Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, ra hoa của cây mai vàng yên tử (ochnaitegerrima (lour)) tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆN NAM
----------

----------

HÀ THỊ KIM CHIẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ðẾN SINH TRƯỞNG, RA HOA CỦA CÂY MAI VÀNG
YÊN TỬ (Ochnaintegerrima (Lour)) TẠI GIA LÂM- HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ

: 60. 62. 01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. TS. NGUYỄN VĂN PHÚ
2. TS. ðẶNG VĂN ðÔNG

Hà Nội. 2014


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.


Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn

Hà Thị Kim Chiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận
được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. ðặng Văn ðông, TS Nguyễn Văn
Phú người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành công
trình nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán Trung tâm nghiên cứu và phát triển
hoa cây cảnh – viện Nghiên cứu Rau Quả, các thầy cô giáo trong Khoa Nông học –
Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Hà Thị Kim Chiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

Danh mục viết tắt

ix


1

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục ñích, yêu cầu

1

1.2.1

Mục ñích

1

1.2.2

Yêu cầu

2


1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài:

2

1.3.1

Ý nghĩa khoa học của ñề tài

2

1.3.2

Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3

2.1

Giới thiệu chung về cây mai vàng

3


2.1.1

Nguồn gốc

3

2.1.2

Phân loại thực vật

5

2.1.3

ðặc ñiểm thực vật học

5

2.1.4

Yêu cầu ngoại cảnh ñối với mai vàng Yên tử

6

2.1.5

Giá trị kinh tế và sử dụng của cây mai vàng

6


2.2

Tình hình nghiên cứu và sản xuất mai vàng ở Việt Nam

7

2.2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai vàng ở Việt Nam

7

2.2.2

Tình hình nghiên cứu về cây mai vàng ở Việt Nam

9

2.3

Tình hình nghiên cứu về cây mai liên quan ñến nội dung nghiên cứu
của
ñề tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

13

Page 3



3

VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

18

3.1

Vật liệu nghiên cứu

18

3.2

Nội dung nghiên cứu

18

3.3

ðịa điểm, thời gian nghiên cứu

18

3.4


Phương pháp nghiên cứu

18

3.4.1

Bố trí thí nghiệm

18

3.4.2

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

20

3.5

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

22

3.5.1

Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:

22

3.5.2


Các chỉ tiêu về chất lượng hoa

22

3.5.3

Mức độ sâu bệnh hại

22

3.5.4

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

23

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
mai vàng Yên Tử

4.1.1


24

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng
của cây mai vàng Yên Tử

4.1.2

24

Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây
mai vàng Yên Tử

4.1.3

25

Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng số lá của cây mai
vàng Yên Tử

27

4.1.4

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

29

4.1.5

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại


30

4.2

Ảnh hưởng của tuổi khi trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
mai vàng Yên Tử

4.2.1

32

Ảnh hưởng của độ tuổi khi trồng đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh
trưởng của mai vàng Yên Tử

4.2.2

32

Ảnh hưởng của tuổi trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao và số lá
cây mai vàng Yên Tử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

33
Page 4


4.2.3


Ảnh hưởng của tuổi trồng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa mai
vàng Yên Tử

35

4.2.4

Ảnh hưởng của độ tuổi trồng đến mức độ sâu bệnh hại cây

36

4.3

Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến khả năng sinh trưởng phát triển của
mai vàng Yên Tử

4.3.1

38

Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh
trưởng của mai vàng Yên Tử

4.3.2

38

Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến chiều cao cây và số lá của cây
Mai vàng


4.3.3

40

Ảnh hưởng của chế độ bón lót khác nhau đến khả năng ra hoa và chất
lượng hoa mai vàng Yên Tử

43

4.3.4

Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến mức độ sâu bệnh hại cây

44

4.4

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
mai vàng Yên Tử

45

4.4.1 Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng
của mai vàng Yên Tử
4.4.2

45

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây,
số lá của cây mai vàng Yên tử


46

4.4.3

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa mai. 48

4.4.4

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến mức độ sâu bệnh hại cây

50

4.5

51

5

Ảnh hưởng của một số biện pháp điều chỉnh nở hoa cho mai vàng Yên
Tử
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

5.1

Kết luận

53

5.2


ðề nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

53

54

Page 5


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích gieo trồng mai tại TP.HCM năm 2009

7

2.2


Kết quả điều tra phân bố Mai vàng Yên Tử

4.1

Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng của cây Mai vàng Yên tử ở

12

các thời vụ trồng
4.2

24

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của cây mai vàng Yên tử

4.3

26

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái ra lá của cây mai vàng
Yên Tử

28

4.4

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa


29

4.5

Tình hình sâu hại trên cây mai vàng Yên Tử

31

4.6

Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng của mai vàng Yên Tử ở tuổi
trồng khác nhau

4.7

32

Ảnh hưởng của tuổi trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
cây mai vàng Yên tử

33

4.8

Ảnh hưởng của tuổi trồng đến động thái ra lá của cây mai vàng Yên Tử

34

4.9


Ảnh hưởng của tuổi trồng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

35

4.10

Tình hình sâu hại trên cây mai vàng Yên Tử

36

4.11

Tình hình bệnh hại trên cây mai vàng Yên Tử

37

4.12

Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng ở các nền phân bón lót khác
nhau
Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến động thái tăng trưởng chiều cao

