Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự BIẾN ĐỘNG của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM ở nước NGOÀI và vấn đề LIÊN QUAN đến NHIỆM vụ bảo vệ tổ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.95 KB, 18 trang )

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC
NGOÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG Ý THỨC
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI
KỲ MỚI
Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả những người dân Việt Nam yêu
nước ở trong nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong chuyên đề này chúng tôi bước đầu nghiên cứu về cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài - thực trạng, vai trò, đặc điểm, xu hướng biến
đổi và tác động, ảnh hướng của nó đến xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam trong tình hình mới hiện nay.
1. Tình hình thực trạng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Hiện nay có gần 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có hơn 80% ở các nước công nghiệp
phát triển, ( tại Mỹ có khoảng 1,5 triệu; Pháp hơn 300 nghìn người, Liên bang
Nga 90 nghìn người...) trong đó đã có hơn 2/ 3 đã nhập quốc tịch nước sở tại.
Có khoảng 400 nghìn người có trình độ đại học, trên đại học, công nhân kỹ
thuật bậc cao; có 14 đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Uỷ ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [12]. Đồng thời, trong những năm
qua đã có hàng trăm ngàn người Việt Nam ra nước ngoài lao động, học tập, tu
nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành cộng đồng người Việt Nam tại một số địa
bàn mới.
Như vậy, Việt Nam là nước có kiều dân thuộc loại nhiều nếu tính tỉ lệ
của số kiều dân Việt Nam so với tổng số dân trong nước. Chỉ tính đến giữa
năm 2004 trên năm châu lục có tất cả 72 nước và vùng lãnh thổ có dân số ít
hơn tổng số người Việt Nam ở nước ngoài; có 58 nước và vùng lãnh thổ có
dân số bằng hoặc ít hơn tổng số người Việt Nam tại Hoa Kỳ (1.300.000); có
34 nước và vùng lãnh thổ có dân số ít hơn tổng số người Việt Nam tại Pháp



(300.000)...[5]
Hiện nay, đại bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài có cuộc sống ngày
càng ổn định và hoà nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời
sống kinh tế, chính trị – xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau
tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Phần đông người Việt Nam ở
nước ngoài có mức sống trung bình thấp hoặc trung bình so với mức sống của
người dân sở tại, đa số làm thuê, số người khá giả có thu nhập vài triệu USD
trở lên còn ít. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp của người Việt Nam ở
nước ngoài còn yếu. Tuy nhiên, số người có quá trình tích luỹ vốn, kinh
nghiệm, có khả năng đầu tư về Việt Nam ở quy mô vừa và nhỏ ngày càng
tăng.
Tuy nhiên một bộ phận đồng bào trong cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài vẫn còn gặp khó khăn trong ổn định cuộc sống, một số nơi vẫn bị
kỳ thị; một bộ phận do thiếu thông tin, hoặc do mặc cảm, định kiến nên vẫn
chưa hiểu đúng tình hình đất nước. Tính liên kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong
cộng đồng chưa cao; việc gìn giữ bảo lưu bản sắc văn hoá Việt Nam, nhất là
trong lớp trẻ còn gặp nhiều khó khăn và kết quả hạn chế.
2. Xu hướng biến đổi của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một cộng đồng trẻ, năng
động, đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
So với các kiều dân khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là
một cộng đồng trẻ, do chủ yếu hình thành vào hai đợt lớn là trong những năm
đầu thế kỷ XX một bộ phận người Việt Nam di cư sang Pháp và các nước
châu Âu và vào những năm 70 của thế kỷ XX một bộ phận người Việt Nam di
cư sang Mỹ và các nước châu Mỹ. Sau đó, vẫn còn một bộ phận di cư rải rác
sang nhiều nước theo các hợp đồng xuất khẩu lao động, rồi định cư tại các
quốc gia đó.
Hiện nay, do xu thế giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh, nên số
lượng người Việt Nam ở nước ngoài đang tăng lên khá nhanh. Theo số liệu



