Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ MINH TRANG

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thu Hằng

Thái nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến” dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thu Hằng là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả ngh iên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa được công bố.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện

Thân Thị Minh Trang
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn



Xác nhận của đại diện khoa
chuyên môn

TS. Dương Thu Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. Có được luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới TS. Dương Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn,
dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình
triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Khoa Sau đại học – Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên, Thư viện
Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho bản thân tôi
trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh

nhất song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy,
Cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời

cam

đoan

................................................................................................................i Lời cảm ơn
.................................................................................................................

ii

Mục

lục...................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .....................................................................................................................10

1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử ............................................................................10
1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................................................................................10
1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử ..........................................................................11
1.2. Phác thảo diện mạo văn hóa Việt ...................................................................13
1.2.1. Văn hóa bản địa của người Việt ..................................................................13
1.2.2. Văn hóa bản địa của người Việt và các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn ...........5
1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến..............18
1.3.1. Con người và cuộc đời ................................................................................18
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác .......................................................................................20
1.3.3. Đôi nét về các sáng tác thể hiện văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến
..21
* Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................22
Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
CƠ BẢN ...................................................................................................................24
2.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ vua – tôi ........................................................24
2.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ với quan lại .............................................................. 31

2.3. Văn hóa ứng xử trong quan hệ bạn bè ............................................................42
2.4. Văn hóa ứng xử trong quan hệ làng xóm .......................................................51
* Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................61
Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH........................................63
3.1. Văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ - chồng .....................................................63
3.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ cha - con........................................................77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

3.3. Văn hóa ứng xử với cha mẹ, anh em, họ hàng. ..............................................92
*Tiểu kết chương 3 ................................................................................................97
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất cứ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, văn hóa luôn là một trong
lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo,
sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Một biểu hiện cần đặc biệt quan tâm
trong lĩnh vực văn hóa đó là văn hóa ứng xử được hình thành trong quá trình giao
tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Một trong những nơi lưu giữ những nét
đẹp trong văn hóa ứng xử đó chính là văn học. Ngày nay, trong xã hội, văn hóa ứng
xử có phần sa sút. Một số thành phần có lối sống, lối suy nghĩ, ứng xử thiếu văn
hóa đi ngược lại truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy,
nghiên cứu văn hóa ứng xử trong tác phẩm văn học trung đại là một trong những
cách “học cũ biết mới” để có thể học tập những nét ứng xử của cổ nhân. Từ đó ,
lưu giữ và phát huy lối ứng xử tinh tế của cha ông từ ngàn xưa và loại bỏ lối ứng
xử thiếu văn hóa.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn, một cây đại thụ của văn học dân tộc. Thời
đại ông sống là một thời đại xảy ra nhiều biến động dữ dội. Cuộc xâm lăng của thực
dân Pháp đã kéo theo sự du nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây, làm thay đổi rất
nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa ứng xử.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình dày công tìm hiểu thơ văn Nguyễn
Khuyến, tuy nhiên, một công trình nghiên cứu hệ thống, cụ thể v ề “Văn hóa
ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến” vẫn chưa được đặt ra. Vì vậy, chún g tôi
chọn đề tài này hi vọng sẽ góp phần đánh giá đầy đủ và ch ính xác hơn về giá trị
thơ văn Yên Đổ.

Nguyễn Khuyến là một trong những tác giả được giảng dạy trong nhà trường.
Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đổi mới nội dung giảng dạy đó là
bên cạnh việc truyền đạt tri thức còn có thể liên hệ với thực tiễn và giáo dục nhân
cách cho học sinh. Đó là một trong những cách đưa văn học lại gần với cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1

/>

2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa là một trong những lĩnh vực rất được quan tâm, vì vậy có rất nhiều
công trình nghiên cứu được đặt ra. Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn “Việt
Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành
bởi Quan Hải Tùng Thư. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như:
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của
Phan Ngọc, “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” của
Đinh Gia Khánh, “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” của Nguyễn Đăng Duy,
“Văn hóa gia đình Việt Nam” của Vũ Gia Khánh…
Riêng văn hóa ứng xử cũng có rất nhiều các công trình đã nghiê n cứu như:
“Ứng xử trong gia đình” của Thanh Tâm, “Văn hóa giao tiếp” của Phạm Vũ
Dũng, “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam” do Lê Như Hoa chủ biên, “Nghệ
thuật ứng xử của người Việt” của tác giả Phan Minh Thảo, “Văn hóa ứng xử của
người Việt”của La Văn Quán, “Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình” của
Nguyễn Văn Lê…
Những công trình trên đã nghiên cứu về văn hóa và văn hóa ứng xử nói
chung. Tuy nhiên, chúng chưa đi sâu tìm hiểu về văn hóa ứng xử của người Việt
qua văn học. Gần đây, đã có rất nhiều luận văn thạc sĩ đề cập tới vấn đề văn hóa
ứng xử. Chúng tôi quan tâm tới một số công trình sau:
“Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca
dao - tục ngữ” của Trần Thúy Anh, giảng viên trường Đại học khoa học xã hội và

nhân văn Hà Nội đã nghiên cứu những ứng xử truyền thống của người Việt trong
cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Nét đẹp trong văn hóa ứng xử được tác giả cô
đọng, đúc kết lại qua hai loại hình của văn học dân gian Việt Nam đó là ca dao và
tục ngữ. Tác giả đã dựng lại bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa, nét sinh động, những
sắc thái riêng biệt trong ứng xử của họ đồng thời chỉ ra những tiếp biến văn hóa của
thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ.
“Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm” của Triệu Thùy Dương,
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người
Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu biểu thế kỷ XVIII – XIX. Từ đó, tìm ra ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2

