Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Kế hoạch Marketing cho phở Vifon tại Melbourne, Úc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 36 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN HỌC MARKETING TOÀN CẦU
Chủ đề: Kế Hoạch Marketing Phở Vifon tại Úc

Lớp: Marketing toàn cầu
Ngành: Bussiness Adminitration of Marketing
TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2018


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


BẢNG MÔ TẢ & PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

Họ và Tên

MSSV

Công Việc

Mức độ
hoàn
thành

1
2


3

4

5

6
7
8
9
10

Mức độ hoàn thành của từng thành viên trên đã được tiến hành bỏ phiếu kín với
công cụ Google Survey
Nhóm đảm bảo tính bảo mật của việc bỏ phiếu này

Contents
Danh mục bảng biểu và hình ảnh minh họa..........................................................................................5


1.

Giới thiệu về công ty Vifon...............................................................................................................6
1.1.
1.1.1

Lịch sử:...............................................................................................................................6

1.1.2


Thành tựu:.........................................................................................................................6

1.2.
2.

Nghiên cứu thị trường (pestel):...............................................................................................8

2.1.1

Chính trị.............................................................................................................................8

2.1.2

Kinh tế................................................................................................................................9

2.1.3

Xã hội................................................................................................................................11

2.1.4

Kĩ thuật............................................................................................................................12

2.1.5

Môi trường.......................................................................................................................13

2.1.6

Pháp lý..............................................................................................................................13


2.2.

Phân tích SWOT:....................................................................................................................16

2.3.

Phân tích thị trường:..............................................................................................................17

2.3.1

Khách hàng......................................................................................................................17

2.3.2

Đối thủ..............................................................................................................................18

2.3.3

Ngành công nghiệp.........................................................................................................19

Chiến dịch Marketing:...................................................................................................................20
3.1.

4.

Mục tiêu:....................................................................................................................................7

Nghiên cứu và phân tích...................................................................................................................8
2.1.


3.

Về Công ty Vifon:......................................................................................................................6

STP stategy:.............................................................................................................................20

3.1.1

Segmentation...................................................................................................................20

3.1.2

Target...............................................................................................................................20

3.1.3

Position.............................................................................................................................21

3.2.

Mục tiêu cụ thể cho chiến dịch:.............................................................................................21

3.3.

Kế hoạch hành động:..............................................................................................................22

3.2.1

Sản phẩm(Product) :......................................................................................................22


3.2.2

Giá cả (Price):.................................................................................................................22

3.2.3

Chiến lược chiêu thị (promotion):................................................................................23

3.2.4

Địa điểm phân phối:.......................................................................................................31

Dự báo tài chính:.............................................................................................................................33
4.1.

Dự đoán về chi phí:.................................................................................................................33

Trích dẫn..................................................................................................................................................34


Danh mục bảng biểu và hình ảnh minh họa
Bảng biểu:
Bảng 2.1 cơ cấu dân số theo tuổi

12

Bảng 2.2 Phân tích SWOT và chiến lược SWOT

17


Bảng 3.1 danh sách các trường đại học nổi tiếng nhất tại melbourne

26

Bảng 3.2 Bảng thời gian cho các chiến dịch Marketing

30

Bảng 3.3 danh sách các trường đại học tại Melbourne và địa điểm

32

Hình ảnh
Hình 2.1 hình minh họa mì Suimin

19

Hình 2.2 Hình minh họa các loại mì Suimin

19

Hình 2.3 Hình minh họa mức giá Suimin

20

Hình 3.1 Phở bò Vifon gói và hộp 65G

22


Hình 3.2 Phở bò Vifon Hoàng Gia gói 120G

22

Hình 3.3 Bản đồ phân bố dân nhập cư Úc ở thành phố Melbourne

31

Hình 3.4 Khu người Việt tại Úc ở Melbourne

32

Hình 3.5 Hình ảnh khu vực phân phối chính Vifon

33

Bảng 4.1 Ước tính về chi phí của các hoạt động Marketing

34

Bảng 4.2 ước tính về doanh thu ngắn hạn

34

Bảng 4.3 ước tính doanh thu dài hạn

34


1. Giới thiệu về công ty Vifon

1.1. Về Công ty Vifon:
1.1.1 Lịch sử:
Ngày 23/07/1963 , 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu gồm
35.000
cổ phần, để thành lập Công Ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000 cổ phần , đến
năm 1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi :VIFOINCO,VILIHICO,
VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là Vifon bao gồm :
- Mì ăn liền : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ ca.
- Bột ngọt : với 3 dây chuyền sản xuất công suất 2.000 tấn/năm.
- Cùng với các sản phẩm như : Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu, cá hộp, thịt
hộp.
- Lực lượng lao động : 700 người(chủ yếu là người Hoa), đội ngũ Kỹ Sư được
đào tạo phần lớn ở Nhật Bản và Đài Loan.
- Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thuộc lọai hiện đại bật nhất Đông
Nam Á lúc bấy giờ.
sau năm 1975, Công ty Vifon được nhà nước tiếp quản và duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh, liên tục mở rộng và phát triển, đi đầu trong ngành thực phẩm
Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 09/05/1992, Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định chuyển Xí Nghiệp Liên
Hiệp Bột Ngọt- Mì An Liền và Nhà Máy Bột Ngọt Tân Bình Thành Công Ty Kỷ
Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, Tên Giao Dịch : VIET NAM FOOD INDUSTRIES
COMPANY (Gọi tắt : VIFON)
Năm 1995-2004 Công Ty Liên Doanh với ACECOOK (VIFON - ACECOOK).
Sau đó Vifon và Acecook đã tách riêng
Cuối năm 2003 , thực hiện đề án sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc
Bộ Công Nghiệp, Công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần vốn 51% của Nhà
Nước
Từ năm 2004, sau khi cổ phần hóa đợt 01. Công ty đã đổi tên thành "Công ty Cổ
phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - Vietnam Food Industries Joint Stock
Company"

Năm 2005 được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp, Công ty đưa 51% phần vốn của
Nhà Nước bán đấu giá ra bên ngoài để trở thành Công Ty Cổ Phần 100% vốn sở
hữu tư nhân.

1.1.2 Thành tựu:
Liên tục đạt danh hiệu xuất sắc, tiên tiến hàng năm của Bộ chủ quản, trong đó:
năm 1997, 1998 đạt cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ.


