Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN ĐỀ; “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠYHỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.71 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
“ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS KHẮC PHỤC
LỖI DIỄN ĐẠT TRONG VĂN BẢN VIẾT"
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,kĩ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực." Trong điều 242 Luật giáo dục và đào tạo
đã ghi: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp
với từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Đó là những cơ sở lí luận cơ bản, là kim chỉ nam cho sự phấn đấu trong các nhà trường
nói chung và trong trường THCS hiện nay nói riêng để giáo viên không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
Đánh giá một giờ học thành công theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học
chúng ta không chỉ khẳng định vai trò của người giáo viên mà đó còn là sự đóng góp to
lớn của học sinh. Như vậy chúng ta đều nhận thấy rằng vị trí hoạt động học, tính tích
cực học tập của người học là vô cùng quan trọng.
Bài viết Tập làm văn là kết quả lao động sáng tạo của các em học sinh, mỗi bài
văn thể hiện một suy nghĩ, hiểu biết mang đậm màu sắc cá nhân, là sản phẩm không lặp
lại của mỗi học sinh. Thông qua quá trình tạo lập văn bản, các em sẽ rèn luyện kỹ năng
làm bài đặc biệt là những kỹ năng như tìm hiểu đề và phân tích đề bài, kỹ năng lập
luận, kỹ năng diễn đạt (dùng từ,đặt câu, dựng đoạn, liên kết các đoạn văn với nhau…)
để cuối cùng sáng tạo ra một văn bản hoàn chỉnh theo từng kiểu bài cụ thể. Nhưng
không phải học sinh nào khi tạo lập văn bản cũng diễn đạt tốt. Vì vậy, để giúp học sinh
khắc phục lỗi diễn đạt trong văn học viết nhóm chuyên môn Ngữ văn trường THCS
Kim Anh quyết định chọn chuyên đề: “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS
khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:


1. Thuận lợi:
1


Hầu hết các em học sinh ở trường THCS Kim Anh có tinh thần học tập rất tốt
trong môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung.
Đại đa số phụ huynh đều có sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình học tập
tốt. Nhà trường tạo điều kiện tốt về mặt tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học…cho cả giáo
viên và học sinh.
Giáo viên nhóm Ngữ văn có năng lực, có kinh nghiệm và rất nhiệt tình, biết
khắc phục khó khăn trong giảng dạy cũng như trong giáo dục các em học sinh nên có
thể truyền đạt tri thức. Sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của các em có liên quan đến
nội dung bài học giúp các em tiếp thu bài dạy một cách tối ưu. Hệ thống các thiết bị và
đồ dùng dạy học của nhà trường khá đầy đủ là điều kiện tốt cho việc thực hiện nhiệm
vụ dạy học.
2. Khó khăn:
Mặc dù hầu hết các em học sinh ở trường THCS Kim Anh có tinh thần học tập
rất tốt môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung tuy nhiên vẫn còn một số
lượng rất ít do điều kiện, hoàn cảnh của bản thân (tiếp thu chậm), hoàn cảnh của gia
đình ( khó khăn, chưa hoặc không quan tâm đúng mực tới việc học tập của con cái), do
đó, các em chưa có ý thức tốt trong việc học tập, tìm tòi kiến thức của bài dạy. Bên
cạnh đó, có một số em còn rất hạn chế trong việc sử dụng có hiệu quả vốn từ vựng
Tiếng Việt; dè dặt trong việc rèn luyện tư duy. Đây là một khó khăn đáng kể liên quan
đến chất lượng bộ môn và việc thực hiện nhiệm vụ dạy học. Trong khi đó với sự hội
nhập ngày càng có nhiều học sinh biết sử dụng các tang mạng xã hội. Bởi vậy trong
ngôn ngữ mạng có nhiều kiểu đa dạng phong phú được các em tiếp cận nhanh chóng.
và thực hiện luôn trong bài viết của mình. Vô hình dung tạo nên thứ ngôn ngữ biến
dạng trong bài viết.
III. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ :
Đề tài “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn

đạt trong văn bản viết” có mục đích giúp học sinh rèn luyện, khắc phục các lỗi về dùng
từ, đặt câu và viết đoạn là các nhân tố quan trọng để bài văn của các em được hoàn
thiện, sau đó, để các em sử dụng văn phong của mình có hiệu quả trong cuộc sống.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khắc phục lỗi diễn đạt
trong văn bản viết” chọn đối tượng nghiên cứu là các học sinh đang học Trường THCS
Kim Anh.
2


2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề, nhóm ngữ văn chúng tôi đã chọn các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực tiễn tại đơn vị trường qua hệ thống phiếu
điều tra, qua bài viết trên lớp của các em.
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chuyên đề (tài
liệu của các nhà nghiên cứu ngữ pháp, tại liệu trên các trang mạng xã hội)
- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp sau: Phân tích và tổng hợp
lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phân tích, chứng minh, giải thích,
bình luận, thống kê…
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ :
1. Sơ lược về lỗi diễn đạt.
Có thể hiểu lỗi diễn đạt là các lỗi về dùng từ đặt câu và viết đoạn. Lỗi về dùng từ
là dùng từ bị sai về nghĩa hoặc sử dụng từ ngữ mà không đúng chức vụ ngữ pháp của
từ. Lỗi đặt câu như đặt câu mà chưa đủ các thành phần, câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ
(không phải các câu đặc biệt và các câu theo kiểu biến đổi)… Lỗi viết đoạn như: viết
đoạn văn mà không thống nhất về nội dung, không đảm bảo tính lô - gíc, không sử
dụng hoặc sử dụng không đúng các phương tiện liên kết để liên kết giữa các câu trong
đoạn.
2. Các lỗi diễn đạt thường gặp