chính thống năm 2004 có 2,7 triệu người thì đến nay đã có gần 4 triệu người
Việt Nam ở nước ngoài. Do đặc điểm, tính cách văn hoá dân tộc, cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài cần cù, chịu khó học tập, làm ăn năng động nên
nhìn chung đang khá phát triển. Số lượng kiều hối, đầu tư của họ về nước
ngày một tăng là một trong những thông số minh chứng cho điều đó.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê
hương, đất nước; xu hướng trở về nguồn ngày càng thể hiện rõ.
Đại đa số đồng bào trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, dù
sống xa Tổ quốc, nhưng luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn
dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hoá, luôn hướng về cội nguồn, dòng tộc,
gắn bó với gia đình quê hương; nhiều người đã có đóng góp vật chất, tinh
thần và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Song trước đây, do nhiều lý do như chiến tranh, thiếu thông tin, phương tiện
đi lại khó khăn, một số bị hiểu nhầm do sự xuyên tạc của các thế lực thù địch
mà sự liên hệ, gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa họ với đồng bào trong nước gặp
không ít khó khăn.
Hiện nay, do thành quả của công cuộc đổi mới đem lại, làm cho vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một tăng; do xu thế quốc tế hoá mọi
mặt đời sống xã hội; do chính sách đối ngoại rộng mở; do chiến lược phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trực tiếp do triển khai thực hiện Nghị
quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài; do
đời sống của đồng bào ngày càng ổn định và nâng cao, nên đã làm cho cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng có xu hướng gắn bó với quê
hương, đất nước; xu hướng trở về nguồn ngày càng thể hiện rõ.
Ngày càng có nhiều người về thăm đất nước, hồi hương, tìm cơ hội
kinh doanh, đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật…Nếu năm 1987 mới có 8.000
lượt người về thăm quê, thì đến năm 2000 đã có 360.000 lượt người năm
2006 đã có 500.000 lượt người. Hàng năm, có chừng 200 nhà khoa học, trí
thức về nước làm công tác giảng dạy, tư vấn. Phong trào quyên góp hỗ trợ



đồng bào các vùng bị thiên tai và tham gia các dự án xoá đói giảm nghèo
trong nước phát triển mạnh.
Sau khi có Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, chương trình hoạt động của
Chính phủ, của Bộ Ngoại giao, mối quan hệ giữa người Việt Nam ở nước
ngoài với quê hương đất nước có chuyển biến mạnh mẽ. Rất nhiều chủ trương
chính sách với người Việt Nam ở nước ngoài được xem xét, sửa đổi, tạo điều
kiện thuận lợi để tập hợp đoàn kết và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Công tác hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài có chuyển biến
tích cực. Lần đầu tiên năm 2004 Hội người Việt Nam ở Nga, Hội sinh viên
Việt Nam tại Pháp, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Anh được thành lập. Ở
thái Lan, Lào, người Việt Nam đã tổ chức giao lưu, bàn biện pháp chuẩn bị
thành lập hội đoàn toàn quốc ở các nước này. Tháng 5/2004, tại Mỹ, lần đầu
tiên các tổ chức phi chính phủ người của người Mỹ gốc Việt tổ chức một hội
nghị quy tụ được khoảng 32 tổ chức, với 120 đại biểu dự lễ bàn biện pháp
phối hợp hành động hướng về tổ quốc…Tại Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng
hoà Séc, Ba Lan…đã hình thành nhiều Trung tâm Thương mại của người Việt
Nam. Ở các nước Đông Âu hình thành sự liên kết giữa người Việt Nam để hỗ
trợ lẫn nhau, tìm những quan hệ đối tác trong nước.
Sự đóng góp nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước có xu hướng ngày càng tăng
nhanh. Nhìn một cách tổng thể cho thấy, đại đa số đồng bào Việt Nam ở nước
ngoài có xu hướng ủng hộ công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn
dân tộc của Đảng, Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã tham gia các hoạt
động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học công nghệ, giáo dục, văn hoá,
nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện. Số kiều hối chuyển về Việt Nam ngày
càng tăng nhanh, nếu những năm 1990 chưa đến 1 tỷ USD thì đến nay đã đến

hơn 8 tỷ USD. Lượng vốn đầu tư về Việt Nam cũng tăng nhanh có số liệu cho


rằng đến 24 tỷ USD. Sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam vào phát
triển khoa học công nghệ giáo dục đào tạo cũng tăng lên đáng kể và ngày
càng đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đồng bào trong cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài do thiếu thông tin, hoặc do mặc cảm, định kiến nên vẫn
chưa hiểu đúng tình hình đất nước, thiếu gắn bó với quê hương đất nước, cá
biệt vẫn còn một bộ phận đi ngược lại lợi ích dân tộc, chống lại cách mạng.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, quan hệ đối ngoại rộng
mở, sự hiểu biết lẫn nhau tăng lên… bộ phận này sẽ bị phân hoá ảnh hưởng
tiêu cực của nó sẽ giảm dần.
3. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với việc xây dựng ý thức
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời kỳ mới.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách
rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng
góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.
Cho nên, đây là một trong những lực lượng, nhân tố quan trọng trong xây
dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
3.1. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp tích cực
đến việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
Thứ nhất, Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế
đáng kể, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài
và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ
chức trong nước. Đây là nguồn lực kinh tế quý báu của đất nước. Hàng trăm
ngàn nhà khoa học, kỹ thuật, kinh tế, doanh nghiệp được đào tạo, hoạt động
tại các nước công nghiệp phát triển, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tri thức
tiên tiến, trong đó có một thế hệ mới đang lớn mạnh, có cách nhìn đúng,
khách quan hơn về tình hình đất nước và đang trở thành đối tác tiềm năng của

chúng ta trong tương lai gần. Tuy nhiên, sự đóng góp đó chưa tương xứng với
tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.