Năm 2000 Vifon triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000.
Là đơn vị đầu tiên trong ngành thực phẩm được cấp chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn ISO 9002 vào tháng 1/2002 về hệ thống quản lý chất lượng và đã chuyển
đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Năm 2005 Vifon đạt chứng chỉ HACCP - một chứng nhận rất cần thiết cho những
đơn vị sản xuất mì ăn liền muốn vươn xa đến tầm thế giới.
Sản phẩm luôn được người tiêu dùng bình chọn vào TOP 10 hoặc TOP 100 hàng
Việt Nam chất lượng cao hàng năm do Báo SGTT tổ chức.
Được uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét công nhận Sản Phẩm Chủ
Lực Của Thành Phố năm 2007.
Năm 2007 Vifon nhận chứng chỉ HACCP cho nhà xưởng Sản Phẩm Gạo, nhà
xưởng Mì, nhà xưởng Gia Vị. Đồng thời vifon cũng đạt chứng chỉ IFS cho nhà
xưởng Mì – chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ
Châu Âu.
Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007” do Bộ Công Thương
trao tặng Sản phẩm Vifon đạt danh hiệu “Hàng việt Nam Chất Lượng Cao” trong
11 năm liền (1997 – 2008) do người tiêu dùng bình chọn.
Nước ngoài:
Là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Foundition For
Excellence in Business Practice ( FEBP ) Thụy Sỹ tặng huy chương vàng “

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất sắc “ ở nước ngoài;
Các hoạt động xã hội:Hàng năm Công ty đều đóng góp khoảng 600 triệu đồng
cho các hoạt động xã hội – từ thiện như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ, hỗ
trợ….Đặc biệt, tham gia chăm sóc diện chính sách đến nay đã tặng 28 nhà tình
nghĩa, 35 nhà tình thương và phụng dưỡng suốt đời 06 bà Mẹ Việt Nam anh hung

1.2. Mục tiêu:
-Úc là một thị trường tiềm năng với những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản
phẩm, phát triển Vifon tại thị trường này hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn lợi
nhuận tốt cho công ty trong tương lai
-Đã có mặt ở thị trường Úc một thời gian nhưng Vifon vẫn chưa thực sự có thể
thẳng thắn cạnh tranh với các ông lớn trong ngành hàng mì ăn liền tại đây, dù là
một thị trường tiềm năng và có lực lượng khách hàng đông đảo bao gồm du học
sinh, Việt kiều sống tại đây và người bản sứ. Rõ ràng Vifon chưa khai thác được
hết những lợi thế của thị trường này để phát triển.
-Ngoài tăng doanh thu ra thì đây sẽ là bước đầu tiên cho một kế hoạch phát triển
bền vững. Lấy Melbuorne làm bệ phóng để phát triển ra các thành phố khác tại
Úc với mục tiêu cuối cùng là phát đưa Vifon tới với tất cả hộ gia đình tại Úc.


2. Nghiên cứu và phân tích
2.1. Nghiên cứu thị trường (pestel):
2.1.1 Chính trị
Thể chế
Úc theo chế độ quân chủ lập hiến, là quốc gia độc lập, thành viên khối Liên hiệp
Anh. Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng là Nữ hoàng của Úc, là người đứng đầu
Nhà nước; đại diện của Nữ hoàng trên toàn lãnh thổ Úc là Toàn quyền và tại mỗi
bang là Thống đốc.
Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, có nhiệm kỳ 03 năm.
Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong nội các. Hệ thống chính trị được xây

dựng theo cơ cấu liên bang – tiểu bang.
Các Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
+ Toàn quyền: Ông Peter Cosgrove.
+ Thủ tướng: Ông Tony Abbott
+ Chủ tịch Thượng viện: Ông Stephen Parry
+ Chủ tịch Hạ viện: Bà Bronwyn Bishop
+Ngoại trưởng: Bà Julie Bishop
+ Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư: Andrew Robb
Thủ tướng Úc là người đứng đầu chính phủ của Úc, giữ chức này theo ủy nhiệm
của quan Toàn quyền. Chức vụ thủ tướng trên thực tế là chức vụ chính trị cao
nhất của Liên bang Úc.
Trừ những trường hợp ngoại lệ, Thủ tướng luôn là lãnh đạo của chính đảng với
đa số phiếu ủng hộ trong Hạ viện. Trường hợp duy nhất một thượng nghị sỹ được
bổ nhiệm làm Thủ tướng là trường hợp của John Gorton, người sau đó đã từ chức
thượng nghị sỹ và được bầu làm một hạ nghị sỹ.
Thủ tướng hiện nay của Úc là lãnh tụ của Đảng Tự do Úc Tony Abbott. Ông là vị
thủ tướng thứ 28 kể từ ngày thành lập chính phủ Liên bang Úc.
Hiến pháp Úc trao cho quân chủ quyền hành pháp tối cao, song quyền thi hành
nó được Hiến pháp ban cho riêng Toàn quyền.
Hành động đáng chú ý nhất về việc thực hành quyền lực dự trữ của Toàn quyền
bên ngoài đề nghị của Thủ tướng là việc giải tán chính phủ Whitlam trong cuộc
khủng hoảng hiến pháp năm 1975.
Chính phủ liên bang được phân thành ba nhánh:

Cơ quan lập pháp: lưỡng viện Quốc hội, được quy định tại điều 1 của hiến pháp
mà theo đó gồm có Nữ vương (đại diện là Toàn quyền), Thượng nghị viện, và Hạ
nghị viện.





Cơ quan hành pháp: Hội đồng Hành pháp Liên bang, thi hành theo Toàn quyền

với cố vấn của Thủ tướng và các bộ trưởng.

Cơ quan tư pháp: Tòa Cao đẳng Úc và các tòa án liên bang khác, các thẩm phán
do Toàn quyền bổ nhiệm theo cố vấn của Hội đồng.

Các đảng phái chính
Đảng tự do Australia
Đảng lao động
Đảng quốc gia Australia

Nhìn chung Úc là quốc gia có chính trị ổn định và mức độ an toàn cao, rất thích
hợp để đầu tư phát triển.

2.1.2 Kinh tế
Tổng quan kinh tế Úc
So với các nước G7 ( Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Anh, Ý, Nhật Bản, Canada), nền
kinh tế tổng thể của Úc là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, trên cơ sở tính cho mỗi đầu
người. GDP của nước này thậm chí còn cao hơn so với Anh, Đức và ngay cả Hoa
Kỳ với 1.256.640 tỉ USD (2016)
Nền kinh tế Úc đã tăng trưởng trung bình 3,6% mỗi năm. Cao hơn mức 2,5% thế
giới. Nền kinh tế của Úc được đánh giá cao dịch vụ theo định hướng. Với hơn
70% GDP của nước này đến từ các ngành công nghiệp như tài chính, giáo dục và
du lịch.
Mặc dù có một ngành công nghiệp xuất khẩu rất mạnh mẽ và mức tăng trưởng ấn
tượng, Australia đã trở nên rất nổi tiếng trong việc luôn có một mức thâm hụt tài
khoản vãng lai cao. Điều này có nghĩa rằng Úc đang sử dụng nhiều các nguồn
lực từ các nền kinh tế khác để đáp ứng tiêu dùng trong nước (nhập khẩu nhiều).