2.1. Lỗi dùng từ
a. Lỗi lặp từ
Lặp từ ở đây không phải phép điệp từ với ý nghĩa nhấn mạnh cũng không tạo ra
sự hài hoà cho bài văn, không làm tăng tính biểu cảm mà ngược lại, lặp từ lại làm cho
câu văn nặng nề.
Ví dụ: Trích từ bài viết cảu học sinh:
( Nhân dịp Ngày thương binh - liệt sĩ 27/7, em được bố mẹ chở đi thăm nghĩa
trang Kim Anh. Ở đây, em được gặp một sĩ quan cấp cao và em được trò chuyện với
sĩ quan và được sĩ quan dẫn đi tham quan và thắp hương cho các phần mộ.)
Ở ví dụ trên, người viết đã lặp đi, lặp lại quan hệ từ và đến ba lần nhưng không
có ý nghĩa nhấn mạnh cũng không tạo ra sự hài hoà về mặt ngữ âm, không làm tăng
tính biểu cảm mà ngược lại, lặp từ lại làm cho câu văn trở nên lủng củng. Ta viết lại
cho đúng bằng cách bỏ bớt từ lặp lại không cần thiết. Ngoài ra, câu trên cũng quá dài,
3


lại diễn đạt rất nhiều các ý khác nhau nên ta có thể tách các vế của câu ấy thành các câu
đơn độc lập.
Sửa lại:
Nhân dịp Ngày thương binh - liệt sĩ 27/7, em được bố mẹ chở đi thăm nghĩa
trang Kim Anh. Ở đây, em gặp một bác sĩ quan cấp cao trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ đã nghỉ hưu. Em trò chuyện với bác ấy về các phần mộ ở nghĩa trang này. Em cùng
bác đi tham quan và thắp hương cho các phần mộ.
b. Lẫn lộn các từ gần âm.
Lẫn lộn các từ gần âm cũng tạo ra lỗi dùng từ. Các em thường dùng lẫn lộn các
từ phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ 1:
“bản” với từ “bảng” (“ bảng hợp đồng” ( sai) – “bản hợp đồng” (đúng))
Ví dụ 2:
(Ông em đã giành được quân chương hạng Nhì trong cuộc kháng chiến chống

Mĩ.)
Trong câu văn trên, người viết đã lẫn lộn từ quân chương và huân chương vì
chúng phát âm gần giống nhau. Trong thực tế chỉ có từ huân chương chứ không có
từ quân chương. Và tất nhiên phải thay từ quân chương bằng từ huân chương. Câu
đúng trong trường hợp này là:
Ông em đã giành được Huân chương Hạng Nhì trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ.
c. Hiểu sai nghĩa của từ
Ví dụ 1:
Ở ví dụ trên, ta thấy có sự đối lập về nghĩa giữa hai từ “thơm” và “nồng nặc”.
“Nồng nặc” – mùi khó ngửi với nồng độ cao bốc lên mạnh còn thơm – mùi dễ
chịu.“Nồng nặc” đóng vai trò làm phụ ngữ bổ nghĩa cho “thơm”, do vậy, nó không thể
có nghĩa trái ngược với “thơm” được. Trường hợp này, các em đã nhầm lẫn và hiểu sai
nghĩa của từ “nồng nặc”. Và để khắc phục, ta chỉ cần thay “nồng nặc” bằng một từ
khác hợp lí đúng với chức năng ngữ pháp của chúng như từ “ngào ngạt”(có mùi thơm
lan toả rộng và kích thích mạnh vào khứu giác).
Câu chuẩn sẽ như sau:
Mẹ tôi nấu ăn rất ngon. Sáng sáng, tôi thức dậy đã ngửi thấy mùi thơm ngào
ngạt từ dưới bếp bay lên.
4


Ví dụ 2:
Tương tự như ở ví dụ 1, ta cũng thấy sự đối lập giữa từ “bạc phơ” với cụm từ
“vẫn có rất nhiều những sợi đen bóng”. “Bạc phơ” là chỉ mái tóc bạc mà không còn
một sợi đen nào. Người viết đã không hiểu rõ nghĩa của từ “bạc phơ”. Ý người viết là
miêu tả mái tóc lấm tấm bạc của bà. Ta có thể sửa lại bằng cách thay từ “ bạc phơ” và
bỏ hẳn vế sau.
Như vậy, câu đúng sẽ là:
Mái tóc của bà tôi đã lấm tấm bạc.