/>

hưởng của thế ứng xử với tư cách là quan niệm sống, lối sống, nếp sống, lối hành
động của một cộng đồng người trong thực tế đời sống đến văn học. Luận văn dùng
ca dao, tục ngữ làm điểm tựa để so sánh với một số truyện thơ Nôm tiêu biểu. Tác
giả đã tìm hiểu truyện thơ Nôm người Việt dưới một góc nhìn mới: góc nhìn từ
truyền thống văn hóa Việt. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã có ý
thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và
đâu là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa
ứng xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm. Đây là một trong những công trình
nghiên cứu khá cụ thể văn hóa ứng xử người Việt trong quan hệ với môi trường tự
nhiên, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ gia đình.
“Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du” của Cao Thị Liên
Hương, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu về văn hóa ứng xử,
những nét cư xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta đã đi vào thơ chữ Hán
của Nguyễn Du. Luận văn đã khảo sát toàn bộ những bài thơ trong ba tập thơ chữ
Hán của Nguyễn Du đó là Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp
lục do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996). Bên cạnh đó, người viết đã so

sánh thơ văn của một số tác giả mà nội dung có liên quan để thấy được nét ứng xử
tiêu biểu trở thành chuẩn mực trong đời sống của người Việt. Qua khảo sát, thống
kê, tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tác giả nhận thấy văn hóa ứng xử của
Nguyễn Du thể hiện trong bốn mối quan hệ chính: ứng xử với bản thân, ứng xử với
môi trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội và ứng xử với gia đình.
Như vậy, những luận văn trên đã nghiên cứu rất sâu sắc về văn hóa ứng xử
được thể hiện trong văn chương. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu về văn hóa ứng xử thể hiện qua thơ Nguyễn Khuyến. Nó chỉ được đề cập đến ở
một số đề tài, khóa luận tốt nghiệp như :
Trong đề tài nghiên cứu của Hoàng Mai Quyên về “Giá trị văn hoá truyền thống
trong trước tác chữ Nôm của Nguyễn Khuyến” tác giả cũng quan tâm đến đời sống
tình cảm và văn hóa giao tiếp của ông với con cái, với vợ, với bạn bè, với học trò…
Trong bài viết của mình tác giả chia hệ thống văn hoá ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến thành ba mảng: ứng xử tình cảm trong gia đình, quan hệ ứng xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3

/>

trong tình thầy trò và giao tiếp ứng xử với bạn bè, hàng xóm. Tuy nhiên, tác giả
mới chỉ tìm hiểu một cách sơ lược về các mối quan hệ ứng xử này chứ chưa
đưa nó thành một hướng nghiên cứu chính, chi tiết và cụ thể.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Tình cảm gia đình trong thơ văn Nguyễn
Khuyến” của mình, tôi cũng đã tìm hiểu một cách cụ thể về các mối quan hệ
tình cảm của Nguyễn Khuyến với vợ, con và từ đó chỉ ra những điểm khác
biệt trong ứng xử của Nguyễn Khuyến so với các nhà nho cùng thời và trước
đó. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở các mối quan hệ tình cảm trong gia
đình và chưa đi sâu tìm hiểu quan hệ ứn g xử của ông.
Hoặc nó cũng được nhắc tới trong một số bài viết, bài báo khoa học
như: trong bài “Nguyễn Khuyến một phong cách thơ lớn” Nguyễn Lộc viết: “Nói về

tình cảm của con người, kể cả những tình cảm riêng tư, Nguyễn Khuyến không phải
là người đầu tiên. Giai đoạn trước từng có Phạm Thái khóc người yêu, Nguyễn Hữu
Chỉnh khóc chị, Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ khóc vợ…Còn nói về tình giao
hữu bạn bè thì có nhan nhản trong thơ chữ Hán. Tất nhiên những sáng tác ấy có ý
nghĩa riêng của nó, và đối với sự hình thành con người cá thể của giai đoạn văn học
trước, ngay trong xã hội, con người cá thể cũng chưa có điều kiện hình thành, thì
trong văn học những tình cảm riêng tư cũng mang một sắc thái chung, có tính cách
đạo đức cộng đồng. Đặc sắc của Nguyễn Khuyến là những tình cảm của ông giữ
được nguyên vẹn tính chất cá thể, cụ thể của nó, mà không tan biến vào cái chung;
và cái cá thể cụ thể ấy lại có tính nông thôn rõ rệt…” [14, tr.48].
Nguyễn Lộc đã đề cập đến tình cảm riêng tư, tình gia hữu trong thơ ông tuy
nhiên đó là những đánh giá hết sức khái quát về vấn đề này chứ chưa đi sâu vào
từng tác phẩm cụ thể.
Trong bài “Những vần thơ xuân”, Phạm Ngọc Lan có viết: “Dường như có
sự phân định khá rõ thơ Nguyễn Khuyến thành hai mảng: thơ chữ Hán, như ở phần
đầu đã nói, thường là những bài thơ có ý nghĩa tượng trưng, trực tiếp bộc bạch tâm
sự, hoặc lời ân cần khuyên con; thơ chữ Nôm thường hướng vào việc miêu tả xác
thực khung cảnh mùa xuân ở nông thôn với không khí hội làng, hội xuân và những
sinh hoạt nông thôn cổ truyền” [26, tr.207].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4

