Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho các em học sinh trường THCS ”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.78 KB, 21 trang )

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
( Lý do chọn đề tài )
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu được trong nền văn hóa của
mỗi dân tộc cũng như nền văn minh của nhân loại. Trình độ thể dục thể thao là
những dấu hiệu văn hóa và năng lực sáng tạo của mỗi dân tộc, là phương tiện
giao lưu văn hóa, mở rộng quan hệ giữa các nước với nhau. Các hoạt động thể
dục thể thao quần chúng cũng như thi đấu, biểu diễn thể thao trình độ cao đang
trở thành nhu cầu đông đảo quần chúng. Các hoạt động đó chẳng những là hình
thức nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao sức khỏe mà còn đem lại niềm tự hào và sự cổ
vũ to lớn cho nhân dân. Với những lợi ích to lớn mà thể dục thể thao đem lại, do
vậy nghị quyết TW4 của Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII đã đề ra “ Giáo dục
là quốc sách hàng đầu...”. Trong chiến lược phát triển con người Việt Nam, là
phấn đấu một đất nước có một lớp người phát triển cao về trí tuệ , cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức... là mục tiêu phấn
đấu của toàn Đảng toàn dân ta.
Văn kiện 27/03/1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. “Mỗi
một người giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì
cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là
cả đất nước yếu ớt. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai
cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc dậy, tập một ít thể dục. Ngày
nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe.
Bộ Giáo dục có Nha thể dục, mục đích để khuyên và dậy cho đồng bào tập thể
dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khỏe. Dân cường thì quốc thịnh, Tôi mong
đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự Tôi ngày nào cũng tập”.
Chính vì vậy phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp cả nước từ thành
thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và phát triển rộng khắp từ các
trường học.
Giáo dục thể chất trong các nhà trường là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc
trang bị những kiến thức cơ bản về vệ sinh, lịch sử văn hóa... Các em còn phát
1



triển một cách toàn diện các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền...).
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa điền kinh vào chiến
lược giáo dục đào tạo con người từ khi cắp sách tới trường đến khi rời ghế nhà
trường, giúp các em phát triển tương đối, có sức khỏe tốt để phục vụ học tập.
Điền kinh là môn thể thao “Nữ Hoàng” trong thế giới các môn thể thao. Các
đại hội thể thao quốc gia, quốc tế ở những ngày đầu tiên đại hội Olympic... môn
điền kinh là môn thi đấu chính thức là một trong những môn có điều kiện nói
chung và môn nhảy cao nói riêng trong chương trình đào tạo nhà trường. Tập
luyện điền kinh có tác dụng nâng cao sức khỏe, giáo dục tinh thần dũng cảm,
tính kiên trì bền bỉ và phát triển toàn diện các tố chất thể lực như: sức mạnh, sức
nhanh, sức bền, độ khéo léo, mềm dẻo...
Trong các tố chất thể lực chung thì việc phát triển sức mạnh tốc độ giữ một vai
trò hết sức quan trọng. Việc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ đó giống như chìa
khóa để dẫn đến thành tích thể thao.
Mặc dù ở mức độ nào đấy tố chất này còn là khả năng bẩm sinh của con người
song bằng cách sử dụng các bài tập thể lực được lựa chọn sẽ nâng cao một cách
đáng kể. Vì vậy việc lựa chọn và xây dựng các bài tập đảm bảo tính khoa học
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em là một vấn đề quan trọng, quyết
định đến thành tích thể thao.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bắt đầu từ năm học
2011 – 2012, để đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh từ
các cấp có sự thay đổi rõ nét.
Trước đây: Đánh giá kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh giống
như các môn văn hóa khác, phải chấm và tính điểm của từng cột kiểm tra, tính
điểm của từng học kì và tính điểm trung bình cả năm học.
Hiện nay: Đánh giá kết quả học tập môn thể dục các em học sinh thì chỉ đánh
giá: Đạt hoặc chưa đạt chứ không tính điểm. Chính vì vậy ít nhiều cũng làm ảnh
hưởng đến tâm lý của học sinh.