38

cây của mai vàng Yên tử

40

4.13
4.14


Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến động thái ra lá của cây mai vàng
Yên Tử

41

4.15

Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa

43

4.16

Diễn biến sâu bệnh hại trên các công thức thí nghiệm

44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


4.17

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh
trưởng của mai vàng Yên Tử

4.18


45

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của cây mai vàng Yên tử

4.19

46

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái ra lá của cây mai vàng
Yên Tử

47

4.20

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa khác nhau đến chất lượng hoa

49

4.21

Tình hình sâu bệnh hại khi áp dụng chế độ cắt tỉa khác nhau

50

4.22

Ảnh hưởng của các biện pháp điều chỉnh nở hoa đến sự phát triển của nụ 51


4.23

Ảnh hưởng của một số biện pháp điều chỉnh nở hoa đến chất lượng
hoa mai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

52

Page vii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1

ðộng thái tăng trưởng chiều cao ở các thời vụ trồng

26

4.2

ðộng thái ra lá ở các thời vụ trồng

28


4.3

Sự biến động của chất lượng hoa ở các thời vụ trồng khác nhau

30

4.4

ðộng thái tăng trưởng chiều cao ở các tuổi trồng khác nhau

34

4.5

ðộng thái ra lá ở các tuổi trồng khác nhau

34

4.6

ðộng thái tăng trưởng chiều cao ở các chế độ bón lót

40

4.7

ðộng thái ra lá ở các chế độ bón lót khác nhau

42


4.8

Sự biến động của chất lượng hoa ở chế độ bón lót

43

4.9

ðộng thái tăng trưởng chiều cao ở các chế độ cắt tỉa khác nhau

47

4.10

ðộng thái ra lá ở các chế độ cắt tỉa khác nhau

48

4.11

Sự biến động của chất lượng hoa ở chế độ cắt tỉa khác nhau

49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



DANH MỤC VIẾT TẮT
TP.HCML

Thành phố Hồ Chí Minh

TG:

Thế giới

SL:

Sản lượng

CTTN

Công thức thí nghiệm

TGST

Thời gian sinh trưởng

TB

Trung bình

ð/C

ðối chứng

STT


Số thứ tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Việt Nam là xứ sở của nhiều loài hoa đẹp, quý nói chung và mai vàng nói
riêng. Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nước ta có đủ điều kiện để cho hoa Mai
phát triển, nhất là các loại hoa mai quý.
Mai vàng ở Việt Nam là một loài cây cảnh rất phổ biến từ miền Trung trở
vào, được người dân trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu,
bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên ðán cổ truyền vì đây
là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại
may mắn cho năm mới. Tuy nhiên sự phân bố Mai vàng hiện nay chưa có sự cân
bằng giữa các vùng miền
Hiện nay mai vàng Yên Tử được phát hiện vào những năm 2007-2008 tại
dãy núi Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí và huyện ðông Triều của tỉnh Quảng Ninh.
Mai vàng Yên Tử có đặc tính rất khác các loài mai khác là hoa nở thành chùm to,
tập trung, hoa bền và đặc biệt là có mùi hương quyến rũ, nên rất được nhiều người
ưu thích.. (ðặng Văn ðông, 2008).
Hà Nội là một trong những thành phố lớn có mức sống cao, nhu cầu thưởng
thức hoa mai tăng mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là mai vàng Yên Tử.
Hiện nay, mai vàng Yên Tử đã và đang bị khai thác không hợp lý, làm số lượng cây
giảm đi nhanh chóng. ðể phục vụ nhu cầu thị trường của thành phổ Hà Nội và các
tỉnh lân cận tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến sinh trưởng, ra hoa của cây mai vàng Yên Tử (Ochnaintegerrima

(Lour)) tại Gia Lâm- Hà Nội” nhằm đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng mai vàng
Yên Tử để phát triển rộng trong sản xuất.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh
trưởng ra hoa của cây mai mai vàng Yên Tử.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


1.2.2. Yêu cầu
+ Xác định được biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử
+ Xác định được phương pháp điều khiển ra hoa cho cây mai vàng Yên Tử
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học và tài
liệu tham khảo trong giảng dạy về hoa mai vàng Yên Tử.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ
thuật thâm canh thích hợp cho giống hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây mai vàng