/>

Ở bài viết này, Phạm Ngọc Lan cũng nhắc đến những bài thơ khuyên con và
những sinh hoạt ở nông thôn tuy nhiên tác giả lại chỉ nêu lên vấn đề chứ cũng chưa
đi sâu vào từng bài cụ thể để tìm hiểu và nghiên cứu.
Trần Thị Băng Thanh và Phạm Tú Châu trong bài “Hai loại chân dung phụ
nữ” có nêu: “Trong số hơn 300 bài thơ, bài văn bằng chữ Hán và chữ Nôm của nhà
thơ Yên Đổ có tới hơn 50 bài viết về người phụ nữ. Đối với các nhà thơ khi xưa “thi

ngôn chí” là tiêu chuẩn sáng tác, thì số lượng thơ đó thật không phải nhỏ. Số lượng
đó càng có ý nghĩa khi nhà thơ Yên Đổ không chỉ dành tình cảm của mình cho
những người thân trong gia đình là mẹ, vợ, con gái… như văn thông thường của nhà
nho, mà mở rộng lòng mình với nhiều tầng lớp người trong xã hội” [25, tr.252].
Hai nhà nghiên cứu này đã quan tâm đến những bài viết về người phụ nữ nói
chung trong xã hội qua thơ Nguyễn Khuyến tuy nhiên họ không tập trung phân tích
và làm rõ quan hệ ứng xử của ông họ đặc biệt với vợ ông.
Trong bài báo khoa học “Giá trị văn hoá truyền thống trong thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến”, Dương Thu Hằng - Hoàng Mai Quyên đã đề cập đến những
nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung và
người dân làng Yên Đổ quê hương tác giả nói riêng. Đó là phong tục mừng thọ ,
phong tục chợ tết, phong tục đánh trống đốt pháo đêm giao thừa. Từ đó , tác giả
đi đến khẳng định mảng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đã lưu giữ được những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong bài viết này, tuy các tác giả đã nghiên cứu những nét đẹp văn hóa
trong sinh hoạt nông thôn ở mảng thơ Nôm nhưng chưa tìm hiểu về nét đẹp văn hóa
và ứng xử của Nguyễn Khuyến trong toàn bộ sáng tác của ông.
Trần Nho Thìn đã có những nhận xét hết sức khái quát về văn hóa làng xã
trong thơ Tam Nguyên những ngày trở về Yên Đổ trong bài “Từ những biến
động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh
sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến”: “Các nhà nghiên cứu đã nói
nhiều tới những bài thơ trong đó Nguyễn Khuyến kể lại các hình thức s inh hoạt
có tính chất văn hóa ở nông thôn: cảnh ông cùng các bạn đồng tuế lên lão năm
mươi, cảnh chợ Đồng ngày giáp Tết Nguyên Đán, đêm giao thừa…Những bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5

/>

thơ này có sức diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc sống văn hóa độc

đáo của nông thôn, rõ nét tưởng như có thể hít thở được không khí ấy” [42,
tr.565] hoặc “Ta càng thêm hiểu vì sao Nguyễn Khuyến viết nhiều câu đối mừng
ngày cưới hay phúng viếng đám tang. Chẳng phải đơn thuần vô cớ để trổ tài chữ
nghĩa văn chương, những dịp làm câu đối thường là những giây phút để ông “hòa
đồng”. Sống với ông lúc này là – tức là thực hiện mình trọn vẹn – trong đời sống
văn hóa thường ngày của làng quê” [42, tr.565].
Khi tìm hiểu về tấm lòng đôn hậu của Hoàng Và, Nguyễn Phong Nam trong
cuốn “Văn học trung đại Việt Nam” đã nhận xét về “Nguyễn Khuyến”: “Đọc thơ
Nguyễn Khuyến, có thể dễ dàng nhận thấy tấm lòng nhân hậu của ông đối với cộng
đồng. Ông biết các hòa nhập với lân gia xóm mạc; sống chân tình cởi mở như một
người dân quê bình dị. Tất cả được ông ghi lại trong thơ” [31, tr.302].
Như vậy, các tác giả có đề cập đến những khía cạnh về văn hóa ứng xử của
Nguyễn Khuyến trong thơ ông nhưng vẫn chưa có công trình nào đặt nó thành đối
tượng nghiên cứu chính. Cho nên, chúng tôi thấy việc tìm hiểu, đánh giá vấn đề này
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Nghiên cứu luận văn này, chúng tôi tham khảo
những tài liệu, những ý kiến đánh giá trên và một số tư liệu liên quan đến tác giả để
tìm hiểu về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm của văn hóa ứng xử được thể hiện trong thơ Nguyễn
Khuyến, từ đó đánh giá được ý nghĩa của vấn đề này đối với trước tác của Nguyễn
Khuyến nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
- Làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân
và xã hội. Góp phần hiểu hơn bối cảnh văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người
trong buổi giao thời.
- Cung cấp kiến thức để nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên
cứu tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến.
4. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa ứng xử trong những mối quan hệ cơ bản qua thơ Nguyễn Khuyến.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6