2


Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ,
trang thiết bị của trường THPT Việt Vinh qua nhiều năm giảng dạy và nghiên
cứu, bản thân tôi đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giảng
dạy có hiệu quả môn nhảy cao này, trong khi vận dụng các phương pháp, biện
pháp tôi thấy phương pháp vận dụng bài tập giáo dục sức mạnh tốc độ đem lại
hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh khi tập luyện, từ đó các em tự
giác, tích cực tập luyện năng vận động và đạt được những thành tích cao trong
học tập.
Với thực tế áp dụng đạt hiệu quả, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “
Vận dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho các em học
sinh trường THCS ”. Trong quá trình viết sáng kiến sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, rất mong được quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đón nhận, góp ý và
động viên chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm cùng quý thầy cô hoàn thành
tốt công tác giáo dục thể chất cho các em học sinh.

3


PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Lịch sử phát triển môn nhảy cao
Năm 1886 lần đầu tiên môn nhảy cao được tổ chức thi đấu tại Anh.
Năm 1893 môn nhảy cao phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra khắp đất nước
trên thế giới.
Năm 1896 Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại HyLạp, nhảy cao là
một trong những môn thi đấu chính tại Đại hội. Kỷ lục Olympic đầu tiên của

môn nhảy cao là VĐV E.Clac với thành tích 1,81m bằng kỹ thuật bước qua.
Kỷ lục đầu tiên của thế giới được công nhận vào ngày 18/05/1912 với thành
tích 2m00 của VĐV Đ.Horin (Mỹ) bằng kiểu nhảy cao nằm nghiêng.
Ngày 13/07/1957 VĐV Iu.Xtêpanốp (Liên Xô cũ) qua mức xà 2m16.
Năm 1968 Đại hội Olympic lần thứ 19 được tổ chức tại Mêhicô, một kỹ
thuật nhảy cao mới đã ra đời - kiểu lưng qua xà cũng từ đó đến nay kỹ thuật
nhảy cao kiểu lưng qua xà được phát triển mạnh và chiếm ưu thế hơn, so với các
kỹ thuật nhảy cao trước đó, và được hầu hết các VVĐV áp dụng thi đấu.
2.1.2. Kỷ lục nhảy cao
Kỷ lục nhảy cao thế giới hiện nay là 2m45 của VĐV Stomayo (Cu Ba).
Kỷ lục của nữ thế giới hiện nay là 2m08.
Kỷ lục nhảy cao nam của Việt Nam hiện nay là 2m25 của VĐV Nguyên Duy
Bằng (Bến Tre).
Kỷ lục nhảy cao nữ của Việt Nam hiện nay là 1m94 của VĐV Bùi Thị
Nhung (Hải Phòng).
2.1.3. Khái niệm
Nhảy là phương pháp khắc phục trọng lượng cơ thể, đưa trọng tâm lên cao
hoặc vượt qua các chướng ngại vật một các hợp lý, là môn điền kinh phát triển
4


sức bật, thuộc loại hoạt động không có chu kỳ của điền kinh.
2.1.4. Đặc điểm
- Luyện tập các môn nhảy có tác dụng tốt đến sức khỏe, đến việc bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức cho học sinh, nâng cao phát triển toàn diện các tố chất như:
sức bật, sức mạnh, tính nhịp nhàng khéo léo và chuẩn xác. Giáo dục tinh thần
dũng cảm, ngoan cường kiên định, khắc phục khó khăn....
- Giảng dạy môn nhảy cao cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề
phòng chấn thương trong luyện tập cho học sinh, phải thường xuyên kiểm tra
sân bãi dụng cụ, đảm bảo đường chạy đà bằng phẳng, đệm dày, cần phối hợp tốt

