Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lựa chọn hệ thống câu hỏi trong giờ giảng văn để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.28 KB, 6 trang )

Lựa chọn hệ thống câu hỏi trong giờ giảng văn để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh

Trong bộ môn Ngữ văn (cách gọi cũ là Văn - tiếng Việt), giờ giảng văn chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng. Giờ giảng văn giúp HS cảm thụ và phân tích được
tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. Năng lực
thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư duy là
một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn.
Trong bộ môn Ngữ văn (cách gọi cũ là Văn - tiếng Việt), giờ giảng văn chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng. Giờ giảng văn giúp HS cảm thụ và phân tích được
tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. Năng lực
thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư duy là
một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn. Tác phẩm văn chương là một
bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh chúng
ta. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình được
tiếp xúc. Học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, được học trong nhà
trường cũng vậy. Vì thế, trong giờ giảng văn cần phát huy hết năng lực tư duy,
khả năng tìm tòi phát hiện cảm nhận theo những suy nghĩ riêng của HS. Như
vậy, tác phẩm văn học sẽ trở thành đối tượng của thầy trò trong quá trình dạy
học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm “Lấy học sinh
làm trung tâm” đã được đưa vào ứng dụng. Trong hoạt động dạy học nói chung,
trong giờ giảng văn nói riêng với phương pháp này thì phải có sự tác động qua
lại giữa giáo viên và HS. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động
học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Trò
phải là chủ thể tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để giờ học tác
phẩm văn chương trở nên sinh động, vai trò của học trò trong giờ học được
khẳng định và mối liên hệ qua lại thường xuyên giữa thầy và trò được duy trì thì
không thể thiếu hệ thống câu hỏi. Lý luận dạy học đã có nhiều công trình nghiên
cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong
các công trình đó các nhà nghiên cứu cũng đều chú trọng đến phương pháp gợi
mở mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư
duy của HS. Trong quá trình giảng dạy, tuỳ vào điều kiện thực tế, tuỳ cách sáng


tạo của mỗi giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi và tiến hành thực hiên cách hỏi
nhằm định hướng và tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh trong giờ giảng
văn. Nhưng việc sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ giảng văn để đem lại
hiệu quả cao đó là điều mà giáo viên dạy văn cần trăn trở và suy nghĩ. Qua tìm
hiểu thực tế giảng dạy ở nhà trường và một số trường THPT trong tỉnh, tôi thấy
rằng cách đặt câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương vẫn còn tồn tại những
hạn chế. Giáo viên quá ham kiến thức nên không còn thời gian đặt câu hỏi, hoặc
nếu có thì lượng câu hỏi đưa ra ít ỏi không tương ứng với phần thuyết trình.
Ngược lại có trường hợp giáo viên nêu câu hỏi nhiều nhưng chưa tập trung hoặc
chưa có hệ thống, câu hỏi còn thiếu sự phát huy sáng tạo của học sinh. Từ thực
tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống
câu hỏi nhằm phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh như sau:


I. Yêu cầu của các loại câu hỏi: - Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải
đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây
được những phản ứng bên trong của HS. Không nên đưa những dạng câu hỏi mà
chỉ yêu cầu HS trả lời có hoặc không. Ví dụ: Khi giảng tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao, chúng ta không nên đặt những câu hỏi như: Đọc xong tác phẩm, em
thấy Chí Phèo có phải là một tên lưu manh không? mà chúng ta phải đặt những
câu hỏi giúp HS tìm những chi tiết cho thấy quá trình lưu manh hoá của Chí như
thế nào? Vì sao Chí biến mình thành một kẻ lưu manh như vậy?… - Câu hỏi
phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác động đến trực
giác của HS. Ở dạng câu hỏi này GV phải biết chọn lựa những chi tiết nghệ
thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao. Ví dụ: Cách sử dụng các từ láy ở 2 câu
thơ sau trong bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu gợi tả được điều gì? Con đường
nho nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Ở câu hỏi này GV giúp
HS phân tích để thấy được cái vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên có đường nét dịu
dàng uyển chuyển. Các từ láy trong hai câu thơ làm nổi bật cảnh vật như lảo
đảo, buổi chiều đang ở trong ánh nắng thay màu, mùa thu rung động nhẹ nhàng