Theo ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa hoc
và Công nghệ của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao)
cho biết, ước tính số lượng kiều hối gửi về nước trong năm 2003 là 2,7tỷ
USD, năm 2004 đạt trên 3 tỷ USD. (Tổng hợp từ báo Đầu tư, Đại đoàn kết
17/12, Tin tức 10/12/ 2004).
Số lượng kiều hối cũng tăng nhanh: năm 1990 1 tỷ USD, năm 2002:
2,7 tỷ USD, năm 2004: 3,5 tỷ USD, năm 2005: 3,8 tỷ USD, năm 2006: 4 tỷ
USD, năm 2007 : 5,5 tỷ USD; năm 2008 ước tính 7-8 tỷ USD… Có người
cho rằng năm 2007 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam khoảng 24 tỷ USD
gửi về mua bất động sản và cũng số tiền khoảng 24 tỷ USD gửi về cho thân
nhân Việt Nam.
Về lĩnh vực đầu tư, tuy chưa có con số chính thức nhưng tính đến nay
đã có khoảng 540 triệu USD của Việt kiều đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu
tư nước ngoài và khoảng hơn 2.500 tỷ đồng đầu tư theo Luật khuyến khích
đầu tư trong nước. Hiện có trên 100 công ty và văn phòng đại diện của kiều
bào hoạt động tại Việt Nam. Riêng người Việt Nam ở Đông Âu đã giúp xuất
khẩu trên 200 triệu USD hàng hóa hằng năm sang các nước này.
Thứ hai, Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực tri thức
đáng kể, góp phần không nhỏ vào phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục
đào tạo của đất nước. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần để xây dựng,bảo vệ, phát triển đất nước.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, có nhiều trí thức có trình độ
học vấn và chuyên môn cao, một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ
quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng
tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại.
Theo ước tính, trong cộng đồng gần 4 triệu người Việt Nam ở nước

ngoài, có khoảng 400.000 người có trình độ đại học, trên đại học, công nhân
kỹ thuật bậc cao. Đội ngũ trí thức kiều bào được đào tạo chính quy trong môi
trường khoa học hiện đại, được tiếp cận và cập nhật với những tiến bộ mới


nhất của khoa học kỹ thuật thế giới và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong
công tác khoa học, trong quản lý kinh tế, hành chính, thương mại và kinh
doanh. Họ có thế mạnh trong các lĩnh vực tin học, quản lý kinh tế, khả năng
sáng tạo, năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn đề xuất, và có mối quan hệ rộng
rãi với các cơ sở khoa học, kinh tế ở nước sở tại và trên trường quốc tế.
Hằng năm, có khoảng 200 lượt trí thức kiều bào được các bộ, ngành
trong nước mời về làm việc; một số khác được mời tham gia làm tư vấn cho
Thủ tướng Chính phủ... Riêng với ngành giáo dục, mỗi năm đã có hàng chục
lượt giáo sư, trí thức về nước tham gia có hiệu quả cho các công việc giảng
dạy, tư vấn và đầu tư. Những tên tuổi như GS.TS kinh tế Trần Văn Thọ
(Nhật), TS kinh tế Nguyễn Quang Việt (Mỹ), GS.TS. máy tính và mô hình
toán Huỳnh Ngọc Phiên (Thái Lan), GS.TS. vật lý Nguyễn Quang Riệu
(Pháp), GS.TS Trương Nguyễn Trân (Pháp), GS Trần Văn Khê (Pháp, nay đã
hồi hương định cư tại Việt Nam)... đã trở nên thân quen với giới sinh viên,
học sinh trong nước. Đánh giá cao công lao đóng góp đó, Bộ Giáo dục - Đào
tạo đã trao tặng Huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục" cho nhiều trí thức người
Việt Nam ở nước ngoài như GS.TS Đoàn Kim Sơn (Pháp), GS.TS Huỳnh
Ngọc Phiên (Thái Lan)... Tuy nhiên, thời gian qua, ta mới thu hút được các trí
thức Việt kiều tham gia chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục đại học, lĩnh vực giáo dục
phổ thông, đào tạo công nhân kỹ thuật hầu như rất ít hoặc mới triển khai thí
điểm một vài nơi. Nếu chúng ta biết tiếp cận, kế thừa sử dụng tri thức khoa
học của các nhà khoa học Việt Nam ở nươc ngoài đúng cách thì vẫn có thể
dùng vào việc phát triển khoa học công nghệ quốc phòng an ninh.
Thứ ba, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối quan trọng
để chúng ta mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh

thổ, khu vực và thế giới. Đây là nhân tố quan trọng trong thực hiện đường lối
ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá, trong đó có nhiệm vụ đối ngoại quốc
phòng an ninh, góp phần xây dựng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng có nhiều lợi thế trong công
tác đối ngoại, nên là lực lượng quan trọng, cần thiết để chúng ta quảng bá


hình ảnh đất nước Việt Nam với thế giới, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế, phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây
dựng bảo vệ Tổ quốc nói chung, tăng cường ý thức tự hào và tinh thần sẵn
bảo vệ Tổ quốc nói riêng.
Mặt khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn là lực lượng
quan trọng, mang tính tích cực, chủ động để chúng ta đấu tranh phòng chống
và vô hiệu hoá chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch. Thực tế cho thấy, nếu chúng ta phát huy cao độ các lợi thế của
các lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài để phân hoá, cô lập các lực lượng
phản động, thì có thể hạn chế một cách hiệu quả, thiết thực từ xa chiến lược
“Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam của các thế
lực thù địch, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Từ những trình bày trên có thể khẳng định, cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia nói chung, trong xây dựng ý
thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói riêng…
3.2 Vẫn còn một bộ phận trong cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài gây cản trở, ảnh hưởng tỉêu cực đến ý thức bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ mới.
Như phần trên đã trình bày, phải khẳng định rằng, đại đa số người Việt
Nam ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc với tâm nguyện tốt và tích cực đóng
góp xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Tuy vậy, vẫn còn một số ít người Việt Nam ở nước ngoài do nhiều lý do

đã không thực hiện tốt pháp luật của nước sở tại, làm xấu đi hình ảnh Việt
Nam và mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam. Vẫn còn một số
ít người Việt Nam ở nước ngoài cư trú bất hợp pháp ở các nước thuộc Đông
Âu, Liên Xô cũ, một số người lao động đã hết hạn hợp đồng trốn lại để làm
ăn, một số lao động xuất khẩu người Việt Nam phá hợp đồng ra kiếm sống bất
hợp pháp... đã vi phạm pháp luật của nước sở tại, ít nhiều ảnh hướng xấu dến


hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và quan hệ hữu nghị giữa các nước
với Việt Nam. Theo đó, nó không thể không ảnh hưởng đến việc xây dựng ý
thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Điều nguy hại hơn là, hiện nay vẫn còn một số ít người Việt Nam ở
nước ngoài do thiếu hiểu biết, mặc cảm, mắc mưu lợi dụng của các thế lực
thù địch đã đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, chống phá sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
Tính đến nay có hơn 100 tổ chức chính trị phản động người Việt Nam ở
hải ngoại đang nuôi chí “phục thù" nhằm thực hiện ý đồ đen tối "phục quốc".
Cầm đầu các hội, nhóm trên phần lớn là những phần tử cực đoan, từng là
ngụy quân ngụy quyền cũ, có nhiều nợ máu với cách mạng. Chúng đã, đang
móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau và với bọn phản động trong nước để hoạt
động chống phá cách mạng nước ta, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc.
Chúng đẩy mạnh truyền đạo trái phép để “tôn giáo hoá” các vùng dân tộc, lôi
kéo, tranh giành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền.
Những năm gần đây, chúng tăng cường lợi dụng "dân chủ", "nhân
quyền", "tự do tôn giáo", tổ chức các cuộc hội thảo về quyền con người, cái
gọi là "Lễ mất đất" (ngày 04. tháng 6 hàng năm ), "Ngày thành lập FULRO"
(ngày 20 tháng 9 hàng năm), thu thập, tán phát tài liệu (bản đồ, sách, tập san,
tạp chí, băng, đĩa...) để vu cáo Việt Nam và gửi kiến nghị thư có liên quan đến
vấn đề lãnh thổ. Đòi lập "Văn phòng đại diện thường trực” của Ủy ban Nhân
quyền Liên hợp quốc tại những địa bàn trọng điểm như Tây Bắc, Tây