với các môn khác để bổ sung hỗ trợ cho nhau.
* Để học sinh học tốt kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, nhanh chóng nắm vững
kỹ thuật nhảy cao thì trước tiên phải nắm được thật vững chắc kỹ thuật giậm
nhảy. Khi giảng dạy giáo viên cần phải dành nhiều thời gian thích hợp, tập trung
sức chủ yếu giải quyết tốt khâu giậm nhảy, phải coi đó là nhiệm vụ chủ yếu và
phải tiến hành theo 4 giai đoạn sau: Giậm nhảy; Chạy đà kết hợp giậm nhảy; Tư
thế trên không; Củng cố và nâng cao kỹ thuật hoàn chỉnh.
* Như đã trình bày, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến
việc học sinh ngại học các giờ học nhảy cao, mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác
chậm, không thể vận dụng tốt kỹ thuật để phát huy thành tích kiểm tra trong học
tập và thi đấu là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần phải được giải quyết, vì
nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến
việc không đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học. Cho nên đối với
giáo viên trực tiếp giảng dạy, việc tìm ra những biện pháp cho môn nhảy cao
nằm nghiêng là vấn đề thật sự cần thiết mang tính cấp bách cần được giải quyết
ngay.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận Lợi

5


Chi bộ, Ban giám hiệu trường THCS rất quan tâm đến hoạt động thể dục thể
thao và phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh và luôn tạo
mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển.
Sự giúp đỡ tận tình của tất cả giáo viên cùng bộ môn cũng như giáo viên các
bộ môn khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện điều tra cơ bản ban đầu
tâm - sinh lý hệ vận động, giới tính và thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng của
học sinh.
Bản thân tôi là giáo viên giáo dục thể chất đã giảng dạy nhiều năm kỹ thuật

nhảy cao kiểu nằm nghiêng, có nhiều kinh nghiệm để có phương pháp và biện
pháp cải tiến thích hợp thực hiện tốt đề tài.
Hoạt động thể dục thể thao của giáo viên nhà trường luôn được thường xuyên
duy trì tập luyện, từ đó cũng có tác động đến sự yêu thích luyện tập của các em
học sinh.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về việc đầu tư nên đa phần các cơ sở
trường học hiện nay khá khang trang, tiện nghi đầy đủ nên cũng là một thuận lợi
cho môn nhảy cao phát triển tốt.
Điều kiện sân bãi cho môn nhảy cao đã được nhà trường đầu tư làm sân rộng
rãi, sạch sẽ.
Nhà trường đã quan tâm cung cấp đầy đủ dụng cụ cho luyện tập như: đệm và
cột nhảy cao...
Đa phần các em có điều kiện đi học gần nhà và hầu như đều tập trung
Nhu cầu cao từ phía các em học sinh được vận động giải trí sau những giờ
học mệt mỏi.
Thành tích môn nhảy cao trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã và
đang phát triển rất mạnh.
2.2.2. Khó khăn
Do điều kiện nhà trường chưa có sân tập và thi đấu trong nhà nên ít nhiều
cũng đã ảnh hưởng đến việc luyện tập trong thời tiết trời mưa.
6


Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng là nội dụng học hoàn toàn mới và có độ khó
tương đối cao so với nhảy cao kiểu bước qua mà học sinh đã học nhiều năm ở
trường THCS nên mức độ tiếp thu chậm, động tác sai khó sửa nên đa số các em
học sinh không vận dụng được kỹ thuật để thực hiện hoàn chỉnh tốt động tác.
Đối tượng học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì, đa số các em học sinh nữ xuất hiện
sức ì, có nhiều thay đổi về tâm – sinh lý, giới tính rất ngại học những giờ học
nhảy, mất tập trung đối với môn học, đa số các em không thể tiếp thu và vận

dụng tốt kỹ thuật để phát huy nâng cao thành tích kiểm tra trong học tập và thi
đấu.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và thông qua tổ bộ
môn lấy ý kiến đóng góp, tôi tiến hành thực hiện điều tra cơ bản ban đầu để lấy
số liệu làm căn cứ đánh giá thực trạng đề tài, dự giờ các giáo viên của trường có
thành tích tốt trong giảng dạy để học tập kinh nghiệm quý báu nhằm tìm được
những biện pháp, phương pháp giảng dạy thích hợp cũng như những ý kiến
đóng góp để có thể thực hiện tốt đề tài “ Vận dụng một số bài tập nhằm nâng
cao thành tích nhảy cao cho các em học sinh trường THCS”. Tôi đã rút ra
được những nội dung chính cần phải làm để giảng dạy tốt, học tốt kỹ thuật nhảy
cao bước qua như sau:
- Có kế hoạch giảng dạy chi tiết rõ ràng, kế hoạch phải bám sát theo phân phối
chương trình, phải phù hợp với tình hình sức khỏe, trình độ kỹ năng của học
sinh và tình hình thực tế của nhà trường như: điều kiện dụng cụ, sân bãi hiện có,
đặc điểm khí hầu và thời tiết ....
- Chuẩn bị thật tốt giáo án trước khi lên lớp, giáo án phải được soạn trước
ngày dạy 3 – 5 ngày để giáo viên có thời gian xem kỹ, có điều chỉnh và bổ sung
cho hoàn chỉnh giáo án trước khi tiến hành giảng dạy.
- Chuẩn bị tốt dụng cụ, sân bãi và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học như:
tranh vẽ, hình ảnh minh họa để học sinh hiểu rõ, vận dụng tốt kỹ thuật đã học.