Do đó đây là cơ hội cho công ty xuất khẩu sang nước này
Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân trên đầu người là 50,322 USD (2017)
Phân bổ GDP
Nông nghiệp: 4%, công nghiệp: 25,6%, dịch vụ: 70,4%
Lĩnh vực phân bổ
Lực lượng lao động được phân bổ theo nông nghiệp: 3.6%, công nghiệp: 21.1%,
dịch vụ: 75% (2009)
Nhập khẩu
0.69 tỉ USD (2012)
Hàng nhập khẩu
Máy móc và trang bị vận tải, máy tính và thiết bị văn phòng, trang thiết bị viễn
thông; dầu thô và dầu chế biến


Đối tác nhập khẩu
Năm đối tác nhập khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Đức
(2015).
Các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang trở thành đối tác thương mại quan
trọng của Australia. ASEAN chiếm 7% kim ngạch thương mại hàng hoá của
Australia trong những năm cuối thập niên 80 so với 13% trong năm 2003-2004
Tỷ lệ lạm phát
Tương đối thấp 1.3% (tháng 6 năm 2016)
Tỷ lệ thất nghiệp
5.7% (tháng 6 năm 2016)
Đặc điểm cạnh tranh của thị trường
Quy tắc chung của người bán lẻ Úc là không nhập khẩu một sản phẩm nào trừ
khi sản phẩm đó rẻ hơn ít nhất 15% so với các sản phẩm cùng loại sẵn có trên thị
trường nội địa. Một nhà cung cấp mới phải có mức giá chào thấp hơn tương đối
so với giá của các nhà cung cấp nội địa và các nhà cung cấp nước ngoài đã có

thâm niên buôn bán với Úc từ trước. Trước khi nhà nhập khẩu Úc xem xét cân
nhắc hoặc quay sang làm ăn với nhà cung cấp mới thì điều kiện cơ bản là sự
chênh lệch về giá của các nhà cung cấp mới phải thấp hơn ít nhất 5% tính trên
giá FOB. Bên cạnh đó, đa số người bán lẻ ở Úc thường kinh doanh theo chính
sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hoá có vấn đề về chất lượng và như
vậy các nhà nhập khẩu sẽ hiểu rất rõ sự cần thiết về chất lượng ổn định.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái AUD/VND là giá của tiền tệ Úc tính theo tiền tệ Việt Nam cùng
thời gian. Tính đến năm 2017 thì tỷ giá đô Úc cũng không có nhiều biến động với
mức giá bán ra và mua đồng đô Úc được ổn định do sự ổn định về chính trị, kinh
tế, xã hội của quốc gia này. Có 6 mệnh giá tiền xu cho Đô la Australia ( 5c, 10c,
20c, 50c, $1 và $2 ); 5 mệnh giá tiền giấy ($5, $10, $20, $50 và $100)
1 Đô la Australia = 16 431.84 Đồng Việt Nam
Kinh tế Melbourne – khu vực tiềm năng cho phở Vifon
Melbourne là một trung tâm công nghiệp lớn thứ 2 của Úc. Nhiều công ty lớn
của Úc, và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại đây. Cơ quan đầu não
đại diện cho công nhân Úc cũng đặt trụ sở tại Melbourne.
Đồng thời, Melbourne có một nền kinh tế đa dạng cao với những thế mạnh về tài
chính, sản xuất, nghiên cứu, công nghệ thông tin, giáo dục, hậu cần, vận tải và du
lịch. Thành phố này là cảng biển lớn nhất và nhộn nhịp nhất của Úc, mỗi năm có
hơn 75 tỷ đô la Úc thương mại và 39% thương mại container của nước này. Sân
bay Melbourne cung cấp dịch vụ hàng không vào cho khách quốc tế và quốc tế,
và là sân bay bận rộn thứ hai của Úc.


2.1.3 Xã hội
Tổng quan về văn hóa - xã hội Úc
Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội nước Úc là tính chất đa văn hóa của
người dân Úc, tinh thần đoàn kết toàn dân và tấm lòng tận tụy với đất nước. Đồng
thời, bản chất bình đẳng trong xã hội Úc cũng là nét đặc trưng tiêu biểu. Trong

khuôn khổ pháp luật, tất cả mọi người Úc đều có thể phô trương văn hóa, bày tỏ
quan điểm và tham gia tự do vào mọi phương diện của đời sống Úc. Ðể duy trì một
xã hội ổn định, hòa bình và phồn vinh, nước Úc đòi hỏi mọi người dân Úc từ tất cả
nguồn gốc khác nhau cùng tôn trọng các nguyên tắc và giá trị chung là nền tảng cho
xã hội Úc.
Văn hóa – xã hội Melbourne
Melbourne là thủ phủ của bang Victoria và là nơi tập trung đông đảo cư dân từ gần
140 nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cũng vì lẽ đó mà phong tục tập quán của
Úc rất đa dạng.
Ẩm thực:
 Nếu bạn là một tín đồ ăn uống thì Melbourne chính là địa điểm lý tưởng dành
cho bạn. Tỉ lệ nhà hàng và tiệm café ở Melbourne cao đứng đầu thế giới. Đến
đây, bạn có thể tha hồ lựa chọn cho mình những món ngon trong tổng số 75
nền văn hóa ẩm thực được hội tụ trong các nhà hàng ở Melbourne.
 Úc có một nền ẩm thực phong phú, đa dạng và luôn biến đổi. Người dân Úc
yêu thích các món ăn từ mọi nơi trên thế giới và các thực khách ở đây thường
là những người ưa thích khám phá. Vì thế nên không có những món ăn nhất
định hay những quy định bắt buộc trong nấu nướng ở đất nước này.
 Vì nền văn hoá ẩm thực đa dạng và thích khám phá các món trên thế giới.
Nên món phở đặc sản Việt Nam sẽ dễ thâm nhập vào thị trường ăn uống.
Dân số
 Melbourne có dân số là 4.850.740, chiếm 19,05% dân số cả nước. Nó đứng
thứ hai ở nước Úc sau Sydney.
 Tốc độ tăng trưởng rất nhất quán, dao động từ 1,67% đến 6,6%, thêm khoảng
70.000 đến 280.000 người mỗi năm vào tổng dân số. Rất nhiều công nhân đã
chuyển đến Melbourne để tận dụng các cơ hội việc làm ở đó, góp phần vào sự
tăng trưởng dân số.
 Mật độ dân số của Melbourne là 453 người trên một kilômet vuông,
Thành phố Melbourne của Australia có hơn 100 nghìn người Việt sinh sống.
Nhìn chung dân số ở thành phố Melbourne rất đông => khách hàng tiềm năng

nhiều.


Age Group

2017 (Population)

2017 (Proportion)

0 to 4

5170

3.4%

5 to 14

4948

3.3%

15 to 24

39822

26.3%

25 to 34

51904


34.3%

35 to 44

18382

12.2%

45 to 54

11055

7.3%

55 to 64

9410

6.2%

65 to 74

6476

4.3%

75 to 84

2647


1.8%

85 and above

1360

0.9%

Bảng 2.1 cơ cấu dân số theo tuổi
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp chính của những người sống ở Melbourne là 24,4% Chuyên gia, 15,3%
Cán bộ hành chính và nhân viên hành chính, 13,2% kỹ thuật viên , 12,5% người
quản lý, 9,7% nhân viên bán hàng, 8,9% cộng đồng và nhân viên dịch vụ cá nhân,
7,9% người lao động, 5,8% Vận hành và điều khiển máy móc, 2,3% những ngành
nghề khác.
Chi phí cho việc ăn uống:
 Tỷ giá trung bình của $1 AUD = 16670.28 vào ngày 9.9.2018
Một bữa ăn ngoài với thực đơn buổi trưa cơ bản ( bao gồm đồ uống ) tại
những quận trung tâm ( nơi có nhiều công sở ) AUD$16 =266,724.48 VND.
 Một suất đồ ăn nhanh combo tại cửa hàng đồ ăn nhanh (Giống như Big Mac
của McDonald hoặc tương tự) AUD$10=166,702.28 VND.
 Nhân viên ở Melbourne, Victoria có mức lương trung bình là: 61,013 đô la
Úc=1,017,103,793.64 mỗi năm.

