Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan lục quân 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.24 KB, 123 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa sư phạm của giảng viên nói chung, giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 nói riêng có vai trị hết sức quan
trọng đối với việc rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên, và
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo, dục đào
tạo cán bộ của Nhà trường. Nhận thức rõ vấn đề này, trong những năm qua,
Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã luôn quan tâm xây dựng và nâng cao văn hóa
sư phạm cho đội ngũ giảng viên, trong đó có giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ giảng viên khơng ngừng được
nâng cao. Đại đa số giảng viên luôn nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực
công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường.
Tuy nhiên bên cạnh đó, một số giảng viên chưa thực sự quan tâm đến
nâng cao văn hóa sư phạm, cịn có biểu hiện thiếu chuẩn mực trong ứng xử,
giao tiếp, xây dựng đạo đức, lối sống; trình độ tri thức, năng lực, phương pháp,
tác phong sư phạm, tính mơ phạm và khả năng sáng tạo có mặt cịn hạn chế;
chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chưa thực sự tâm huyết, yêu ngành,
yêu nghề. Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt đến nhân cách nhà giáo, hình
ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội Lục quân”, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục,
đào tạo và truyền thống tốt đẹp của Nhà trường anh hùng.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc cũng như
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Trường Sĩ quan Lục quân 1 đặt ra yêu cầu
ngày càng cao. Vị trí, vai trị của văn hóa ngày càng trở nên quan trọng, thực
sự trở thành “nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [6, tr.126].
Cùng với đó, q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy
3



mạnh; sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới;
tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường; âm mưu chiến lược “diễn biến
hoà bình” của các thế lực thù địch, đã và đang tác động rất lớn đến vai trò,
trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn. Do đó, vấn đề nâng cao văn hóa sư phạm của giảng viên trong tình
hình hiện nay càng trở nên quan trọng.
Từ những vấn đề trên cho thấy, nghiên cứu, luận giải một cách đầy đủ,
trên cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn văn hóa sư phạm của giảng viên
khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, góp phần hoàn thiện nhân cách giảng viên là vấn
đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề nghiên cứu của luận văn, đã có nhiều cơng trình
tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài quân đội đề cập, nghiên cứu với
những mục đích và nhiệm vụ khác nhau. Các cơng trình khoa học đó đã bàn
về lý luận, thực tiễn phát triển văn hóa trong một số ngành và lĩnh vực, trong
đó có cả qn đội.
* Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về các lĩnh vực
văn hóa trong nhà trường
Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa
ở các nhà trường ngoài quân đội
Tác giả Phạm Quang Huân (2007), trong cơng trình “Văn hóa tổ chức hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường” [20] cho rằng mỗi nhà trường là một
tổ chức hành chính – sư phạm. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều
tồn tại một nền văn hố nhất định trong đó có văn hóa tổ chức. Từ đó tác giả
quan niệm: “Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của
nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được
thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắriêngcho
4



mỗi tổ chức sư phạm” [22, tr.38]. Theo tác giả, văn hóa tổ chức trong nhà
trường chính là văn hóa nhà trường có vai trị rất quan trọng đối với chất lượng
giáo dục, từ đó tác giả đề xuất các biện pháp để xây dựng văn hóa nhà trường.
Tác giả Đồn thị Hồng Hiệp (2015), trong cơng trình “Phát triển văn
hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thơng quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội hiện nay” [17] đã đưa ra quan niệm về văn hóa ứng xử của học sinh trung
học phổ thơng và cho rằng: văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông
quận Hà Đơng là một phương diện, một mặt của văn hóa nói chung, nhưng
mang sắc thái, diện mạo của văn hóa “học đường”, ở trong đó hàm chứa nhiều
khuynh hướng phát triển, nhiều nội dung của văn hóa xã hội cao hơn so với
văn hóa “học đường” của học sinh cấp dưới.
Tiếp cận dưới góc độ quản lý xã hội, tác giả Vũ Thị Quỳnh (2018),
trong cơng trình “Phát triển văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm vùng
đồng bằng sơng Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” [33] đã khái quát văn
hóa nhà trường: “Là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trong
nhà trường làm cho nhà trường có những nét riêng biệt, khác biệt để phân biệt
nhà trường này với nhà trường khác. Nó bao gồm từ bầu khơng khí nhà
trường, các giá trị tồn tại trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục, môi trường
cảnh quan, cơ sở vật chất đến niềm tin, sự kỳ vọng của từng cá nhân….” [38,
tr.18]. Từ đó tác giả đưa ra quan niệm về phát triển văn hóa nhà trường và cho
rằng phát triển văn hóa nhà trường sẽ tập trung ở những nội dung về phát triển
những giá trị về tinh thần và vật chất tồn tại trong các hoạt động nhà trường
và góp phần tạo nên thương hiệu riêng của nhà trường.
Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa
trong nhà trường quân đội
Tác giả Bùi Duy Phát (2012), trong cơng trình “Phát triển văn hóa ứng
xử của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị” [31] quan niệm: “Văn hóa ứng
xử của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là thái độ, hành vi ứng xử của

