Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG yêu cầu mới về kết hợp xây DỰNG ý THỨC BVTQ với ý THỨC đạo đức và ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI dân VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.78 KB, 18 trang )

NHỮNG YÊU CẦU MỚI
VỀ KẾT HỢP XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỀ TỔ QUỐC XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VỚI XÂY DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC VÀ Ý
THỨC PHÁP LUẬT CHO MỌI NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ MỚI
1. Quan niệm về xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng ý
thức đạo đức và ý thức pháp luật
* Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN
- Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một loại hình ý thức xã hội
đặc thù phản ánh nhận thức, tình cảm, ý chí quyết tâm và tinh thấn sẵn sàng xả
thân hy sinh bảo vệ Đảng cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong bất kỳ tình huống nào. (Nội hàm ý thức bảo
vệ Tổ quốc XHCN bao gồm: nhận thức nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; tình cảm, tình
yêu quê hương đất nước, yêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; ý chí
quyết tâm chiến đấu bảo vệ từng tấc đát thiêng liêng của Tổ quốc).
- Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân phải tiến
hành:
+ Xây dựng, củng cố, phát huy lòng yêu quê hương đất nước, yêu CNXH
cho quần chúng nhân dân.
+ Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước và tất thắng của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi sướng và
lãnh đạo.
+ Xây dựng và phát huy “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng” trong các cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
+ Xây dựng lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm sắt đá vượt mọi gian
khổ, khó khăn, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi tổ quốc cần


2
+ Xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, tinh thần chịu đựng hy sinh,
gian khổ ác liệt của chiến tranh hiện đại, công nghệ cao.


* Xây dựng ý thức đạo đức
- Ý thức đạo đức Là một hình thái ý thức xã hội bao gồm hệ thống và quan
điểm đạo đức, nguyên tắc, qui tắc ứng xử xã hội và những chuẩn mực giá trị đạo
đức, quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường xung
quanh, đáp ứng lợi ích của con người cũng như yêu cầu phát triển của xã hội
- Xây dựng ý thức đạo đức cho nhân dân lao động là:
+ Xây dựng và giáo dục định hướng giá trị chân thiện mỹ trong cơ chế thi
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, củng cố niềm tin cộng sản, giáo
dục lòng trung thành của quần chúng nhân dân với sự nghiệp cách mạng của
Đảng.
+ Xây dựng ý thức làm chủ tự nhiên, xã hội và chính bản thân quần chúng
nhân dân.
+ Xây dựng ý thức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ
Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động.
+ Xây dựng và phát huy truyền thống yêu thương, đùm bọc, khoan dung,
trọng nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
+ Xây dựng các qui tắc ứng xử trong gia đình, tập thể, xã hội văn minh,
lành mạnh theo nguyên tắc “ Mình vì mọi người. mọi người vì mình”.
+ Xây dựng và giáo dục các giá trị đạo đức mới trong cơ chế thị tường và
hội nhập quốc tế hiện nay.

* Xây dựng ý thức pháp luật
- Ý thức pháp luật Là hệ thống tri thức quan điểm lý luận, tình cảm, tâm
trạng của con người về pháp luật và các quan hệ pháp luật được thể hiện ở thái


3
độ, hành vi thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân, chấp hành các luật lệ
trong một xã hội nhất định.
Ý thức pháp luật của nhân dân: Là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân

dân về pháp luật và thái độ chấp hành nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, cũng
như các chế tài của luật pháp, trong đó có cả cán bộ nhân viên nhà nước, tổ chức
Đảng và các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là cán bộ, nhân viên các cơ quan có
chức năng trực tiếp thi hành, áp dụng và bảo vệ pháp luật. Ý thức pháp luật bao
gồm:
+ Tri thức pháp luật
+ Tình cảm, niềm tin, thái độ, trách nhiệm chấp hành pháp luật
+ Hàng động tuân thủ pháp luật
- Xây dựng ý thức pháp luật là:
+ Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật cho nhân dân, thực hiện “ Sống
và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
+Xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh mọi chế độ, qui định, hiến
pháp, pháp lệnh, chế độ, chính sách của Nhà nước
+ Xây dựng ý thức chấp hành nghĩa vụ công dân trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
+Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật và giải quyết mọi bất đồng bằng
pháp luật.
2. Sự cần thiết phải kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN
với ý thức đạo đức và ý thức pháp luật cho moị người dân Việt nam trong
thời kỳ mới
* Từ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam
Ngay từ khi cách mạng tháng tám thành công, nước Việt nam dân chủ
cộng hoà ra đời, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã tìm mọi cách xoá
bỏ nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á: từ 1946 - 1975. Chúng sử dụng


4
chiến tranh xâm lược, dưới nhiều hình thức chiến tranh như chiến tranh cục bộ,
chiến tranh đặc biệt, Việt nam hóa chiến tranh….. nhưng cuối cùng đã hoàn toàn
thất bại vào 11h 30’ ngày 30/ 04/1975.

Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc vẫn không từ bỏ âm mưu phá hoại cách
mạng Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” với 3 nội dung chủ yếu là:
“ dân chủ hóa chính trị, tự do hóa kinh tế và áp đặt văn hóa nhân quyền, lối sống
tư sản” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ 1976 -1994, lợi dụng nước ta còn nhiều khó khăn, do hậu quả của
chiến tranh, thiên tai và sự tác động của khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội hiện thực ở Đông Âu, Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
chủ trương: bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao, kích động vấn đề dân
tộc, tôn giáo, nhân quyền, nhen nhóm các tổ chức phản động trong và ngoài
nước ( Fulro, Lê Quốc Tuý, Mạc văn Hạnh…)để chống phá cách mạng nước ta,
nhưng cuối cùng những âm mưu đen tối đó đều hất bại.
Từ năm 1995 đến nay, sau khi thất bại trong việc chống phá cách mạng
Việt Nam bằng các thủ đoạn cũ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã
điểu chỉnh chính sách và thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam theo phương
trâm “ Trực tiếp can dự” nới lỏng bao vây cấm vận, bình thường hoá quan hệ…
nhưng thực chất là tạo cơ hội chống phá cách mạng nước ta quyết liệt hơn, với
dã tâm “ Thua trên chiến trường, phải thắng trên thị trường, dùng đồng đô la để
làm chuyển hướng cách mạng Việt Nam; “dùng cộng sản con diệt cộng sản cha”
và “ nhuộm đen các thế hệ thanh niên để cộng sản không nhuộm đỏ được”; để
tiếp tục thực hiện âm mưu “ Không đánh mà thắng”; “ chiến thắng không cần
chiến tranh”.
- Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, chúng tập trung xoá bỏ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
xuyên tạc đường lối quan điểm của Đảng cộng sản, làm mất niềm tin của nhân


5
dân với đảng, tuyên truyền chủ nghĩa tư bản, lối sống thực dụng, khuyến khích
các giá trị cá nhân cực đoan, đầu độc thế hệ trẻ bằng âm nhạc, văn hóa, lối sống
tư sản. Để thực hiện ý đồ đen tối này, chủ nghĩa đế quốc “xây dựng và tài trợ

kinh phí hoạt động cho 52 đài phát thanh truyền hình,, 429 tờ báo tiếng việt, 74
nhà xuất bản để in ấn tài liệu văn hóa phẩm đồi truỵ chống phá cách mạng Việt
Nam”1.
- Trên lĩnh vực tổ chức nhân sự, chúng tích cực đào tạo, bồi dưỡng, cài
cắm những phần tử cơ hội, phản động, thực hiện “Chui sâu, leo cao” để diễn biến
hoà bình từ trên xuống, thực hiện, “cách mạng màu”, “cách mạng cam” như các
nước Đông Âu; ngấm ngầm xây dựng các lực lượng chống đối từ bên trong, phá
vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tôn giáo, đòi ly khai thành lập nhà
nước “Đê Ga” ở Tây nguyên “Khơ me C Rôm” ở Tây Nam bộ, Hơ Mông ở Tây
bắc.
- Tên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu làm chệch hướng phát triển kinh tế,
tư nhân hóa ồ ạt, tràn lan, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, biến
kinh tế nước ta phụ thuộc vào nước ngoài và trở thành bãi thải công nghiệp của
các nước phát triển; phá hoại sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Lĩnh vực ngoại giao, núp dưới chiêu bài ngoại giao thân thiện, chúng
tăng cường tiếp xúc dưới nhiều hình thức, thăm viếng, hội thảo, du lịch, viện trợ
nhân đạo, để móc nối, phát triển lực lượng phản động…
Từ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù như trên nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc XHCN
của nhân dân ta trong tình hình mới có nhiều thách thức và khó khăn phức tạp.
Nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN trong tình hình mới cũng có sự bổ
sung phát triển như NQ Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội, duy trì trật tự kỷ cương, an