Nguyên, Tây Nam bộ để “giám sát” vấn đề người dân tộc. Kết nạp một số tổ
chức phản động vào làm thành viên của UNPO (Tổ chức Các quốc gia và dân
tộc không có lãnh thổ), ban bố nhiều “bộ luật”, với chế tài mang tính áp đặt
vô lý nhằm hỗ trợ, kích lệ tinh thần cho bọn phản động trong dân tộc đẩy
mạnh hoạt động chống đối.
Các tổ chức phản động người Thượng Tây Nguyên: tổ chức FULRO
lưu vong cho ra đời nhiều tổ chức, trong đó có "Hiệp hội người Thượng Đê-


ga" (MDA - có trụ sở tại Grin-xơ-rô, Bắc Ca-ro-li-na, Mỹ, do tên Y Buôm Nie
làm Chủ tịch) và "Quỹ người Thượng" (MFI - của Ksor Kơk). Hai tổ chức
phản động này đề ra mục tiêu đấu tranh là đòi “lãnh thổ Đê-ga” để được quốc
tế công nhận.
Trong cuộc bạo loạn ngày 10 và 11.04.2004 tại Tây Nguyên, lực lượng
biểu tình do “Quỹ người Thượng” của Ksor Kơk chỉ đạo công khai đòi lập
“Văn phòng đại diện thường trực” của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại
Tây Nguyên để “giám sát” vấn đề người dân tộc Tây Nguyên, thực chất là đòi
Mỹ và Liên hợp quốc can thiệp để chúng được tự do phát triển lực lượng và
hành động.
Trong năm 2001 và 2004 chúng đã kích động hàng chục nghìn người
tham gia biểu tình, bạo loạn, chống đối chính quyền. Sau các cuộc bạo loạn
trên, chúng tiếp tục lợi dụng hoạt động tôn giáo để kích động người dân tộc ở
Tây Nguyên vượt biên, phá hoạt kinh tế, chống đối chính quyền nhằm kéo dài
sự phức tạp.
Các lực lượng phản động người Khơ-me Crôm ở nước ngoài đã thành
lập các tổ chức như "Liên đoàn Khơ-me Crôm thế giới" ở Mỹ (năm 1989), và
đã được công nhận là thành viên thứ 52 của UNPO (15.07.2001).“Cộng đồng
Khơ-me Cam-pu-chia Crôm” ở Campuchia (năm 2003)... Các tổ chức trên đã
phối hợp chặt chẽ với nhau để thành lập cái gọi là “Mặt trận giải phóng dân
tộc Cam-pu-chia Crôm”, tiến hành soạn thảo "Hiến pháp", chọn "Quốc ca",

"Quốc huy", "Quốc kỳ", "bản đồ lãnh thổ" (gồm 21 tỉnh, từ Bình Thuận đến
Cà Mau) đưa về Cam-pu-chia tuyên truyền kích động đòi lại vùng đất Tây
Nam bộ. Trong những năm gần đây, các tổ chức trên liên tục tổ chức các hội
nghị, hội thảo, lễ hội, làm từ thiện, tán phát tài liệu phản động, kích động tư
tưởng dân tộc cực đoan, tập hợp lực lượng đấu tranh đòi quyền “tự trị” cho
người Khơ-me Nam Bộ. Trong “Lễ kỷ niệm lần thứ 55 ngày mất đất Khơ-me
Crôm” (04.06.2004) tại Phnôm Pênh, Thạch Xê-tha vu cáo Việt Nam "đàn áp
người Khơ-me", ký kiến nghị thư gửi Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đòi