2.1.4 Kĩ thuật
Công nghệ sản xuất mì ăn liền: công nghệ sản xuất hiện đại, mì ăn liền được
chiên trong hệ thống khép kín, tự động hóa. Dầu được gia nhiệt gián tiếp bằng
hơi nước (tương tự chưng cách thủy) bên ngoài trước khi dẫn vào chảo chiên.



Xuyên suốt quá trình chiên, dầu mới luôn được bổ sung một cách liên tục và đều
đặn, đồng thời nhiệt độ dầu cũng được kiểm soát để luôn duy trì ổn định nhằm
đảm bảo chỉ số oxy hóa của dầu luôn tuân thủ theo quy định. Để đảm bảo chất
lượng tốt nhất, mỗi sản phẩm trước khi đóng thùng đều được kiểm tra qua các
thiết bị máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy rà soát dị vật X-ray.
Những gói mì không đạt chuẩn sẽ bị loại khỏi quy trình.
=>Nhìn chung công nghệ sản xuất mì của úc cũng không quá khác biệt và nổi
trội hơn so với công nghệ làm phở của vifon.

2.1.5 Môi trường
Thời tiết, khí hậu:
 Thời tiết, khí hậu tại Melbourne có nhiều nét rất tương đồng với Đà Lạt của Việt
Nam – bốn mùa phân hóa rõ rệt trong ngày. Thủ phủ tiểu bang Victoria, là nơi có
khi thời tiết bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong cùng một ngày.
 Những hôm tiết trời nóng bức, nhiệt độ có khi hơn 40 độ C. Nhiệt độ bình quân
trong năm từ khoảng 10 đến 20 độ C và sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày dao
động khoảng 10 độ C.
 Trung tâm Melbourne không có tuyết như một số vùng núi cao khác nên vào mùa
đông các bạn vẫn có thể di chuyển và sinh hoạt bình thường.
 Melbourne nổi tiếng với điều kiện thời tiết thay đổi, chủ yếu là do vị trí của nó
nằm trên ranh giới của các khu vực nội địa rất nóng và đại dương phía nam mát
mẻ. Sự khác biệt về nhiệt độ này rõ rệt nhất trong các tháng mùa xuân và mùa hè
và có thể tạo ra các mặt trận lạnh rất mạnh. Mùa đông thường rất ổn định, nhưng
khá ẩm ướt và thường có mây.

Nhìn chung thời tiết ở Melbourne trong 1 ngày đa phần là lạnh nên việc
sử dụng sản phẩm có nước súp nóng giúp cơ thể ấm áp hơn.

2.1.6 Pháp lý

Thuế nhập khẩu
Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia,
ASEAN và các nước thành viên PIF được miễn thuế khu xuất khẩu vào Úc đối
với hầu hết các mặt hàng với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc
xuất xứ liên quan
Hiện nay, môi trường kinh doanh thương mại ở Australia đã được cải thiện đáng
kể. Chính phủ Australia đã rất năng đông trong việc giảm thiểu các quy định
pháp lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh, bao gồm cắt giảm các mức thuế
suất xuống mức chung là 5% vào ngày 01/7/1996, ngoại trừ các mặt hàng là ô tô,
hàng dệt may và giày dép.
Thuế hàng hóa và dịch vụ
Thuế hàng hóa và dịch vụ 10% do nhà nhập khẩu trả được tính đối với các mặt
hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc
thu thuế GST từ các nhà nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu. Tuy nhiên


Úc cũng có chương trình cho phép một số nhà nhập khẩu đáp ứng được tiêu
chuẩn theo qui định được nộp thuế chậm. Người nhập khẩu không phải đăng ký
các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế, và nhà nhập khẩu không nhất thiết
phải là một doanh nghiệp.
Thuế suất GST đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là 10% giá trị
hàng hóa. Giá trị hàng hóa bao gồm:
Giá trị khai báo thuế quan của hàng hóa
Chi phí phải trả hoặc có thể phải trả để chuyên chở và bảo hiểm hàng hóa tới Úc
mà chưa bao gồm trong trị giá tính thuế
Bất kỳ một khoản thuế hải quan nào phải trả cho việc nhập khẩu hàng hóa.
Thuế thu nhập
Nhìn chung, Australia đánh thuế thu nhập dựa trên ba nguồn thu nhập: thu nhập
cá nhân (lương bổng), thu nhập doanh nghiệp và khoản thu từ cho vay vốn. Thuế
thu nhập cá nhân được xác định theo thuế suất lũy tiến. Thu nhập của doanh

nghiệp bị đánh thuế ở một mức chung là 30%. Thu nhập từ vốn chỉ bị đánh thuế
vào thời điểm có thực thu.
Tại Australia, năm tài khóa cho thuế thu nhập tính từ mùng 1 tháng Bảy năm
trước đến 30 tháng Sáu năm tiếp theo
Thuế
Luật tiêu chuẩn về thực phẩm nhập khẩu
Quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc –
New Zealand (www.foodstandards.gov.au) ban hành:
• Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản
mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là
3mm;
• Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải được cung cấp thông tin nhận
dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng
cụm từ “use by” (sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy
định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà
sản xuất. Úc không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sự tương phản màu sắc
• Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói được nhập khẩu vào
Úc có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử
dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được dự trữ phù hợp
sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật
bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm.
• Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối
thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này
trên nhãn mác. Trường hợp miễn trừ một số loại thực phẩm được miễn dán nhãn
thành phần. Đó là những thực phẩm có tên gọi đã chỉ rõ thành phần như cá phi lê
đông lạnh, dừa khô… Các loại đồ uống có cồn, hương liệu và nước giải khát
đóng chai có dấu xi cũng được miễn dán nhãn thành phần.