6
toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất
bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”2.
Bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN là một mắt xích trong thế trận chung của

bảo vệ CNXH và công cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN
của Việt nam là một bộ phận không thể tách rời sự nghiệp cách mạng của giai
cấp công nhân thế giới, điều đó phải được thể hiện trong sự đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau cả vật chất và tinh thần trên nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân, như V.I.Lênin đã viết “Chính vì lợi ích củng cố mối liên hệ với CNXH
quốc tế nên nhất thiết phải bảo vệ tổ quốc XHCN. Nếu ai đó có thái độ khinh
xuất đối với việc quốc phòng của một nước mà trong đó giai cấp vô sản đã thắng
lợi, thì người đó phá hoại mối liên hệ với CNXH thế giới”3
Hiện nay tình hình thế giới biến động vô cùng phức tạp, cuộc khủng hoảng
tài chính của Mỹ đang lan rộng và ảnh hưởng có tính chất toàn cầu, những cuộc
chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những chanh
chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn
ra ở nhiều nơi, với tính chất ngày càng phức tạp
Khu vực châu Á, Thái bình Dương: xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển
tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định khó lường
Tình hình trong nước qua 20 năm đổi mới thu được những thành tựu to
lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn
đan xen như: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN
trong quá trình phát triển, chiến lược diễn biến hoà bình của CNĐQ, đặc biệt tình
trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng, lòng tin của
nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, vào chế độ XHCN, giảm sút nghiêm trọng,


7
họ sẵn sàng quay lưng lại với Đảng khi có sự kiện xẩy ra đó là một dấu hiệu
đáng buồn, cần phải nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp hoá giải, làm yên
lòng dân, lấy lại niềm tin của quần chúng.

* Kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN với ý thức đạo đức, ý
thức pháp luật cho mọi người dân hiện nay còn xuất phát từ tác động mặt trái
của cơ chế thị trường định hướng XHCN
Từ nền kinh tế có kế hoạch, tập trung phù hợp với giai đoạn chiến tranh,
giải phóng dân tộc “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng”, chúng ta đã tạo
ra sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi to lớn, thu giang sơn về một mối, thống
nhất tổ quốc và đi lên CNXH. Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH bên cạnh
những thành tựu đạt được là cơ bản, nhưng do nôn nóng, chủ quan, duy ý chí,
chưa nhận thức đúng qui luật kinh tế, chậm phát hiện và đổi mới, chúng ta đã
kéo dài quá lâu nền kinh tế tập trung, dẫn đến quan liêu, tham ô, tham nhũng và
đẻ ra nhiều bất công, tệ nạn xã hội và dẫn đến suy thoái, khủng hoảng toàn diện.
Từ đó, đổi mới đặt ra như một tất yếu khách quan, mà trước hết phải đổi
mới tư duy chính trị và tư duy kinh tế, phải rứt khoát đoạn tuyệt với nền kinh tế
tập trung quan liêu, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tập
trung phát triển lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó từng bước hoàn thiện quan hệ
sản xuất và đổi mới hệ thống chính trị.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước đã
thực sự phát huy tác dụng, đi vào cuộc sống và lấy lại thế và lực của dân tộc việt
nam.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang
hàng ngày, hàng giờ tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó có ý
thức bảo vệ Tổ quốc, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của người dân. Một
điều hiển nhiên rõ nét, rễ nhận thấy đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
ngày càng tăng, cùng với đó là sự xuống cấp của đạo đức, lối sống một cách


8
nghiêm trọng, vì lợi nhuận cá nhân, vì đồng tiền mà con người sẵn sàng hành
động bất chấp luân thường, đạo lý, pháp luật, thậm chí sinh mạng, tính mệnh của
cả xã hội loài người, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng

có độc tố nguy hiểm chết người được sản xuất tràn lan, vô tổ chức; lối sống ích
kỷ, vụ lợi cá nhân, xa hoa truỵ lạc, chỉ thích hưởng thụ và sống trên mồ hôi
nước mắt của đồng loại đang có chiều hướng phát triển.. Việc sử lý các quan hệ
xã hội, gia đình, luật pháp có tình trạng “Kim ngân phá lề luật” “Đồng tièn làm
khuynh đảo trắng đen” tình trạng mua quan bán chức, chạy chức, chạy quyền,
chạy tội thường xuyên xẩy ra ở mọi cấp, mọi ngành, tình trạng lừa đảo, chiếm
đoạt tiền bạc, tài sản của nhau xẩy ra nghiêm trọng. Đi kèm với nó là những tệ
quan liêu tham nhũng lãng phí gia tăng đang trở thành vấn nạn của đất nước, tệ
nạn xã hội phát triển, nhiều giá trị xã hội bị đảo lộn Chân, thiện, mỹ lẫn lộn trắng
đen, nhiều kẻ giả danh công lý, đánh tráo khái niệm…….. dẫn đến tình trạng
“Làm thật ăn cháo, láo nháo ăn cơm”… tất cả các tiêu cực trên đã tác động rất
lớn đến ý thức bảo vệ tổ quốc XHCN, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của
nhân dân. Họ tự đặt ra câu hỏi mình bảo vệ Tổ quốc để làm gì? bảo vệ cho ai? Tổ
quốc còn có phải thực sự là của nhân dân lao động, hay chỉ là Tổ quốc của bọn
tham nhũng, bọn quan liêu, bọn địa chủ mới hà hiếp, bóc lột nhân dân dưới cái
vỏ cộng sản.
Tình trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng có nhiều tiêu
cực, danh giới giữa cổ phần hóa với tư nhân hóa rất mong manh, không ít nhà
máy, xí nghiệp sau khi cổ phần hóa đã trở thành công ty tư nhân của những ông
giám đốc và thực hiện chế độ “ Gia đình trị” trong các xí nghiệp, nhà máy, công
ty…đang là một thực tế.
Ở nông thôn tình trạng nông dân mất đất, tư liệu sản xuất duy nhất để duy
trì sự sống và bảo tồn phát triển nòi giống của họ không còn, trở thành người tay
trắng, kéo nhau ra thành phố làm ô sin, làm thuê đủ mọi công việc, hình thành


9
chợ lao động tự do làm mồi cho mọi cạm bẫy xã hội nơi phồn hoa đô thị sống lay
lắt trong những căn lều trọ, trật hẹp, hôi hám và thiếu mọi tiện nghi tối thiểu và
chính nơi đây cũng là những ổ phát sinh những tệ nạn mại dâm, ma tuy, tình dục

bừa bãi. Bệnh truyền nhiễm lây lan. Cuộc sống của những người này hết sức bấp
bênh phụ thuộc vào đồng lương rẻ mạt khi có người thuê hay không, còn nếu
không họ lại ôm bụng nhịn đói và sống lay lắt qua ngày, thậm chí ngày tết cổ
truyền của dân tộc cũng không giám về quê và cũng chỉ giám đón xuân mới và
tự thưởng cho mình “ Khoanh dò, chén rượu là xong”.
Ở các khu công nghiệp đời sống công nhân cũng không khá hơn khi phải
ly nông, ly hương đi tìm miếng cơm, manh áo, đồng lương trong thời buổi kinh
tế thị trường, giá cả leo thang, sinh hoạt đắt đỏ, đồng lương chỉ đủ trang trải
những nhu cầu tối thiểu, không có khả năng tích luỹ để nghĩ đến lập gia đình,
nuôi dạy con cái, hơn nữa các xí nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, sản xuất
hàng tiêu dùng nên công nhân chủ yếu là nữ, nhiều xí nghiệp chiếm tới 80%,
thời gian lao động căng thẳng, không có điều kiện tìm hiểu và lập gia đình,
không có thời gian vui chơi, giải trí thậm chí đến ngày tết truyền thống của dân
tộc cũng bị chủ tìm mọi cách không cấp lương, cho nghỉ thời gian rất ngắn
không thông báo trước nên có chị em xa gia đình 9-10 năm cũng không được về
quê, để gặp lại bố mẹ, anh em, bà con thân thích đó là một thực tế.
Vấn đề đặt ra là tại sao Việt Nam là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài có phải chỉ phí cho sản xuất quá thấp, đem lại lợi nhuận quá cao,
nhân công rẻ mạt, điều kiện bảo hộ lao động giản đơn, không cần đóng bảo
hiểm, không ký hợp đồng, thời gian ký kết ngắn, sẵn sàng xa thải công nhân,
buộc công nhân luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu.
Đối với thanh niên là lực lượng đông đảo của đất nước là lực lượng lao
động quan trọng trong các lĩnh vực, chiểm 44% trong lao động nông nghiệp;
60% trong lao động cộng nghiệp; hơn 80% trong lực lượng vũ trang, thanh niên