7


- Bản thân giáo viên phải thị phạm động tác nhiều lần, ở nhiều góc độ khác
nhau cho học sinh xem.
- Phân tích giảng giải rõ từng kỹ thuật động tác, từ động tác dễ đến động tác
khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Tiến hành tập luyện phải chú ý sửa sai cho học sinh

- Xác định khối lượng vận động liên quan đến nội dung truyền thụ kiến thức
đế tránh sự nhàm chán trong giờ học của học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy luôn chú ý biến đổi hình thức hợp lý và phải đảm
bảo sự an toàn tuyệt đối cho học sinh
- Yêu cầu học sinh nghiêm túc, tự giác tập luyện tích cực
- Rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy giữa các lớp để có điều chỉnh kịp thời,
hợp lý hơn.
- Để thực hiện tốt nội dung bài học, tôi thực hiện theo những bước sau:
2.3.1. Đối với các bài tập bắt buộc theo phân phối chương trình
Căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh, lấy những dẫn chứng, ví dụ thực
tế gần gũi mà các em biết, kết hợp cho học sinh xem tranh ảnh hướng dẫn luyện
tập kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, giảng giải rõ ràng và dễ hiểu toàn bộ kỹ
thuật nhảy cao giúp các em học sinh nắm vững kỹ thuật và tiếp thu bài học tốt
hơn.
Ví dụ: Trong kỹ thuật nhảy cao kiểu bước lần lượt từng giai đoạn một
như: Chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất, cần hướng dẫn cho học sinh
nắm vững động tác theo từng bước như sau:
- Xây dựng khái niệm kỹ thuật nhảy cao:
+ Giới thiệu, phân tích, làm mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh chi tiết.
+ Cho xem tranh, ảnh, mô hình kỹ thuật...
+ Cho chạy tự do để xác định chân giậm nhảy, nắm đặc điểm đối tượng.
- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn đưa đặt chân giậm kết hợp giậm nhảy:

8


+ Phân tích làm mẫu kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy.
+ Tại chỗ tập kỹ thuật đặt chân giậm (kết hợp cả tay, chân lăng, tư thế thân
người)
+ Tập phối hợp tại chỗ giậm nhảy đá lăng (tay bên chân giậm vịn vào cây hoặc

vai bạn...).
+ Đi bộ, chạy chậm 1-3 bước giậm nhảy đá lăng.
+ Chạy đà 3-5 bước phối hợp giậm nhảy đá lăng chạm vật chuẩn rơi xuống
bằng chân giậm.
- Dạy kỹ thuật chạy đà giậm nhảy kết hợp.

9


+ Phân tích, làm mẫu kỹ thuật.
+ Chạy 3-5 bước đà (chính diện) giậm nhảy đá lăng thu chân giậm qua xà rơi
xuống bằng chân giậm.
+ Chạy đà 3-5 bước (chếch) giậm nhảy đá lăng cao ngang xà rơi xuống bằng
chân giậm.
+ Kéo dài đà 5-7 bước giậm nhảy đá lăng cao ngang xà rơi xuống bằng chân
giậm.
- Dạy kỹ thuật qua xà và rơi xuống.
Còn thiếu hình ảnh
+ Phân tích, làm mẫu kỹ thuật.
+ Chạy đà 2-3 bước giậm nhảy, sau đó co gối thu nhanh chân giậm lên cao sát
với chân lăng và khi rơi xuống thì lại duỗi thẳng ra để chạm đất trước.
+ Tại chỗ thực hiện đá lăng cao, xoay chân lăng lật thân chuyển vào tư thế
chống hai tay xuống đất cùng chân giậm.
+ Chạy đà 3 bước giậm nhảy đá lăng sau đó kết hợp xoay lật thân với thu chân
giậm lên cao . Rơi xuống bằng chân giậm, tiếp sau đó là hai tay (ngoài xà).
+ Chạy đà 3 bước giậm nhảy đá lăng sau đó kết hợp xoay lật thân với thu chân
giậm lên cao . Rơi xuống bằng chân giậm, tiếp sau đó là hai tay (thực hiện với
xà thấp).
+ Nhảy qua xà với cự ly đà, chiều cao tăng dần đến mức trung bình.
10



- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua.
Còn thiếu hình ảnh

+ Phối hợp hoàn thiện kỹ thuật 4 giai đoạn, nâng cao thành tích.
+ Ôn luyện kỹ thuật các giai đoạn lẻ (thời gian ngắn).
+ Phối hợp kỹ thuật 4 giai đoạn ở mức xà thấp và trung bình để sửa chữa và
hoàn chỉnh kỹ thuật.
+ Thực hiện phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật với độ dài đà và mức xà tăng dần.
+ Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả.
* Phương pháp thực hiện:
+ Giáo viên cần phải nêu rõ yêu cầu cho học sinh, định hướng cho học sinh về
mức độ yêu cầu, lượng vận động, về độ khó của động tác và nâng cao dần yêu
cầu. Thầy, cô cần đặt yêu cầu rõ: Cần các em thực hiện gần đúng, tương đối
đúng... các động tác này. Đồng thời cần có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên
để nắm bắt kịp thời sự thay đổi về mức độ hoàn thiện của học sinh, từ đó nâng
dần mức độ.
Ví dụ: "Hôm nay cô yêu cầu các em thực hiện được số lần là ... hoặc
thực hiện gần đúng động tác ...".
+ Có sự hướng dẫn cụ thể và chế độ tập luyện riêng đối với từng học sinh yếu
kém, cụ thể hoá bằng việc chia nhóm tập luyện như sau:
+ Lượng vận động của học sinh yếu phải vừa sức, không nên đặt yêu cầu quá
cao đối với các em.
- Nội dung tập luyện giống như cả lớp nhưng với tần suất thấp hơn.
- Thời gian tập luyện đối với bài tập kĩ năng kĩ xảo phải dài hơn cả lớp.
Ví dụ: Cả lớp thực hiện bài tập "Lò cò" với lượng vận động 3 x 15m thì
chỉ yêu cầu các em học sinh yếu thực hiện lượng vận động 3 x 10m và chia ra
làm 2 lần.
11



Sau cùng là đưa ra yêu cầu về thành tích: cao bao nhiêu? và có thể kết hợp với
thi đấu để kích thích hứng thú tập luyện cho học sinh.
+ Có sự động viên khuyến khích kịp thời đối với học sinh có cố gắng: Cho điểm
động viên khi học sinh thực hiện tốt một bài tập hoặc một động tác.
2.3.2. Đối với nhóm bài tập ở dạng trò chơi vận động
Trong quá trình tập luyện thể dục, dùng hình thức trò chơi và thi đấu để luyện
tập sẽ tránh sự nhàm chán cho các em, tạo sự hào hứng, sôi nổi, động viên được
tinh thần tích cực hăng say luyện tập của học sinh. Nội dung trò chơi phải thật
thích hợp, liên quan đến nội dung bài học như:
+ Lò cò tiếp sức.
+ Chạy tiếp sức chuyển vật.
+ Lò cò chọi gà.
+ Nhảy vào vòng tròn tiếp sức.
+ Khéo vướng chân........
 Phương pháp thực hiện:
- Giáo viên cần phải phổ biến một cách rõ ràng về cách chơi, luật chơi, yêu cầu
động tác: Trò chơi này có cách chơi như sau (...), luật chơi như sau (...), cần chú
ý thêm về một số an toàn khi chơi như (...).
Ví dụ: Trò chơi “Nhảy cừu”

