhện thuộc 3859 giống của 110 họ nhện. Tác giả đã tổng hợp tất cả các công
bố về khu hệ nhện của các nước trên toàn thế giới, bắt đầu từ công trình của Clerck
năm 1757.
Năm 2000, Murphy đã đưa ra danh sách các loài nhện đã ghi nhận được tại các
nước khu vực Đông Nam châu Á, sắp xếp theo thứ tự số lượng loài đã ghi nhận
được từ cao đến thấp là: Indonesia (660 loài), Malaysia (463 loài), Myanmar (455
loài), Philippines (426 loài), Singapore (308 loài), Việt Nam (230 loài), Thailand
(156 loài). Theo tác giả, khu hệ nhện của 3 nước thuộc khu vực này bao gồm
Brunei, Campuchia và Laos chưa được nghiên cứu.
Barrion và Litsinger (1995) đã ghi nhận 342 loài thuộc 131 giống của 26 họ nhện
sau khi nghiên cứu nhện trên cây lúa ở khu vực Đông Nam châu Á. Trên đồng lúa
ở Philippines, Barrion và ctv. (1981) đã điều tra thu thập và định loại được 32 loài
thuộc 21 giống của 9 họ nhện. Okuma và nhóm nghiên cứu (1993) đã công bố 55
loài thuộc 36 giống của 10 họ nhện bắt gặp trên cây lúa ở Băng la đét.

7



Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Năm 1999, Song và Zhu đưa ra danh sách 2361 loài thuộc 450 giống của 56 họ
nhện đã ghi nhận được ở nước này. Cho đến nay, Trung Quốc đã xuất bản được 5
tập sách Động vật chí của 6 họ nhện bao gồm các họ Araneidae (năm 1997 với 286
loài, 33 giống), họ Thomicidae (năm 1997 với 115 loài, 29 giống), họ
Tetragnathidae (năm 2003 với 111 loài, 20 giống, họ Therididae (năm 1998 với
223 loài, 27 giống), họ Gnaphosidae (năm 2004 với 166 loài, 34 giống), họ
Philodromidae (năm 1997 với 30 loài, 3 giống).

4.2 Ở Việt Nam
Người đầu tiên có các công trình nghiên cứu về nhện ở Việt Nam là Simon (1886,
1896, 1903, 1904, 1906, 1908) và Hogg (1922). Tất cả các loài nhện (bao gồm 20
loài) được phát hiện ở Việt Nam bởi 2 tác giả trên đều là loài mới cho khoa học
(Zabka, 1985). Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn và Zabka (2004) đã cho công bố
danh sách và phân bố của 108 loài nhện nhảy họ Salticidae ở Việt Nam.
Năm 2005 Phạm Đình Sắc và ctv. đã bổ sung thêm 5 loài nhện nhảy cho khu hệ
nhện Việt Nam. Cũng trong năm này Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn đã phát
hiện loài nhện độc thuộc họ Theraphosidae ở Lạng Sơn và Vĩnh Phúc. Gristian
(2004) đã công bố một loài mới cho khoa học thuộc họ Zodaridae.
Phân tích các mẫu vật thu được ở Việt Nam, Ono (1997, 1999, 2002, 2003) đã phát
hiện 7 loài nhện mới cho khoa học thuộc các họ Zodaridae và Liphistidae. Năm
2005, Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn công bố loài nhện độc Ornithoctonus
huwena mới được phát hiện ở Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình công bố kết quả nghiên cứu nhện trên các cánh
đồng lúa như của Bùi Hải Sơn (1995), ông đã ghi nhận được 34 loài nhện trên lúa

vùng ngoại thành Hà Nội. Trên đồng lúa ở Nghệ An đã phát hiện được 26 loài
thuộc 18 giống của 8 họ nhện (Phạm Bình Quyền và cộng sự, 1999). Theo Phạm
Nguyễn Văn Lầm và ctv. (1997, 2002), cho đến nay đã thu thập và xác định được 52
loài nhện trên đồng lúa ở Việt Nam.

