Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Soạn văn bài nam quốc sơn hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.05 KB, 3 trang )

Soạn văn bài Nam quốc sơn hà
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 28/07/2017

Nam quốc sơn hà được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ
quyền và lãnh thổ dân tộc. Bằng giọng văn hùng hồn, đanh thép, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã làm
nên áng văn chương bất hủ cho dân tộc. Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng
dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Nam quốc sơn hà tuy chưa rõ tác giả là ai nhưng có rất nhiều cách giải thích hay truyền
thuyết lý giải về bài thơ. Trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ
huy quân xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông, sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở
phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc sông của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong,
Bắc Ninh), bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và
Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông như
Nguyệt – có tiếng ngâm bài thơ này.

Bản phiên âm Hán -Việt:
Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở


Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.


Nam quốc sơn hà được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định
chủ quyền và lãnh thổ dân tộc. Bằng giọng văn hùng hồn, đanh thép, thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt đã làm nên áng văn chương bất hủ cho dân tộc.

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, xem phần hướng dẫn soạn bài chi tiết dưới đây

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 64 SGK) Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để
nhận dạng thế thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2 (Trang 64 SGK) Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ
này là gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3 (Trang 64 SGK) Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội
dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý
đó?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4 (Trang 64 SGK) Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có
thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 5 (Trang 64 SGK) Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”,
hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 1 - Luyện tập (Trang 65 SGK) Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người
Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải




×