Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.88 KB, 3 trang )

Danh sách nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Phan Nam Anh
Nguyễn Việt Hiền
Nguyễn Thị Thu Hiền
Dương Tú Hoàng
Kiều Thị Thu Hương
Ngũ Thái Ngọc Khiêm
Tạ Thị Là
Nguyễn Việt Thông

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
1.Suy luận qui nạp
a. Quan hệ logic
Tiên đề 1: Nhà máy Hazelwood của Ford sẽ bị đóng cửa do hoạt động không hiệu
quả
Tiên đề 2: Các nhà máy máy khác của Ford sẽ bị đóng cửa do hoạt động không
hiệu quả.
Kết luận: Tất cả các nhà máy của Ford sẽ bị đóng cửa do hoạt động không hiệu
quả.
b. Quan hệ ngữ nghĩa
Tiên đề 1: Công ty Ford đang tái cấu trúc lại công ty


Tiên đề 2: Công ty Ford bị thua lỗ $800 triệu trong quý đầu
Kết luận: Công ty Ford sẽ phải đóng cửa các nhà máy
c. Quan hệ thực dụng
Tiên đề 1: Công ty Ford đang bị thua lỗ do các nhà máy hoạt động kém hiệu quả
Tiên đề 2: Nhà máy hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới tiền lương của công
nhân.
Kết luận: Công ty Ford cần phải đóng cửa các nhà máy hoạt động kém hiệu quả.
2. Suy luận diễn dịch
a. Quan hệ logic
Tiên đề 1: Thất nghiệp là mối quan tâm hàng đầu mà chính phủ cần giải quyết
Tiên đề 2: Các công nhân nhà máy của Ford đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp
Kết luận: Chính phủ cần viện trợ cho nhà máy của Ford
b. Quan hệ ngữ nghĩa
1


Tiên đề 1: Các nhà máy có nguy cơ đóng cửa sẽ được chính phủ trợ cấp
Tiên đề 2: Nhà máy của Ford đang đứng trước nguy cơ đóng cửa
Kết luận: Chính phủ cần phải viện trợ cho Ford.
c. Quan hệ thực dụng:
Tiên đề 1: Chính phủ sẽ trợ cấp cho những nhà máy có nguy cơ đóng cửa gây nên
thất nghiệp.
Tiên đề 2: Nhà máy của Ford đóng cửa sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của công
nhân ở bang Missouri
Kết luận: Chính phủ cần phải viện trợ cho nhà máy của Ford ở bang Missouri.
Tình huống 2:
1. Enron là một tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ, sự sụp đổ của Enron vào
cuối năm 2001 đã gây chấn động nước Mỹ và thế giới. Đồng thời kéo theo sự sụp đổ của
công ty kiểm toán Arthur Andersen, công ty đã kiểm toán cho Enron trong suốt 16 năm.
Vấn đề liên quan đến kế toán: do một số sự yếu kém trong chuẩn mực và chế độ

kế toán tại thời điểm đó. Cụ thể:
-

Không có các quy định rõ ràng đối với các SPE (công ty thành lập cho mục

đích đặc biệt) trong việc hợp nhất báo cáo tài chính với công ty mẹ. Chính sự
không rõ ràng này đã tạo điều kiện cho Enron chuyển các khoản lỗ trong đầu tư
cho các SPE và đồng thời thổi phồng lợi nhuận thông qua các giao dịch tài sản ảo.
- Cho phép đánh giá đánh giá các khoản đầu tư theo giá trị hợp lý nhưng không
có quy định rõ ràng và thống nhất. Điều này tạo cơ hội cho Enron thổi phồng tài
sản và lơi nhuận, cũng như che dấu các khoản lỗ của công ty.
Vấn đề liên quan đến kiểm toán: Thiếu sự độc lập của các công ty kiểm toán, khi
công ty kiểm toán Arthur Andersen vừa kiểm toán vừa tư vấn dịch vụ cho Enron.
2. Lập luận “Enron và một vài công ty có lợi nhuận cao phá sản chứng minh
những vấn đề chủ yếu mang tính cố hữu trong chuẩn mực kế toán và cách thức kiểm toán
dẫn tới” được phát triển theo cách quy nạp. Bởi dựa vào quan sát công ty Enron và một
vài công ty có lợi nhuận cao phá sản để phát triển thành một ý tổng quát là những vấn đề
mang tính cố hữu trong chuẩn mực kế toán và cách thức kiểm toán.
2


Ví dụ tam đoạn luận như sau:
Tiên đề 1: Enron là công ty có lợi nhuận cao phá sản do những vấn đề mang tính
cố hữu trong chuẩn mực kế toán và cách thức kiểm toán.
Tiên đề 2: A, B, C là những công ty có lợi nhuận cao phá sản do những vấn đề
mang tính cố hữu trong chuẩn mực kế toán và cách thức kiểm toán.
Kết luận: Enron và một vài công ty có lợi nhuận cao phá sản do những vấn đề
mang tính cố hữu trong chuẩn mực kế toán và cách thức kiểm toán.

3




×