trong nắng, trong gió. Để có được bức tranh thiên nhiên như vậy nhà thơ của
chúng ta cũng phải đắm say trong vẻ đẹp của chiều thu. - Câu hỏi phải hướng
vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát. Cần có những câu hỏi nhỏ
gợi ý, tạo điều kiện để HS nhận ra yêu cầu và trả lời được. VD: Khi dạy bài
“Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh - bài I, chúng ta có thể đặt câu hỏi: “hành trình
chuyển lao của Bác được phản ánh như thế nào qua bài thơ?” Để hiểu rõ được
câu hỏi này GV phải gợi mở cho HS tìm hiểu về: thời gian, không gian chuyển
lao; người bị giải lao đi trong tâm thế như thế nào…từ đó đi đến kết luận tuy
hành trình gặp muôn vàn gian khó nhưng người bị giải lao không còn là hình
ảnh của một tù nhân trong một cuộc chuyển lao mà là hình ảnh của một chiến sĩ
kiên cường lên đường vì nghĩa lớn. - Phải có câu hỏi then chốt, trọng tâm với
mục đích yêu cầu của bài giảng, tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ,
vụn vặt. - Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với
đối tượng và phân loại đối tượng. Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng
văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của HS.
Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng HS, vào
điều kiện khách quan… để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi
và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp. II. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ
giảng văn. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, kết hợp phương
pháp dạy học, có thể phân ra các loại câu hỏi sau: 1. Câu hỏi tái hiện GV đặt ra
những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí
nhớ, không cần suy luận. Loại câu hỏi này giúp HS tái hiện thế giới nghệ thuật
của tác phẩm như: Các hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật, nhân vật, bức
tranh đời sống qua sự phản ảnh…Các câu hỏi này có khả năng khơi dậy sự liên
tưởng, tưởng tượng trong quá trình tiếp nhận ở HS. Đó là một biện pháp được sử
dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc


củng cố kiến thức vừa mới học. Ví dụ: - Giảng bài “Vợ nhặt” của Kim Lân (văn
12 tập 1), GV có thể hỏi: Bức tranh nạn đói năm Ất dậu 1945 được nhà văn

miêu tả qua các chi tiết đặc sắc nào trong tác phẩm? Hãy tái hiện lại bức tranh
đó và cho biết cảm nghĩ của bản thân? - Sau khi HS điểm qua một vài chi tiết
như: Cả xóm ngụ cư tối sầm vì đói rét, bóng người xanh xám, người chết như
ngã rạ, thây nằm còng queo…GV hướng dẫn HS phân tích cái hay của các chi
tiết trên và cho các em liên hệ một số tác phẩm khác để tái hiện lại nạn đói năm
1945. 2.Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh hoạ. Loại câu hỏi này nhằm mục đích
làm sáng tỏ một khái niệm, đề tài nào đó. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu
hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp
này được áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi GV biểu diễn
phương tiện trực quan (băng ghi hình, phim đèn chiếu, phim điện ảnh) Ví dụ: Khi giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu (sách văn học 11 tập 1) GV cho HS
giải thích tựa đề của bài thơ ( người và cảnh giao hoà với nhau một cách tự
nhiên và thật đẹp - thơ để làm duyên, để bắc cầu đến tình yêu) - Khi dạy bài Chí
Phèo của Nam Cao, ở phần quá trình thức tỉnh lương tâm của Chí có đoạn đề
cập đến nhân vật Thị Nở, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu về nhân
vật này thông qua bức tranh tư liệu lấy từ bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy như
sau: Em có nhận xét gì về ngoại hình của nhân vật này? 3. Câu hỏi tìm tòi (vấn
đáp phát hiện) Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học văn. Sự cảm
thụ tác phẩm của HS phải qua con đường của nhận thức. Để HS nắm bắt chính
xác tác phẩm, chúng ta phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. GV tổ
chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò
với trò, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt
hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc HS phải
liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của
GV giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.Trật tự logic
của các câu hỏi hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy
luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. Ở
đây GV là người tổ chức sự tìm tòi còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức
mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá, vừa
nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng
thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm thoại, GV cần biết vận

dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí
khi cần thiết. Làm được như vậy, HS càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận
của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. Để HS tìm tòi được kiến thức , GV
có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau: 3.1. Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi
nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Loại câu
hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận
thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã
nêu. Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi (tuỳ
thuộc vấn đề đơn giản hay phức tạp) mà GV tạo được tình huống có vấn đề, tức
là xác định được cái chưa biết, cuốn hút sự quan tâm của HS và tiên lượng trước
khả năng giải quyết vấn đề của các em. Ở loại câu hỏi này có thể có nhiều tình
huống khác nhau 3.1.1. Đối với tình huống lựa chọn: Là tình huống xuất hiện


khi có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải
quyết hợp lý nhất, tối ưu nhất. Ví dụ: Khi giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn
Mặc Tử (Văn 11 tập 1), GV có thể hỏi: Có người cho rằng đây là bài thơ miêu tả
vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ? Có người cho rằng bài thơ là tình yêu thầm kín giữa
Hàn Mặc tử với Hoàng Cúc? Có người lại cho rằng thôn Vĩ là cái cớ để nhà thơ
bộc lộ tâm trạng của mình? Em tán thành ý kiến nào? Vì sao? Câu hỏi này đặt ra
khi phân tích khổ cuối của bài thơ. Để giúp HS giải quyết được câu hỏi trên, GV
có thể gợi mở giúp cho HS thấy được tín hiệu quan trọng nhất của bài thơ nằm ở
hai chữ “ở đây” trong câu thơ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Từ tín hiệu đó,
tìm ra hệ thống ký hiệu - kết cấu: trong này - ngoài kia. Hàn Mặc tử đã đứng ở
thế giới bị cách ly, ở “lãnh cung” mờ mờ nhân ảnh để nhìn ra thế giới bên ngoài
và khát khao trở lại trong niềm vui tuyệt vọng. Thi sĩ tìm đến vườn đẹp, trăng
đẹp, người đẹp. Không tìm được vẻ đẹp này thì lại gắng gượng tìm vẻ đẹp
khác…cứ thế thành một hành trình tâm trạng: kiếm tìm - thất vọng - rồi lại tìm
kiếm… 3.1.2. Đối với tình huống mâu thuẫn: Là tình huống không phù hợp giữa
hình thức và nội dung, giữa nội dung này và nội dung khác hoặc giữa hình thức

với hình thức trong một chỉnh thể tác phẩm văn học. Rộng hơn có thể có cả mâu
thuẫn trong cách đánh giá và tiếp nhận tác phẩm văn học đó. Ví dụ: Khi giảng
bài Thương vợ của Tú Xương GV có thể đặt tình huống mâu thuẫn như sau: Ấn
tượng 2 câu kết của bài thơ là một tiếng chửi, theo mạch văn thì đó là tiếng chửi
của ai? Trên thực tế thì có đúng không? Ý nghĩa của tiếng chửi này là gì? Như
chúng ta biết, theo mạch văn thì đây là lời bà Tú. Bà Tú chửi, cũng là trách “thói
đời”, con người bạc bẽo, lừa lọc, ông chồng “hờ hững” vô tình. Có thể đấy là
chút tâm sự riêng thầm kín của người phụ nữ trải qua nhiều gian truân, vất vả
lúc bực bội trách cứ người này, người khác. Song ta biết bà vốn là người đoan
trang khiêm nhường nên tiếng chửi kia không phải là lời trực tiếp của bà mà
chính là một cách Tú Xương bông đùa, trào lộng để tự phê phán mình, tự trách
mình từng làm khổ vợ, từng “hờ hững”, vô tình, vô tâm với vợ. Thấu hiểu được
nỗi lòng của vợ như vậy mới thấy được ông thương vợ biết nhường nào. 3.1.3.
Đối với tình huống bất ngờ: Là tình huống được tạo ra bằng các sự kiện bất ngờ
hoặc bất bình thường. Bản thân tình huống này đã chứa đựng yếu tố lý thú và
gây hưng phấn cho HS. Ví dụ: Khi giảng bài Thề non nước của Tản Đà, phân
tích 2 câu cuối của bài, GV có thể đặt tình huống như sau: Tại sao tác giả không
dùng từ “trăm năm” thay cho “Nghìn năm” trong câu thơ “Nghìn năm giao ước
kết đôi” để đúng với lời thề giữa hai người với nhau, với giới hạn “trăm năm
trong cõi người ta” (như phân tích trên là lời thề, lời tâm tình giữa non và nước)?
Từ đó GV hướng dẫn HS phân tích để thấy được đủ cơ sở để hiểu đây chính là
lời thề với nước non và suy ra lòng yêu nước, yêu Tổ quốc một cách kín đáo của
tác giả. 3.1.4. Đối với tình huống phản bác: Tình huống này nảy sinh khi phải
tranh luận, đấu tranh với những đánh giá, những nhận định hoặc quan điểm sai
lệch. Ví dụ: Khi giảng bài Thề non nước của Tản Đà, nhận xét về cách ngắt nhịp
của câu “Non cao tuổi vẫn chưa già” GV có thể đặt tình huống: có người cho
rằng câu thơ ngắt theo nhịp 2/4 và giải thích non tuy đã cao nhưng tuổi vẫn chưa
già, ý kiến em thế nào? Từ đó cho HS thảo luận và hướng HS đi đến kết luận
nhận xét như vậy là sai mà phải ngắt nhịp theo 3/3 (mặc dù tuổi đã cao - chờ đợi



