Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

VŨ THỊ ĐÀO

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
TRÊN KÊNH VTV3

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

VŨ THỊ ĐÀO

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
TRÊN KÊNH VTV3

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sĩ Báo chí, đề tài "Vấn đề giáo dục lối
sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3" đƣợc thực hiện
một cách nghiêm túc, khoa học và là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc
công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Đào


LỜI CẢM ƠN

Với sự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ
tận tình từ giảng viên hƣớng dẫn, các anh chị lãnh đạo, đồng nghiệp trong cơ
quan, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình với đề tài "Vấn đề giáo dục
lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3".
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Nguyễn Trí Nhiệm,
Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Cám ơn thầy
vì đã hƣớng dẫn và tạo điều kiện hết mức để tôi có thể hoàn thành Luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ban Sản xuất các
chƣơng trình Giải trí, lãnh đạo Phòng Trò chơi và Gặp gỡ Truyền hình 1 - nơi tôi
đang công tác, cùng toàn thể các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ
tôi trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 12/2017
Học viên


Vũ Thị Đào


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

BTV

Biên tập viên

BGK

Ban giám khảo

ĐH KHXH & NV

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đài THVN

Đài Truyền hình Việt Nam


GS

Giáo sƣ

HLV

Huấn luyện viên

TS

Tiến sĩ

TTĐC

Truyền thông đại chúng


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. So sánh những đặc điểm của truyền hình thực tế và một số thể loại
chƣơng trình truyền hình khác. ............................................................................ 25
Bảng 2.1.Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ mua bản quyền chƣơng trình ........ 51
Bảng 2.2. Danh sách các cặp bố con chƣơng trình "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" mùa 3 ... 52
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức công việc ở Đài truyền hình Việt Nam ................. 105
Sơ đồ 3.2. Các cấp duyệt chƣơng trình truyền hình thực tế ............................... 105


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................... 2
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG TRONG

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ .......................... 14
1.1 Một số khái niệm ........................................................................................ 14
1.2. Đặc điểm và quy trình tổ chức sản xuất của chƣơng trình truyền hình
thực tế ................................................................................................... 24
1.3. Vai trò của truyền hình thực tế trong việc giáo dục lối sống .................... 33
1.4. Nội dung và hình thức giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình
thực tế ............................................................................................................... 35
1.5. Yêu cầu đối với chƣơng trình truyền hình thực tế trong việc giáo dục lối
sống .................................................................................................................. 39
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG
TRONGCHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN
KÊNH VTV3 ............................................................................. 43
2.1. Giới thiệu các chƣơng trình truyền hình thực tế khảo sát trên kênh VTV3 ...... 43
2.2. Khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền
hình thực tế trên kênh VTV3 ........................................................................... 52
2.3. Thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế. ..................... 76
Chƣơng 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
GIÁO DỤC LỐI SỐNG TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ ..................................................................................... 87
3.1. Những vấn đề đặt ra .................................................................................. 87
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền
hình thực tế trên kênh VTV3 ......................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 115
PHỤ LỤC ............................................................................... 122

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền hình là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng ra đời và phát
triển g n liền với các phát minh khoa học và các sự kiện chính trị – xã hội. B t
đầu xuất hiện từ khoảng giữa thế k XX, truyền hình không ngừng phát triển, đặc
biệt trong những năm gần đây. Với thế mạnh về hình ảnh, tính chân thực của
thông tin và khả năng nhanh nhạy, cập nhật không ngừng, từ khi xuất hiện đến
nay, truyền hình luôn là một loại hình báo chí hấp dẫn, đã và đang mở ra một thế
giới sôi động đầy màu s c, đáp ứng nhu cầu của khán giả, kể cả những ngƣời khó
tính nhất.
Thực tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây, truyền hình đã và đang đổi mới
một cách mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình thức và cách thức thực hiện chƣơng
trình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khán giả. Một kiểu chƣơng trình mới đã
xuất hiện và phát triển ở Việt Nam, thổi một luồng gió mới vào sự phát triển của
truyền hình nƣớc nhà, ngay lập tức tạo nên hiệu ứng công chúng rộng kh p. Đó
chính là chƣơng trình truyền hình thực tế (Reality Television).
Có thể nói, truyền hình thực tế là một xu hƣớng phát triển tất yếu của
truyền hình hiện đại. Đây là kiểu làm truyền hình ngƣời thật, việc thật với nội
dung ít phụ thuộc vào các kịch bản viết s n, sự s p đặt và diễn xuất đƣợc hạn chế
tối đa. Cùng với đó, cảm tƣởng, tâm sự của những ngƣời tham gia chƣơng trình
đƣợc kh c họa, làm nổi bật. Sự đặc biệt của các chƣơng trình truyền hình thực tế
là tính chân thật của sự việc. Con ngƣời thật - Cảm xúc thật - Ấn tƣợng thật. Điều
đó thu hút sự theo dõi của công chúng. Nguồn lợi mà những chƣơng trình truyền
hình thực tế mang lại cho các đài truyền hình và các đơn vị sản xuất còn không
hề nhỏ. Và cũng chính "lối sống, cách hành xử, suy nghĩ" của thí sinh, ngƣời trải
nghiệm, nhân vật thật đó sẽ tác động trực tiếp tới ngƣời xem và vô hình chung,
nó có khả năng tạo ra "trào lƣu" trong cuộc sống thật, đặc biệt là với nhóm công
chúng trẻ - những ngƣời sở hữu tƣ duy mới mẻ, khả năng học hỏi và b t kịp xu