2.1.1. Nguồn gốc
Khi nói về mai thì có hai loài mai, loài thứ nhất có hoa màu trắng xuất phát
từ Trung Quốc, sau đó lan qua Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam, đây chính là loài
quốc hoa của Trung Quốc
Loài mai thứ hai có hoa màu vàng. Trên thế giới khoảng 50 loại Mai vàng rải
rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, song tập trung chủ yếu ở châu Phi và ðông
Nam Á nguyên sản ở vùng núi Tây Trung Quốc. Ở Việt Nam. Mai vàng dễ tìm thấy
ở rừng Trường Sơn và là một loài cây cảnh phổ biến từ miền Trung trở vào
(Nguyễn Anh Huy, 2011)
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về mai vàng tập trung nhiều ở Trung
Quốc, tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau có những loài mai khác nhau cụ thể:
Mai vàng Inđônêxia: Những loài này có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv,;
Ochna serrulata (Hochst,) Walp, và Ochna serrulata. Chúng đều có nguồn gốc ở
Nam Phi, tuy nhiên "ngoại hình" lớn hơn. Có loài nở hoa vào mùa xuân và mùa hè
hoặc nở quanh năm (Vương Trung Hiếu (2006).
Mai vàng Nam Phi: có khoảng 12 loài mai vàng thuộc chi Ochna, bao gồm
dạng cây lẻ và cây bụi, trong đó có hai loài phổ biến là: Ochna pretoriensis
(magalies plane) và Ochna pulchra (peeling plane). Hai loài này xuất hiện rộng khắp
vùng đồi thuộc Koppie. Loài Ochna pulchra cao khoảng 7m, vỏ cây thường bị tróc
ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã trong rừng, vỏ cây màu xám nhạt, xù xì ở phần
gốc. Phần trên của thân cây vỏ bị tróc lộ ra màu trắng kem nhạt. Gỗ cây ít được sử
dụng vì giòn và dễ gãy. Loài này có hai loại màu hoa: màu vàng và màu hồng.
Ở Nam Phi còn có những loài mai vàng khác, có tên khoa học là Ochna
serrulata, Ochna multiflora, Ochna tropurpurea. Người nước ngoài gọi chúng là
Mickey Mouse Plant, Bird's Eye Bush, Small-leaved plant và Carnival bush, Chúng
khá giống với mai tứ quí Việt Nam (Vương Trung Hiếu, 2006).
Mai vàng Myanma: Ở đất nước này, có loài mai vàng Ochna serrulata,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



giống như ở Nam Phi, tuy nhiên, hình thức hoa có khác đôi chút ở chỗ cánh bẹt
hoặc có bầu noãn đỏ tồn tại khá lâu trước khi hoa rụng, (Vương Trung Hiếu, 2006).
Mai vàng Campuchia: Loài mai này có tên khoa học là Ochna integerrima.
Hoa thường có 5 - 9 cánh, khi nở tối đa những cánh hoa úp ngược về phía cuống.
Màu hoa hơi vàng tái. Loài này còn được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng là loài cây
hoang dã mọc trong rừng ở miền Nam và miền Trung, phân bố từ nơi khô cằn cát
nóng cho tới chỗ ven sông. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy
mảnh và dài, lá đơn màu xanh nhạt bóng. Mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa
nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng không che
kín nụ. Nhìn chung, loài này ở Campuchia hay Việt Nam đều đã được nâng cấp số
lượng cánh lên rất nhiều, Ngày nay, người ta có thể nhìn thấy loài này có hoa 40
cánh trở lên. Và không chỉ có màu vàng, mà còn có thêm màu trắng hoặc màu đỏ
(Vương Trung Hiếu, 2006).
Mai vàng ở Madagascar: có loài mai vàng Ochna greveanum với 5 cánh tròn,
dúm giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá dài và rủ xuống từng chùm (Vương
Trung Hiếu, 2006).
Mai vàng Châu Phi: Có một loài mai phân bố rải rác khắp những nước nhiệt
đới ở châu Phi. Chúng có 5 cánh hoa màu vàng như ở Việt Nam, song lại khác tên
khoa học, đó là loài Ochna thomasiana, thuộc dạng cây bụi. Lá hình oval, đầu lá
bén, dài khoảng 10cm. Hoa nở rộ trên cành vào mùa xuân, song đôi khi cũng nở vào
mùa hè nhưng số lượng hoa ít hơn. Cánh hoa dài khoảng 2cm. ðài hoa mở rộng và
có màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh, khi già màu đen. Chúng có tên tiếng
anh là Mickey Mouse bush và Bird's Eye Bush (Vương Trung Hiếu, 2006).
Gần đây, cây mai vàng Yên Tử mới được phát hiện và chú ý tới. Có nhiều
nhận định cho rằng, rừng “ðại lão Mai vàng” ở Yên Tử có trên 800 năm tuổi và rất
có thể được hình thành khi vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên
Tử (1285-1288).
Theo nhóm nghiên cứu viện Nghiên cứu Rau Quả thì cây mai vàng Yên Tử

tập trung nhiều ở khu vực Yên Tử của thị xã Uông Bí và một số vùng lân cận của
tỉnh Quảng Ninh như ðông Triều, Hoành Bồ, .... Họ cho rằng, có thể cây mai vàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Yên Tử và mai vàng miền Nam có chung nguồn gốc hay nói đúng hơn là cùng loài
(Ochna integerrima ). Lại có những ý kiến cho rằng, mai vàng Yên Tử và mai vàng
miền Nam không phải cùng loài. ðể có thể xác định chính xác nguồn gốc và xuất
xứ cây mai vàng Yên Tử cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
2.1.2. Phân loại thực vật
Có hai loại mai: Một loài hoa mai màu trắng có tên khoa học là Prunus mume,
thuộc chi Mận mơ (Prunus) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), loài cây này được coi
là có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau này được đưa tới Nhật Bản và Triều Tiên,
được trồng để lấy quả và hoa. Nó có quan hệ họ hàng khá gần gũi với mơ châu Âu
(Prunus armeniaca).
Loài hoa mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa học là Ochna
integerrima (Lour, Merr), thuộc họ lão mai (Ochnaceae) nguyên sản ở vùng núi Tây
Nam Trung Quốc, có hơn 300 loài mai khác nhau. Những loại Mai trước kia thường
được dùng chơi cảnh là mai vàng, mai Chiếu Thuỷ, mai Tứ Quý, mai Hồng, mai
Rồng cuốn…(Trần Hợp, 1993); (T,Tsukamot 2001).
2.1.3. ðặc điểm thực vật học
Mai vàng là loại cây rụng lá hàng năm. Thân có chiều cao trung bình 2-7m,
đường kính thân 10-25cm.
Cành thưa và có màu xám nâu. Lá mai vàng có màu xanh, lá đơn, mọc cách,
mặt trên thường bóng. Lá có phiến bầu dục, dài, không lông, gân phụ 8-10 cặp, mép
lá có răng thấp, cuống lá dài từ 4 - 7 mm. Kích thước lá 7-19 x 3-5,5cm
Hoa màu vàng, có thể có mùi thơm. ðường kính hoa trung bình 3-4cm. Hoa có