- Mục đích, tác dụng:
12


Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khả ngăng phối hợp động tác, dùng sức của
tay, chân, thân người.
Rèn luyện tính tự giác, ý trí quyết tâm và tinh thần đồng đội.
- Phương pháp tiến hành:

+ Chia lớp ra thành hai đội đều nhau, mỗi đội đứng thành một hàng ngang
cách nhau một cánh tay (nam riêng, nữ riêng), sau đó cho mọi người cúi đầu,
gập lưng xuống, hai chân rộng bằng vai, đầu gối thẳng, hai tay chống thẳng
vào hai đầu gối.
+ Cách chơi: Trọng tài cho bắt đầu, người cuối hàng nhanh chóng nhảy qua
từng người một trong hàng tới đầu hàng rồi đứng lại đúng khoảng cách ở tư
thế quy định, người thứ nhất vừa nhảy qua người trước, người thứ hai nhảy
tiếp theo. Cứ như vậy cho đến người đầu hàng nhảy xong trở về vị trí ban đầu
là kết thúc một lần chơi.
- Luật chơi:
+ Chia đội phải đều.
+ Mọi người phải đứng đúng ở tư thế chuẩn bị.
+ Mỗi người đều phải thực hiện “nhảy cừu” qua từng người một, từ cuối
hàng lên đầu hàng một lần rồi đứng lại đúng khoảng cách ở tư thế chuẩn bị.
+ Không được cản trở, gây khó khăn, nguy hiểm cho người chơi. Đội nào
xong trước là đội đó thắng cuộc. Đội nào thua cuộc sẽ bị phạt để kích thích
người chơi.
- Phải có sự đổi mới sáng tạo trong mỗi lần chơi như : tăng về lượng vận động,
tăng về khoảng cách, cự li......
Ví dụ: Lần 1: lò cò tiếp sức 10m(lò cò bằng chân thuận, không đổi chân).
Lần 2: lò cò tiếp sức 15m(lò cò bằng chân thuận, không đổi chân).
+ Phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích, tác dụng của trò chơi đồng thời có
sự phân định thắng thua để các em nỗ lực hơn trong lần chơi sau. Cần phải chú ý
tính công bằng trong các lần chơi sau.
13


Ví dụ: Giáo viên nên nêu rõ: Trò chơi này nhằm phát triển sức mạnh (...)
hoặc sức bật (...) do vậy mỗi em đều cần có sự cố gắng nỗ lực đồng thời nhóm
(tổ) nào thua sẽ phải (...)

+ Phải có tính đồng đều: Học sinh nào cũng được tham gia và được giao các
nhiệm vụ như nhau.
+ Phải có sự đổi mới và khác nhau trong mỗi lần chơi, tránh lặp đi lặp lại quá
nhiều một trò chơi sẽ làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán.
Ví dụ: Tiết trước: Lò cò chọi gà.
Tiết sau: Tiếp sức chuyển vật...
+ Có thể kết hợp nhiều trò chơi và sáng tạo thêm trò chơi mới trong mỗi lần
chơi.
Ví dụ: Lò cò vượt rào tiếp sức.
Chạy vượt rào tiếp sức chuyển vật.
Bật cóc tiếp sức.
Đi vịt tiếp sức.
+ Mang tính chất thi đấu tập thể và cá nhân:
Ví dụ: - Thi đứng lên ngồi xuống bằng một chân.
- Thi nhảy xa 3 bước....
2.3.3. Đối với nhóm bài tập về nhà
Dặn dò bài tập ở nhà căn cứ theo nội dung đã học trên lớp và tình hình
tiếp thu của học sinh, đảm bảo tập đủ cường độ để nâng cao kỹ thuật thể lực, kỹ
năng và tố chất vận động của học sinh để có thể giảng dạy tốt hơn ở những buổi
tập sau.
Ví dụ:
- Chạy lên dốc, xuống dốc.
- Nhẩy dây bằng một chân(chân thuận).
- Đứng lên ngồi xuống bằng một chân(chân thuận).
- Tập bật xa qua chướng ngại vật.
14