người học viên trong giải quyết các mối quan hệ với xã hội, với bản thân và
5


chức trách, nhiệm vụ theo những giá trị, chuẩn mực văn hóa đáp ứng mục
tiêu, yêu cầu đào tạo.” [35, tr.12]. Theo tác giả, văn hóa ứng xử của học viên
ở Trường Sĩ quan Chính trị là một mặt cấu thành nhân cách mà người học
viên phải tu dưỡng, rèn luyện trong q trình học tập tại Nhà trường. Đó là
kết quả của q trình tác động một cách tích cực, tự giác, tuân theo quy luật
khách quan của các chủ thể và tự rèn luyện, phát triển của mỗi học viên.
Tác giả Phạm Văn Trường (2012), trong cơng trình “Phát triển văn hóa
đạo đức của học viên ở Trường sĩ quan Lục quân 2 hiện nay” [50] đã đưa ra
các quan niệm về văn hóa đạo đức của học viên, chỉ ra cấu trúc của văn hóa đạo
đức bao gồm: hệ thống các giá trị, tri thức, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức và
hành vi đạo đức trở thành thói quen, nếp sống đạo đức lành mạnh. Đồng thời tác
giả cũng cho rằng văn hóa đạo đức là một thành tố của văn hóa tinh thần xã hội,
có vai trị to lớn đối với đời sống cá nhân, góp phần hoàn thiện nhân cách và
khẳng định giá trị nhân cách cá nhân trong mối quan hệ xã hội.
Tác giả Lê Xn Thanh (2013), trong cơng trình “Phát triển văn hóa
pháp luật của học viên ở Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp” [34] xác định: “Văn
hóa pháp luật của học viên ở Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp là tổng thể những
tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí và hành vi chấp hành pháp luật mang tính chân
- thiện - mỹ của học viên có vai trị điều chỉnh hành vi của họ một cách tự giác
theo pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của Nhà trường” [39, tr.16].
Theo tác giả, văn hóa pháp luật bao gồm các yếu tố: tri thức pháp luật, tình cảm,
niềm tin, ý chí pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật đều mang tính chân thiện - mỹ của học viên. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau hợp thành văn
hóa pháp luật của học viên mang tính chỉnh thể, thống nhất.
Tiếp cận trên các phương diện hoạt động, giá trị và nhân cách, tác giả Vũ
Văn Nhàn (2014), trong cơng trình “Phát triển văn hóa chính trị của học viên
chỉ huy tham mưu ở Học viện Phịng khơng - Khơng qn hiện nay” [29] quan

niệm: “Văn hóa chính trị của học viên chỉ huy tham mưu ở Học viện Phịng
khơng - Khơng qn là sự kết tinh toàn bộ những giá trị bao gồm trình độ tri
6


thức, phẩm chất, năng lực trong quan hệ chính trị của học viên” [33, tr.22]. Tác
giả cho rằng, văn hóa chính trị của học viên chỉ huy tham mưu bao gồm các yếu
tố: trình độ nhận thức chính trị, phẩm chất, năng lực công tác và tố chất tâm sinh
lý của học viên. Muốn phát triển văn hóa chính trị của học viên chỉ huy tham
mưu phải quan tâm chăm lo, xây dựng và phát triển các yếu tố trên.
Như vậy, các cơng trình khoa học trên đã luận giải lơgíc từ việc đưa ra
quan niệm, cấu trúc, khẳng định vai trị của văn hóa đối với việc hồn thiện
phẩm chất, nhân cách người học viên cũng như chất lượng giáo dục, đào tạo của
nhà trường. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn tiếp thu, kế thừa và luận
giải sâu sắc hơn về văn hóa sư phạm và văn hóa sư phạm của giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục qn 1.
* Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng đội
ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1
Tiếp cận dưới góc độ đạo đức nhân cách, tác giả Nguyễn Thị Út (2011),
trong cơng trình “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, [53] đã đề cập đến vai
trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp giáo
dục, đào tạo của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và sự cần thiết phải nâng cao đạo
đức cách mạng cho họ, nhất là trong tình hình hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho giảng viên.
Tác giả Lương Thành Nam (2015), trong cơng trình “Bồi dưỡng giảng
viên mới giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
[28] cho rằng: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho đội ngũ

giảng viên mới là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa thiết thực góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng bồi dưỡng giảng viên mới ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.
7


Tác giả Trần Xn Dũng (2016), trong cơng trình “Nhân tố chủ quan
của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong giảng dạy ở Trường Sĩ quan
Lục quân 1 hiện nay” [2] đã đưa ra quan niệm về nhân tố chủ quan của giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn trong giảng dạy; đồng thời tác giả cũng chỉ rõ
đặc điểm giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, vai trò nhân tố chủ quan của
giảng viên trong hoạt động giảng dạy ở Trường Sĩ quan Lục qn 1.
Tác giả Nguyễn Văn Hịa (2017), trong cơng trình “Nâng cao chất
lượng dạy học các mơn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường
Sĩ quan Lục quân 1” [19], đã khẳng định: đây là yêu cầu tất yếu, góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của Nhà trường. Trong số các
biện pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn lý luận
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả nhấn mạnh đến biện pháp phải
xây dựng mơi trường văn hóa sư phạm qn sự tích cực, lành mạnh.
Những cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường trong quân đội
Tác giả Nguyễn Văn Tuyên (2013), trong công trình “Nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong
các học viện, trường sĩ quan quân đội” [46] đã làm rõ các yếu tố cấu thành
năng lực nghiên cứu khoa học và nội dung nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong các học viện,
trường sĩ quan quân đội. Khái quát làm rõ những vấn đề đặt ra đối với nâng
cao năng lực nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao
năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn

trong các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Tác giả Phạm Thanh Giang (2015), trong cơng trình “Phát triển
nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các
học viện Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [13] đã chỉ rõ: Đây là
nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và quân đội, có vị trí vai trị rất
quan trọng là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo;
8


chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; đấu
tranh tư tưởng, lý luận; xây dựng tiềm lực khoa học, nâng cao vị thế, uy tín
của các học viện trong quân đội. Việc phát triển nguồn lực giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn chất lượng cao là yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong các học viện
quân đội hiện nay.
Ngoài ra, liên quan đến xây dựng, phát triển phẩm chất và năng lực của
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, tác giả Nguyễn Xn Trường (2006)
có cơng trình “Phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay” [49], tác giả Trần Minh Phúc (2014) có cơng
trình “Phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học
xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” [30], ...
Những nội dung cơ bản của các cơng trình khoa học trên là cơ sở quan
trọng để tác giả luận văn tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và luận giải sâu sắc hơn
thực chất văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở
Trường Sĩ quan Lục quân 1 cũng như phân tích giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao văn hóa sư phạm của giảng viên.
Đánh giá chung, những cơng trình khoa học trên đã tiếp cận, khai thác và
đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của văn hóa ở các nhà trường trong và
ngồi qn đội; luận giải và làm sâu sắc vai trò của giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như đưa ra các giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên,
xuất phát từ việc xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên
33cứu, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về văn hóa sư phạm
của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa sư phạm của giảng viên
khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1; trên cơ sở đó đề
9


xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa sư phạm của giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ thực chất và những nhân tố quy định văn hóa sư phạm của
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.
- Đánh giá thực trạng văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao văn hóa sư phạm của
giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Bản chất và những nhân tố quy định văn hóa sư phạm của giảng viên
khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học
xã hội và nhân văn đang trực tiếp làm công tác giảng dạy tại Khoa Lý luận
Mác-Lênin, Khoa Cơng tác đảng, Cơng tác chính trị ở Trường Sĩ quan Lục
quân 1; thời gian khảo sát từ năm 2012 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận
Là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, xây dựng nền văn hóa, về
giáo dục, đào tạo; các nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
về giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên trong Quân đội nhân dân
Việt Nam.
* Cơ sở thực tiễn
Là thực tiễn văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 trong những năm qua; báo cáo tổng kết của các cơ
10


quan, Khoa Lý luận Mác-Lênin, Khoa Công tác đảng - cơng tác chính trị, một số
đơn vị trong Nhà trường và qua kết quả điều tra, khảo sát của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch
sử và logic; phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh. Ngồi ra, tác giả
cịn sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học và phương pháp
chuyên gia để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những cơ sở khoa
học cho việc nâng cao văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1; đồng thời gợi mở ra hướng nghiên
cứu mới về văn hóa sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các học viện, nhà
trường trong và ngoài quân đội.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên
cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng tốt
yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của Đảng ta trong tình
hình hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục các cơng
trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận văn; danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

11


Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH VĂN HÓA SƯ PHẠM
CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1

1.1. Thực chất văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1
1.1.1. Quan niệm về văn hóa và văn hóa sư phạm của giảng viên
* Quan niệm về văn hóa
Xã hội càng phát triển người ta càng quan tâm nhiều hơn đến văn hóa,
văn minh. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, nhiều
cách tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như: dân tộc học, văn hóa học, xã
hội học, triết học... do đó, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa. Tiếp
cận dưới góc độ triết học mácxít, xuất phát từ quan niệm về bản chất của con
người và về phương thức xác định bản chất của sự “tồn tại người” với tính
cách là một “thực thể tự nhiên”, “thực thể xã hội”, chúng ta thấy rằng trong
triết học Mác, bản chất của văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ biện
chứng với bản chất của con người và xã hội. Nếu tự nhiên là cái quy định sự
tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là
phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các
hoạt động sống của con người. Nói cách khác, văn hóa là sự kết tinh năng lực
bản chất người trong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo

ra, là cái quy định bản chất con người. Và như vậy có thể hiểu: Văn hóa là sự
phát triển năng lực bản chất người theo các giá trị chân - thiện - mỹ và sự
hiện thực hóa các giá trị đó thơng qua hoạt động sống của con người trong
tiến trình lịch sử. [43, tr.112]
Văn hóa là một hiện tượng xã hội, khơng tách rời kinh tế, chính trị và đời
sống xã hội; đồng thời nó là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, phản ánh
các điều kiện kinh tế - xã hội. Văn hóa ln mang bản chất xã hội, là sự lựa

12


chọn cho cuộc sống sinh tồn, biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người, kết tinh ở những giá trị mà con người tạo ra. Văn hóa tồn tại trong tổng
thể các quan hệ người, không chỉ là quan hệ giữa con người với tự nhiên, với
xã hội mà còn là quan hệ giữa con người với con người. Mặc dù vậy, chỉ có các
quan hệ nhân văn của con người mới được bao hàm trong phạm trù văn hóa.
Hạt nhân của văn hóa là tổng hịa các quan hệ nhân văn chứa đựng “bản
chất người” trong quá trình sáng tạo khơng ngừng. Nói cách khác, bản chất
cốt lõi của văn hóa là sáng tạo và nhân văn, văn hóa là dấu ấn sáng tạo và
nhân văn theo tiêu chí chân - thiện - mỹ của mỗi cộng đồng người. Nói văn
hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy “những năng lực bản chất” của
con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó, khái niệm
văn hóa hàm chứa trong nó tính chất nhân văn. Cơ sở của mọi hoạt động văn
hóa là khát vọng hướng tới cái chân - thiện - mỹ như là chuẩn mực để đánh
giá các thành tựu của sự phát triển văn hóa nhân loại, là cái khung cơ bản, phổ
biến trong các thang bậc giá trị.
* Quan niệm về văn hóa sư phạm của giảng viên
Theo từ điển Tiếng Việt: Sư phạm “là khoa học về giảng dạy và giáo
dục trong nhà trường” [55, tr.876]. Còn theo Từ điển Giáo dục học định
nghĩa: Sư phạm “2. Theo nghĩa hẹp, chuyên biệt thì khoa học sư phạm hay

giáo dục học là khoa học về phương pháp giáo dục, dạy học” [15, tr.346].
Như vậy, theo tác giả luận văn, xét về bản chất, sư phạm là tổng thể các
hoạt động dạy học và giáo dục, được tiến hành một cách có mục đích, có tổ
chức, dựa trên cơ sở khoa học nhằm đào tạo, bồi dưỡng con người theo mục
tiêu, yêu cầu đã xác định.
Mục đích hoạt động sư phạm là nhằm tạo ra lớp người có đủ phẩm chất
và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội; hay nói cách khác, hoạt
động sư phạm góp phần sáng tạo ra con người, tái sản xuất sức lao động xã hội.