đến héo mòn – nhưng tâm hồn, tình tri kỷ, nỗi lòng non nhớ nước vẫn như xưa
…) 3.1.5. Đối với tình huống giả định: Ví dụ: Khi giảng bài Thương vợ của Tú
Xương GV có thể đặt tình huống giả định như sau: Em thử dùng các từ gần
nghĩa với từ mom sông để thay thế từ này trong câu thơ “Quanh năm buôn bán ở
mom sông” và so sánh tác dụng của nó với khi dùng từ mom sông trong câu thơ
trên? (chẳng hạn một trong các từ ven sông, bờ sông, bên sông). 3.2. Câu hỏi
cần được phân tích, nhận xét, đánh giá: Sau khi nêu ra các câu hỏi tái hiện,
chúng ta phải đặt những câu hỏi để tìm ra những lý do: Tại sao tác giả lại xây
dựng, sử dụng những hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật đó? Ý nghĩa của
vấn đề? Loại câu hỏi này giúp HS biết phân tích, đánh giá và khái quát những
vấn đề quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng
của tác phẩm. Ví dụ: - Khi giảng bài Chí Phèo của Nam cao (Văn 11 tập 1), GV
có thể hỏi: Tại sao Nam Cao đã không mở đầu tác phẩm của mình bằng sự kiện
Chí ra đời ở cái lò gạch cũ mà mở đầu bằng hình ảnh của sự tha hoá - Chí uống
rượu say vừa đi vừa chửi? Hãy phân tích tiếng chửi đó. Đối với loại câu hỏi này
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đối tượng của tiếng chửi. Đối tượng của tiếng chửi
được thu hẹp dần: từ chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại và cuối cùng là chửi
đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Phân tích dấu hiệu văn bản, ta nhận thấy sau
mỗi câu diễn tả tiếng chửi hướng tới một đối tượng Nam Cao đều viết những lời
bình phẩm. Những lời bình phẩm đó thể hiện ý thức, thái độ của dân làng Vũ
Đại và của cả Chí Phèo. Dù viết dưới hình thức nào thì tất cả các câu đều có ngữ
điệu khẳng định một sự thật không hề bàn cãi. Nhưng duy nhất sau lần miêu tả
Chí Phèo chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn” thì Nam Cao dùng câu văn đầy
chất nghi vấn “Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông
nỗi này?”, “Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo?”. Cả hai câu trên đều thể
hiện ý thức, sự băn khoăn pha lẫn tức giận của dân làng Vũ Đại cũng như của
Chí về vấn đề: đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí. Khi hắn còn là đứa trẻ tím ngắt trong
cái váy đụp thì người ta chỉ hỏi “ai là người đẻ ra đứa trẻ ấy?”. Còn khi hắn
uống rượu, vừa đi vừa chửi thì câu hỏi của dân làng Vũ Đại sẽ là “đứa chết mẹ