Ngoài ra, có một số thông tin không được phép ghi trên nhãn mác thực phẩm

như:
• Những thông tin cho biết thực phẩm giúp tạo dáng;
• Từ “bổ dưỡng” (“health”) cùng với tên thực phẩm;
• Các từ “giàu vitamin” (“vitamin enriched”) hoặc các thông tin tương tự;
• Các thông tin về khả năng chữa bệnh.
Một số thông tin khác được quy định rất nghiêm ngặt và chỉ được sử dụng trong
một số trường hợp cụ thể như:
• Tên thương mại; Các thông tin liên quan đến các tính chất dinh dưỡng như ít
chất béo, nhiều chất xơ, không có cholesterol hoặc các thuật ngữ tương tự phải
được xác nhận và chứng minh;
• Đối với một số sản phẩm cụ thể, có những điều khoản bổ sung cần xem xét khi
dán nhãn
Qui định kiểm dịch
Tất cả các loại thực vật nhập khẩu, cho dù còn tươi sống hay không, hay những
sản phẩm từ cây cối như quả, hạt, cành, củ… cũng như gỗ và tất cả những vật
phẩm làm từ gỗ, tre… đều phải được kiểm dịch hoặc chuyển đến cơ quan kiểm
dịch thực vật. Sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện có nhiễm khuẩn sẽ bị tiêu hủy,
xử lý hoặc gửi trả lại bằng chi phí của chủ hàng. Chất bẩn bị cấm nhập khẩu nên
bất kỳ sản phẩm nào phát hiện bị cách ly và trả ra khi cơ quan kiểm dịch xác định
được các nguy cơ đã sẽ bị loại bỏ.
Bảo đảm thùng chứa hàng không bị dính đất, các loại hạt, các loại ốc, thực vật,
và các sản phẩm làm từ động vật. Bên trong và bên ngoài thùng chứa hàng đều
phải sạch sẽ trước khi xếp hàng xuống tàu để giúp việc giải toả hàng được thuận
lợi khi hàng hoá đến Úc. Không dùng rơm, thùng giấy đựng trái cây, rau, thịt,
trứng hay các loại túi giấy cũ đã dùng và ván gỗ có dính vỏ cây để đóng hàng.
Tất cả có thể chứa côn trùng và bệnh ngoại lai du nhập vào Úc. Các thùng chứa
hàng trong đó có các loại được đề cập trên đã được dùng để đóng hàng đều phải
mở ra tại các văn phòng do AQIS chấp thuận và phải được bỏ ra để xử lý hoặc
tiêu huỷ với chi phí do doanh nghiệp tự chi trả.
Các loại hàng hoá nhập khẩu sau bắt buộc phải qua khám xét:

Máy móc nông nghiệp, xe hơi, tre và các vật liệu làm bằng rơm; các loại quả và
hạt; thịt hộp; gạo; phomat; sắt vụn; thực phẩm, cà phê hạt; da; trái cây khô hoặc
tươi; gia vị; thực phẩm từ động vật và thực vật, hàng hoá cho cá nhân và đồ gia
dụng….
Vật liệu bao gói
Các loại túi được sử dụng làm bao gói cho những lô hàng là các sản phẩm có
nguồn gốc thực vật phải là những loại túi mới, sạch và bền, đảm bảo không làm
rơi hàng hoá đựng bên trong. Các loại túi được tái sử dụng trong vận chuyển
hàng hoá phải được kiểm dịch và xử lý tiêu huỷ hoặc tái xuất. Vật liệu bao gói


được cho phép nhập khẩu gồm: sợi gỗ (wood-wool), mùn cưa, giấy vụn, giấy bồi,
vỏ gỗ sồi nghiền nhỏ, than bùn, perlite, vermiculite và các loại vật liệu tổng hợp.
Container đóng hàng cần phải sạch, không dính đất và không có những chất ô
nhiễm từ động thực vật như các hạt ngũ cốc, bột mỳ, thịt, xương, và da. Vật liệu
bao gói làm bằng rơm, vỏ trấu và những nguyên liệu tương tự từ thực vật bị cấm
nhập khẩu và không được sử dụng để đóng gói, có thể dùng vật liệu thay thế như
bìa các tông, sợi đay mới hoặc kim loại.
Việc tuân thủ là bắt buộc, hoặc tuân thủ qui định bao gói theo ISPM 15 hoặc đưa
ra bằng chứng chứng minh các loại bao gói đã được xử lý (khai báo đóng
gói/chứng nhận xử lý). Nếu các điều kiện đề cập ở trên không được tuân thủ, các
vật liệu bao gói vi phạm sẽ được xử lý, tiêu huỷ hoặc tái xuất với chi phí do
người nhập khẩu tự chịu
Quy định về bao gói và nhãn mác
Tất cả các nhãn mác phải:
• Được viết bằng tiếng Anh
• Từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè
• Dễ nhìn
• Được in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm
• Màu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm

• Nhãn mác phải ghi rõ: Nước xuất xứ
• Mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá
• Liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm. Trong bao bì
không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lường
phải theo hệ mét
• Ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói
và/ hoặc nhà nhập khẩu.

2.2. Phân tích SWOT:
Từ những thành tựu và khó khăn trên lập bảng ma trận SWOT để có thể kết hợp
các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty với những cơ hội và nguy cơ từ môi
trường bên ngoài để hình thành các chiến lược lựa chọn.

Cơ hội:

Nguy cơ:


- O1: Về thị trường tiêu
thụ: Cơ hội khai thác
những phân đoạn của
thị trường mới như mở
rộng thị trường trong
nước, xuất khẩu sang
các nước có tiềm năng.
- O2: Cơ hội mở rộng
quy mô sản xuất.
- O3: Cơ hội áp dụng kỹ
thuật mới vào sản xuất.


Điểm mạnh
Có hơn 70 sản phẩm
được sản xuất ra với 2
dòng chính từ bột mì và
bột gạo và dòng gia vị:
bột canh và tương ớt.
- Có nhiều chính sách
bán hàng như hậu mãi,
chiết khấu, hoa hồng bán
hàng cho đại lý.
- Khả năng bao quát thị
trường rộng lớn, xuất
khẩu qua trên 30 nước
trên thế giới, có mạng
lưới tiêu thụ khá lớn
mạnh trong nước với 7
tổng đại lý đặt tại các
thành phố lớn và 1 hệ
thống các đại lý cấp 1
rộng khắp.
- Năng lực sản xuất lớn.
- Giá thành phải chăng.
- Chất lượng sản phẩm
cao.

Các chiến lược SO
(tận dụng điểm mạnh
để khai thác cơ hội)
- Với hơn 70 sản phẩm
đa dạng chất lượng cao

cùng với khả năng bao
quát được thị trường
rộng lớn nên tận
dụng để tăng xuất khẩu
sang các thị trường còn
bỏ ngõ, tiềm năng.
- Chiến dịch hậu mãi,
hoa hồng cho các đại lý
bán lẽ sẽ làm gia tăng
thêm thị phần trong
nước.
- Năng lực sản xuất lớn
đáp ứng được nhu cầu
trong và ngoài nước.
- Khả năng bao quát
được thị trường rộng
lớn với xuất khẩu nhiều
và sản xuất lớn có cơ
hội mở rộng thêm quy
mô và áp dụng kỹ thuật
mới trong sản xuất

- T1: Mức độ cạnh tranh ngày
càng cao do có nhiều sản phẩm
trên thị trường như: mì Omachi,
mì Đệ Nhất...
- T2: Thị hiếu khách hàng thay
đổi nhanh.
- T3: Rào chắn của các đối thủ
trên thị trường.