13


Đối tượng tác động của hoạt động sư phạm không phải là những vật vô
tri, vô giác mà là con người mang đầy đủ phẩm chất và năng lực người. Ở đó
đối tượng của hoạt động sư phạm vừa là khách thể tiếp nhận các tác động sư
phạm, chịu sự điều khiển chi phối bởi mục tiêu, phương pháp, hình thức và các
tác động khác của giảng viên với tư cách là nhà giáo dục, vừa là chủ thể tự tổ
chức, tự chỉ đạo quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện nhân cách của mình.
Cơng cụ của hoạt động sư phạm, bên cạnh các hình thức tổ chức,
phương pháp và phương tiện đào tạo, nhà giáo dục cịn có hệ thống tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cùng với ý chí, tình cảm, trách nhiệm, niềm say mê
và nhân cách của người thầy để giáo dục và truyền thụ tri thức cho người học,
nhằm tạo ra sản phẩm, đó là chất lượng con người được đào tạo ra. Những
con người này đã được chuẩn bị một cách đầy đủ và toàn diện các yếu tố cần
thiết để bước vào cuộc sống phong phú, đa dạng, thích ứng và đương đầu với
những biến đổi liên tục diễn ra trong xã hội.
Như vậy, mọi hoạt động sư phạm luôn diễn ra trong môi trường giáo
dục, đào tạo của tổ chức nhà trường bao gồm tổng hợp các nhân tố hợp thành
như: mục tiêu đào tạo; nhà giáo dục; đối tượng giáo dục; nội dung đào tạo;
hình thức, phương pháp, phương tiện đào tạo và kết quả đào tạo. Với mục tiêu

chung là đào tạo ra lớp người hội tụ cả phẩm chất và năng lực cần có theo yêu
cầu của xã hội, hoạt động sư phạm trong nhà trường phải tiến hành quá trình
dạy học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và quá trình giáo dục nhằm
hình thành các phẩm chất, nhân cách cho người học. Các quá trình này do con
người sáng tạo ra, con người là chủ thể của mọi hoạt động, diễn ra trong
không gian và thời gian của tổ chức nhà trường, ở trong đó kết tinh năng lực
“bản chất người” nhằm tạo ra những giá trị cốt lõi, thúc đẩy xã hội phát triển.
Điều đó đồng nghĩa với việc ẩn chứa trong hoạt động sư phạm là tổng hòa các
quan hệ, chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp theo các tiêu chí chân thiện - mỹ, đó chính là văn hóa trong hoạt động sư phạm hay nói cách khác,
đó là văn hóa sư phạm.
14


Tựu chung lại, từ cách tiếp cận văn hóa sư phạm của giảng viên với
tính cách là một hoạt động tác giả quan niệm: Văn hóa sư phạm của giảng
viên là tổng thể những giá trị, chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ kết
tinh ở nhận thức và hành vi ứng xử của giảng viên trong quá trình hoạt
động sư phạm, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Văn hóa sư phạm là một bộ phận, một phương diện của văn hóa, được
hình thành trong hoạt động thực tiễn sư phạm, luôn gắn với nhà trường, phản
ánh những giá trị vật chất, tinh thần của các chủ thể, chi phối, quy định mọi
hoạt động của tổ chức và hành vi của cá nhân theo các giá trị, chuẩn mực
chân - thiện - mỹ và thiết chế giáo dục, nguyên tắc, quy định của nhà trường.
Văn hóa sư phạm ln phản ánh và mang đậm tính tích cực, nhân văn, tiến
bộ, được biểu hiện trên những nội dung cơ bản, chủ yếu sau:
Thứ nhất, văn hóa sư phạm của giảng viên thể hiện ở khả năng nhận
thức và trình độ hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực mang tính chân - thiện mỹ trong hoạt động sư phạm của giảng viên
Khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực
mang tính chân - thiện - mỹ trong hoạt động sư phạm được coi là nội dung cơ
bản, trước hết của văn hóa sư phạm. Bởi lẽ, hoạt động của con người là hoạt

động có mục đích, mang tính sáng tạo, phản ánh năng lực, bản chất người của
các chủ thể. Con người muốn cải tạo được sự vật hiện tượng để phục vụ cho
chính nhu cầu của mình thì trước hết họ phải nhận thức được đúng bản chất
của sự vật hiện tượng, từ đó mới có khả năng định hướng mục tiêu, xác định
lực lượng, phương pháp, biện pháp để thực hiện.
Trong hoạt động sư phạm, muốn xây dựng và hồn thiện văn hóa sư
phạm thì dứt khốt người giảng viên phải có tri thức về các giá trị, chuẩn mực
mang tính chân - thiện - mỹ trong lĩnh vực này, coi đây là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt mang tính định hướng, để từ đó họ tự giác tiếp nhận, chuyển hóa thành
các giá trị, chuẩn mực mang tính bền vững của bản thân, làm giàu thêm vốn
15


văn hóa của mình góp phần nâng cao phẩm và chất năng lực, hoàn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao.
Giá trị, chuẩn mực chính là những khn thước của thiện và ác, chân
lý và sai lầm, đẹp và xấu, được phép và cấm kỵ, chính nghĩa và phi nghĩa…
mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử
của con người trong cộng đồng xã hội. Hay nói một cách khác, các giá trị,
chuẩn mực được tạo ra xem như là những chuẩn mực, thước đo đúng và sai,
tốt và xấu, xác định những gì nên làm và khơng nên làm trong cách hành xử
chung và riêng của con người trong một tổ chức nhà trường. Giá trị, chuẩn
mực này không chỉ bao gồm những giá trị chung của xã hội, tuân thủ theo
những quy tắc, chuẩn mực chung mà nó cịn bao gồm cả những giá trị riêng
do tập thể, cá nhân trong nhà trường tạo dựng, trở thành nét đặc trưng được
mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo. Các giá trị, chuẩn mực này thường
biểu hiện trong từng cá nhân, tổ chức, trong nhận thức cũng như trên thực
tiễn của mỗi nhà trường.
Ở đây, các giá trị, chuẩn mực này được hình thành thơng qua hoạt
động thực tiễn của con người trong nhà trường mà trung tâm là đội ngũ