từ 5-7 cánh hình ô van, cánh hoa dài 1,3-2cm, chiều rộng hoa 1-1,4cm. Hoa mai vàng
có nhiều nhị, màu nâu, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2cm. Nhụy thường cao
hơn nhị, trung bình 1-1,4cm. Số lá noãn từ 5- 20, không lông, có 1 vòi nhụy.
Quả từ 1-10 hạt màu đen, có nhân cứng nằm trên đế hoa lồi.
Cây mai vàng Yên Tử cao từ 5-7m, thân cành gân guốc, có dáng và thế rất đẹp
và đa số mọc trên vách đá ở độ cao từ 400 m đến 900 m so với mực nước biển.
(Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh đối với mai vàng Yên tử
Ánh sáng: Là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
mai vàng, nên chiếu sáng trên 6 giờ 1 ngày. Những nơi có thời gian chiếu sáng quá ít,
cây mai thường sinh trưởng kém và ra hoa ít.
ðộ ẩm: mai vàng thích hợp khí hậu nóng ẩm hoặc có thể chịu đựng ở độ ẩm
75 – 90 %.
0

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây mai vàng sinh trưởng là từ 25 C –
0

30 C. Năm nào thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai
cũng nở hoa không đúng tết. Tuy nhiên, với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới
0

10 C thì mai sinh trưởng kém.
Trong mùa nắng nên tưới mỗi ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu

thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Có thể tưới tràn, tưới phun lên cả thân lá hay
tưới rãnh, tưới nhỏ giọt, mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới
nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát
(khi trời không quá nắng). Không nên tưới quá đẫm vào buổi chiều tối vì rất dễ phát
sinh sâu bệnh do ẩm độ ban đêm rất cao. (Nguyễn Xuân Linh, 1998)
2.1.5. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây mai vàng
Hoa mai không những có lại giá trị về tinh thần mà còn có giá trị kinh tế lớn.
Ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên ðán cây hoa mai vàng bán được bán với giá
trung bình 200 - 500 nghìn/cây, có những cây lên đến hàng triệu đồng .
Mặt khác hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa mai vàng khoe
sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh vượng.
Vì lẽ đó hoa mai vàng luôn được ưa chuộng hơn hoa mai trắng
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức…cây hoa mai vàng còn
mang lại nguồn lợi kinh tế cao.
Ngoài ra, hoa của cây mai vàng để tươi có thể cất được tinh dầu thơm, dùng
để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh ngứa ở trẻ con. Hoa phơi khô
dùng để chữa ho, suyễn. (Jiang Qing Hai, 2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất mai vàng ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai vàng ở Việt Nam
Do điều kiện thời tiết khí hậu nên mai vàng chủ yếu tập trung phân bố ở
miền Nam của Việt Nam. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào,
kéo dài đến tận ðồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng.
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng mai tại TP.HCM năm 2009
(Nguồn: Theo sở nông nghiệp TP.HCM(5/1/2010))

STT

Quận/huyện

Mai gốc

Mai ghép

Tổng cộng

Cơ cấu

(ha)

(ha)

(ha)

(%)

1

Quận 12

40,0

91,0

131,0


32,5

2

Thủ ðức

50,0

76,0

126,0

31,2

3

Bình Chánh

38,7

9,6

48,3

12,0

4

Củ Chi


17,9

21,1

38,9

9,6

5

Quận 9

23,0

9,9

32,9

8,1

6

Hóc Môn

4,5

4,0

8,5


2,1

7

Quận 2

0,0

5,6

5,6

1,4

8

Gò Vấp

0,0

5,1

5,1

1,3

9

Nhà Bè


0,1

4,3

4,4

1,1

10

Bình Tân

0,0

1,9

1,9

0,5

11

Quận 8

0,0

1,0

1,0


0,2

Tổng cộng (ha):

174,2

229,4

403,6

100,0

43,2

56,8

Cơ cấu (%):

Trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường sản xuất và tiêu thụ lớn.
Diện tích trồng hoa mai tại thành phố Hồ Chí Minh 2009 là 403,6 ha, tăng 16,1% so
với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại 02 quận Thủ ðức chiếm 31,22% và
quận 12 chiếm 32,46%, Diện tích gieo trồng mai được thể hiện tại bảng 1.1.
* Về sản lượng và tiêu thụ:
Diện tích trồng mai trên địa bàn thành phố năm 2009 là 403,6 ha, tổng sản
lượng mai vàng sản xuất năm 2009 khoảng 1,164,000 chậu, giá trị kinh tế khoảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7