/>

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.
- Phân tích chỉ rõ những nét đặc sắc về văn hóa ứng xử với môi trường xã
hội trong thơ ông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa ứng xử bao gồm các quan hệ ứng xử như ứng xử với bản thân,
với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Trong luận văn này, c húng tôi sẽ
chỉ đi sâu tìm hiểu những sáng tác viết về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
trong thơ Nguyễn Khuyến. Từ đó làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử trong đời
sống xã hội của ông cha ta từ ngàn xưa. Trong chừng mực có thể, chúng tôi sẽ so
sánh liên hệ với một số sáng tác khác của các tác giả khác để chỉ ra điểm tương
đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến . Chúng tôi hi
vọng luận văn sẽ cung cấp một góc nhìn mới mẻ và thú vị về thơ Tam Nguyên,
tiêu biểu là văn hóa ứng xử của ông trong các mối quan hệ với vua quan, bạn bè,
làng xóm, gia đình.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khi thực hiện đề
tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này giúp chúng tôi xác định được những cơ sở lí luận và thực
tiễn làm tiền đề trước khi tiến hành triển khai vấn đề cụ thể.
- Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê những bài thơ có đề cập đến văn
hóa ứng xử với môi trường xã hội. Từ đó phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng
nghiên cứu. Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương pháp này có tác
dụng chỉ ra và cụ thể hoá các khía cạnh của vấn đề.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh các tác phẩm
thể hiện ứng xử văn hóa của Nguyễn Khuyến với các tác phẩm khác của một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7

/>

tác giả trước ông, cùng thời với ông và sau ông. Việ c so sánh đối chiếu sẽ làm nổi
bật những khác biệt trong ứng xử của Hoàng Và.
- Phương pháp phân tích
Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu, khám phá và phân tích đặc điểm
văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến. Đây là một phương pháp không thể thiếu để
có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có một cái nhìn
khái quát về các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng giúp cho chúng tôi có thể
tóm lại những nội dung chính của các phần, các chương.
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi xem xét “Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến” trong mối quan hệ hệ thống.
- Phương pháp liên ngành
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết
hợp sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn
hoá học, tâm lý học, triết học… nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề
nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

Chương 2: Văn hóa ứng xử trong những mối quan hệ xã hội cơ bản
Chương 3:Văn hóa ứng xử trong gia đình
8. Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên khảo sát có hệ thống về văn hóa ứng xử
trong thơ Nguyễn Khuyến ở các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và ngoài xã
hội. Từ đó phân tích chỉ ra những nét đẹp văn hóa thể hiện trong thơ ông, điều
khiến văn học gần với đời sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8

/>

- Đề tài có đóng góp về mặt lý luận và thực tế. Qua việc đánh giá và tìm
hiểu về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”, đề tài đã cho thấy tầm quan
trọng của văn hóa ứng xử đối với đời sống văn học nói riêng, với văn hóa Việt
Nam nói chung.
- Đề tài đã góp phần khẳng định tài năng sáng tác và tâm hồn phong phú
sâu sắc của Nguyễn Khuyến – một trong những tác giả lớn của nền văn học dân
tộc. Đồng thời, nó còn cho thấy lối sống, lối suy nghĩ, hành động của Tam
Nguyên với những biểu hiện văn hóa ứng xử của người Việt từ truyền thống đến
hiện đại. Từ đó, nhắc nhở thế hệ đi sau cần học tập và noi gương các thế hệ đi
trước về cách ứng xử có văn hóa.
- Đề tài là một trong những nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc học tập,
giảng dạy tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9

/>

NỘI DUNG

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Với vai trò vô cùng quan trọng của mình, văn hóa đã và đang được toàn thế
giới quan tâm. Nó là sản phẩm do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động
của con người. Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành một trong những đối tượng
nghiên cứu chính của khoa học nhân văn và là một trong những khái niệm tạo nên
sự tranh luận hết sức phong phú.
Theo quan niệm phương Tây, “Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh tác, trồng
trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai
là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người” [Dẫn
theo 38, tr.10]. Như vậy, có thể hiểu văn hóa gắn liền với quá trình con người tạo ra
các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình giáo dục đào tạo con
người.
Theo quan niệm phương Đông, “văn” được hiểu là vẻ đẹp, “hóa” được hiểu
là biến đổi, và hai chữ “văn hóa” ghép lại là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra.
Quan niệm về văn hóa này của người phương Đông khác so với quan niệm văn hóa
của người phương Tây. Nếu người phương Tây thiên về ứng xử với tự nhiên thì
người phương Đông thiên về ứng xử xã hội.
Theo thời gian khái niệm văn hóa được mở rộng và được E.Tylor đưa vào
trong cuốn sách Văn hóa nguyên thủy (1871). Sau khái niệm mà E.Tylor đưa ra, đã
có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau. Chúng tôi thấy định nghĩa về văn hóa mà UNESCO đưa ra
mang tính khái quát cao: “Văn hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình
cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong
hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10