8


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Khu hệ nhện ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam rất ít
được nghiên cứu. Tại vườn quốc gia Ba Bể, Phạm Đình Sắc (2003) bước đầu đã
công bố danh sách 82 loài thuộc 23 họ nhện. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một loài
nhện độc họ Theraphosidae đã được tìm thấy ở vườn quốc gia Tam Đảo – Vĩnh
Phúc và khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên - Lạng Sơn (Phạm Đình Sắc và Vũ
Quang Côn, 2005).
Phạm Đình Sắc và ctv. (2009, 2010) đã công bố 27 loài nhện mới cho khoa học;
bao gồm: 6 loài trong hang động và 21 loài tại các VQG phía Bắc Việt Nam. Kết
quả thống kê từ tất cả các công trình đã công bố cho thấy hiện nay Việt Nam đã ghi
nhận được 456 loài thuộc 41 họ nhện (Ono et al., 2012).
Ở khu vực ĐBSCL, theo thống kê của Nguyễn Văn Huỳnh, 2002 thì có 69 loài
nhện trên ruộng lúa và rẫy hoa màu, còn trong vườn cây ăn trái có 93 loài. Tại khu
vực xã Vĩnh Hòa , tỉnh Bến Tre thì vẫn chưa có bất cứ công trình nghiên cứu cụ thể
nào về nhện đặc biệt trên đối tượng là cây chôm chôm.

CHƯƠNG III
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm thực hiện:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2016 trên địa bàn xã Vĩnh
Hòa huyện Chợ Lách Tỉnh Bến Tre. Mẫu nhện được thu thập trên vườn chôm
chôm thuộc 5 địa điểm thuộc khu vực nghiên cứu.
2. Phương tiện:
- Cốc nhựa, lọ đựng mẫu, tấm bạt trắng
- Cồn 700, nước
- Kính lúp camera
- Danh sách các loài nhện ở Việt Nam (Phạm Đình Sắc và cvt, 2012), Nhện là thiên
địch của sâu hại cây trồng (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002) và một số tài liệu khác.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Công tác thu mẫu được tiến hành 5 đợt, mẫu được cố định trong cồn 70 0, một số mẫu
được giữ sống để chụp hình.

9


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Phương pháp thu mẫu:
+ Phương pháp bắt bằng tay (searching): quan sát đối tượng trên cây chôm chôm và
sử dụng một số dụng cụ như cốc nhựa, túi nhựa để bắt mẫu.
+ Phương pháp rung cây (beating sheet): chuẩn bị một tấm bạt trắng trải đều trên mặt
đất nơi chuẩn bị rung cây sau đó rung liên tục cành cây và tiến hành thu mẫu nhện
rơi trên tấm bạt.
Tiến trình thí nghiệm:
+ Bước 1: Tiến hành thu mẫu nhện nơi nghiên cứu
+ Bước 2. Lưu trữ mẫu nhện trong cồn 700 để bảo quản
+ Bước 3. Phân tích đặc điểm nhện trưởng thành, chụp ảnh làm tư liệu báo cáo và

nhận dạng
+ Bước 4: Dựa vào đặc điểm của từng loài nhện, tiến hành nhận diện dựa theo một
số tài liệu tham khảo về phân loại nhện đã được các nhà khoa học nghiên cứu trước
đó.

A

Hình 3: Một số hình ảnh khi thực hiện đề tài

B

A. Thu mẫu, B. Lưu trữ mẫu, C. Phân tích và nhận diện mẫu

10

C


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần loài nhện trên vườn chôm chôm thuộc xã Vĩnh Hòa huyện Chợ Lách
tỉnh Bến Tre:
1.1 Danh sách thành phần loài:
Qua phân tích 94 cá thể thuộc 5 khu vực khảo sát trong thời gian từ tháng 10 đến
tháng 11 năm 2016 tại vườn chôm chôm xã Vĩnh Hòa huyện Chợ Lách Tỉnh Bến
Tre, kết quả đề tài đã xác định được 15 loài thuộc 11 giống thuộc 6 họ nhện. Trong
đó có 4 loài chỉ phân loại đến giống.