Ví dụ 3:
Những lời thơ kiên cường, sắt đá nhưng không kém phần vui tươi của bài thơ
“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
Trong câu văn trên, người viết đã dùng sai từ kiên cường, sắt đá. Kiên cường, sắt
đá là những từ ngữ chỉ phẩm chất người không thể dùng để nói về tính chất của lời thơ.
Ta sẽ thay các từ ngữ phù hợp với tính chất lời thơ của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” như xúc tích, giản dị.
Câu chính xác là:
Những lời thơ xúc tích, giản dị nhưng không kém phần vui tươi của bài thơ “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
2.2. Lỗi đặt câu
Các em không chỉ dùng từ sai mà còn viết câu chưa chuẩn. Các lỗi thường gặp
khi đặt câu như: Ví dụ :
Nhân dịp được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, được gặp một sĩ quan cấp
cao và em được trò chuyện thăm hỏi sĩ quan và được sĩ quan dẫn đi quan sát thấy
những người nhà đi viếng mộ những anh hùng liệt sĩ
a. Câu thiếu chủ ngữ:
Như ta đã biết, chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi: ai ? con gì? Cái gì?
nhưng trong một số trường hợp, chủ ngữ lại không trả lời cho những câu hỏi đó (lưu ý
không phải câu rút gọn và câu đặc biệt). Những trường hợp như trên, người viết đã viết
câu thiếu thành phần chính chủ ngữ.
Ví dụ:
(Qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cho thấy nhân
vật Phương Định rất can đảm.)
Đây là một ví dụ không xác định được chủ ngữ vì (không biết ai cho thấy).
5


Ta có thể sửa lại để câu có đầy đủ thành phần bằng các cách:
Cách 1: Thêm chủ ngữ vào câu :

Qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em thấy nhân vật
Phương Định rất can đảm.
Cách 2 : Biến chủ ngữ thành một cụm chủ vị :
Qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, cho em thấy
nhân vật Phương Định rất can đảm.
Cách 3: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bỏ từ “Qua”
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, cho thấy nhân vật
Phương Định rất can đảm.
1.
b. Câu thiếu vị ngữ:
Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi : Làm sao ? Như thế nào? Tại sao?.. Tuy
vậy, ở một số câu lại chưa có thành phần trả lời cho những câu hỏi như vậy. Đây là
những câu thiếu vị ngữ ((lưu ý không phải câu rút gọn và câu đặc biệt).
Ví dụ:
(“Hình ảnh Phương Định phá bom trên cao điểm”.)
Đây mới chỉ là một cụm danh từ mà danh từ trung tâm là “hình ảnh” và phụ
ngữ là Phương Định phá bom.
Ta có thể khắc phục lỗi sai bằng các cách sau:
Cách 1: Thêm vị ngữ cho câu. Câu trên thiếu câu trả lời cho câu hỏi như thế nào,
làm sao? .Ta sẽ thêm các câu trả lời cho những câu hỏi ấy.
“Hình ảnh Phương Định phá bom trên cao điểm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho
người đọc (em, tôi, chúng ta..)”.
Cách 2: Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận cụm chủ -vị:
“Em rất thích hình ảnh Phương Định phá bom trên cao điểm”.
1.
c. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Ví dụ:
( “Mỗi khi đọc lại văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.)
Đây là một ví dụ chưa thành câu vì thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ nhưng không
phải câu đặc biệt, không phải trường hợp rút gọn câu, cũng không phải là trạng ngữ

được tách thành câu riêng mà cụm từ trên chỉ là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian do
người viết lẫn lộn với đơn vị câu. Ta có thể thêm chủ ngữ và vị ngữ để thành câu hoàn
chỉnh.
6


“Mỗi khi đọc lại văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tôi lại cảm
thấy thương cho hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thuỷ”.
d. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Ví dụ:
( Nga đi vào thấy tôi đọc nhật kí của mình tức lắm giành ngay quyển sách từ
tay tôi và hét to sao bạn quá đáng thế, đây là bí mật của tớ mà.)
Ta thấy bộ phận trong câu trên sẽ khiến người đọc hiểu lầm rằng đó là miêu tả
trạng thái của “tôi” khi đọc nhật kí của Nga (chủ ngữ) thì “tức lắm”. Nhưng thực ra
đó là trạng thái của Nga (chủ ngữ) khi thấy bạn đã đọc những dòng tâm sự riêng tư của
mình. Như vậy, câu sai về mặt ngữ nghĩa.
Ta có thể sửa lại câu trên cho chính xác để người đọc khỏi hiểu lầm bằng cách
thêm các quan hệ từ và các dấu câu cho thích hợp như sau:
Nga đi vào thấy tôi đọc nhật kí của mình thì tức lắm liền giành ngay quyển sách
từ tay tôi và hét to sao bạn quá đáng thế ! Đây là bí mật của tớ mà.
2.3 . Lỗi về sử dụng quan hệ từ
Trong một số tình huống, các em mắc một số lỗi về quan hệ từ. Các lỗi này sẽ làm
cho câu văn lủng củng, ý diễn đạt không rõ ràng. Một số lỗi về sử dụng quan hệ từ như:
a. Thiếu quan hệ từ
Ví dụ:
Tôi anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
(Chính Hữu)
Ở câu thơ trên, người viết đã dùng thiếu quan hệ từ chỉ sự tập hợp “với”. Ta chỉ
cần thêm quan hệ từ “với” để câu hoàn chỉnh.

Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
(Chính Hữu)
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Ví dụ:
Mặc dù, các chiến sĩ lái những chiếc xe không có kính nên “mưa tuôn, mưa xối
như ngoài trời” và các anh vẫn không quản ngại, vẫn“tiếp tục lái trăm cây số nữa”.
Ví dụ trên là một trường hợp về dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa bởi
lẽ các vế câu có quan hệ tương phản với nhau về mặt ý nghĩa cho nên không thể dùng
7


quan hệ từ “và” nối các vế câu và đặc biệt quan hệ từ mặc dù cũng không thể đi kèm
thành cặp với quan hệ từ “và”. Như vậy, ta phải thay từ và bằng từ nhưng hoặc từtuy
vậy để tạo nên sự đối lập giữa các vế câu.
Câu đúng:
Mặc dù, các chiến sĩ lái những chiếc xe không có kính nên “mưa tuôn, mưa xối
như ngoài trời” nhưng các anh vẫn không quản ngại, vẫn“tiếp tục lái trăm cây số
nữa”.
c. Thừa quan hệ từ
Ở trường hợp này, câu bị thừa quan hệ từ đặc biệt là thừa những quan hệ từ đứng
ở đầu câu đã dẫn đến một hệ quả là câu sai vì câu không có thành phần chủ ngữ.
Ví dụ 1:
Qua truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long cho ta cảm nhận
được sự cống hiến của những con người làm những công việc thầm lặng mà vô cùng có
ý nghĩa đối với đất nước.
Ví dụ 2:
Như mỗi chúng ta đều rất hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong tình yêu
thương của bố mẹ.
Các câu đã cho thiếu chủ ngữ vì quan hệ từ qua và Như ở đầu câu đã biến chủ

ngữ thành một thành phần khác (trạng ngữ). Để những câu văn này được hoàn chỉnh,
cần bỏ quan hệ từ qua và Như đi.
Câu đúng:
Ví dụ 1:
Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long cho ta cảm nhận được sự
cống hiến của những con người làm những công việc thầm lặng mà vô cùng có ý nghĩa
đối với đất nước.
Ví dụ 2:
Mỗi chúng ta đều rất hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong tình yêu
thương của bố mẹ.
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
Trong bài làm của các em, có một số câu dùng quan hệ từ mà không có tác dụng
liên kết. Không có tác dụng liên kết nghĩa là bộ phận kèm theo quan hệ từ đó không
liên kết với một bộ phận nào khác.
Ví dụ:
8


Vì sức khỏe yếu đi nhưng ông vẫn hăng hái trong công tác.
Như vậy, quan hệ từ Vì ở ví dụ trên không liên kết với các bộ phận khác trong
câu. Để câu thực sự có tính liên kết giữa các bộ phận, ta sẽ thay quan hệ từ vì bằng từ
tuy hoặc mặc dù.
Câu đúng
Mặc dù sức khỏe yếu đi nhưng ông vẫn hăng hái trong công tác.
2.4. Lỗi lô-gíc
Đó là các lỗi có liên quan đến tư duy (lô-gíc) của người nói và người viết.
Ví dụ 1:
Phương Định là cô gái xinh đẹp nên rất dũng cảm.
Trong câu này, nên là môt quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân- quả.
Giữa Phương Định xinh đẹp với rất dũng cảm không có mối quan hệ đó.

Sửa lại bằng cách thay quan hệ từ nên bằng quan hệ từ và. Hoặc thêm cặp quan
hệ từ có tính chất đối lập không những – mà còn tạo thành câu ghép có quan hệ tương
phản.
Câu đúng:
Phương Định là cô gái xinh đẹp và rất dũng cảm.
Phương Định không những là cô gái xinh đẹp mà cô ấy còn rất dũng cảm.
Ví dụ 2:
Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh và Sang thu đều viết về mùa thu và
đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả).
Đây là mẫu câu có kiểu kết hợp “ A, B và C”(các yếu tố có mối quan hệ đẳng
lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng. Nguyễn
Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh và Sang thu không cùng trường từ vựng. Nguyễn
Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh là tác giả còn Sang thu là tác phẩm. Vì thế, các ý ở
câu ở trên đã không quan hệ lôgic với nhau. Cách sửa như sau: Bỏ từ Sang thu.
Câu đúng:
Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Hữu Thỉnh đều là tác giả của những bài thơ thu
làm nức lòng độc giả.
2.5. Lỗi viết đoạn
Một đoạn văn được xây dựng theo đúng quy tắc phải đạt được các yêu cầu như
tập chung diễn đạt một nội dung, có câu chủ đề ,có thể trình bày theo một trong các

9


cách diễn dịch, qui nạp hoặc song hành…Tuy vậy, một số em vẫn chưa biết cách trình
bày đoạn văn, tức là các em trình bày đoạn văn mà không đảm bảo các yêu cầu trên.
Ví dụ 1:
Nhân dịp được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, được gặp một sĩ quan cấp
cao và em được trò chuyện thăm hỏi sĩ quan và được sĩ quan dẫn đi quan sát thấy
những người nhà đi viếng mộ những anh hùng liệt sĩ. Khi ấy, em gặp được một người