- T4: Sản phẩm mới và sản
phẩm thay thế xuất hiện nhiều
như mì Vua Bếp của UniPresident, mì Gấu đỏ của Thực
phẩm Á Châu... với đầu tư
quảng cáo, tiếp thị trên thị trên
các thông tin đại chúng làm cho
nhiều người biết đến.
Các chiến lược ST (tận dụng
điểm mạnh để khắc phục nguy
cơ)
- Với giá thành phải chăng, chất
lượng sản phẩm tốt cùng với sự
đa dạng của sản phẩm, quảng
cáo bắt mắt, khuyến mãi hấp
dẫn sẽ gây được ấn tượng tốt
cho khách hàng, có lợi thế cạnh
tranh với các sản phẩm trên thị
trường.


Điểm yếu:
Việc đầu tư cho hoạt
động sản xuất,
marketing, nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới
khá chậm và thiếu linh
hoạt do cơ chế và ảnh
hưởng bởi cách làm trước
đây do nhà nước quản lý
trước khi chuyển sang

thành công ty cổ phần.

Các chiến lược WO
(hạn chế những điểm
yếu để khai thác cơ
hội)
- Tăng cường đầu tư cho
các hoạt động sản xuất,
marketing, nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới
để đáp ứng nhu cầu
trong và ngoài nước.
- Hoạch định và thiết lập
chính sách kế hoạch sử
dụng hiệu quả nguồn
vốn.
- Tăng cường trình độ,
năng lực lãnh đạo và
nhân viên.

Các chiến lược WT (tối thiểu
hóa nguy cơ và né tránh các
mối đe dọa) Luôn phát triển các
sản phẩm mới,đầu tư khá lớn
cho hoạt động marketing, hoạt
động sản xuất, sử dụng vốn có
hiệu quả, có thêm khả năng
cạnh tranh với đối thủ cùng
ngàng, đồng thời tiếp tục củng
cố và phát triển hơn nữa vị thế

của Công ty trên thương trường

Bảng 2.2 Phân tích SWOT và chiến lược SWOT

2.3. Phân tích thị trường:
2.3.1 Khách hàng
Nhịp độ cuộc sống ngày càng trở nên hối hả, người ta càng ưu tiên dùng fast
food, dùng những sản phẩm đóng hộp, sản phẩm ăn liền hơn. Và với một thành
phố bận rộn như Melbourne cũng không ngoại lệ. Melbourne được trải ngập bởi
những nhà hàng, hàng quán, người Melbourne cũng được đánh giá là người có
“gu” ẩm thực khá cao. Và vì vậy, không quá lạ khi trên thị trường mì ăn liền
Melbourne, có rất nhiều ông lớn với đa dạng các mẫu mã, chủng loại. Với nguồn
tiêu thụ chất lượng cao và dồi vào, Melbourne được kì vọng như một thị trường
đầy tiềm năng.
Nhìn chung, người tiêu dùng Melbourne có xu hướng tiêu dùng quan trọng chất
lượng. Họ thường khá quan tâm đến việc giá trị sản phẩm mà mình nhận được có
tương ứng với số tiền mình bỏ ra hay không. Những mặt hàng ở phân khúc giá rẻ
suy giảm nghiêm trọng vì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản
phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn có nghĩa người tiêu
dùng sẵn sàng chi trả số tiền cao. Thực tế, ở những phân khúc khác, người tiêu
dùng thường sẻ tham khảo và so sánh giá cả giữa các nhà bán lẻ trước khi đưa ra
quyết định mua sản phẩm có giá trị cao. Do đó để đáp ứng, nhiều nhà bán lẻ
Melbourne đã áp dụng chính sách hoàn tiền hay đổi trả hàng, dù chỉ đơn giản vì
khách hàng thay đổi ý định mua. Tiêu chuẩn mua hàng ở đây khá cao, và được hỗ
trợ, bảo vệ bởi một loạt những chính sách , quy định bảo vệ người tiêu dùng
nghiêm ngặt. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro, các nhà nhập khẩu và các nhà bán lẻ
sẽ tuyệt đối không chấp nhận sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn kiểm tra chất
lượng.
Người tiêu dùng ở đây được đánh giá là khá dễ dàng với những hàng hóa nhập
khẩu. Họ khá quan tâm đến những hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài và vì vậy, sản



phẩm nhập khẩu ở Melbourne thường được ưu tiên hơn khi khách hàng đưa ra
quyết định mua. Nhưng nếu 1 sản phẩm trong nước khác có giá trị tương đương,
họ sẵn lòng mua hàng hóa sản xuất trong nước. Mặc dù vậy, người tiêu dùng
cũng đã quen với sản phẩm nhập khẩu, sẽ quyết định lựa chọn dựa trên chất
lượng sản phẩm, giá cả hơn là xuất xứ sản phẩm.

2.3.2 Đối thủ
Khi nhắm vào khách hàng mục tiêu là những du học sinh và dân nhập cư Việt
Nam tại thị trường Melbourne, Vifon đã trực tiếp đánh vào rất nhiều đối thủ cạnh
tranh như Indomie, Indomie Mi Goreng, mì Maggi, Demae Ramen của Nissin, và
Shin ramyun của Nongshim, tiêu biểu trong đó là Fantastic và Suimin (chiếm
30% thị phần).
Suimin là một thương hiệu mì khá nổi tiếng trên thế giới, xuất xứ chính thức từ
Bắc và Đông Á. Độ bao phủ của Suimin ngày càng mở rộng, ta có thể dễ dàng
bắt gặp một sản phẩm của Suimin ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Và ở
Melbourne, Suimin cũng là một thương hiệu khá được lòng người tiêu dùng với
mức giá không quá cao và mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đặc biệt là chất lượng.

Hình 2.1 hình minh họa mì Suimin

Khác với phở gói Vifon, thành phần của mì Suimin khá phong phú gồm bột,
nước, gia vị, Kansui, dầu, tinh bột khoai tây, Polyphosphates và Hydrocolloids.
Có lẽ may mắn được sáng tạo bởi cha đẻ người Nhật Bản nên mì của Suimin
cũng mang hơi hướng ẩm thực Nhật Bản, khá cầu kì, công phu trong khâu chế
biến. Chính đặc tính này đã là một lợi thế cho Suimin khi du nhập thị trường
quốc tế mà đặc biệt là một nơi giàu văn hóa ẩm thực như Melbourne, giúp
Suimin đánh bật đối thủ cạnh tranh ngay tại màn chào sân.
Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu ẩm thực đa dạng cho người tiêu dùng, Suimin

đa dạng hóa sản phẩm của mình và ngày càng cải tiến, tăng cường quảng bá hình
ảnh, sản phẩm thương hiệu mình.


Hình 2.2 Hình minh họa các loại mì Suimin

Về giá cả, Suimin định giá mức giá không quá cao, nhằm vào những người có
thu nhập trung bình khá. Như vậy, Suimin không chỉ với mẫu mã đa dạng mà giá
cả lại phải chăng, nghiễm nhiên trở thành ông lớn trong thị trường béo bở này.