giảng viên. Nó gắn liền với các giá trị truyền thống của dân tộc, chuẩn mực
đạo đức được xã hội thừa nhận, truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo” và
truyền thống của nhà trường, được khuôn mẫu trong các quy định, thiết chế
giáo dục, lịch sử truyền thống cũng như tồn tại một cách tự nhiên ngay trong
từng giảng viên. Các giá trị chuẩn mực đó khơng ngừng được củng cố, bồi
đắp, phát triển và ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển chung của xã
hội cũng như sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước và sự lớn mạnh
trưởng thành của mỗi nhà trường.
Các giá trị, chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ trong hoạt động sư
phạm đóng vai trị nền tảng để điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi ứng

16


xử cho mọi đối tượng giảng viên, bao gồm những nhân tố thuộc về phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lối sống, năng lực công tác như:
việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà
nước, ý thức tổ chức kỷ luật; tình yêu nghề nghiệp, lương tâm, trách nhiệm
nhà giáo; tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc
sống và trong cơng tác; lịng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với
người học và đồng nghiệp; phẩm chất đạo đức trong sáng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư; có tính thẩm mỹ sư phạm cao; có năng lực tồn diện
đáp ứng tốt u cầu nhiệm vụ được giao… Tuy nhiên, tùy từng môi trường,
lĩnh vực cụ thể, nhà trường cụ thể mà các giá trị, chuẩn mực này có sự điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, lịch sử truyền
thống và thực tiễn hoạt động của nhà trường.
Trong tình hình hiện nay, khi mà các giá trị, chuẩn mực trên có phần bị
xem nhẹ, bị vi phạm trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự suy
thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù

địch thì các giá trị, chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ trong hoạt động sư
phạm ở nhà trường càng đòi hỏi phải thường xuyên quan tâm, chăm lo, xây
dựng, không ngừng bồi đắp những giá trị, chuẩn mực mới, đóng góp vào việc
hồn thiện nhân cách người giảng viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
và uy tín của nhà trường. Đây là một q trình đầy khó khăn, vất vả, lâu dài,
là sự thống nhất và đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái đổi mới tiến bộ và cái
bảo thủ lạc hậu, giữa giá trị và phản giá trị, giữa văn hóa và phản văn hóa
ngay trong từng con người, từng tổ chức trong nhà trường để tạo ra bước đột
phá mới, tạo ra giá trị, chuẩn mực mới. Đó khơng chỉ là trách nhiệm của đội
ngũ giảng viên mà còn là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, các lực lượng
trong nhà trường.
17


Thứ hai, văn hóa sư phạm của giảng viên thể hiện ở hành vi ứng xử
mang tính chân - thiện - mỹ trong hoạt động sư phạm
Ứng xử là một hiện tượng xã hội được nảy sinh trong các mối quan hệ
của con người. Ứng xử là phản ứng của con người trước tác động của người
khác cũng như các sự vật hiện tượng đối với mình hay thể hiện hành động của
mình đối với người khác và các sự vật hiện tượng xung quanh trong một tình
huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng, là cách hành động có lựa chọn,
tính tốn tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người
nhằm đạt kết quả cao nhất trong hoạt động giao tiếp. Xét trên bình diện nhân
cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân
được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với
những người chung quanh.
Hành vi ứng xử là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người,
được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người
đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi
trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử của mỗi cá nhân là

khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng
thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Ứng xử mang tính chân - thiện - mỹ
chính là cách ứng xử có văn hóa, là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, lối
sống, lối suy nghĩ, hành động của một cá nhân, cộng đồng người trong việc
ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã
hội theo những giá trị, chuẩn mực được xã hội thừa nhận, có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong hoạt động sư phạm ở các nhà trường, ứng xử mang tính chân thiện - mỹ của người giảng viên được thể hiện xuyên suốt ở hành vi ứng xử khi
giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, con người với cơng việc
và với chính bản thân họ theo các giá trị, chuẩn mực của văn hóa, thiết chế và
quy định của nhà trường, tạo nên văn hóa sư phạm của người giảng viên.

18


Một là, ứng xử với con người chính là hành động của giảng viên trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa giảng viên với đồng nghiệp và với người học
theo các giá trị chân - thiện - mỹ. Đây là mối quan hệ thường xuyên, chủ yếu,
chi phối tới quá trình nâng cao văn hóa sư phạm của họ. Đối với đồng nghiệp,
đó là sự tơn trọng, đồn kết, thương yêu, cư xử đúng mực; chân thành, thẳng
thắn đóng góp, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống, bảo
vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp… phấn đấu cùng nhau hoàn thành nhiệm
vụ. Đối với người học phải bình đẳng, tơn trọng, gần gũi, giúp đỡ, chia sẻ
kinh nghiệm, lắng nghe, xem xét giải quyết tâm tư, nguyện vọng và những đề
nghị chính đáng của họ; đồng thời tích cực thu nhận các thơng tin phản hồi từ
phía người học…
Hai là, đối với người giảng viên, chức năng, nhiệm vụ chính của họ là
hoạt động giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Trong đó, hoạt động
giảng dạy và giáo dục là hoạt động cơ bản, chủ yếu, xuyên suốt nhằm trang bị
kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng và phát triển các phẩm chất,