10
là lực lượng xung kích trong mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, là người
chủ tương lai của nước nhà, đa số sống có lý tưởng, có ý chí phấn đấu vươn lên.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ ăn chơi, xa đọa, sống gấp chạy theo

những thị hiếu thấp hèn, tiếp thu văn hoá ngoại lai không chọn lọc, trái thuần
phong, mỹ tục Việt Nam, sẵn sàng bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ, hành động bạo
lực dã man ngay trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, hơn lúc nào hết phải kết
hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN với xây dựng ý thức đạo đức, ý thức
pháp luật cho nhân dân hiện nay.
* Kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN với xây dựng ý thức
đạo đức và ý thức pháp luật cho nhân dân hiện nay còn do tác động chiến
lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc
Đây là một chiến lược phản cách mạng toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc,
nhằm phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới một
cách toàn diện và hết sức thâm độc, bằng biện pháp phi quân sự là chủ yếu.
Đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm sụp đổ hệ thống XHCN
ở Đông Âu, Liên Xô. Hiện nay chiến lược “Diễn biến hoà bình” tiếp tục được
CNĐQ tiến hành một cách ráo riết để đưa tất cả các nước XHCN còn lại về với
“Thế giới tự do”, trong đó Việt nam là một trọng điểm.
Mục tiêu của chiến lược “Diễn biến hoà bình” đối với cách mạng Việt
Nam là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, phi chính trị hóa quân đội, lôi
kéo, mua chuộc nhân dân, làm tha hóa đạo đức, lối sống, tạo ra những lực lượng
chống đối pháp luật, Nhà nước từ bên trong dẫn đến tự diễn biến, tự suy yếu và
tự sụp đổ.
Lợi dụng xu thế toàn cầu hóa hiện nay, kẻ thù càng có điều kiện chống phá
chúng ta dưới nhiều hình thức. Chúng tập trung mua chuộc, lôi kéo đội ngũ cán
bộ cốt cán, đầu độc thế hệ thanh niên làm cho họ phai nhạt lý tưởng XHCN,
sống thực dụng, ăn chơi, hưởng thụ, tha hóa về đạo đức, lối sống dẫn đến thủ


11
tiêu ý chí vươn lên, ý thức bảo vệ Tổ quốc và truyền thống dân tộc, sẵn sàng bán
rẻ lương tâm, chí tuệ của mình đổi lấy những đồng đô la hoen bẩn.
Đối với quân đội chúng tập trung “phi chính trị hóa” tách ra khỏi sự lãnh

đạo của đảng, sai lệch mục tiêu chiến đấu, trở thành những con rối trong tay
những nhà chính trị sảo quyệt, để xoá bỏ chế độ XHCN mà không mất một viên
đạn chì nào cả. Với những nhân tố tác động đến ý thức bảo vệ Tổ quốc như trên
dẫn đến thực trạng ý thức bảo vệ Tổ quốc, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật
của nhân dân hiện nay có nhiều yếu kém bất cập, khó đáp ứng yêu cầu khi có
chiến sự xẩy ra.
Do đó, từ những lý do trên, đặt ra những yêu cầu mới về kết hợp xây dựng
ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN với xây dựng ý thức đạo đức và ý thức pháp luật
cho mọi người dân Việt nam trong thời kỳ mới như sau.
3. Những yêu cầu mới về kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc
XHCN với xây dựng ý thức đạo đức và ý thức pháp luật cho mọi người dân
Việt nam trong thời kỳ mới
*Yêu cầu kết hợp nâng cao chầt lượng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quồc
XHCN vời nâng cao chầt lượng xây dựng ý thức đạo đức và ý thức pháp luật
cho mọi người dân
Nâng cao chất lượng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
cho nhân dân trong giai đoạn hiện nay trước hết phải giáo dục cho nhân dân nắm
chắc tình hình đất nước, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, quan điểm đường lối bảo
vệ Tổ quốc của Đảng cộng sản trong thời kỳ mới, trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân trong bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phải tăng cường giáo dục quốc phòng cho
toàn dân, xây dựng và luyện tập các tình huống chiến tranh nhân dân phù hợp
với điều kiện mới của chiến tranh công nghệ cao. Giáo dục và chuẩn bị tinh thần
cho nhân dân sẵn sàng đối phó với mọi khả năng có thể xẩy ra để không bị động,
bất ngờ trong mọi tình huống.