- Bật cao lên bậc ...
+ Cần hướng dẫn các em về cách thức tập luyện, thời gian tập luyện và lượng

vận động một cách hợp lý, cụ thể hoá bằng số lần (chú ý phải có sự tăng tiến)
Ví dụ: Với bài tập "Bật nhảy đổi chân", tôi hướng dẫn các em như sau:
- Nơi tập: Bậc thềm nhà hoặc một địa hình có độ cao tương ứng.
- Cách thức thực hiện: Đứng một chân cao, một chân thấp. 1/2 bàn chân
trên đặt ở bậc thềm. Dùng 1/2 bàn chân trên làm điểm tì bật thẳng người lên
theo phương thẳng đứng rồi tiếp đất bằng chân đó đồng thời đặt chân kia vào
vị trí của bậc thềm giống như trước nhưng bằng chân còn lại và cứ tiếp tục
như vậy.
- Thời gian tập luyện: Buổi sáng hoặc buổi chiều (không tập sau bữa ăn).
- Lượng vận động: Mỗi ngày tập 1 - 3 lần, mỗi lần thực hiện 50 lần bật
nhảy.
Sau 2 - 3 tuần tôi lại kiểm tra và tăng hoặc giảm lượng vận động cho các
em hoặc giao cho các bài tập khác.
+ Cần chú ý về tính an toàn trong tập luyện ở nhà như nhắc nhở các em phải
khởi động kĩ trước khi tập luyện, không tập luyên quá sức hoặc vượt quá khả
năng của mình.

+ Có sự kiểm tra theo dõi về sự tập luyện của các em, động viên kịp thời
và biểu dương những em có ý thức tập luyện tốt. Từ đó sẽ giúp các em tự
giác tích cực hơn trong tập luyện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc áp dụng thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy đa số các em
học sinh có thái độ học tập tốt, có hứng thú hơn đối với những giờ học nhảy cao
qua những trò chơi vận động mang tính thi đua giữa các tổ, nhóm. Dần dần các
em không còn sự nhàm chán mà sự ham thích luyện tập tăng dần khi được
xuống sân luyện tập không chỉ ở môn nhảy cao nằm nghiêng mà ở các nội dung
học khác cũng vậy. Mức độ hoàn thiện kỹ thuật động tác của các em ngày càng
15



được nâng cao, vận dụng tốt kỹ thuật để phát huy nâng cao thành tích trong học
tập và thi đấu.
Qua thực tế những năm giảng dạy môn thể dục trong trường THCS, với sự cố
gắng nghiên cứu, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, bản thân tôi đã
mạnh dạn đưa vào môn nhảy cao có áp dụng phương pháp vận dụng một số bài
tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao cho các em học sinh đã đạt được kết
quả sau:
- Tiết học thể dục với môn nhảy cao sinh động hơn.
- Học sinh hăng say tích cực tập luyện hơn.
- Ý thức tự giác tập luyện của học sinh được nâng lên.
- Khắc phục được tình trạng lười tập luyện.
- Lượng vận động trong tiết học được nâng lên.
- Thể lực của học sinh được cải thiện.
- Ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh tốt hơn.
+ Kết quả đánh giá xếp loại môn nhảy cao năm học 2014- 2015 giữa hai nhóm:

Lớp

Số HS

Yếu

TB

Khá

Giỏi

tham


(chưa

(Đạt)

(Đạt)

(Đạt)

gia

đạt)
SL %

SL

%

SL

%

SL

%

9a
(Nhóm thực nghiệm)

30


0

0

9

30

9

30

12

40

29

0

0

15

51,7

10

34,5


4

13,8

9b
(Nhóm đối chứng)

+ Kết quả đánh giá xếp loại môn nhảy cao kỳ I năm học 2015- 2016 giữa hai
nhóm:

16


Lớp

Số HS

Yếu

TB

Khá

Giỏi

tham

(chưa

(Đạt)


(Đạt)

(Đạt)

gia

đạt)
SL %

SL

%

SL

%

SL

%

9ª,9b
(Nhóm thực nghiệm)

59

0

0


10

16,9

24

40,7

25

42,4

31

0

0

16

51,6

9

29

6

19,4


9c
(Nhóm đối chứng)

+ Kết quả của hai năm thực nghiệm liên tiếp năm 2014 - 2015, năm 2015 2016 đạt được như sau:
HS