/>

cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng” [Dẫn theo 38, tr.18]. Đây là định
nghĩa mang tính tổng quát, nó nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa
nhưng vẫn đảm bảo mang đầy đủ nội hàm định nghĩa về văn hóa.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các học giả Việt Nam cũng đưa ra các định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm
trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều và
coi đó là một trong những công cụ hữu ích để tìm hiểu văn hóa: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội” [39, tr.10].
Từ đó, ông đưa ra hệ thống cấu trúc văn hóa gồm 4 tiểu hệ cơ bản: văn hóa
nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và
văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
Như vậy, từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm
của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và
xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự
bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
thông qua quá trình xã hội hóa. Nó được tái tạo và phát triển trong quá trình
hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là t rình độ phát triển của
con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu, các hình thức tổ chức đời
sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do
con người tạo ra.
1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
Từ xa xưa, người Việt luôn coi trọng văn hóa ứng xử bởi nó thể hiện trình
độ văn hóa, văn minh của một cộng đồng người.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước
sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể
hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả

tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con
người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người
đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt
động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau,
nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá
nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo
đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ,
lời nói của mỗi cá nhân đó. Chính vì tầm quan trọng của nó, văn hóa ứng xử
được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Từ mỗi góc nhìn khác nhau, các tác
giả đã có những cách hiểu riêng về văn hóa ứng xử.
Theo Đỗ Long trong cuốn Tâm lý học văn hóa ứng xử, ông cho rằng: “Văn
hóa ứng xử là một hệ thống thái độ hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ
giữa người với người trên các căn cứ pháp luật đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự
phát triển của cộng đồng người, của xã hội” [18, tr.73].
Còn Trần Thùy Anh thì cho rằng: “Văn hóa ứng xử là toàn bộ những tín
điều, truyền thống,…hướng dẫn hành xử mà cá nhân trong xã hội được xã hội đó
trao truyền bằng nhiều hình thức học tập” [2, tr.19].
Phạm Vũ Dũng định nghĩa: “văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những
nếp ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các
đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý…trong
quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở
thành các chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời
sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia…được
cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo” [7, tr.27].

Bùi Thiết trong cuốn Cảm nhận về văn hóa đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa
ứng xử là hệ thống ứng xử giữa con người và thế giới tự nhiên – vũ trụ và hệ thống
ứng xử giữa con người với nhau hay trong xã hội con người” [41, tr.98].
Như vậy, có thể hiểu văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua
thái độ, hành vi, hành động phân xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác hoặc
một đối tượng khác. Nó là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực, được chắt lọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>

thành các kinh nghiệm, quy tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể hiện ở các tình
huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc.
1.2. Phác thảo diện mạo văn hóa Việt
1.2.1. Văn hóa bản địa của người Việt
Bàn về loại hình văn hóa, bất kì ai cũng có thể nhận thấy rằng văn hoá Việt
Nam thuộc kiểu văn hóa nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á truyền thống. Nó có
những nét đặc trưng giống và khác so với các nền văn hóa trong khu vực và trên thế
giới.
Người Việt có tinh thần yêu nước nồng nàn. Lịch sử đấu tranh chống ngoại
xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc ta đã thể hiện rõ điều này. Chủ nghĩa
yêu nước ấy đã được linh thiêng, tâm linh hóa, thành một thứ tín ngưỡng. Nó trở
thành một phạm trù thiêng liêng, thành cái để người ta thờ phụng. Mỗi dòng họ mỗi
gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên thể hiện sự tri ân của thế hệ sau với thế hệ trước.
Nó đã cho thấy truyền thống quý báu: Uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Văn hóa người Việt cũng thể hiện rõ ở tính cộng đồng. Con người Việt Nam
không bao giờ tách mình ra khỏi tập thể. Họ sống trong mối quan hệ giữa mình với
gia đình, dòng họ, xóm làng. Nếu ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng
có quan hệ với nhau, nhưng quan hệ lỏng lẻo, chỉ mang tính chất xã giao, đề cao cá
nhân hơn tập thể thì ở Việt Nam, con người lại đề cao vai trò của tập thể. Từ đó,

hình thành nên lối sống “trọng tình”. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái
độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia
đình: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Họ không chỉ thực hiện
chức năng duy trì nòi giống mà họ còn là người chăm sóc gia đình, giáo dục con
cái. Sự gắn bó cộng đồng cũng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa, trọng đạo lý: Lá
lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây… Các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái
lý không bằng một tí cái tình… Vậy nên, người Việt có lối sống hòa hợp, yêu
thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong cùng môi trường
sinh hoạt. Mặt trái của nó là sự coi nhẹ vai trò cá nhân (vì thế thiếu tính cạnh tranh),
thói dựa dẫm, thói cào bằng, óc bè phái địa phương…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

Nói tới văn hóa Việt là nói tới nền văn hóa nông nghiệp. Cư dân Việt Nam
chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, vì vậy một
lúc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như: thời tiết, nước, khí hậu… nên
về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp - biện chứng, nặng về kinh
nghiệm chủ quan cảm tính: Sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen…
Từ đó dẫn tới lối sống linh hoạt luôn thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh: Ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy… Tuy nhiên,
mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu
tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc.
Từ những đặc điểm này, Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam” đã rút ra năm đặc trưng lớn khi bàn về tính cách văn hóa truyền
thống người Việt. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tính cộng đồng: Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, trong truyền
thống là kiểu nông nghiệp thuần túy. Tính thời vụ và nhu cầu chống thiên tai, bảo
vệ an ninh trật tự xã hội đã quy định kiểu liên kết làng xã cộng đồng trong lối sống.