12
Đi đôi với xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải kết hợp
với xây dựng ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của nhân dân. Để nhân dân thấy
được vinh dự và trách nhiệm vẻ vang trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ

nghĩa. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng là một phạm trù đạo đức, bảo vệ
công lý, bảo vệ cái tiến bộ, cái mới, cái tốt đẹp cho Tổ quốc, cho nhân dân và
chính bản thân, gia đình mình. Từ đó, mọi người tự nguyện chấp hành pháp lệnh
quốc phòng an ninh, luật nghĩa vụ quân sự như một sứ mệnh thiêng liêng cao cả,
với một thái độ tự giác, tình nguyện và khi Tổ quốc lâm nguy sẵn sàng xung
phong ra mặt trận, lập công ở chiến trường, không ngại hy sinh gian khổ, không
tiếc tuổi xuân, dám dấn thân vào những chiến trường ác liệt, nóng bỏng, quyết
tâm tiêu diệt mọi quân thù, để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nân dân, hòa bình
cho đất nước và bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Coi Tổ quốc như mẹ hiền, nơi nào cũng là ruột thịt, mỗi tấc
đất thiêng liêng là máu thịt của Việt Nam, quyết tâm chiến đấu bảo vệ với tinh
thần: “Nếu của bạn, vàng ta cũng không thèm; nhưng của ta thì đó là tấc đất sỏi,
cát, đá ta cũng phải giữ cho bằng đươc”. Bởi mỗi tấc đất ông cha để lại đã thấm
máu, mô hôi, nước mắt của nhiều thế hệ cha ông để truyền lại cho chúng ta hôm
nay, để chúng ta có đất, có nước để xây dựng, để đi lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy,
việc xây dựng ý thức đạo đức, ý thức pháp luật với ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa phải hoà quyện vào nhau, để khơi dậy, phát huy truyền thống đánh
giặc giữ nước của cha ông, tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc và
xây dựng ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng cho mọi người dân Vệt nam
đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Nếu
không, trong cơ chế thị trường hiện nay mọi người chỉ quan tâm làm giàu cho cá
nhân, gia đình, dòng họ của mình mà quên đi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và rèn
luyện ý thức đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật thì đó là một nguy cơ mất


13
nước, khi có chiến tranh xảy ra. Đúng như Trần Quang Khải đã dậy: ‘Thái bình
nên gắng sức, non nước mới ngàn thu”.
* Để kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với xây dựng
ý thức đạo đức và ý thức pháp luật cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ

mới, phải tăng cuờng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối quân sụ của Đảng. Đặc biệt, phải tiếp tục đẩy mạnh cuôc vận
động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đây là yêu cầu quan trọng, có ý nghĩa quyết định hình thành, củng cố thế
giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng và nhân sinh quan cộng sản
cho quần chúng nhân dân, giúp họ nắm được tính tất yếu của nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù,
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi
công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cần kết
hợp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh với đường lối quân
sự của Đảng, pháp lệnh quốc phòng an ninh và luật nghĩa vụ quân sự của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp cho mọi người
dân giác ngộ mục tiêu lý tưởng cách mạng, nhận thức sâu sắc tính tất yếu bảo vệ
tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần sẵn sàng chiến đấu
vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; cảnh giác trước mọi âm mưu
diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; kiên quyết đấu
tranh với những quan điểm, hành động phản động, sai trái, có thái độ đúng đắn
với những vấn đề chính trị - xã hội đang diễn ra; xây dựng ý thức trách nhiệm
trong xây dựng kinh tế, văn hoá xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng ngay trên
từng thôn bản, địa bàn sinh sống của mỗi người dân. Chủ tịch Hô Chí Minh đã
khẳng định: “Có học tập chủ nghĩa Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách
mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị’4.