nhân cách của người học. Quá trình này diễn ra với nhiều khâu, nhiều bước,
dưới nhiều hình thức khác nhau; và hành vi ứng xử đối với hoạt động đó theo
các giá trị, chuẩn mực sư phạm cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hồn
thiện văn hóa sư phạm của giảng viên.
Điều này được thể hiện trước hết đó là sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
trước mỗi giờ lên lớp. Quá trình giảng bài tuân thủ đúng quy trình các khâu,
các bước, giảng bằng cả lương tâm và trách nhiệm, với sự nhiệt huyết và niềm
say mê của người thầy để truyền thụ kiến thức, bồi đắp nhân cách cho người
học. Có thái độ nghiêm túc, công tâm, thực hiện theo đúng chức năng, nguyên
tắc, đúng quy chế đào tạo của nhà trường khi tham gia kiểm tra đánh giá kết
quả người học. Đồng thời phải có niềm say mê và cái tâm trong sáng của nhà
nghiên cứu, có tri thức tồn diện, cả tri thức cơ sở, cơ bản, chuyên ngành; tích
cực, chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.

19


Ba là, bản chất con người luôn được xét trong tổng hịa các mối quan hệ
xã hội, trong đó có quan hệ cá nhân và quan hệ xã hội. Do đó, để xây dựng
các mối quan hệ tốt đẹp thì trước hết con người hãy đối xử thật tốt với chính
mình. Bởi vì mỗi người chỉ có thể đối xử tốt với người khi họ biết yêu thương
và trân trọng bản thân mình. Chính vì vậy, giảng viên phải ln có hành vi
ứng xử phù hợp với bản thân, quan tâm xây dựng và phát triển cả về phẩm
chất, năng lực, sức khỏe, tinh thần, thẩm mỹ… theo các giá trị chân - thiện mỹ để khơng ngừng tích lũy, bồi đắp những cái hay, cái đẹp, gạt bỏ những cái
xấu, cái phản văn hóa, phản giá trị, làm cho văn hóa sư phạm của bản thân
ngày càng phát triển và hồn thiện.
Thứ ba, văn hóa sư phạm của giảng viên thể hiện ở kết quả hành vi ứng
xử mang tính chân - thiện - mỹ của chính giảng viên
Theo quan điểm của triết học mác xít: Kết quả là phạm trù chỉ những
biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc

giữa các sự vật với nhau gây ra. Kết quả hành vi ứng xử của giảng viên phản
ánh toàn bộ quá trình giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình nhận
thức, tích lũy, chuyển hóa những giá trị, chuẩn mực sư phạm của người giảng
viên. Nếu kết quả hành vi ứng xử trong hoạt động sư phạm của họ diễn ra có
tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, khơi dậy niềm say mê, yêu
mến công việc của cả người dạy và người học, giúp người học khơng ngừng
hồn thiện phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội, thúc đẩy sự
nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, điều đó chứng tỏ văn hóa sư phạm của
giảng viên ln được quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện.
Điều này thể hiện ở năng lực giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa
học luôn đạt chất lượng và hiệu quả cao, lôi cuốn người học, kích thích được
tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học, giúp họ dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến
thức. Tính mơ phạm, sự mẫu mực về phẩm chất, nhân cách người thầy luôn
tạo ra sự yêu mến của đồng nghiệp và người học, đón nhận sự tôn trọng của

20


mọi người. Hơn nữa, kết quả hành vi ứng xử phản ánh văn hóa sư phạm của
giảng viên cịn thể hiện ở kết quả người học tốt nghiệp ra trường đạt được
theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định, có đủ phẩm chất và năng lực đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Như vậy, văn hóa sư phạm là hệ thống các giá trị, chuẩn mực mang
tính chân - thiện - mỹ thuộc lĩnh vực hoạt động sư phạm, được phản ánh
thông qua nhận thức và hành vi ứng xử của con người hoạt động trong lĩnh
vực đó. Văn hóa sư phạm khơng phải tự nhiên mà có. Đó là kết tinh của các
giá trị, chuẩn mực được hình thành thơng qua q trình xây dựng, rèn luyện
và chuyển hóa của biết bao con người qua các thế hệ trong nhà trường. Do
vậy nó càng phải được nâng niu, trân trọng, tiếp nối và không ngừng bồi đắp
thêm những giá trị, chuẩn mực mới để làm giàu thêm vốn văn hóa, cùng với

các loại hình văn hóa khác như: văn hóa tổ chức, quản lý; văn hóa ứng xử,
giao tiếp… tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu nhằm thỏa mãn nhu cầu
đời sống văn hóa tinh thần của con người, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
1.1.2. Quan niệm về văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã
hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1
* Đặc điểm giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan
Lục quân 1
Ở Trường Sĩ quan Lục quân 1, hoạt động sư phạm của đội ngũ giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn được tiến hành trong môi trường mà hoạt
động quân sự diễn ra là chủ yếu, với yêu cầu cao về sức khỏe, chun mơn và
sự chuẩn mực, tính chuẩn xác trong mọi hoạt động quân sự. Với tư cách vừa
là nhà sư phạm để giáo dục nhân cách, xây dựng thế giới quan cộng sản và
phương pháp luận khoa học cho học viên, vừa là cán bộ khoa học và cán bộ
hoạt động chính trị - xã hội, họ đã góp phần to lớn trong thực hiện các mục
21


tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường, đáp ứng đòi hỏi khách quan của quân
đội và đất nước.
Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1
là những sĩ quan trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu các môn khoa học
xã hội và nhân văn như: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị học, Chủ
nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Logic học, Cơng tác đảng,
Cơng tác chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tâm lý học quân sự,
Giáo dục học quân sự, Nhà nước và pháp luật, Cơ sở văn hóa. Đội ngũ giảng
viên có tuổi đời từ 26 đến 55 tuổi, tuổi quân từ 8 đến 38 năm, cấp bậc quân
hàm từ thượng úy đến đại tá. Hiện nay 100% giảng viên có trình độ đại học
trở lên, trong đó có 59.41% có trình độ sau đại học.
Ngoài những đặc điểm chung giống như giảng viên khoa học xã hội và