319 tỉ đồng (chiếm 47,36% tổng giá trị sản xuất hoa kiểng Tết). Ngoài ra, thị trường
kinh doanh mai vàng tại thành phố còn có một số lượng không nhỏ nhập từ các tỉnh,
tuy nhiên không nhiều và chất lượng không cao như năm trước.
Mặc dù trong bối cảnh suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng tới thu nhập của người
dân. Nhưng do mai vàng là chủng loại hoa truyền thống thường có sức tiêu thụ lớn
trong dịp Tết và số chậu mai nở đúng Tết giảm mạnh nên giá mai năm 2009 đã tăng
từ 70-200% so với cùng kỳ:
Theo Chi cục Phát triển nông thôn, tính đến thời điểm tháng 12/2008, tổng
hợp từ các quận huyện Thủ ðức, quận 12, quận 9, quận 2, quận Bình Tân, Củ Chi,
Hóc Môn, Bình Chánh có 147 hộ đã vay vốn theo chương trình 105 nhằm đầu tư
xây dựng, cải tạo, sản xuất mai với tổng vốn vay là 29,97 tỷ đồng, trong đó đến hạn
trả nợ từ quý 2/2009 là 11,15 tỷ đồng.
Hiện nay việc sản xuất cây mai vàng từ các tỉnh như Bến Tre, Bình ðịnh đã
ứng dụng được thành tựu công nghệ nên chất lượng sản phẩm và giá cả đáp ứng
được nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng. Ước tính sản lượng hoa phục vụ Tết
Nguyên ðán Canh Dần 2010 khoảng 4 triệu chậu lan, kiểng và mai; trong đó, mai
vàng 1,500,000 chậu, Lan trên 5 triệu cành hoa các loại. Mai vàng sẽ chiếm tỉ trọng
cao nhất trong diện tích sản xuất hoa, cây kiểng Tết của thành phố. Diện tích Mai
vàng khoảng 420 ha; tăng 17ha so với Tết Nguyên đán năm 2009 (Theo khuyến
nông TP.HCM).
Với tình hình sản xuất và tiêu thụ như trên chưa đáp ứng đủ nhu cầu đời sống
ngày càng cao của con người cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Mặt khác sự phân bố
mai vàng hiện nay chưa có sự cân bằng giữa các miền. ðặc biệt là miền Bắc sự
phân bố mai vàng còn manh mún, chưa tập trung, nguyên nhân là do điều kiện khí
hậu, thời tiết của miền Bắc khắc nghiệt làm cho cây mai sinh trưởng phát triển kém.
Mai vàng Yên Tử là một trong những giống mai phù hợp với điều kiện khí hậu
của miền Bắc Việt Nam nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nó.
Chính vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc
và điều khiển ra hoa đối với cây mai vàng Yên Tử trong thời điểm hiện nay một

nhiệm vụ cấp thiết.
Chính vì vậy trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số


biện pháp tác động đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa đối
với cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây mai vàng ở Việt Nam
Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Loài này
phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng
Nam, ðà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng
có nhiều loài hoa này. Ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn. (Vương Trung
Hiếu, 2006)
Theo Giáo sư Trần Hợp, 1993, cây mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa
học là Ochna integerrima, thuộc họ Lão mai (Ochnaceae). Cây hoang dại trong rừng
miền Trung và miền Nam, đôi khi gặp ở rừng miền Bắc, được gây trồng làm cảnh ở
các chậu lớn hay cắt cành. Cây gỗ nhỡ cao 3 – 7m, cành nhánh thưa, dài, mảnh. Lá
thưa, thường xanh, mọc cách, xanh nhạt, bóng, mép lá có răng cưa nhỏ. Cụm hoa hình
thành chùm nhỏ mọc ở nách lá. Hoa có cuống ngắn, có 5 cánh đài, màu xanh bóng,
dày, không che kín nụ. Cánh tràng 5 – 10, màu vàng tươi. ðĩa hoa dày có khía, nhị
nhiều. Bầu có 3
– 10 múi, mỗi múi 1 noãn. Quả có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh đế hoa.
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên
đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima). Ở Tây Nguyên Việt Nam và
Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân
màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm. Một loài
mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động".
Loài mai này có thân thẳng, không phân cành, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng
có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở
các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận ðồng
Nai và Tây Ninh.... Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn phải nhắc đến "mai

chùm gởi", loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối
u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dầy, hoa nở san sát vào nhau
tạo thành bó. Mai chùm gởi còn có tên khác là"mai tỳ bà" hay "mai vương", "mai
thơm", "mai ngự". Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở
Việt Nam có loài mai vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác


nên được gọi là "mai hương". Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình
thường được gọi là "mai châu". Mai châu có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi
là "mai cánh nhọn". Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm
mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây
mai thân nhỏ, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai
rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất to (gấp rưỡi thân cây mai bình
thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". (Huỳnh Văn Thới, 1996)
Cây mai vàng có khả năng kháng bệnh cao nên thường rất ít khi nhiễm bệnh.
Kẻ thù nguy hiểm của cây mai vàng là các loại sâu như sâu đục thân, sâu tơ, ốc sên,
rầy bông, …Vì vậy, người trồng mai cần có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Người
ta đặc biệt chú ý tới các biện pháp truyền thống mà “người xưa” thường dùng như cắt
bỏ phần bị sâu bệnh rồi đem đốt, nhặt bỏ và giết từng con nếu số lượng ít, dùng nước
tro bếp, vôi bột, tăng cường ánh sáng, nước cay trong ống điếu thuốc lào. Không nên
sử dụng quá nhiều hoá chất bảo vệ thực vật để phun. (Việt Chương, 2000)
Mai vàng mọc hoang dại trong rừng thường có 5 -9 cánh. ðây là loại mai mà
“người xưa” trồng rất nhiều. ðặc điểm của chúng là sống lâu năm, sinh trưởng mạnh,
lại ít sâu bệnh tấn công hơn. Tuổi thọ của các loại mai này có thể sống được hơn một
trăm năm tuổi. Những loại mai này sống phù hợp trên đất cao ráo, màu mỡ, nhất là
không bị tán lá bên trên che rợp, … Gốc những cây mai này có độ lớn 3-4 chét tay
người lớn, cây cao 4-5m và trổ hoa rất đẹp. Mai vàng 5 cánh lá xanh tốt suốt năm, chỉ
đến tháng cuối năm Âm lịch, tất cả lá trên cành mới trở nên vàng úa. ðó là mùa thay
lá của mai vàng. (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2005).
Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, nhờ vào tài lai tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân

đã tạo ra rất nhiều loại hoa mới như mai Giảo, mai Cửu Long,… Những giống mai
này đều rất quý và có số lượng cánh hoa ít nhiều khác nhau. Mai Giảo còn có tên là
mai Giảo Thủ ðức, hoa có 12 cánh, xếp thành 2 tầng. Mai Huỳnh Tỷ do nghệ nhân
Huỳnh Văn Tỷ có công lai tạo, có 24 cánh, xếp thành 3 tầng theo đúng thứ lớp đều
đặn. Mai Cửu Long có xuất xứ tại Tiền Giang, mỗi đoá 24 cánh, xếp thành 3 tầng.
Mai cúc có xuất xứ tại Thủ ðức, mỗi đoá có 24 cánh, được xếp thành 3 tầng nhưng
những cánh hoa xếp ở tầng trên cùng đều. (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2005)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Gần đây, các nghệ nhân chơi hoa và trồng hoa còn chọn tạo ra rất nhiều loại
mai vàng có kiểu dáng và số lượng hoa rất mới. Xét về kiểu dáng thì người ta chia ra
rất nhiều thế khác nhau như thế “Trực quân tử”, thế “Tùng lập”, thế “Nhân lễ nghĩa
trí tín”, thế “mai nữ”, thế “Mẫu tử”, thế “Bạt phong hồi đầu”, thế “Quần thụ tam
sơn”, thế “Hạc lập”, thế “Nhất trụ kình thiên”, thế “Thất hiền”, thế “Ngũ phúc”, …
Số lượng cánh hoa cũng biến đổi theo từng loại hoa như mai Sa ðéc 9 cánh, mai Mỹ
Tho 24 cánh, mai Gò ðen 48 cánh, mai Bến Tre 120 cánh, …
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Tịch (Hội hoa Lan Cây cảnh thành phố
Hồ Chí Minh), mai vàng (thuộc họ Ochnaceae) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
Hoa mai vàng có nhiều nhị và nhụy. Nhụy rời hẳn nhau ở bầu nhụy nhưng vòi lại
dính nhau thành một vòi duy nhất ở giữa hoa.
Mai vàng từ lâu được biết đến như một loại cây chơi tết chỉ có ở miền nam.
Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay mai vàng đã được phát hiện tại nhiều tỉnh phía bắc
của Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang. Theo những nghiên cứu của nhóm các
chuyên gia viện Nghiên cứu Rau Quả (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- Bộ NN & PTNT), thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai vàng miền Nam đều thuộc
cùng một loài (tên khoa học là Ochna integerrima). Khi khảo sát kỹ nguồn gốc cây

mai vàng ở non thiêng đại ngàn Yên Tử, các nhà khoa học của viện Nghiên cứu Rau
Quả và Học viện nông nghiệp Việt Nam đều nhận thấy giống mai vàng này đã có
cách đây khoảng 800 năm, được phân bố rải rác khắp vùng rừng Yên Tử, nhưng tập
trung ở 3 khu chính đó là: Khe núi dọc từ chùa Hoa Yên xuống, khu rừng thuộc
phường Vàng Danh (TX Uông Bí) và khu rừng thuộc dãy núi xã Tràng Lương, Bình
Khê (ðông Triều). Nhiều cây có đường kính thân tới 0,5m, chiều cao 7-8m, Kết quả
phân tích, cho thấy giống mai vàng này có cùng các đặc điểm với mai vàng miền
Nam. (ðặng Văn ðông, 2008)
Theo các sư thầy tại Yên Tử, cây mai vàng Yên Tử đã có từ rất lâu và nó đã
gắn liền với nghiệp tu hành của họ. Cây mai vàng là cây vừa có giá trị lịch sử vừa
có giá trị kinh tế lớn. Họ rất mong muốn có một cơ quan nào đó đứng ra nghiên cứu
để bảo tồn và phát triển cây mai vàng Yên Tử. ðó cũng sẽ là điểm nhấn để du