14
Tuy nhiên, việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của đảng cho mọi người dân hiện nay như thế nào? Đó là một vấn đề
phải nghiên cưú cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt của
nhân dân. Ngoài việc giáo dục tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại
chúng: Sách, báo, phim ảnh, phát thanh, truyền hình vv…thì việc giáo dục hiệu

quả nhất, thiết thực nhất đó là tấm gương cộng sản của những đảng viên miệng
nói, tay làm, vì dân, vì nước, biết đặt lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên lợi
ích cá nhân; phải biết cái khó, cái khổ của nhân dân, biết chăm lo cho nhân dân
từ những nhu cầu tối thiểu như công ăn việc làm, nhà ở đi lại, học hành và quan
tâm đến sự tiến bộ của họ. Đảng viên phải thường xuyên sâu sát quần chúng lo
trước cái lo của thiên hạ, khổ trước thiên hạ sướng sau thiên hạ (tiên thiên hạ ưu,
hậu thiên hạ lạc), gia đình cán bộ, đảng viên phải là tấm gương đạo đức và chấp
hành pháp luật cho nhân dân học tâp. Đó chính là phương pháp giáo dục tốt nhất,
hiệu quả nhất để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, ý thức đạo đức và ý
thức pháp luật cho mọi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhưng trên thực tế một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ đảng viên nói
thì rất hay, dao giảng đạo đức rất giỏi nhưng hành động thì hoàn toàn ngược lại,
lời nói không đi đôi với việc làm, bao che, cánh hẩu, tham ô, tham nhũng, tha
hóa về chính trị, đạo đức, lối sống, gia đình họ thì con cái hư hỏng, ăn chơi,
nghiện hút, xa vào các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động gây rối, đua xe,
nhẩy nhót vũ trường, mãi dâm ma tuý… Đó là một thực tế đáng báo động, làm
cho lòng dân không yên, bất bình xã hội nghiêm trọng, đội ngũ cán bộ hư hỏng
lại được bao che lên chức, lên quyền, công lý bị bóp méo, sử phạt oan sai (10%
như quốc hội khoá XII vừa thông báo) làm mất lòng tin của nhân dân, đạo đức
gia đình xã hội xuống cấp, quan hệ xã hội thiếu lành mạnh…
Vì vậy, để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, ý thức đạo đức, ý thức
pháp luật cho mọi người dân trong tình hình hiện nay, trước hết yêu cầu phải xây


15
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch lành mạnh về đạo đức lối
sống, ý thức chấp hành pháp luật để quần chúng noi theo.
* Để kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN với ý thức đạo đức
và ý thức pháp luật cho mọi người dân trong tình hình hiện nay một yêu cầu
không kém phần quan trọng là phải xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt qui

chế dân chủ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc
phòng; tăng cường phổ biến và thực thi pháp luật để mọi người dân phát huy
quyền làm chủ của mình, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
Yêu cầu này liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị, tinh thần
của mọi công dân. Chỉ trên cơ sở hiểu biết nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm và
thực hành dân chủ, công bằng, công khai các chế độ chính sách thì mọi người
dân sẽ an tâm phấn khởi tin tưởng vào Đảng, vào chế độ, vào đội ngũ cán bộ
đảng viên và khi có tình huống xẩy ra họ mới sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.
Bài học về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô vẫn còn
nóng hổi mà chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, nghiền ngẫm và rút ra đối với
cách mạng hiện nay. Đúng như Đảng ta đã khẳng định bốn nguy cơ đe doạ sự
sống còn của chế độ XHCN ở nước ta vẫn còn tiềm ẩn và mức độ nguy hiểm
ngày càng tăng. Trong đó nguy cơ tham ô, tham nhũng quan liêu là giặc nội xâm
trực tiếp đe doạ, vẫn tồn tại và có phần nghiêm trọng hơn, dẫn đến khả năng tự
suy yếu, tự diễn biến, tự sụp đổ.
Tình trạng mất dân chủ diễn ra khá phổ biến nhất là ở cơ sở dẫn đến oan
sai, khiếu kiện kéo dài, làm mất ổn định chính trị xã hội làm giảm ý thức bảo vệ
Tổ quốc của quần chúng nhân dân.
Tác động mặt trái của kinh tế thị trường làm cho ý thức đạo đức, ý thức
chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân xuống cấp