nhân văn ở các học viện, nhà trường trong quân đội, giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 cịn có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, hoạt động sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 diễn ra trong nhà trường có bề dày truyền
thống lịch sử văn hóa
Trường Sĩ quan Lục quân 1 là nhà trường đầu tiên của Quân đội nhân
dân Việt Nam, một trong những trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu
Lục quân cấp phân đội trình độ đại học và đào tạo thạc sĩ Khoa học Quân sự
lớn của quân đội. Trải qua hơn 73 năm xây dựng, chiến đấu, đào tạo cán bộ và
trưởng thành, Nhà trường đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Trung hiếu,
tiên phong, mẫu mực, quyết thắng”, vinh dự 9 lần được đón Bác Hồ về thăm
Nhà trường và trực tiếp trao tặng Nhà trường lá cờ “Trung với nước - Hiếu với
dân”. Từ đó, “Trung với nước, hiếu với dân” đã trở thành nét đặc trưng tiêu
biểu, là truyền thống của Nhà trường, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt
Nam, tô thắm thêm nét đẹp văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội Lục quân”. Đội
ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của Nhà trường đã luôn tự ý thức
về vai trị, trách nhiệm của mình, tự rèn luyện phẩm chất, năng lực, trau dồi
22


nhân cách, rèn luyện phong cách, tác phong công tác theo các giá trị chân thiện - mỹ, đóng góp vào sự nghiệp đào tạo cán bộ cho quân đội, tơ thắm thêm
truyền thống văn hóa lịch sử của Nhà trường anh hùng trong thời đại mới.
Hai là, nhiều giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan
Lục quân 1 nguyên là học viên của Nhà trường chuyển loại cán bộ chính trị,
được cử đi đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,
nhà trường trong và ngoài quân đội
Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường quân sự, hoạt
động sư phạm của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ
quan Lục qn 1 địi hỏi phải có sức khỏe, có trình độ tri thức cả chính trị và
qn sự cũng như kinh nghiệm và sự am hiểu về đặc điểm hoạt động của Nhà

trường, tâm lý của học viên… để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Do
vậy, nhiều giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nguyên là học viên của
Nhà trường, sau khi tốt nghiệp được giữ ở lại cơng tác, chuyển loại cán bộ
chính trị, được gửi đi đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, đào tạo
sau đại học ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội về tham gia
công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đến nay, đội ngũ giảng viên này
chiếm 56/101 = 55.46% số lượng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, có
kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu mơi trường hoạt động quân sự của Nhà
trường, tích lũy vốn tri thức văn hóa sư phạm nhất định, là lực lượng nòng cốt
tham gia các hoạt động giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học của Khoa
Lý luận Mác-Lênin và Khoa Cơng tác đảng, Cơng tác chính trị, xây dựng
Trường Sĩ quan Lục quân 1, chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
Ba là, giảng viên viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan
Lục quân 1 vừa tham gia giảng dạy, vừa thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự
với cường độ hoạt động lớn, đòi hỏi cao về sức khỏe, tri thức quân sự, sự
gương mẫu, chuẩn mực trong mọi hoạt động, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào
tạo của Nhà trường
Trường Sĩ quan Lục quân 1 là nhà trường quân sự với nhiệm vụ chính
là đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Lục quân cấp phân đội cho Quân đội
23


nhân dân Việt Nam và nước bạn Lào. Bên cạnh việc giảng dạy trên giảng
đường, một bộ phận giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ
quan Lục quân 1 còn phải trực tiếp tham gia đạo diễn diễn tập chuyển trạng
thái sẵn sàng chiến đấu và thực hành diễn tập chiến đấu dài ngày trên thực
địa, với yêu cầu cao cả về thể lực cũng như sự vận dụng kiến thức tổng hợp
của chương trình giảng dạy, kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn hoạt
động quân sự cùng với học viên trong các điều kiện, hồn cảnh khó khăn, vất
vả, sát với thực tiễn chiến đấu.

Ngồi ra, họ cịn phải thực hiện nghiêm các nền nếp, chế độ quy định,
tham gia rèn luyện thể lực, luyện tập điều lệnh đội ngũ, bắn súng chuẩn bị cho
các đợt kiểm tra quân sự hàng năm của Nhà trường. Điều này đặt ra yêu cầu
cao đối với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cả về thể lực, trí lực; tính
gương mẫu, sự chuẩn mực về phương pháp, tính mơ phạm, thực hiện lễ tiết
tác phong, chấp hành điều lệnh cũng như kinh nghiệm và khả năng hiểu biết
về các hoạt động quân sự của Nhà trường. Chính vì vậy, họ thường xun
được bồi dưỡng, củng cố kiến thức về khoa học quân sự, phổ biến về đặc
điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tự rèn luyện sức khỏe, phẩm chất,
năng lực, bồi đắp nhân cách theo các giá trị chân - thiện - mỹ, tự hồn thiện
văn hóa sư phạm… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo
dục, đào tạo cán bộ của Nhà trường.
* Văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở
Trường Sĩ quan Lục quân 1
Văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường
Sĩ quan Lục qn 1 khơng phải là cái gì trừu tượng, khó hiểu mà được đánh giá
bằng phẩm chất, nhân cách nhà giáo, trình độ cao trong việc nắm vững kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sư phạm, nghệ thuật quản lý và giáo dục
con người trong lực lượng vũ trang cũng như chất lượng sản phẩm giáo dục,
đào tạo của Nhà trường.
24