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


khách khắp nơi về Yên Tử thăm quan và lễ phật. ðặc biệt, vào dịp lễ hội Yên Tử (từ
cuối tháng Chạp đến hết tháng 3 Âm lịch) mà sắc vàng của hoa mai rực rỡ khắp nơi
sẽ làm cho vùng núi Yên Tử trở nên bình yên và thiêng liêng hơn.
Theo những nghiên cứu gần đây của nhóm các chuyên gia viện Nghiên cứu
Rau Quả thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai vàng miền Nam đều thuộc cùng một
loài (tên khoa học là Ochna integerrima).(ðặng Văn ðông,2008)
Qua quá trình điều tra từ ngày 03/ 01/ 2008 đến 10/ 01/ 2008 và từ ngày
28/02/2008 đến 07/03/2008 nhóm nghiên cứu viện Nghiên cứu Rau Quả nhận thấy
cây mai vàng Yên tử không chỉ phân bố hẹp ở trong khu vực Yên tử mà còn có rất
nhiều ở Bình Khê và gần Thị xã Uông Bí.
Bảng 2.2 Kết quả điều tra phân bố Mai vàng Yên Tử
( Nguồn:ðặng Văn ðông,2008)

ðường kính thân (cm)(- chưa xác
STT

1

Khu vực

định, x đã xác định được)

Cây/ha
< 10

10-20

20-30

30-40

> 40

- Chùa ðồng

- Chùa Một Mái

<100

x

-


X

-

-

Yên Tử (xã

- Chùa Bảo Sái

<100

x

-

X

-

-

Thượng Yên

- Chùa Vân Tiêu

<100

-


X

X

-

-

Công, Uông

- Thác Vàng

>100

x

X

X

x

x

- Thác Bạc

>100

x


X

X

x

x

- Làng Tây

- Dốc Ranh

<100

-

X

X

-

-

Sơn (xã Bình

- Khe Chè

>100


X

X

X

x

x

Khê, ðông

- Chùa Hồ

<100

-

X

X

x

-

Triều, Quảng

- Trại Lốc


<100

X

-

X

-

-

Ninh)

- Chùa Ba Bậc

<100

-

X

X

-

-

- Dốc Hẩy


>100

X

-

X

x

x

Bí, Quảng
Ninh)

2

ðiểm phân bố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Bảng 2.2 cho thấy, cây mai vàng Yên Tử phân bố tại 11 điểm của 2 khu vực
khác nhau. Số lượng cây của mỗi điểm phân bố cũng khác nhau. Tại các điểm thác
Vàng, thác Bạc (Yên Tử) và khe Chè, dốc Hẩy (Tây Sơn) có số lượng trên 100
cây/ha, những điểm còn lại có số lượng ít hơn 100 cây/ha.
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây mai liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
Ở Trung Quốc, các nhà làm vườn nhân giống mai vàng bằng chủ yếu 3

phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép cành, Trong đó, phương pháp ghép
cành được áp dụng rộng dãi hơn, Gốc ghép thường là gốc đào và gốc mai dại. Cây
ghép từ lúc trồng đến lúc ra hoa kéo dài ít nhất 2 năm. Cây mai vàng có thể được
trồng ngoài đất hay trồng trong chậu. Nếu trồng trong chậu thì dùng giá thể có trộn
xỉ than là tốt nhất. Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, cây mai vàng có
0

thời gian rụng lá vào mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18-30 C, thích
0

hợp lúc phân hoá mầm hoa từ 12-18 C. ðiều này rất phù hợp với khí hậu miền Nam
Việt Nam nên có triển vọng phát triển tốt. (Hà Sinh Căn, Miếu Thường Hổ, 2000)
Ở Việt Nam từ năm 2007, các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau
quả đã tiến hành nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển mai vàng Yên Tử. Kết quả
điều tra cho thấy mai vàng Yên Tử được phân bố chủ yếu ở chùa Yên Tử (thị xã
Uông Bí) và xã Tây Sơn (huyện ðông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cho thấy rằng phương pháp nhân giống
bằng ghép cành mai vàng Yên Tử lên gốc ghép mai vàng miền Nam cho tỷ lệ ghép
thành công cao.
Với sự tham gia của các chuyên gia thực vật của Học viện nông nghiệp Việt
Nam, cán bộ điều tra của Viện nghiên cứu Rau Quả và cán bộ kiểm lâm địa phương,
sau gần 3 năm, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc nhân giống bằng phương
pháp ghép mắt mai vàng Yên Tử vào gốc mai vàng Nam bộ và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật để cây mai này nở hoa vào đúng dịp Tết. Phương pháp nhân giống
trên sẽ cho ra đời những cây mai vàng sinh trưởng khỏe, nhanh ra hoa và hoa có
mùi thơm. Các nhà khoa học đã tiến hành ghép các cành bánh tẻ được lấy từ các cây
mai Yên Tử đầu dòng với các gốc mai vàng miền Nam. Kết quả cho tỷ lệ bật mầm


sau 3 tháng đạt trên 95%, tỷ lệ cây ghép sống đạt 85%.