đồng đội của một chiến sĩ nào đó đang đứng trước mộ của đồng đội thắp hương và đọc
bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. khi đó, em đã rất
ngạc nhiên và rất muốn được nói chuyện với bác ấy và em chạy đến và hỏi chuyện bác.
Đoạn văn trên mắc rất nhiều lỗi. Câu thứ nhất, em đã không sử dụng từ ngữ xưng
hô trong cụm từ “được sĩ quan dẫn đi”, đặc biệt hơn, em còn thiếu cả phụ ngữ cho
động từ “đi”. Trong trường hợp này, phải viết“được bác sĩ quan dẫn đi xem”. Em
cũng viết thiếu cả quan hệ từ “và” . Câu 2, em lại bị thừa quan hệ từ và ; từ và cũng bị
lặp lại ba lần mà không có ý nhấn mạnh. Bên cạnh đó, đoạn văn còn sử dụng dấu câu
không hợp lí. Tất cả những lỗi trên đã tạo cho một đoạn văn rời rạc.
Ta khắc phục các lỗi trên bằng cách thêm một số từ ngữ để dẫn dắt tạo sự liên
kết, sử dụng các dấu câu cho phù hợp, bỏ bớt các từ ngữ không cần thiết. Sau đây là
đoạn văn được sửa lại hoàn chỉnh.
Nhân dịp Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7, em được bố mẹ chở đi thăm nghĩa trang
Trường Sơn. Ở đây, em gặp một bác sĩ quan cấp cao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
đã nghỉ hưu. Em trò chuyện với bác ấy về các phần mộ ở nghĩa trang này. Em cùng
bác đi tham quan và thắp hương cho các phần mộ. Từ phía xa, em nhìn thấy một bác
lính già chắc cũng đã nghỉ hưu đang đứng thắp hương cho đồng đội mình. Đến gần
một chút, em nghe thấy bác đang đọc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật. khi đó, em rất ngạc nhiên nên đã chạy đến gần và xin phép được hỏi
chuyện bác. Qua câu chuyên, em biết được bác là một trong những người lính lái xe
được nói tới trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Ví dụ 2:
Mẹ là người quan tâm nhất đến tôi và cũng là người tôi yêu thương nhất, mang
ơn nhất trên đời, mẹ tôi có khuôn mặt đẹp, có làn da trắng, có khuôn mặt tròn, phúc
hậu, đôi mắt long lanh và những nếp nhăn của cái tuổi 40, đôi môi trìu mến. Qua nụ
cười ngọt ngào, qua tất cả những gì mẹ đã đối xử với tôi rất tốt, bỗng tôi đi học về thấy

10



mẹ đọc nhật kí của tôi tức lắm giành ngay quyển sách từ tay mẹ và hét to sao mẹ quá
đáng thế, đây là bí mật của con mà.
Trên đây là đoạn văn nêu cảm nghĩ về mẹ của một học sinh lớp 7. Đoạn văn mắc
rất nhiều lỗi.Thứ nhất , đoạn văn là lỗi về sử dụng dấu câu không hợp lí đây là nguyên
nhân dẫn dến sự lủng củng của đoạn văn. Ở đây, người viết muốn miêu tả ngoại hình
của mẹ mình để qua đó bộc lộ cảm xúc đối với mẹ nhưng em đã không đã không diễn
đạt theo trình tự lô-gic các ý mà đã “nhảy cóc” từ miêu tả khuôn mặt sang sang miêu tả
tính tình rồi lại chuyển sang kể về việc mẹ đọc “trộm” nhật kí của mình và chuyện trách
mẹ. Như vậy, đoạn văn không có sự liên kết về nội dung và hình thức. Về nội dung,
chưa thống nhất về chủ đề, chưa lô-gic giữa các câu trong đoạn. Về hình thức, chưa sử
dụng các biện pháp để liên kết câu. Bên cạnh đó, em còn viết câu sai về quan hệ ngữ
nghĩa giữa các thành phần câu Bỗng tôi đi học về thấy mẹ đọc nhật kí của tôi tức lắm
giành ngay quyển sách từ tay mẹ và hét to sao mẹ quá đáng thế, đây là bí mật của con
mà. Trong câu trên, người viết muốn diễn đạt là khi đi học về thấy mẹ đọc nhật kí của
mình thì tức lắm nhưng nếu trình bày như trên, thì người đọc lại tưởng mẹ đọc nhật kí
và tức nhân vật “tôi”. Để trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh, ta cần thống nhất về nội
dung của đoạn, xác định đoạn văn nói về nội dung gì ? Còn về hình thức, phải thêm các
dấu câu cho thích hợp, sử dụng các biện pháp liên kết câu cho phù hợp, thêm hoặc bớt
một số từ ngữ thích hợp tạo sự liên kết. Riêng những câu văn kể về việc mẹ xem nhật
kí phải chuyển sang một đoạn khác.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Mẹ là người quan tâm nhất đến tôi và cũng là người tôi yêu thương và mang
ơn nhất trên đời. Mẹ tôi có khuôn mặt đẹp, có làn da trắng, có khuôn mặt tròn phúc
hậu, có đôi mắt long lanh, có đôi môi trìu mến. Trên khuôn mặt phúc hậu ấy đã có
những nếp nhăn của cái tuổi 40. Qua nụ cười dịu hiền, qua tất cả những gì mẹ đã đã
làm cho tôi, tôi càng thêm yêu quí mẹ hơn.
… Bỗng một hôm, tôi đi học về thấy mẹ đang đọc nhật kí của tôi. Tôi tức lắm
liền giật ngay quyển nhật kí từ tay mẹ và hét to: - Xin mẹ đừng đọc của con, đây là bí
mật của con mà….
Trên đây là một số lỗi diễn đạt mà học sinh thường mắc phải trong bài viết của

mình. Bản thân tôi đã rất chú ý và cũng đã hướng dẫn các em cách khắc phục có hiệu
quả nhất.