Yếu

TB

Khá

Giỏi

thực nghiệm

(chưa

(Đạt)

(Đạt)

(Đạt)

Năm

đạt)
SL %


SL

%

SL

%

SL

%

2014 - 2015

30

0

0

9

30

9

30

12


40

2015 - 2016

59

0

0

10

16,9

24

40,7

25

42,4

* Tóm lại: Qua thực tế giảng dạy nội dung nhảy cao, nhóm được giảng dạy
theo phân phối chương trình thông thường có kết hợp cùng với một số phương
pháp nghiên cứu đề tài “ Vận dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích
nhảy cao cho các em học sinh trường THCS”. vào tiết dạy thì kết quả học tập
tốt hơn so với nhóm không áp dụng.

17



PHẦN 3: KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài, qua lý luận và thực tiễn áp dụng tại đơn vị, tôi nhận
thấy đã đạt được kết quả khả quan, nó tạo được sự tự tin, nhiệt tình của người
dậy và sự ham thích, tích cực tập luyện của người học, làm cho không khí nhà
trường thêm tươi vui, lành mạnh.
Kết quả đạt được giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức và khả năng thực
hiện đúng kỹ thuật các môn học thực hành, phát triển cơ toàn diện, xây dựng
được thói quen ham thích luyện tập thể dục thể thao, có tác phong lành mạnh,
đúng đắn, trật tự, kỷ luật, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu đào
tạo.
Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã đạt
được, tôi nhận thấy muốn giảng dạy đạt kết quả tốt giáo viên phải có sự đầu tư
chuẩn bị kỹ giáo án trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học và dụng cụ sân
bãi tốt.
Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút sự ham thích của học sinh đối với
môn học, bản thân người dạy ngoài sự nhiệt tình giảng dạy cần phải không
ngừng học hỏi trang bị thêm kiến thức, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho
vững vàng, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, phải rút được kinh nghiệm sau
mỗi giờ dạy để tìm ra những phương pháp cải tiến, phù hợp với yêu cầu giảng
dạy.
18


Tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lý, bài tập phải vừa sức, phù hợp với
sức khỏe, trình độ thể lực, tâm – sinh lý, giới tính của học sinh, tránh cho các em
sự lo ngại, nhàm chán, tạo được tâm lý tốt cho các em đối với môn học.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy phải thực hiện thật tốt công tác bảo hiểm
để đảm bảo an toàn cho học sinh, giúp các em an tâm, tự tin hơn trong quá trình

tập luyện. Có như thế học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu tốt bài học, vận dụng tốt kỹ
thuật nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi
dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác
chăm lo sức khỏe học sinh.
Mỗi năm nhà trường phải mua sắm thêm một số thiết bị dụng cụ như: mua
thêm đệm bật xa, để thay thế các đệm xuống cấp, không an toàn, không tập
luyện, tiến tới xây dựng phòng học các môn có sự ghi chép cũng như các môn
có tính đối kháng như môn cờ vua, bóng bàn.
Mỗi năm nhà trường cùng các thầy cô bộ môn , học sinh, tự làm thêm một số
thiết bị dụng cụ như: cờ, hố cát, sân bóng……góp phần làm giàu thêm cơ sở vật
chất của nhà trường, phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh.
Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập.
Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không
thuận lợi.
Trên đây là những ý tưởng mà tôi đưa ra và cộng thêm một chút kinh nghiệm
có được qua mấy năm giảng dạy. Kính mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến
để đề tài trên của tôi được hoàn thiện và để tôi có được kết quả giảng dạy tốt
hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Thể dục lớp 9: Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo khoa Thể dục lớp 8 hà xuất bản Giáo dục
3. Giáo trình Điền kinh: Nhà xuất bản Thể dục thể thao
4. Giáo trình Trò chơi: Nhà xuất bản Thể dục thể thao

5. Giáo trình môn Lí luận giáo dục thể chất: Nhà xuất bản Giáo dục
6. Sách giáo viên Thể dục lớp 9 Nhà xuất bản Giáo dục
7. Sách giáo viên Thể dục lớp 8 Nhà xuất bản Giáo dục

C xem giúp họ e nhe

20


21



×