Thứ hai, tính ưa hài hòa: người Việt Nam nông nghiệp từ xa xưa mang trong
mình tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp. Họ nhận thức được quy luật cân bằng của
cuộc sống bằng lối sống quân bình. Do vậy, người Việt trong cuộc sống luôn cố
gắng duy trì sự cân bằng, quân bình, tránh thái quá.
Thứ ba, thiên về âm tính: vì điều kiện tự nhiên xứ nóng quy định lối sống
nông nghiệp âm tính, do vậy mà tính cách văn hóa Việt Nam cũng thiên về âm tính
ở chừng mực nhất định. Hệ quả của nó là tính thân thiện, tinh thần dành ưu tiên cho
nữ giới. Mặt trái của nó là thói quen chậm chạp, ít nhạy bén, nặng tình nhẹ lý…
Thứ tư, tính tổng hợp: đời sống nông nghiệp thuần túy đòi hỏi người Việt
Nam phải cố gắng bao quát hết mọi diễn biến của thời tiết, thiên nhiên để có được
vụ mùa bội thu nhất. Lịch sử văn minh trồng trọt ấy của người Việt Nam đã giúp tạo
hình tính tổng hợp trong tính cách văn hóa. Hệ quả của nó là người Việt Nam có
khả năng bao quát vấn đề cao, song mặt trái của nó là tư duy phân tích (tư duy khoa
học – thứ cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật) lại yếu kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

Thứ năm, tính linh hoạt: lối sống nông nghiệp theo cơ chế làng xã khép kín
khiến người Việt Nam phải có đầu óc linh hoạt trong ứng xử để tồn tại. Tính linh
hoạt thể hiện rõ nét trong tư duy, trong lối sống, trong cung cách ứng xử với cả tự
nhiên và xã hội.
Tóm lại, người Việt Nam rất đề cao vai trò của tập thể, coi trọng tình cảm,
ưa hài hòa, có khả năng bao quát vấn đề cao, luôn linh hoạt trong mọi tình
huống…Những nét ứng xử truyền thống này của người Việt đều tìm thấy trong thơ
Nguyễn Khuyến.
1.2.2. Văn hóa bản địa của người Việt và các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn
Cùng với văn hóa bản địa, văn hóa Việt Nam đã có sự giao lưu, tiếp biến với
các nền văn hóa khác trên thế giới. Trong quá trình giao lưu tiếp biến ấy, văn hóa

ngoại lai đã có cơ hội du nhập vào nước ta. Cùng với các phong tục như tục thờ
Mẫu, thờ Thần, thờ cúng ông bà tổ tiên… và tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng
phồn thực, sùng bái tự nhiên… thì văn hóa ngoại lai cũng ngày càng thể hiện được
vai trò của mình đối với đời sống tinh thần của người Việt.
Người Việt quần cư ở ngã ba đường của Đông Nam Á, trông ra biển Đông,
từ lâu đã là nơi giao lưu của văn hóa Đông - Tây, Nam - Bắc. Thêm nữa, điều kiện
tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động
không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách,
tâm lý con người Việt Nam. Về cơ bản, bản tính của người Việt rất cởi mở, bao
dung chứ không hẹp hòi, kỳ thị, khép kín. Vì vậy, dù là tôn giáo gì, tín ngưỡng nào,
từ đâu đến người Việt Nam cũng sẵn sàng tiếp nhận miễn là nó không đi ngược lại
với lợi ích quốc gia, không xem thường, miệt thị văn hóa bản địa. Văn hóa bản địa
cùng với Nho giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc lan xuống, Phật giáo từ Ấn Độ
truyền sang đã dung hòa với nhau và cùng song song tồn tại. Các luồng tư tưởng và
tôn giáo lớn này, khi vào Việt Nam đã bị Việt hóa cao độ và góp phần làm cho văn
hóa Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Tính hướng thiện, từ bi bác ái của Phật giáo, tư tưởng “Nhân nghĩa” của Nho
giáo rất gần gũi với truyền thống nghiêng về trau dồi tâm tính đạo đức luân lý, lòng
nhân ái, khoan dung của người Việt. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

tố ngoại sinh này làm cho người Việt trong cuộc sống luôn đề cao chữ tâm và coi
trọng tình cảm.
Phật giáo đã đem đến cho người dân Việt niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc
sống và động lực đấu tranh cho độc lập, tự chủ của dân tộc. Vì vậy, nó rất phù hợp
với tinh thần yêu nước của người Việt. Tinh thần yêu nước ấy cũng góp phần làm
khúc xạ tư tưởng “Trung quân” của Nho giáo Trung Hoa thành tư tưởng “Trung

quân – Ái quốc” của dân tộc ta.
Người Việt rất coi trọng vai trò của người phụ nữ trong khi đó ở Trung Hoa
người phụ nữ bị coi thường và bị những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến trói
buộc. Vì vậy, khi Nho giáo vào Việt Nam, và trở thành quốc giáo dưới thời Lê, dân
gian đã phản ứng lại bằng bài ca dao:
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Mặc dù vị thế của người phụ nữ không được như trước nữa, song ở một
phương diện nào đó họ vẫn được coi trọng. Việc thờ các nữ thần đặc biệt là Thánh
Mẫu vẫn tồn tại cùng thời gian là minh chứng cho điều này.
Nói tới văn hóa Việt Nam là nói tới văn hóa làng xã (văn hóa hương thôn).
Phật giáo lại biết bám lấy làng xã bằng nhiều hoạt động cụ thể có tổ chức, kết hợp
với tín ngưỡng bản địa, hội hè vì vậy mà Phật giáo có sức sống lâu bền và tương đối
ổn định. Chùa đã hòa nhập vào làng xã biến thành chùa làng và trở thành một trung
tâm văn hoá của làng.
Văn hóa làng xã cũng làm biến đổi tầm nhìn theo không gian của Nho giáo.
Nếu tầm nhìn của Nho giáo Trung Hoa là “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”
thì khi sang Việt Nam, người Việt đã lược mất yếu tố “bình thiên hạ” và biến đổi
thành “Tu thân, tề gia, hóa hương, trị quốc”.
Nho giáo với chủ trương Tam cương (ba mối quan hệ cơ bản của xã hội:
vua - tôi, cha - con, chồng - vợ), Ngũ luân (năm mối quan hệ: vua - tôi, cha con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè), Ngũ thường (năm đức: Nhân - Nghĩa - Lễ -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16