11


3. Biện pháp thực hiện:
Từ việc phát hiện những lỗi diễn đạt của học sinh, bản thân tôi đã tìm ra các
nguyên nhân của các lỗi đó để rồi chúng tôi đã tìm ra một số các giải pháp giúp các em
khắc phục như:
- Giúp học sinh có ý thức thường trực về diễn đạt. Không chỉ hướng dẫn cho học
sinh viết đúng, nói đúng mà còn viết hay nói lưu loát.
- Hướng dẫn học sinh nắm rõ nghĩa của từ bằng cách yêu cầu các em tra từ điển
ngay các từ chưa hiểu nghĩa hay còn mập mờ về nghĩa. Tra từ điển thường xuyên để
hiểu thêm nghĩa của các từ khác.
- Chấm, gạch chân những lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn, học sinh tự sửa sau đó
kiểm tra lại. Cho phép học sinh hỏi, trao đổi các lỗi diễn đạt trong bất kì giờ học nào.
- Luyện cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn cho học sinh trong các giờ học phụ đạo
(đa số các em theo học các lớp phụ đạo là những học sinh bị mắc nhiều lỗi chính tả và
diễn đạt).
- Giao bài tập tìm từ, đặt câu, viết đoạn cho học sinh làm ở nhà, sau đó giáo viên
kiểm tra.
- Hướng dẫn cụ thể cho các em nắm chắc cách sửa ở từng trường hợp mắc lỗi.
- Đối với lỗi lặp từ ở câu hoặc đoạn thì phải bỏ bớt các từ lặp không cần thiết.
- Đối với lỗi lẫn lộn các từ gần âm phải xác định rõ nghĩa của từ thông qua việc
tra từ điển.
- Còn đối với lỗi viết câu thiếu các thành phần chính thì phải nắm lại nội dung
kiến thức các thành phần chính của câu. Ghi nhớ khi đặt câu luôn phải xác định rõ các
thành phần của câu.
- Với câu thiếu chủ ngữ:

+ Thêm chủ ngữ vào câu
+ Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị
+ Biến một thành phần nào đó trong câu (thường là trạng ngữ) thành chủ ngữ của
câu.
- Với câu thiếu vị ngữ
+ Thêm vị ngữ vào câu. + Biến cụm từ đã cho thành một cụm chủ vị.
+ Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của vị ngữ.
- Với câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
+ Thêm cả chủ ngữ và vị ngữ vào trong câu.
12


- Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Sắp xếp lại vị trí của các từ ngữ cho hợp lí nhằm tạo sự lô - gic giữa các thành
phần câu.
- Với những câu mắc lỗi về sử dụng quan hệ từ:
+ Nếu thừa quan hệ từ, ta phải bỏ bớt
+ Nếu thiếu thì thêm vào.
+ Lưu ý, khi sử dụng quan hệ từ phải xác định quan hệ từ dùng trong câu để nối
các từ ngữ. và phải xác định chức năng của quan hệ từ trong câu biểu thị mối quan hệ
gì.
Với những trường hợp sử dụng dấu câu không hợp lí, cần hướng dẫn các em
nắm chắc qui tắc sử dụng dấu câu. Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ
phận nòng cốt với bộ phận ngoài nòng cốt. còn dấu chấm dùng ở cuối câu trần thuật.
Với lỗi về đặt câu: Cần lưu ý, nếu là câu đơn bình thường phải biểu thị một ý
hoàn chỉnh.
- Những câu mắc lỗi về lô-gic
Phải nắm vững quy tắc sử dụng ngôn ngữ và không ngừng rèn luyện tư duy. Đối
với học sinh lớp 8 và lớp 9, hướng dẫn các em vận dụng kiến thức về cấp độ khái quát
của nghĩa từ ngữ và kiến thức về trường từ vựng để sửa lỗi.

Còn những trường hợp mắc lỗi về viết đoạn phải hướng dẫn các em nắm chắc
qui tắc viết đoạn văn. Đoạn văn đúng quy tắc phải tập chung diễn đạt một nội dung, có
câu chủ đề, có thể trình bày theo một trong các cách như diễn dịch, qui nạp hoặc song
hành. Với học sinh lớp 8, 9 cần hướng dẫn các em nắm chắc kĩ năng xây dựng đoạn.
Người viết

Nguyễn Thị Kim Oanh

TRƯỜNG THCS KIM ANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
13


SƠ KẾT CHUYÊN ĐỀ
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS KHẮC PHỤC LỖI
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN BẢN VIẾT"
Qua quá trình tổ chức thực hiện chuyên đề, qua các giờ dạy thực nghiệm, nhóm
chuyên môn tổ KHXH Trường THCS Kim Anh rút ra nhận xét như sau:
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung ở tất cả các tiết dạy thực nghiệm, giáo viên đã vận dụng lí luận của
chuyên đề. Vận dụng các biện pháp sửa lỗi diễn đạt cho học sinh trong các văn bản viết
là đoạn văn, bài văn. Các tiết dạy đều hướng tới việc sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu
văn, đoạn văn chi tiết, cụ thể.
- Các tiết dạy đã đạt được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, dạy đúng
đặc trưng bộ môn, HS biết cách sửa lỗi sai về diễn đạt trong văn bản viết của mình.
- Học sinh đã biết nhận ra lỗi sai trong diễn đạt và sơ lược biết sửa lại lỗi sai.
- Các tiết dạy đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn. Vận dung linh hoạt
các thiết bị dạy học sẵn có của nhà trường như máy tính, máy chiếu, máy chiếu vật
thể...