Bảng 1: Thành phần loài và số lượng cá thể nhện đực, cái ở Vĩnh Hòa, Chợ Lách

11


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

S

Tên khoa học

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Số lượng cá thể thu được

T

Đực (Male)

T

Tổng số

Cái
(Fem
ale)

1. Họ Araneidae
1


Gasteracantha sp

3

0

3

1

1

2

4

7

11

0

1

1

2. Họ Hersiliidae
2

Hersilia savignyi

(Lucas, 1836 )
3. Họ Oxyopidae

3

Oxyopes javanus
(Thorell, 1887)

4

Hamataliwa incompta (*) (**)
(Thorell, 1895)
4. Họ Salticidae

5

Epocilla calcarata (Karsch, 1880)

1

1

2

6

Hyllus diardi

0


3

3

(Walckenaer, 1837)
7

Myrmarachne plataleoides
(Cambrigde, 1869)

0

3

3

8

Myrmarachne sp.1

1

1

2

9

Myrmarachne sp.2


0

1

1

10

Phintella versicolor

14

6

20

(Koch, 1846)

12


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

11

Phintella vittata

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

19


15

34

2

0

2

0

1

1

0

1

1

3

5

8

(Koch, 1846)

12

Rhene flavicomans (*)
(Simon, 1902)

13

Rhene sp
5. Họ Theridiidae

14 Thwaitesia sp
6. Họ Thomisidae
15

Oxytate virens
(Thorell, 1891)

13


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Ghi chú:
(*): Loài mới ghi nhận cho Việt Nam
(**): Giống mới ghi nhận cho Việt Nam

1.2. Sự đa dạng thành phần loài:
Trong tổng số 6 họ nhện điều tra tại khu vực khảo sát thì họ Salticidae có số loài

nhiều nhất với 9 loài trên tổng số 15 loài chiếm tỉ lệ 60%, 5 giống trên 11 giống
chiếm tỉ lệ 46%. Tiếp đến là họ Oxyopidae với 2 loài thuộc 2 giống chiếm tỉ lệ
13,33% về loài và 18% về giống trên tổng số loài và giống điều tra được. Các họ
Araneidae, Hersiliidae, Theridiidae và Thomisidae điều có số loài và số giống bằng
nhau, lần lượt là 1 loài và 1 giống chiếm tỉ lệ gần bằng 6,67% và 9%.

Hình 4: Số giống và số loài thu được của các họ nhện ở Vĩnh Hòa, Chợ Lách

Trong

họ

14


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Salticidae, giống Myrmarachne có 3 loài, giống Phintella có 2 loài, giống Rhene có 2
loài, các giống còn lại là Epocilla, Hyllus chỉ tìm thấy 1 loài.

15


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Các loàiHình

có số
nhiều
nhất
cứu
là Phintella
vittata
5: lượng
Số lượng
cá thể
củatrong
từng khu
loài vực
nhệnnghiên
thu được
ở Vĩnh
Hòa, Chợ
Lách với 34 cá
thể chiếm tỉ lệ 36%, Phintella versicolor với 20 cá thể chiếm 22%, Oxyopes
javanus 11 cá thể chiếm 11,7%. Bên cạnh đó cũng có một số loài chỉ thu được 1 cá
thể như Hamataliwa incompta (Oxyopidae), Rhene sp (Salticidae), Thwaitesia sp
(Theridiidae).
Tuy công tác điều tra thành phần loài nhiện diễn ra trên phạm vị nhỏ hẹp, thời gian thu
mẫu ngắn nhưng thành phần loài nhện thu được cũng đã thể hiện được sự khá đa
dạng về thành phần loài nhện trên vườn cây chôm chôm: tìm thấy 15 loài thuộc 6
họ so với 456 loài thuộc 41 họ trong khu hệ nhện Việt Nam (Theo thống kê danh
sách các loài nhện ở Việt Nam từ năm 1837 đến 2011 của Phạm Đình Sắc và ctv.,
2012). Trong số 15 loài được tìm thấy thì có 2 loài là Hamataliwa incompta và
Rhene flavicomans ghi nhận mới cho khu hệ nhện Việt Nam. Riêng giống
Hamataliwa cũng lần đầu tiên được ghi nhận nâng tổng số giống thuộc họ
Oxyopidae ở Việt Nam lên 2 giống.