Hình 2.3 Hình minh họa mức giá Suimin

2.3.3 Ngành công nghiệp
Australia là nước nhập khẩu phần lớn hàng tiêu dùng và các loại thực phẩm qua
chế biến. Các loại sản phẩm sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ cao trong nước do sự thay đổi về dân số và văn hóa của các khu vực.
Australia là một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và đa đạng về ẩm thực nên các
nhu cầu về hàng tiêu dùng cũng đa dạng theo mà trong nước không thể đáp ứng
được.
Thị trường về các thực phẩm như mì ăn liền hay phở gói chủ yếu là các sản phẩm
được nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm được nhập khẩu từ các công ty ở
Indonesia, Hàn Quốc, Anh Quốc, Thái Lan,.. Các sản phẩm nhập khẩu nhằm vào
sự thay đổi về văn hóa ẩm thực do du nhập từ các nước Châu Á và dân nhập cư.
San Remo Macaroni Company là một công ty lâu đời tại Úc sản xuất các sản
phẩm về mì khô. Đây là đại diện tiêu biểu nhất cho ngành công nghiệp sản xuất
thực phẩm tiêu dùng nhanh như mì ăn liền ở Úc. Công ty có 2 thương hiệu về sản
phẩm mì ăn liền là Fantastic và Suimin chiếm 30% thị phần ở đây. Hai thương


hiệu này có chất lượng cao và được người tiêu dùng đón nhận rất lớn. Ngoài ra

còn có Indomie và Indomie Mi Goreng đến từ Indonesia, Maggi từ Neslte, Mr
Lee’s Noodle từ Anh Quốc, Wai Wai từ Thái và Nissin của Nhật chiếm các thị
phần còn lại. Phở gói vẫn chưa phổ biến ở thị trường Úc nên có được tiềm năng
phát triển rất lớn.
Nhìn chung các sản phẩm có mặt ở thị trường này có chất lượng cao theo các yêu
cầu khắt khe về nhập khẩu của chính phủ Úc. Các đối thủ là các thương hiệu lớn
đã được người dân Úc chấp nhận nhưng vẫn chưa có dòng sản phẩm phở gói nào
được phát triển tại đây. Cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế của phở gói là
chủ yếu.

3. Chiến dịch Marketing:
3.1. STP stategy:
3.1.1 Segmentation
Phân khúc dựa trên nghề nghiệp và thu nhập
 Học sinh sinh viên: thu nhập phụ thuộc vào chu cấp của gia đình hoặc công việc
làm thêm (thu nhập thấp, chưa ổn định).
 Người lao động phổ thông: thu nhập dựa vào công việc hằng ngày(thu nhập thấp,
ổn định).
 Người lao động trí óc: thu nhập dựa váo công việc hằng ngày( thu nhập cao, ổn
định).
Theo địa lý:
 Phía Tây Melbourne
 Phía Đông Nam Melbourne

3.1.2 Target
Theo nhân khẩu học
 Thị trường mục tiêu mà vifon hướng đến là học sinh sinh viên trong nước và du
học sinh(Thành phố này có 8 trường đại học dạy gần 300.000 sinh viên, với hơn
1/3 sinh viên nước ngoài) vì đây là đối tượng có thu nhập phụ thuộc vào chu cấp
và việc làm thêm không ổn định không có thời gian nấu ăn. Số tiền chi tiêu cho

ăn uống cũng khá ít.
 Đối tượng thứ 2 mà vifon hướng đến là nguời lao động phổ thông có thu nhập
thấp. Giống như sinh viên họ không có thời gian nhiều cho việc nấu ăn và thu
nhập thấp nên việc chi tiêu cho bữa ăn cũng khá hạn hẹp nên việc sử dung sản
phẩm ăn liền chi phí thấp là lựa chọn phù hợp.
Theo địa lý:
 -Phía Tây và phía Đông Nam Melbourne: : Phần lớn cộng đồng người Việt Nam
chủ yếu sống ở phía Tây Melbourne. Tuy nhiên, ở vùng ngoại ô phía Đông Nam
của Melbourne, số lượng người Việt sinh sống cũng khá đông. Khi xa xứ, người


ta thường nhớ món ăn quê nhà, kiếm được tiệm phở ở Úc không dễ dàng hoặc có
thể đi khá xa do đó phở Vifon có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
 Bên cạnh đó có khu chợ người Việt FootScray.
 -Thành phố Melbourne có khá nhiều trường đại học, xung quanh đó tập trung
nhiều cửa hàng tiện lợi.

3.1.3 Position
Lợi thế cạnh tranh của vifon là sự độc đáo và chất lượng của bún vifon, Phở là một
món ăn truyền thống có thể thu hút sự chú ý của cộng đồng người Việt tại Melbourne,
bên cạnh đó, sự mới lạ của gói Pho cũng là một lợi thế để mang lại cho khách hàng
vifon trên thị trường này.
Ngoài ra, Vifon còn mang một bản sắc Việt Nam, một hương vị quê nhà mà ít nhiều sẽ
giúp vơi đi nỗi nhớ nhà của cộng động người Việt tại Úc. Vifon định vị bản thân sẽ là
một sản phẩm ăn liền tiện lợi, có lợi cho sức khỏe hơn mì gói, với hương vị truyền
thống của món phở Việt Nam, và giá cả phải chăng, không chỉ dành cho mỗi cộng
đồng người Việt tại Úc mà còn là dành cho động đồng du học sinh và những người lao
động bận rộn.

3.2. Mục tiêu cụ thể cho chiến dịch:

Mục tiêu của chiến dịch là trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2019 cho tới tháng
12 năm 2019, phở Vifon sẽ:
 Reach 1 000 000 người tại Melburn
 Tạo thêm được 10 000 khách hàng
 Tăng sales 20%
 Tăng thêm 5% thị phần

3.3. Kế hoạch hành động:
3.2.1 Sản phẩm(Product) :

Hình 3.1 Phở bò Vifon gói và hộp 65G

kế thừa và phát triển truyền thống 20 năm sản xuất phở
công nghệ chế biến hiện đại nhất


Sợi phở dai với nước suop đậm đà, không chứ phụ gia bảo quản, đảm bảo an toàn cho
sức khỏe của người tiêu dùng
Có 2 dạng gói và dạng hộp tiện lợi sử dụng

Hình 3.2 Phở bò Vifon Hoàng Gia gói 120G

Có tất cả các đặc điểm của phở Vifon, ngoài ra thêm vào đó còn có gói thịt bò thật 61G

3.2.2 Giá cả (Price):
Phở bò Vifon gói 65G có giá 1.5 $ Úc
Phở bò Vifon hộp 65G có giá 2$ Úc
Phở bò Vifon Hoàng Gia gói 120G có giá 3$