Cũng theo ðặng Văn ðông,(2008) các kêt quả thí nghiệm nhân giống cây
mai vàng Yên Tử: Nhân giống bằng phương pháp ghép cây mai vàng trên gốc mai
vàng miền Nam, ghép cây mai vàng trên gốc đào và phương pháp giâm cành. Nhiều
phương pháp được thực hiện nhưng kết quả cho thấy biện pháp nhân giống mai
vàng Yên Tử cho kết quả tốt nhất là ghép cây mai vàng Yên Tử trên gốc mai vàng
miền Nam. Phương pháp nhân giống này sẽ cho ra những cây mai vàng sinh trưởng
khỏe, nhanh ra hoa và hoa có mùi thơm.
Về kỹ thuật điều khiển nở hoa cho cây mai vàng:
ðể cây mai vàng nở vào đúng dịp Tết Nguyên ðán, người trồng Mai cần làm
rất nhiều việc vào những ngày đầu của tháng Chạp. Người trồng mai phải quan sát
kỹ nụ hoa, xem nụ hoa lớn hay nhỏ để định kỳ tuốt lá chính xác. Sự tuốt lá sớm hay
muộn cũng phụ thuộc vào từng giống Mai. Với mai vàng 5 cánh, nếu nụ hoa nhú
nhỏ bằng hạt gạo nên tuốt lá sớm vào ngày 12-13 tháng Chạp, nếu nụ lớn bằng hạt
đậu xanh thì trẩy lá vào rằm tháng Chạp, nếu nụ khá to và có khả năng bung vỏ lụa
thì trẩy lá vào ngày 20 tháng Chạp. Với mai có nhiều hơn 5 cánh và có nhiều tầng
như Mai Giảo, Mai Huỳnh Tỷ, … phải tuốt lá rất sớm, từ ngày mùng 8 tháng Chạp
trở đi. Cẩn thận hơn thì vào những ngày đầu tháng Chạp, tuốt các lá nằm khuất bên
trong tán lá rậm rạp để giúp các nụ hoa bên trong nhận được nhiều ánh sáng hơn.
Quá trình nở hoa diễn ra từ khi nụ hoa mới nhú bằng hạt đậu xanh. Khi nụ hoa bằng
hạt đậu phộng thì gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bọc bên ngoài, mất khoảng thời gian
từ 6-7 ngày. Một ngày sau đó lớp vỏ lụa tự bung ra, lộ ra bên trong có 1 chùm hoa
có 3-4 nụ có kích cỡ không đều nhau. Mỗi nụ nhỏ đó sẽ nở thành 1 bông hoa. Nụ
lớn nở trước, nụ nhỏ nở sau, cách nhau vài ba ngày, Từ khi bung vỏ lụa đến ngày
chùm hoa bên trong bắt đầu nở mất khoảng 1 tuần. Vì vậy, vào ngày 23 tháng Chạp
(ngày cúng ông Táo) mà cây Mai vàng có nhiều nụ bung vỏ lụa thì sẽ nở vào đúng
dịp Tết. (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2005).
Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng cây mai mà có những cách trồng mai
khác nhau, có cách đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao (trồng theo cách ghép cành,



uốn để có cây mai cảnh cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai) hay chỉ
trồng giản dị trong đất để mai sống và ra hoa. Cây mai có thể nhân giống bằng
phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt, thường mất từ 5 – 6 năm mới có thể sử dụng)
hay phương pháp vô tính (chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành, có thể sử dụng sau
2 – 3 năm).
Tuy nhiên, việc trẩy lá để hoa nở vào đúng dịp Tết còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết khí hậu. Vì vậy, cần phải dự đoán trước được sự biến đổi của thời
tiết. Việc này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người trồng mai lâu năm.
Nếu nửa tháng cuối năm Âm lịch có nắng tốt, khí trời ấm áp, tạo điều kiện tốt cho
hoa mai nở sớm thì việc tuốt lá mai muộn vài ngày so với dự tính. Ngược lại, nếu
thời tiết nửa tháng cuối năm Âm lịch có mưa to hay thời tiết trở lạnh, hoa mai sẽ nở
muộn, vì vậy cần tuốt lá mai sớm hơn dự định vài ngày. Trong trường hợp việc dự
đoán thời tiết khí hậu bị sai, trời mưa nắng thất thường thì cần có các biện pháp “vớt
vát”. Nếu chỉ còn 3-4 ngày nữa là đến Mồng một Tết mà vỏ lụa hoa cái mới chịu
bung thì nên tưới NPK lên gốc cây ngày 2 lần để kích thích các chùm hoa nhỏ tăng
trưởng nhanh, kịp nở hoa vào dịp Tết. Phân NPK pha theo tỷ lệ: 1 muỗng canh phân
NPK với 10 lít nước đủ tưới cho 4-5 cây mai. Ngoài ra, có thể tưới thêm nước nhiều
lần trong ngày lên cây mai và xịt thuốc rầy lên khắp thân lá sẽ kích thích hoa nở
nhanh. Trong trường hợp hoa mai vàng có xu hướng nở sớm do có nắng to và mưa
rào, cần phải hãm sự phát triển nhanh của hoa mai. Lúc này cần ngưng việc tưới
nước hoặc tưới nước ít vào buổi trưa. Sau các trận mưa rào cần đưa ngay ra nắng để
phơi nắng. (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2005).
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về điều khiển nở hoa cho cây mai
vàng Yên Tử. Song theo kinh nghiệm của những người chơi mai và một số người
dân ở Thị Xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh: Muốn cho cây mai vàng nở hoa thì cần tạo
sự khô hạn cho cây, tuốt lá… Tuy nhiên để cây mai nở đúng vào dịp tết hay thời
điểm mong muốn thì cần sốc khô khi nào, vặt lá bao giờ, dung chất điều khiển sinh
trưởng như thế nào… vẫn còn là các câu hỏi chưa có câu trả lời.



×