lập một số văn phòng của "Hiệp hội Khơ-me Cam-pu-chia Crôm" tại thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Châu Đốc, Kiên Giang, Bạc Liêu... Đại
diện của "Mặt trận giải phóng Khơ-me Cam-pu-chia Crôm" gửi thư cho Tổng
thống Mỹ Bu-sơ đề nghị giúp người Khơ-me lập "Quốc gia tự trị" Trước đó
(04.06.2003), Thạch Xê-tha kiến nghị Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội Pháp
huỷ bỏ Hiệp định số 49/733 (ký năm 1949, thừa nhận 67.000 km 2 đất khu vực
Nam bộ là của Việt Nam) và vu cáo: “Việt Nam đối xử phân biệt với đồng bào
Khơ-me Nam Bộ, trả lại 68.600 km2 đất cho người Khơ-me Cam-pu-chia
Crôm và tách phần đất này khỏi Việt Nam, đặt dưới sự quản lý của Liên hợp
quốc”.
Tại Tây Nam bộ, bọn phản động trong các dân tộc đã xâm nhập về các
chùa Khơ-me làm từ thiện (mỗi chùa khoảng 2.000 đô-la Mỹ trở lên), mang
theo băng, đĩa có nội dung tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, kích động người
Khơ-me đòi "tự trị, ly khai" để tán phát. Tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng,
chúng lén lút dạy thanh, thiếu niên người Khơ-me bài hát có nội dung xuyên
tạc: "Thủ đô Sài Gòn là đất của người Khơ-me, Việt cướp rồi sửa thành thủ
đô Sài Gòn; bến Cửa Trâu là Bến Nghé, còn Long An là đường mòn Bò đi;
thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1975 con cháu Khơ-me ghi nhớ đừng quên
Sài Gòn; Khơ-me Crôm mọi người đấu tranh theo luật pháp Liên hợp quốc;
thiên niên kỷ mới Sài Gòn - Phnôm Pênh được gặp nhau, Khơ-me được bình

yên...".
Các lực lượng phản động người Mông đã lập ra nhiều “Trung tâm
nghiên cứu” người Mông như: “Trung tâm bảo tồn văn hoá người Mông”,
“Trung tâm chim én đưa tin”... thu hút nhiều nhà khoa học, chuyên gia trẻ
người Mông ở Mỹ, Pháp, Úc tham gia. Các tổ chức này cho ra đời nhiều tài
liệu phục vụ chương trình “Tìm về cội nguồn” của người Mông. Một số tài
liệu được chuyển về Việt Nam, Lào, với nội dung kích động đồng bào Mông
theo đạo Tin Lành và đấu tranh đòi “tự trị”, “ly khai”. Các tổ chức này còn chỉ
đạo bọn phản động người Mông lưu vong (Vàng Pao, Vàng Chá Li, Thào
Chứ...) thành lập “Chính phủ của Nhà nước Mông độc lập” do Vàng Pao


đứng đầu.
Trong “Hội nghị người Mông thế giới” (tổ chức tại Mỹ, tháng 09.1996),
chúng đề ra “Cương lĩnh thành lập một nước Mông độc lập”, xác định: “Phải
giành lại đất đai cho người Mông, tăng cường phát triển tư tưởng độc lập dân
tộc. Một phần lãnh thổ của Lào, Việt Nam phải là của người Mông như Nhà
nước Pa-lét-tin sau nhiều năm đấu tranh tất có ngày độc lập”.
Lợi dụng cuộc sống của đồng bào Mông gặp nhiều khó khăn, chúng
tuyên truyền, tô vẽ về một “Nhà nước Mông trong quá khứ”, về “nỗi hận của
người Mông mất Tổ quốc” và tương lai của người Mông khi có “Tổ quốc
riêng”... Chuyển tải hàng vạn ấn phẩm về Việt Nam, tuyên truyền kích động
đòi “tự trị”, “ly khai”, “tìm về cội nguồn”, đòi tự do theo đạo Tin Lành để
“thoát khỏi cảnh đói nghèo” và thành lập “quân đội” riêng để “tự trị”. Nhiều
xã vùng cao huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La xuất hiện một số ấn phẩm của “Tạp
chí chim én đưa tin” do cộng đồng người Mông tại Phi-líp-pin phát hành bằng
tiếng Mông, xuyên tạc lịch sử, kích động di cư trái phép, kích động “ly
khai”...
Chúng nói rằng: “Người Mông đến nay vẫn khổ là do không có Tổ
quốc. Đảng và Nhà nước nói ưu tiên cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu

số nhưng không thực hiện… Cuộc sống người Mông là do Vàng Chứ đem lại
không phải do Đảng”...
Chúng còn thành lập các đài phát thanh như VOKK (Khơ-me Cam-puchia Crôm), RFA (châu Á Tự do), đài Đê-ga và in ấn báo chí, tạp chí, tài liệu
(Champaka, VIJAYA…) bằng tiếng dân tộc, tán phát băng đĩa có nội dung
tuyên truyền xuyên tạc về "lịch sử", kích động tư tưởng đòi "tự trị", "ly khai"
nhằm phục vụ cho mưu đồ "chia nhỏ", "xé lẻ" Việt Nam. Đồng thời, chúng
tìm cách “quốc tế hoá, luật pháp hoá” vấn đề người dân tộc thiểu số ở Việt
Nam, nhất là người Thượng Tây Nguyên, người Khơ-me, người Mông, người
Chăm. Đặc biệt, sau khi Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết
Tuyên ngôn quyền người bản địa (20/12/2006), sự chống phá của chúng