2. Mô tả những loài nhện đã khảo sát được trong khu vực nghiên cứu:

HỌ ARANEIDAE SIMON, 1895
Giống Gasteracantha Sundevall, 1833
1. Gasteracantha sp:
Số hiệu: Ara.001
Số lượng mẫu: 3
Đặc điểm nhận dạng: Kích thước trung bình
từ 5 – 7 mm, cơ thể gồm hai màu nâu đen
và vàng. Dễ dàng nhận diện vì có 6 gai
nhọn lớn đặc trưng màu nâu đen ở phần
bụng với hai vạch màu đen chạy ngang nối
liền cặp gai 1 và 2 xen giữa là các mảng
màu vàng. Loài này giăng lưới giữa các
cành cây chôm chôm.

1 mm

Phân bố: Vĩnh Hòa – Chợ Lách
Hình 6: Hình thái ngoài của
Gasteracantha sp
16


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

17

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách



Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

HỌ HERSILIIDAE THORELL, 1870
Giống Hersilia Audouin, 1826
2. Hersilia savignyi (Lucas, 1836 ):
Số hiệu: Her.001
Số lượng mẫu: 2
Đặc điểm nhận dạng: Cơ
thể màu nâu xám với
giáp dẹp có hình tim và
có nhiều lông ngắn bao
phủ, viền mép ngoài
của giáp màu đen. Phần
bụng hình bầu dục hơi
tròn ở con cái và góc
cạnh ở con đực với
những mảng màu nâu
Hình 7: Hình thái ngoài của Hersilia savignyi
vàng ẩn bên trong da.
(A. Con đực, B. Con cái)
Ngay chính giữa, sau
phần eo trải dài xuống
2/3 phần bụng là một vệt sẫm màu, dọc theo hai bên là 4 đôi lỗ trũng vào, đôi lỗ
thứ ba có kích thước lớn nhất. . Chân rất dài, luôn giang rộng và bám chặt vào
thân cây. Nhú tơ rất dài.
Phân bố: Kerala, Maharastra, Karnataka, Tây Bengal, Myanmar, Philippines,
Singapore và Srilanka. Theo Ono et al., 2012 thì chưa phát hiện loài này ở Việt

Nam nhưng đã tìm thấy ở Ninh Kiều, Cần Thơ (Nguyễn Thanh Cần, 2013).
HỌ OXYOPIDAE THORELL, 1870
Giống Oxyopes Latreille, 1804
3. Oxyopes javanus Thorell, 1887
Số hiệu: Oxy.001
Số lượng mẫu: 11

18


Đề tài Khoa học Kĩ thuật THCS – THPT 2016 – 2017

Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách

Đặc điểm nhận dạng: Kích thước trung bình, màu vàng, chân dài có nhiều lông. Ở
bụng con cái có bốn vạch chéo màu trắng. Con đực có hình dạng tương tự con cái
nhưng giáp sẫm màu hơn, có xúc biện to màu nâu xám.
Phân bố: Ấn Độ ,
Trung Quốc, Nam Á
(Ono et al., 2012).
Phân bố khắp Việt
Nam (Phạm Đình
Sắc, 2005), phổ
biến ở vùng ĐBSCL
(Nguyễn
Văn
Huỳnh, 2002).

1 mm
A


B

Hình 8: Hình thái ngoài của Oxyopes javanus
(A. Con đực(Ảnh:Nguyễn Thanh Cần, 2013), B. Con cái)

Giống Hamataliwa Keyserling, 1887
4. Hamataliwa incompta Thorell, 1895
Số hiệu: Oxy.002
Số lượng mẫu: 1

A

B

C
Hình 9: Hình thái ngoài của Hamataliwa incompta
A. Hamataliwa incompta (Thorell, 1890).
B. Hamataliwa incompta,con cái (Sarawak).
C. Hamataliwa incompta
(Vĩnh Hòa, Chợ Lách)
19


×