3.2.3 Chiến lược chiêu thị (promotion):

Sự có mặt của Vifon tại thị trường Úc là chưa lạu, nên nếu thực sử hỏi cộng đồng ở
đây thì cũng sẽ không ngạc nhiên nếu ít người biết tới sự hiện diện của nhãn hàng này.
Nên mục tiêu chính của các chiến dịch quảng cáo trong thời gian này sẽ là tăng độ
nhận biết của sản phẩm, để giới thiệu cho người dân ở đây biết về Vifon.
Thực tế nếu nói về văn hòa ẩm thực Việt Nam, thì phở chắc chắn là một trong những
thứ hiện lên đầu tiên trong suy nghĩ của người nước ngoài. Với du học sinh hay người
Việt tại Melburne thì trong họ đương nhiên sẽ có một nỗi nhớ quê nhà. Tận dụng
những thông tin này, Vifon sẽ lấy tên kế hoạch này là Vifon – A taste of Vietnamese
cuisine với mong muốn là Vifon sẽ mạng lại một chút hương vị quê nhà và bản sắc
dân tộc cho các bạn trẻ du học sinh, những người Việt xa xứ hay cả những người tiêu
dùng ở nước bạn.
Chiến dịch được chia thành 4 phần với các kế hoạch nhỏ:
 Mở rộng kênh phân phối tại các khu vực mục tiêu:
Bản chất là một nhãn hàng tiêu dùng nhanh thì điều quan trọng nhất với Vifon vẫn sẽ
là kênh phân phối. Vifon đặt mục tiêu của mình sẻ là đưa sản phẩm của mình tới tất cả
các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các tạp hóa nhỏ lẻ, các sạp ở khu chợ người Việt


hay cả những kênh mua sắm online để nhãn hàng của mình có thể dễ dàng tiếp cận tới
người tiêu dùng ở đây.
Khách hàng mục tiêu: Du học sinh Việt Nam, nhân viên văn phòng, lao động phổ
thông và những khách hàng ưa thích thực phẩm tiện lợi,…
Cách thức:
 Sử dụng kênh phân phối trung gian là Công ty L’esand International PTY Ltd:
+ Lợi thế kênh phân phối trung gian:
Công ty L’esand là một doanh nghiệp trẻ mới đi vào kinh doanh được 2 năm
và hoạt động trong lĩnh vực hàng thực phẩm Á châu có uy tín và tiếng nói tại
thị trường Melbourne. Doanh thu hằng năm của công ty rơi vào khoảng 2
triệu USD/năm.
Hỗ trợ rất lớn cho Vifon trong quá trình xâm nhập thị trưởng và mở rộng phát

triển tại Melbourne, giảm các rủi ro pháp lí.
Vifon tiết kiệm được thời gian và nhiều loại chi phí trung gian trong quy trình
phân phối sản phẩm đển tay người tiêu dùng.
+ Thực hiện:
Sử dụng Công ty L’esand là kênh phân phối trung gian để phân phối Phở gói
ăn liền của Vifon đến những tiểu thương ở Melbourne đang kinh doanh mua
bán tạp hóa, thực phẩm gia đình tại những khu chợ người Việt. Nếu kế hoạch
phát triển tốt, Vifon tiếp tục lấy Melbourne làm “bàn đạp” đánh thẳng chiến
lược này vào thành phố Sydney và một số thành phố lớn khác tại Úc.
Chợ Việt Nam tại Melbourne là nơi thu hút rất đông kiều bào cả người bản
xứ đến tham quan và mua sắm. Tại đây, Vifon sẽ chính thức tiếp cận được với
những đối tượng khách hàng mục tiêu. Thêm nữa, chợ là đặc trưng, là thói
quen sinh hoạt lâu đời của người Việt, sự đông đúc của chợ sẽ đảm bảo ổn
định sức mua của người tiêu dùng.
Thêm nữa Công ty L’esand lại sắp khai trương hệ thống siêu thị sẽ tạo điều
kiện rất lớn cho Vifon nâng cấp sản phẩm và thương hiệu ở chuỗi bán lẻ mới
này, đặc biệt là mở rộng lượng khách hàng và phát triển hoạt động kinh
doanh của Phở Vifon tại Melbourne trong tầm dài hạn.
 Đưa Vifon vào các cửa hàng tiện lợi, canteen trường học, tiệm tạp hóa tại các
khu dân cư và các siêu thị mini
+ Lợi thế:
Mang Vifon len lỏi đến mọi ngóc ngách của thành phố, tiếp cận gần hơn với
khách hàng mục tiêu, và tăng lượng khách hàng mới.
Phổ biến sản phẩm rộng rãi, dễ dàng tìm thấy Vifon ở bất cứ nơi nào khách
hàng mong muốn,( một NSX nên hợp tác với nhiều nhà bán lẻ, bởi vì mỗi
một nhà bán lẻ có rất nhiều khách hàng)


Đây là những kênh thân thuộc, tiện lợi, thu hút được lượng khách hàng ổn
định ra vào mua hàng mỗi ngày.

+ Thực hiện:
Kí được hợp đồng với các nhà bán lẻ, và các chuỗi siêu thị mini tại
Melbourne để đem Vifon vào thị trường tiềm năng này. Vifon phải tìm hiểu
mối quan tâm chính của các nhà nhập khẩu Úc là giá cả, chất lượng, độ tin
cậy, thời hạn giao hàng và số lượng tối thiểu. Nhưng thật sự chỉ có ba tiêu
chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Úc là "giá, giá và giá”
Trong lần đầu giao dịch, nhà nhập khẩu Úc thường sẽ đặt hai hoặc ba đơn
hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn chất
lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email
hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên. Do đó Vifon cần nắm bắt cơ
hội chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định,
giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên
Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Úc không thích mặc cả. Họ sẵn
sàng đàm phán một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để giá giảm 20%
hoặc hơn. Khi báo giá cho nhà nhập khẩu Úc, điều quan trọng nhất là đưa ra
mức giá “hợp lý nhất”. Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho
người mua tại Mỹ và châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%..
 Mở rộng kênh trực tuyến:
Đây được xem là hình thức bán hàng phổ biến nhất hiện nay trong thời đại
công nghệ không ngừng phát triển. Điều này cho phép bạn tiếp cận được
nhiều đối tượng hơn và giúp phát triển cơ sở khách hàng một cách bao quát,
quản lý dữ liệu khách hàng một cách chặt chẽ. Thương mại điện tử bán hàng
online đang tạo ra những biến động, thay đổi cơ cấu hệ thống bán lẻ đáng
kinh ngạc, các hệ thống đan xen nhau tạo nên những cuộc cạnh tranh khốc
liệt. Các DN phân phối bán lẻ đang phải có chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ
cho phù hợp với hoàn cảnh này.
Ngoài ra, 3 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng nhiều nhất đó là trên
Facebook (87%), tổ chức các chương trình tiếp thị tại cửa hàng (70%) và tiếp
thị online qua các kênh khác như email marketing, đăng bài trên diễn đàn,
YouTube... (51%).

Bán hàng và tăng khuyến mại trên các kênh Amazon, Ebay tại Úc. Khi khách
hàng đặt mua từ một thùng Phở Gói sẽ được tặng một chiếc “bộ sản phẩm tô
đũa muỗng để sử dụng ăn Phở tại nhà.”
 Tăng độ nhận diện của nhãn hàng
Vifon là một nhãn hàng mới nên việc được nhận diện và biết tới là một điều quan
trọng, không chỉ cần phân phối sản phẩm của mình ra tới các cửa hàng, Vifon cần
được nhận biết và gửi thông điệp của mình đi, chúng tôi mong sẽ thực hiện được điều
đó qua các hoạt động dưới đây:


×