chuyển sang nhịp mới, cao hơn.
Tại các “diễn đàn” này, chúng đưa ra nhiều luận điệu, tán phát nhiều tài
liệu xuyên tạc lịch sử, vu cáo Việt Nam “chiếm đất”, “đàn áp, kìm kẹp người
dân tộc thiểu số”, “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”... nhằm kích
động tư tưởng “chống đối", đồng thời kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế
lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ người Mông ở Tây Bắc, người Thượng ở Tây
Nguyên, người Khơ-me ở Tây Nam bộ Việt Nam thoát khỏi “sự huỷ diệt do
chính sách kìm kẹp, diệt chủng của Việt Nam”.
Nhìn chung, bọn phản động ở trong và ngoài nước đã và đang liên kết
chặt chẽ với nhau nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về cái gọi là
các "quốc gia tự trị" nhằm tạo ra làn sóng di cư trái phép về một địa bàn
"trọng điểm". Do bị kích động, lôi kéo, từ năm 2001 đến nay, có hàng nghìn
lượt người dân tộc Tây Nguyên và hàng trăm lượt người Khơ-me ở Tây Nam
bộ đã vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia. Trong số đó, nhiều người đã
được Mỹ, UNHCR đưa đi định cư ở nước thứ 3 (chủ yếu là sang Mỹ), một số
được trả về Việt Nam, số còn lại đang ở trong khu tạm cư của UNHCR ở
Phnôm Pênh chờ giải quyết.


4. Phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
trong xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hoạt
động tự giác của cả hệ thống chính trị tác động vào đối tượng nhằm nâng cao
nhận thức, tình cảm, động cơ, thái độ trách nhiệm và ý chí quyết tâm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đây là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài của cả hệ thống chính
trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của người Việt Nam trong nước và người
Việt Nam ở nước ngoài.
Để phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong


xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, cần thực hiện một số vấn
đề cơ bản sau.
Thứ nhất, quán triệt, thực hiện, tuân thủ quan điểm nhất quán của
Đảng, Nhà nước ta coi "người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách
rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan
trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các
nước. Nhà nước có trách nhiệm thoả thuận với các nước hữu quan về khuôn
khổ pháp lya để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước và
thông lệ quốc tế. [1]. Mọi người Việt Nam đều là con Lạc, cháu Hồng dù ở
đâu luôn hướng về quê hương, đóng góp công sức, xây dựng đất nước ngày
càng giàu mạnh [11]. Đây là giải pháp quan trọng thuộc quan điểm thái độ
của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta với một bộ phận của dân tộc đang ở xa Tổ
quốc. Khi và chỉ khi xác định rõ quan điểm đó thì mới thống nhất hành động
trong toàn bộ hệ thống chính trị, từ đó mới tạo được lòng tin cho đồng bào
yến tâm hướng về Tổ quốc, được hưởng những lợi ích từ quê hương và cũng
góp phần cống hiến sức lực trí tuệ cho quê hương đất nước.
Thứ hai, phải quan tâm công tác tuyên truyền vận động cộng đồng

người Việt Nam ở nước ngoài về cội nguồn truyền thống dân tộc, về lòng yêu
nước và cổ vũ đồng bào đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ phát triển
đất nước. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Do nhiều lý do,
thông tin trong nước chưa đến kịp thời và đầy đủ, nên một bộ phận chưa gắn
bó với dân tộc. Cho nên công tác tuyên truyền có ý nghĩa lớn. Với ý nghĩa đó,
Bộ Ngoại giao, bộ Văn hoá truyền thông đã cụ thể hoá thành chương trình
thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
đối ngoại nói chung, hướng vào tuyên truyền cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài nói riêng. "Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin
tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất
nước và chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Đầu tư cho các chương trình dành
cho người Việt Nam ở nước ngoài của đài phát thanh, truyền hình và internet;


chú trọng đổi mới nội dung, hình thức và kỹ thuật của các chương trình
này…"[1]
Riêng về ý thức bảo vệ Tổ quốc, cần sử dụng các hình thức thích hợp
để tuyên truyền ý thức bảo vệ Tổ quốc cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Chú trọng giáo dục về nội dung bảo vệ Tổ quốc: “bảo vệ vững chắc độc
lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và môi
trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Quán triệt sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là sức mạnh tổng hợp quốc gia về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội,
văn hoá, quốc phòng an ninh, đối ngoại. Sức mạnh bên trong của đất nước,
sức mạnh của chế độ chính trị, sự trung thành, tận tuỵ và trong sạch của đội
ngũ cán bộ, công chức và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là
nhân tố quyết định. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ

của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước, lấy lực
lượng vũ trang làm nòng cốt.
Phương thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sử dụng
phương thức đấu tranh tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng;
tích cực xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt; mặt khác, không coi nhẹ
các biện pháp vũ trang, bảo đảm cho đất nước luôn có đủ sức mạnh vũ trang
cần thiết để răn đe và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược.
Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ; kinh tế - xã hội với quốc
phòng, an ninh nhằm khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực tổng hợp của quốc
gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược, bảo đảm cho kinh tế - xã hội
phát triển nhanh và bền vững; quốc phòng – an ninh được tăng cường vững
chắc.