- Tiêu biểu là tiết dạy: Tiết 10: Nước Mĩ ( Đ/c Nguyễn Thị Kim Oanh) – Lịch sử
9, Tiết 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta (Đ/c Đồng Thị Nga) - Lịch
sử 6.
2. Hạn chế:
- Một số tiết dạy thực nghiệm, giáo viên chưa vận dụng linh hoạt việc thiết kế và
tổ chức bài tập nhận thức dạng nhận biết để học sinh TB, Yếu cỏ thể dễ dàng nhận ra
lỗi sai về diễn đạt. Việc chưa lỗi cho các đối tượng HS chưa thật sự linh hoạt. GV chỉ đi
sâu vào chỉ lỗi mà chưa hướng dẫn học sinh cách sửa và biện pháp tránh lỗi sai trong
các văn bản viết khác.
+ Tiết 76: Ôn tập Tiếng Việt - Ngữ văn 9 - GV dạy đ/c Nguyễn Thị Kim Oanh:
GV đưa thêm bài tập về viết đoạn văn cảm thụ có lới dẫn trực tiếp. Khi học sinh thực
hành xong GV chưa sửa hết các lỗi diễn đạt mà chỉ đi sau vào cách dẫn trực tiếp như
thế nào? Đối tượng HSHN trong lớp GV chưa có hệ thống bài tập riêng, cụ thể để học
sinh có thể chữa lỗi diễn đạt.

14


+ Tiết 82: Trả bài tập làm văn số 3 - Ngữ văn 9 - GV dạy đ/c Trần Thúy Điệp:
GV chưa linh hoạt trong việc tổ chức dạy học theo hình thức kết hợp truyền thống với
hiện đại để chữa lỗi cho học sinh. GV thực hiện chữa lỗi cho học sinh hoàn toàn trên
bài viết ở một số đối tượng học sinh. Bởi vậy, số học sinh còn lại sẽ khó biết hết được
cách sửa lỗi trong bài viết của mình.
3. Bài học rút kinh nghiệm
Sau mỗi tiết dạy mẫu, hoặc dự giờ, thăm lớp, các giáo viên trong Nhóm sẽ góp ý,
đánh giá hiệu quả của việc vận dụng chuyên đề của Nhóm nhằm phát huy điểm mạnh
và khắc phục những hạn chế để nhằm đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất trong các bài
dạy môn Ngữ Văn. Cụ thể, nhóm Ngữ văn đã thu được những kết quả sau:
* Về phía học sinh:
+ Học sinh hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

+ Các em tích cực, chủ động trong việc nắm kiến thức về diễn đạt trong văn bản
viết và nắm cách sửa lỗi diễn đạt khi vô tình mắc phải.
+ Mức độ nhận thức của học sinh được nâng lên mà nó đã đáp ứng yêu cầu của bộ
môn. Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của các phương pháp chữa lội diễn đạt này và nó đã
phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
* Về phái GV: Qua thực tế giảng dạy và áp dụng phương pháp trên chúng tôi
cũng rút ra bài học:
- Việc sửa lỗi diễn đạt cho học sinh phải đảm bảo tính thường xuyên. Giáo viên
phải thực sự tâm huyết, say sưa nghiên cứu lí luận chuyên đề, có tinh thần trách nhiệm
cao, thường xuyên trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế, học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp.
- Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình của từng bài, sở trường sở đoản
của học sinh lớp mình phụ trách. Từ đó có hướng sửa lỗi cụ thể cho từng học sinh.
Tránh buông xuôi hoặc không quan tâm tới học sinh viết kém hay mắc lỗi.
- Trong mỗi tiết dạy, GV phải thường xuyên lưu tâm tới đối tượng học sinh TB,
Yếu để hướng dẫn các em chi tiết, cụ thể về cách diễn đạt, trình bày trong văn bản viết.
- Phải kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác như: thảo luận, giải quyết vấn
đề…để tránh 1 tiết dạy nhàm chán học sinh không muốn theo dõi bài dạy của GV.
TRƯỜNG THCS KIM ANH
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
15


TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS KHẮC PHỤC LỖI
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN BẢN VIẾT"
Một trong những hoạt động quan trọng để thành công trong một tiết học là xây

dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh để
phát huy được sự tích cực, sáng tạo của học sinh, chắc chắn hướng dẫn học sinh THCS
khắc phục lỗi diễn đạt trong văn bản viết sẽ là phương pháp đem lại hiệu quả thiết thực
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn.
Đồng thời, đó cũng là một trong những hoạt động góp phần tích cực vào việc đổi
mới phương pháp dạy học. Nó không những phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, rèn luyện kĩ năng thực hành … mà còn gây hứng thú học tập cho học
sinh. Việc dạy – học gây hứng thú học tập cho học sinh là một định hướng rất quan
trọng mà giáo dục hiện nay đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà giáo dục cho rằng: phải làm
sao cho học sinh cảm nhận được “Học tập là một hạnh phúc” – cố gắng thực hiện được
điều đó, giáo viên nên thiết kế các tiết dạy chi tiết, cụ thể giữa các PPDH truyền thống
với PPDH hiện đại. Đáp ứng chữa lỗi những không quá nặng nề vào phê phán học sinh.
Chữa lỗi diễn đạt thông qua các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận hoặc trò chơi sửa lỗi
để tạo hứng thú cho học sinh.
Chuyên đề của nhóm đã được áp dụng triển khai ở tất cả các tiết dạy trên lớp.
Học sinh sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của mình để tiếp thu nguồn tri thức một
cách tối ưu nhất. Các em đã dần hứng thú học bộ môn Ngữ Văn hơn.
Việc sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khắc phục lỗi diễn đạt trong văn
bản viết là hết sức cần thiết và quan trong trong thời đại ngày nay khi mà khoa học
công nghệ càng phát triển, ngôn ngữ biến dạng càng đa dạng, phong phú. Góp phần giữ
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Sau khi áp dụng chuyên đề này, để phương pháp khắc phục lỗi diễn đạt trong văn
bản viết của học sinh THCS có hiệu quả cao chúng tôi mạnh dạn có một vài đề xuất
như sau:
- Giáo viên phải đưa những đơn vị kiến thức trở thành những vấn đề gần gũi gắn
bó với học sinh, để mỗi bài học đều là những vấn đề bổ ích, thiết thực với học sinh chứ
không phải là những vấn đề mơ hồ, xa vời.

16



- Tăng cường các hoạt động hội học, hội giảng, sinh hoạt trao đổi chuyên môn,
nghiệp vụ để giáo viên kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
giảng dạy bộ môn.
- Cần không ngừng đổi mới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập bộ môn; có
nhiều hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm khách quan…), kiểm tra thường xuyên.
Nội dung kiểm tra phải kiểm tra được trình độ hiểu vấn đề, chú trọng hơn đến việc
kiểm tra thái độ tình cảm và các kĩ năng nhận xét, đánh giá, phân biệt đúng sai, khả
năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, thúc đẩy học sinh tích cực
rèn luyện theo các yêu cầu chuẩn mực, tránh việc kiểm tra chỉ yêu cầu học sinh học
thuộc lòng bài cũ…
- Nhà trường cần đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho bộ môn như:
bảng phụ, tranh ảnh, dụng cụ trực quan, máy chiếu đa năng, ...

TRƯỜNG THCS KIM ANH
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THCS KHẮC PHỤC LỖI DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN BẢN VIẾT"
17


- Thời gian: Vào hồi 14 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2017
- Thành phần:
+ Chủ trì cuộc họp: Đ/c Trần Thúy Điệp - Tổ trưởng tổ KHXH
+ Thư kí: Đ/c Vũ Thị Ngà - Giáo viên

+ Cùng toàn bộ GV nhóm Ngữ văn trường THCS Kim Anh có mặt đầy đủ
- Địa điểm: Trường THCS Kim Anh
- Nội dung:
1. Rút kinh nghiệm giờ dạy thực nghiệm chuyên đề.
Đ/c Trần Thúy Điệp - tổ trưởng - nêu nội dung buổi họp: tập trung tút kinh
nghiệm giờ dạy thực nghiệm chuyên đề của nhóm ngữ văn theo quy trình: Rút kinh
nghiệm từng tiết dạy về những việc đã làm được của chuyên đề và những việc chưa làm
được theo chuyên đề. Sau đó nhóm ngữ văn thống nhất nội dung chung của chuyên đề.
Thấy được ưu, nhược điểm trong dạy học theo chuyên đề từ đó có biện pháp sửa lỗi đề
chuyên để hiệu quả thiết thực đạt được kết quả cao hơn.
GV nhóm Ngữ văn rút kinh nghieemjc ho từng tiết dạy thực nghiệm:
+ Tiết 76: Ôn tập Tiếng Việt - Ngữ văn 9 - GV dạy đ/c Nguyễn Thị Kim Oanh:
GV đưa thêm bài tập về viết đoạn văn cảm thụ có lới dẫn trực tiếp. Khi học sinh thực
hành xong GV chưa sửa hết các lỗi diễn đạt mà chỉ đi sau vào cách dẫn trực tiếp như
thế nào? Đối tượng HSHN trong lớp GV chưa có hệ thống bài tập riêng, cụ thể để học
sinh có thể chữa lỗi diễn đạt.
+ Tiết 82: Trả bài tập làm văn số 3 - Ngữ văn 9 - GV dạy đ/c Trần Thúy Điệp:
GV chưa linh hoạt trong việc tổ chức dạy học theo hình thức kết hợp truyền thống với
hiện đại để chữa lỗi cho học sinh. GV thực hiện chữa lỗi cho học sinh hoàn toàn trên
bài viết ở một số đối tượng học sinh. Bởi vậy, số học sinh còn lại sẽ khó biết hết được
cách sửa lỗi trong bài viết của mình.
2. Phân công dạy áp dụng chuyên đề.
STT
1
2
3
4

Tiết - bài - lớp


Tên GV
Trần Thúy Điệp
Nguyễn Đức Tuấn
Vũ Thị Ngà
Đồng Thị Nga

Cuộc họp kết thúc hồi 15 giờ cùng ngày.
18

Ghi chú


Kim Anh, ngày 15 tháng 12 năm 2017
Người viết

Vũ Thị Ngà

19



×