/>

Trí – Tín) đã bổ sung vào truyền thống quân bình của văn hóa nông thôn Việt Nam
vốn tồn tại và vận hành bằng các hương ước cũ kỹ với tầm bao phủ hẹp bằng tầm

nhìn tư tưởng rộng lớn hơn của Nho giáo.
Đạo giáo giáo dục con người cần quý trọng và sống hài hòa với tự nhiên:
“người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo
tự nhiên” còn tín ngưỡng bản địa của người Việt lại là sùng bái tự nhiên vì vậy
chúng đã hòa quyện vào nhau và bổ sung cho nhau. Từ đó, hình thành một
khuynh hướng của những người thật sự không phải tín đồ của Đạo lão nhưng có
tư tưởng gần với phái Tiên Đạo, hay Đạo giáo Thần Tiên, tức ưa đời sống thanh
tĩnh nhàn lạc.
Có thể nói, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo từ khi vào Việt Nam đã có
ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội và chúng không chỉ hòa
nhập vào văn hóa bản địa người Việt mà chúng còn hòa trộn vào nhau dẫn tới
hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” và “Tam giáo đồng quy. Đây chính là
một biểu hiện quan trọng cho thấy tính tổng hợp, hòa đồng và hỗn dung tôn
giáo của người Việt.
Một ví dụ điển hình là ở Việt Nam, nhất là dưới thời Lê – Nguyễn, rất ưu ái
Nho sĩ, nhưng tầng lớp Nho gia thường bị dằn vặt và bế tắc về tư tưởng trước những
biến động của xã hội. Vì thế, cũng ngày càng có nhiều nh à Nho tìm hiểu, nghiên
cứu và vay mượn triết lý nhà Phật; đồng thời cũng ham thích thú tiêu dao của
Lão tử và “vô vi” của Trang tử để trốn tránh xã hội. Mượn triết lý Phật giáo và
tinh thần Đạo giáo để bày tỏ tâm tư của mình là khá phổ biến ở tấng lớp Nho sĩ.
Tóm lại, có thể nói rằng văn hóa bản địa người Việt cùng với các luồng tư
tưởng, tôn giáo ngoại lai đã hòa nhập vào nhau làm cho văn hóa ứng xử người Việt
phong phú, đa dạng trong sự thống nhất. Người Việt đã tích cực tiếp thu những đặc
điểm phù hợp của văn hóa ngoại lai nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn được nét đẹp,
những trầm tích văn hóa của dân tộc mình. Sự gìn giữ và tiếp thu ấy được Nguyễn
Khuyến thể hiện một cách tinh tế qua thơ. Tuy nhiên là một nhà nho trưởng thành từ
cửa Khổng sân Trình nên cách ứng xử của Nho giáo chi phối tới ông nhiều hơn là
của Phật giáo và Đạo giáo. Lại là một người con đất Việt yêu quê hương xứ sở nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17


/>

ông rất am hiểu bản sắc văn hóa dân tộc mình. Điều này chúng ta sẽ tìm thấy khi
nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến.
1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến
1.3.1. Con người và cuộc đời
Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất
Mùi, Minh Mệnh thứ 16), mất ngày 5-2-1909 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ
Dậu) ở quê mẹ nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tên thật là Nguyễn Thắng, mãi đến năm 1865, thi
hội không đỗ mới đổi thành Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễn Chi.
Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo. Ông nội là Nguyễn Tông Tích
đỗ nho sinh, ông thân sinh tác giả là Nguyễn Tông Khải (Nguyễn Liễn) đỗ 3 khoa tú
tài, chuyên nghề dạy học. Tính tình hào phóng, trọng đạo lý của cụ đã có ảnh hưởng
sâu sắc đến Nguyễn Khuyến sau này.
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng
Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Bà là một người phụ nữ đảm
đang, chịu thương, chịu khó, tính tình lại “đoan trang, trầm tĩnh, thuận hoà” và xứng
đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ.
Ông có tới bốn bà vợ và rất đông con. Bà cả được ba con là Nguyễn Hoan,
Nguyễn Thuần và Nguyễn Thị Duy. Bà thứ được ba con là Nguyễn Điềm, Nguyễn
Đôn, Nguyễn Thị Búp. Bà ba sinh một con là Nguyễn Khắc. Bà thứ tư họ Phạm mất
sớm, không có con. Trong gia đình, ông là một người chồng, người cha yêu thương
và sống có trách nhiệm với vợ, con.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là thông minh học giỏi nhưng
con đường học hành thi cử của ông cũng gặp rất nhiều lận đận. Năm 1852, ông
lấy vợ và đi thi hương lần thứ nhất cùng với cha song không đỗ, sau đó cha mất
do dịch thương hàn, nhà nghèo, ông phải bỏ học đi dạy thuê kiếm ă n nuôi mẹ.
Sau đó ông được ông nghè Vũ Văn Lý giúp cho đi ăn học tiếp. Năm 1864, ông

đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội. Tiếp đó, ông giải Thắng thi hội các khoa 1865,
1868 đều bị trượt. Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, khoa thi 1869 lại bị
trượt. Có lần ông đã tự giễu mình:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18

/>

Bốn khoa hương thí không đâu cả,
Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi.
(Giễu mình chưa đỗ)
Đến tận khoa năm 1871, khi đã 37 tuổi, ông mới liên tiếp đỗ đầu thi hội,
thi đình. Như vậy, cả ba lần thi hương, thi hội, thi đình ông đều đỗ đầu nên ông
được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ” và vua Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết
hai chữ “Tam nguyên”.
Sau khi thi đậu, ông có ra làm quan từ 1871 đến 1884. Trong khoảng thời
gian mười ba năm đó, ông đã ở quê cư tang mẹ ba năm. Còn khoảng mười năm thì
đến bảy năm ông chỉ làm học quan và sử quan. Ba năm còn lại đủ làm ông quyết
tâm từ quan về ở ẩn.
Nguyễn Khuyến là một nhà nho cả đời phấn đấu cho nghiệp khoa cử nhưng
ông cũng chỉ làm quan trong một khoảng thời gian không dài. Lý do gì đã khiến
Nguyễn Khuyến từ quan về quê nhà?
Như ta đã biết, thời đại mà Nguyễn Khuyến sống là một thời đại đầy biến
động. Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chúng chiếm lấy Bắc Bộ
rồi chiếm luôn cả kinh thành, vua Tự Đức mất khiến cả triều đình hoang mang như
rắn mất đầu. Không chỉ vậy, trong lòng xã hội lúc này cũng diễn ra rất nhiều biến
loạn. Đây là thời kỳ những luân lí đạo đức cũ không còn được như xưa, hệ tư tưởng,
nhân sinh quan và hệ ứng xử văn hoá được xây dựng từ mấy ngàn năm nay đã bị
sụp đổ. Cũng như bao nho sĩ cuối mùa, Nguyễn Khuyến đứng trước hai sự lựa chọn:
một là cáo quan về quê ở ẩn và hai là tiếp tục ở lại làm quan. Nhưng từ quan đâu
phải chuyện dễ dàng:

Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
(Tự thán)
Ông day dứt, băn khoăn bởi một con người khác trong ông vẫn còn hăm hở
với đời lắm, chừng vẫn còn nuối tiếc muốn “đan tay vào hội lạc”, không muốn vứt
bỏ một cách dễ dàng những gì mình phải khó nhọc bao năm trời mới đạt được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19

/>

Nhưng may mắn thay cho lịch sử văn học dân tộc, “con người thứ hai” lớn hơn, con
người đầy nhân cách và trách nhiệm với non sông đất nước, con người tỉnh táo
trước thực tế lịch sử trong Nguyễn Khuyến đã chiến thắng. Cuối cùng, ông đã lựa
chọn con đường từ quan về quê ở ẩn: “Bức bối trong hoàn cảnh của mình, Nguyễn
Khuyến tìm tới sự cân bằng trong tình nghĩa xóm làng, gia đình, trong các quan hệ
bạn hữu. Vẫn chưa đủ, Nguyễn Khuyến dũng cảm mổ xẻ nội tâm. Cũng không yên,
vẫn bế tắc…Bế tắc đến nỗi khùng lên với mình. Nguyễn Khuyến có biệt tài dùng
chữ nghĩa bông lơn để diễn đạt những cơn sóng lòng dữ dội…” [12, tr.406].
Cuối đời, Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nhà với vợ con. Tuy nhiên,
khi trở về, Nguyễn Khuyến luôn có một gánh nặng tinh thần rất lớn. Ông mặc cảm
về trách nhiệm, về bổn phận của bản thân. Chính vì mặc cảm này mà hình thành
nên con người ưu tư về vai trò bổn phận trong thơ Nguyễn Khuyến. Điều này là cơ
sở để chúng ta lý giải được vì sao buồn là âm hưởng xuyên suốt những bài thơ sau
khi về Yên Đổ của Nguyễn Khuyến.
Tuy mang trong mình rất nhiều tâm sự nhưng đây cũng là khoảng thời gian
ông sống gần gũi với quần chúng, với những người dân quê lam lũ, hiểu biết những
lo toan và tâm tình của họ. Nếu Nguyễn Trãi tìm về với núi rừng, Nguyễn Bỉnh
Khiêm trọn bến sông tuyết làm nơi ẩn mình, thì Nguyễn Khuyến lại sống giữa làng
quê thanh bình với thiên nhiên tươi đẹp và những con người chất phác giản dị.
Chính sự hoà mình vào cuộc sống hồn nhiên nơi thôn dã đó đã giúp cho nhà thơ giải

toả được tâm trạng luôn day dứt, đau khổ và mặc cảm của mình. Nguyễn Khuyến đã
tìm thấy trong thiên nhiên, trong cuộc sống lam lũ của người nông dân quê ông sự
thanh thản của tâm hồn, niềm lạc quan, yêu đời và những tình cảm xóm làng trong
sáng vào những ngày cuối đời. Đây chính là khoảng thời gian nhà thơ có những
trước tác đặc sắc để lại cho đời.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Những năm ở quê nhà Nguyễn Khuyến sống chan hoà gắn bó với cảnh sắc
thôn quê. Chính mảnh đất quê hương ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho ông sáng tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20

/>

×