Tựu trung lại, từ những vấn đề trên, tác giả quan niệm: Văn hóa sư phạm
của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là
tổng thể những giá trị, chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ kết tinh ở nhận
thức và hành vi ứng xử của giảng viên trong quá trình hoạt động sư phạm, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường.
Văn hóa sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường
Sĩ quan Lục quân 1 bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, nhận thức và trình độ hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực
mang tính chân - thiện - mỹ trong hoạt động sư phạm của giảng viên khoa
học xã hội và nhân văn
Đây là những nét đặc trưng cơ bản, là chuẩn mực, thước đo trình độ
văn hóa, tạo nên phong cách sư phạm của người giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Để có được văn hóa trong hoạt
động sư phạm, trước hết người người giảng viên khoa học xã hội và nhân
văn phải là người có nhận thức và trình độ hiểu biết nhất định về các giá trị,
chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ trong hoạt động trong giảng dạy và
giáo dục của mình.
Ở đây, các giá trị, chuẩn mực bao gồm các giá trị, chuẩn mực chung
của nhà giáo, nhà sư phạm; đồng thời còn bao hàm cả những giá trị, chuẩn
mực mang đậm những sắc thái riêng, vốn có của Trường Sĩ quan Lục quân 1
được kết tinh trong các giá trị, phẩm chất “Bộ đội Lục quân” được xây dựng
và bồi đắp bởi lớp lớp các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân
viên, chiến sĩ trong suốt chiều dài lịch sử hơn 73 năm xây dựng, chiến đấu và
trưởng thành của Nhà trường. “Bộ đội Lục quân” vừa phản ánh phẩn chất,
đạo đức của “Bộ đội Cụ Hồ”, đồng thời cũng lột tả đầy đủ tính đặc thù của
hoạt động quân sự đầy khó khăn, khắc nghiệt, thử thách tồn diện cả trí lực và
thể lực của con người nơi đây. Điều này được thể hiện ở những giá trị, phẩm
chất: “Trung với nước, hiếu với dân”, kiên cường, bất khuất, anh dũng, mưu
25


trí, sáng tạo trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược; thông minh, năng động,
tận tâm, tận lực cống hiến trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ quân
sự cho đất nước và quân đội.
Đối với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Lục
quân 1, các giá trị, phẩm chất “Bộ đội Lục quân” được cụ thể hóa bằng
những giá trị, chuẩn mực trong hoạt động thực tiễn sư phạm của người giảng

viên. Điều này được thể hiện trước hết, đó là nhận thức sâu sắc và trau dồi
giá trị, phẩm chất “Trung với nước hiếu với dân”.
“Trung với nước” là trung với Đảng; là sự quán triệt sâu sắc đường
lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp đối với nhiệm
vụ giáo dục và đào tạo; tự ý thức về chức trách, nhiệm vụ, phát huy vai trị,
trách nhiệm của bản thân trong q trình cơng tác. Có bản lĩnh chính trị
vững vàng, trung với Đảng, hiếu với dân, toàn tâm toàn ý phụng sự sự
nghiệp đổi mới của Đảng; luôn kiên định và đứng vững trên lập trường của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của
Đảng kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch. Đây là
tiền đề, cơ sở và điều kiện tiên quyết để giáo dục chính trị tư tưởng cho học
viên, giúp cho học viên nhận thức đúng đắn về những quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và quân đội, qua đó giáo dục lý
tưởng cách mạng, giáo dục lịng u nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và ý
chí phấn đấu vươn lên trong học, tập rèn luyện để trở thành người cán bộ, sĩ
quan góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sáng ngày
26-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về dự khai giảng khóa 1, Trường Võ bị
Trần Quốc Tuấn, nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1. Tại đây, Người đã trao
tặng Nhà trường lá cờ thêu sáu chữ “Trung với nước - Hiếu với dân”, đồng
thời căn dặn: “Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng,
một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ
trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta” [47, tr.45].
26


“Hiếu với dân” của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là sự tuyệt
đối trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân; quán triệt và thực hiện
tốt quan điểm: “Vì nhân dân phục vụ”; đồng thời giáo dục cho học viên thấy
được bản chất của “Hiếu với dân”, đào tạo người cán bộ là nhằm mục đích
“Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” ...

Cùng với việc trau dồi giá trị, phẩm chất “Trung với nước, hiếu với
dân”, hình ảnh “Bộ đội Lục quân” của người giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn còn được hội tụ và phản ánh thông qua phẩm chất, nhân cách của họ
trong hoạt động sư phạm, tạo nên văn hóa sư phạm của giảng viên, góp phần
làm rạng rỡ thêm nét đẹp “Bộ đội Lục quân” - biểu tượng sinh động của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng.
Phẩm chất, nhân cách của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
trước hết, đó là những người thầy ln tiêu biểu về phẩm chất, mẫu mực về
lối sống; ln có tinh thần đồn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, thực hiện
cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư; có niềm tin sư phạm, tình u nghề
nghiệp và con người, khát vọng tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của bản
thân. Niềm tin sư phạm chính là sự phản ánh quan điểm, tư tưởng của người
giảng viên trong cơng tác, được hình thành từ nhận thức và q trình hoạt động
thực tiễn sư phạm. Nó hịa quyện vào hệ thống những quan điểm chính trị, tư
tưởng và đạo đức, quy định sự phát triển của mỗi cá nhân con người. Đó là
niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước, niềm
tin vào bản chất tốt đẹp cũng như sự hướng tới cái chân - thiện - mỹ của mỗi
con người, tin tưởng vào khả năng giáo dục và cải tạo con người của xã hội,
quân đội và Nhà trường cũng như khả năng tự giáo dục của mỗi quân nhân.
Tình yêu nghề nghiệp và con người của giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn là đòi hỏi khách quan và là phẩm chất cơ bản của mỗi giảng viên.
Chỉ có lịng u nghề, u người thì mới tạo nên sự hứng thú, say mê trong
công tác sư phạm, giúp họ biết vượt lên mọi khó khăn, thử thách; đem hết khả
27


×