16
nghiêm trọng. Nếu không phát huy được dân chủ sẽ không phát huy được ý thức
làm chủ, ý thức bảo vệ và tự bảo vệ của quần chúng nhân dân trong tình hình
hiện nay thì đó cũng chính là nguy cơ rất lớn đến ý thức bảo vệ Tổ quốc của
quần chúng nhân dân.
* Kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN với ý thức đạo đức và
ý thức pháp luật trong tình hình mới yêu cầu phải phát huy sức mạnh tổng

hợp của các tổ chức, các lực lượng và tính tích cực tự giác, sáng tạo của
quảng đại quần chúng nhân dân
Sự nghiệp cách mạng là của quân chúng, điều đó đã trở thành chân lý của
mọi thời đại, nhưng chỉ đến dưới CNXH sức mạnh quần chúng mới được đánh
giá đúng và được sử dụng hiệu quả đúng hướng, đúng ý nghĩa tích cực, tiến bộ
của nó và thiết thực mang lại thành quả cho quảng đại quần chúng nhân dân lao
động.
Việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc và ý thức đạo đức, ý thức pháp luật
cho mọi công dân trong tình hình hiện nay là một sự nghiệp vĩ đại có ý nghĩa
sống còn đối với chế độ XHCN. Vì vậy, không thể không phát huy sức mạnh
tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng và đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia để trở thành một phong trào cách mạng sôi nổi mạnh mẽ rộng khắp, lôi cuốn
mọi người vào sự nghiệp chung vĩ đại đó.
Trước hết, tổ chức đảng phải thực sự tiền phong gương mẫu trong xây
dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật bằng việc đề ra
đường lối sát đúng, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ và kiểm tra giám sát việc thực thi đường lối của đảng một cách
nghiêm túc, kịp thời.
Tổ chức chính quyền từ trung ương đến cơ sở xã phường, thôn bản cần
triển khai tổ chức thực hiện một cách chất lượng hiệu quả đường lối của đảng,
pháp luật, chính sách của Nhà nước, chế độ qui định của từng bộ, ngành để quần


17
chúng nhân dân trực tiếp tham gia thực hiện, biến các chủ trương, chính sách đó
thành hiện thực sinh động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân, tạo ra động lực, động cơ đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Để người dân thực sự cảm thụ được thành tựu to lớn, tính chất ưu việt của
độc lập tự do, của chủ nghĩa xã hội. Đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “
Nước có độc lập mà dân không có tự do, cơm không đủ no, áo không đủ mặc thì

độc lập ấy không có nghĩa gì cả.”
Các tổ chức chính trị xã hội phải phát huy vai trò trách nhiệm của mình
trong lôi cuốn, tập hợp, giáo dục quần chúng, phải thực sự là cơ quan đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của tổ chức mình, giám đấu tranh bảo vệ lợi
ích cho đoàn viên, hội viên và phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng cho
Đảng, Nhà nước để có chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn với từng đối
tượng, để động viên, phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trong sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Đối với quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng hùng hậu, to lớn có vai
trò quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng, trong mọi sự nghiệp của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Rễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Vì vậy, để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng ý thức đạo
đức, ý thức pháp luật cho mọi người dân hiện nay phải động viên được đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia một cách tích cực, tự nguyện, tự giác vào các
phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương giàu đẹp, giữ vững quốc
phòng an ninh, xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh, giữ gìn phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống của quê hương đất nước, tôn trọng pháp luật, kỷ cương và
chấp hành nghiêm mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và chế độ qui định của khu tập thể dân cư.


18
Trên đây là một số yêu cầu cơ bản kết hợp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ
quốc XHCN với xây dựng ý thức đạo đức và ý thức pháp luật cho mọi người dân
trong tình hình mới. Các yêu cầu trên phản ánh cả yêu cầu về giáo dục, tổ chức
thực hiện, lực lượng tham gia và một số nội dung biện pháp mang tính đột phá
trong xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, ý thức đạo đức và ý thức pháp
luật, để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN trong giai

đoạn hiện nay.
CHÚ THÍCH
1.

Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch. Ban Tư tưởng Văn hoá. H. 2005.

2.

ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG, H. 2006. Tr108109.

3.

V. I Lênin. Toàn tập. Tập 36. Nxb TB. M. 1977. Tr358.

4.

Hồ Chí Minh. Toàn tập,.Tập 3. Nxb CTQG. H. 2000. Tr.292.

Đại tá. TS. Nguyễn Đức Tiến
Phó chủ nhiệm khoa CNXHKH - Học viện Chính trị.



×