Bảo vệ không đơn thuần là ngăn ngừa, chống lại, mà còn xây dựng đất
nước vững mạnh, là một trong những phương thức tích cực để bảo vệ Tổ
quốc. Bảo vệ ở ngay trong quá trình xây dựng, trong xây dựng có bảo vệ và tự
bảo vệ; ngăn ngừa không để xảy ra chiến tranh; bảo vệ môi trường hoà bình,
ổn định cho công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước [10].
Thứ ba, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tuyên
truyền, tập hợp, động viên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về
Tổ quốc, đáng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả hệ thống chính trị.
Trong đó cần phát huy cao độ các cơ quan chuyên trách: Uỷ ban về người
Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá Truyền thông, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể xã hội liên quan.
Thứ tư, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần cởi mở, thông thoáng, bình đẳng,
phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho

mọi người Việt Nam ở nước ngoài trở về quê hương đất nước thăm thân, hợp
tác làm ăn lâu dài, đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước... Thực tế, dù chúng ta đã cải cách hành chính, song vẫn còn không
ít thủ tục phiền hà làm cho việc đi lại, hợp tác làm ăn, giao lưu văn hoá giữa
người Việt Nam trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài chưa thật sự
tiện lợi, cởi mở. Cho nên, thực hiện được giải pháp này có ý nghĩa trực tiếp
cải tạo mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới nói chung, với đồng bào ta ở
nước ngoài nói riêng.
Thứ năm, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, các
dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cần cảnh giác cao độ với
mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam. Kẻ thù và các thế lực luôn lợi
dụng mọi lực lượng, mọi vấn đề có thể để chống phá ta. Bởi thế, trong lúc đa
phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế, tích cực tìm kiếm đối tác để


xây dựng, phát triển đất nước thì cũng phải đồng thời cảnh giác cao độ với
mọi đối tượng âm mưu chống phá cách mạng nước ta. Đây là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị, trong đó các lực lượng an ninh, quân đội có vai trò trực
tiếp và quan trọng. Đồng thời đòi hỏi chúng ta phát huy vai trò của các lực
lượng tiến bộ yêu nước trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để vô
hiệu hoá mọi sự lợi dụng của các thế lực thù địch.

Tài liệu tham khảo chính
1. Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam (26/3/ 2004), Nghị quyết 36
của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
2.Chương trình hành động của Bộ Ngoại giao thực hiện Nghị quyết 36
của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Ban hành
kèm theo Quyết định số 1912/QĐ ngày 01/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao ). Đăng trên tạp chí Quê hương

3.Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 của
Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Ban hành kèm
theo Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính
phủ ). Đăng trên tạp chía Quê hương
4. Nguyễn Quốc Dũng (2008), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con kiều
bào” Tạp chí Thông tin Đối ngoại, số (56) 11/2008

5. Trần Trọng Đăng Đàn (2006), “Về người Việt Nam ở nước ngoài:
Những bức xúc cần giải toả” Báo Tuổi trẻ Onlin(26/3/ 2006).


6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VIII
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ I X
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện HNTW 7/ K9;
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện HNTW 8/ K9;
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X
11. Nông Đức Mạnh(2008), “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ
phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” Đài Tiếng nói Việt
Nam (VOV)31.01.2008.Mạng.
12. Hà Văn Núi (2008), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm vụ vận
động người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Tạp chí Thông tin Đối ngoại, số (54) 9/2008
13.Chu Đức Tính (2008), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc
tế” Tạp chí Thông tin Đối ngoại, số (56) 11/2008
14.Thông tấn xã Việt Nam 23.4.2001. “Cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài là nguồn lực quý báu” Trích phát biểu của ông Nguyễn Đình Bin,
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao… tại Đại hội ĐBTQ lần thứ 9. (Thông
tin mạng)
15.Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị 19/2008 về việc tiếp tục triển
khai Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt

Nam ở nước ngoài (Thông tin mạng)



×