nào đẻ ra thằng quỹ dữ, thằng khốn nạn đó…?” Lúc này, vấn đề đặt ra không chỉ
là “ai đã sinh thành” mà còn là “ai đã nuôi dưỡng nên một tính cách như thế”.
Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian (xét trên toàn bộ tác phẩm) và kết cấu thu hẹp
dần đối tượng trong tiếng chửi cùng với việc thay đổi ngữ điệu bình phẩm sau
mỗi đối tượng chửi đã dẫn dụ người đọc vào một sự truy tìm, lý giải nguyên
nhân dẫn đến sự xuất hiện một gã Chí Phèo tha hoá. Rõ ràng đây chính là tín
hiệu chỉ đường vào tác phẩm của nhà văn. - Khi giảng bài “Mảnh trăng cuối
rừng” của Nguyễn Minh Châu (Văn 12 tập 1), GV có thể hỏi: Trong khung cảnh
đêm chiến tranh ác liệt việc tác giả tập trung đặc tả hình ảnh cô Nguyệt đẹp cả
về hình thức lẫn tâm hồn co ý nghĩa gì? 3.3.Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối
chiếu; Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy.
Qua việc so sánh đối chiếu HS có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa
sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh
chi tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác. Ví dụ: - Khi dạy bài Chí
Phèo của Nam cao (văn 11 tập 1),GV có thể hỏi: Em hãy so sánh hình tượng
nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”


của Ngô Tất Tố (văn 9 tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của Nam
Cao khi miêu tả hình tượng của người nông dân trước cách mạng? 3.4. Câu hỏi
ứng dụng và liên hệ. Loại câu hỏi này giúp HS chuyển nhận từ nhận thức về tác
phẩm ở bên ngoài vào trong. Để trả lời câu hỏi này, HS phải tự liên hệ với thực
tế và bản thân để tìm ra hướng giải quyết thích hợp theo sự cảm thụ của mình.
Các loại câu hỏi này có thể là: Cho biết tác dụng từ việc đọc tác phẩm đến tình
cảm thái độ nhận thức của em? Theo em, tác phẩm này có tác dụng như thế nào
đối với đời sống? Tác phẩm có đóng góp gì đối với nền văn học?... Ví dụ: Giảng bài “Chí Phèo” của Nam Cao (Văn 11-tập 1), GV có thể hỏi: Thái độ của
em đối với nhân vật Chí Phèo như thế nào? (hoặc ấn tượng của em về nhân vật
Chí Phèo). Nam Cao đã có đóng góp gì nổi bật về nghệ thuật kể chuyện và xây
dựng nhân vật? III. Những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi
trong giờ giảng văn để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. 1. Đối với giáo

viên: - Phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi
hướng vào nội dung bài học. Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng
học sinh cụ thể, từng lớp học, từng điều kiện có thể có. Tránh đặt câu hỏi máy
móc, tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng dạy học hỏi đáp
máy mọc đơn điệu. - Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với phương pháp giảng dạy
mà mình đã lựa chọn: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình…và lượng câu hỏi
phải hết sức hợp lí. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến
thức; rèn luyện kĩ năng; giáo dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh. - Điều quan
trọng nhất đối với giáo viên là khâu soạn giáo án. Để giáo án có chất lượng phải
có hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí. Các câu hỏi trọng tâm của bài giảng phải cho
học sinh nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà. 2.Đối với học sinh: - Khâu
soạn bài: HS đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi mà giáo viên đã cho, đã
hướng dẫn. Tuỳ loại câu hỏi và nội dung, yêu cầu mỗi câu hỏi, GV phân công
học sinh chuẩn bị theo tổ, theo nhóm, hoặc theo cá nhân. - Tham gia xây dựng
bài: Động viên khích lệ HS bằng điểm số khi các em tham gia xây dựng bài. Tạo
không khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò để phát huy tư duy
sáng tạo của HS. Hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho HS cảm thụ sâu sắc
giá trị của đời sống văn hoá nhân loại. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú
học tập của HS là hướng đi tích cực của phương pháp dạy học văn hiện nay. Tuy
nhiên, để biến những lý luận trên thành hiện thực đòi hỏi người thầy ngoài tri
thức khoa học cần phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và
đào tạo và phải có thêm niềm tin vào HS. T.H



×