2



hƣớng nhanh nhất trong các nhóm công chúng truyền hình. Điều đó có nghĩa là,
nếu các chƣơng trình truyền hình thực tế chỉ tập trung vào yếu tố giải trí, "câu
kéo" khán giả bằng các thủ thuật, các "scandal" thì vô hình chung, nó lại tạo ra
những tác động xấu tới công chúng. Cũng nhƣ tất cả các thể loại chƣơng trình
khác vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng,
gồm: chức năng tƣ tƣởng, chức năng văn hóa, chức năng giáo dục... Phải kh ng
định, bên cạnh những chƣơng trình truyền hình thực tế tốt với nội dung mang
tính giải trí và ý nghĩa giáo dục cao, ngày càng xuất hiện nhiều chƣơng trình chạy
theo lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm xã hội, trách nhiệm "giáo dục" của mình.
VTV3 là một kênh truyền hình nằm trong hệ thống các kênh phát sóng của
Đài Truyền hình Việt Nam, trực thuộc Ban sản xuất các chƣơng trình Giải trí
(trƣớc là Ban Thể thao - Giải trí & Thông tin kinh tế) - một cái tên đã quá quen
thuộc đối với công chúng cả nƣớc. Với phạm vi phủ sóng toàn quốc và thời gian
phát sóng 24h/ngày, VTV3 đƣợc xem là một trong những kênh truyền hình hàng
đầu về văn hóa, giải trí ở nƣớc ta. Đa dạng về các thể loại chƣơng trình, cách thể
hiện sinh động, hấp dẫn; dễ hiểu khi số lƣợng công chúng của kênh truyền hình
này là hết sức đông đảo. Trƣớc áp lực cạnh tranh chung của các loại hình báo chí
trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng có nhiều biến đổi và b t kịp xu hƣớng
chung của báo chí thế giới, VTV3 đã nhanh chóng thay đổi bản thân để nâng cao
sức hấp dẫn đối với công chúng truyền hình. Các chƣơng trình truyền hình thực
tế đƣợc đƣa vào sản xuất, phát sóng trên VTV3 ngày một nhiều hơn và ngay lập
tức tạo ra những tiếng vang lớn, kh ng định vị thế và cái tên của mình trong lòng
công chúng.
Hàng loạt các chƣơng trình truyền hình thực tế nhƣ: Thần tƣợng âm nhạc
Việt Nam (Vietnam Idol),Giọng hát Việt (The Voice), Tìm kiếm tài năng Việt Nam
(Việt Nam's Got talent), Ngƣời mẫu Việt Nam (Việt Nam‟s next top model), Cặp
đôi hoàn hảo, Bƣớc nhảy hoàn vũ, Bố ơi mình đi đâu thế?, Gƣơng mặt thƣơng
hiệu (The Face), Vua đầu bếp (Master Chef), Điều ƣớc thứ 7...đã trở thành cái


3


tên quen thuộc với khán giả của kênh VTV3 nói riêng và Đài Truyền hình Việt
Nam nói chung trong gần nhƣ toàn bộ khung vào giờ vàng trên kênh sóng này
(bao gồm những chƣơng trình mua bản quyền và cả những chƣơng trình mang ý
tƣởng thực tế). Những hiệu quả của truyền hình thực tế trên kênh VTV3 là khó
có thể bàn cãi. Tuy vậy, thật khó để tránh đƣợc những hạn chế đáng tiếc. Sự lấn
át một cách ồ ạt của truyền hình thực tế đã khiến cho chất lƣợng nhiều trong số
các chƣơng trình này bị xem nhẹ. Vấn đề dàn dựng; vấn đề chạy theo lợi nhuận,
tạo sự cố gây chú ý... trong các chƣơng trình truyền hình thực tế xảy ra ở một vài
chƣơng trình trên VTV3 đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của kênh
sóng này.
Phải kh ng định, nhận đƣợc phản hồi của công chúng càng nhiều, chứng
tỏ sự tin yêu của khán giả dành cho các chƣơng trình trên VTV3 càng lớn. Chính
vì thế, ngoài chức năng giải trí, các chƣơng trình trên kênh VTV3 còn phải tăng
cƣờng và chặt chẽ thực hiện chức năng giáo dục, đặc biệt là giáo dục lối sống của
mình.Bởi lẽ, mỗi chƣơng trình phát ra trên kênh sóng của VTV3 có ảnh hƣởng
tới khán giả trên phạm vi rộng kh p và tới nhiều nhóm công chúng khác nhau.
Trong đó, đáng lƣu ý là nhóm khán giả trẻ - công chúng tiềm năng của kênh sóng
này. Vì thế cho nên, nếu nhƣ tập trung quá mức vào giải trí mà thiếu đi chức
năng giáo dục lối sống, cách hành xử trong một vài chƣơng trình truyền hình
thực tế,đã, đang và sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển cũng nhƣ định hình
lối sống của giới trẻ hôm nay.
Vì những lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài“Vấn đề giáo dục lối sống
trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3”. Truyền hình thực tế
là một đề tài không quá mới mẻ, tuy nhiên, để đi sâu vào vấn đề giáo dục lối
sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế thì quả là một vấn đề rất cần thiết ở
thời điểm hiện tại và tạo tiền đề phát triển trong tƣơng lai. Thực tế, với sự phát
triển quá nhanh của loại hình này cùng sức hút công chúng lớn, vấn đề tăng

cƣờng thực hiện chức năng giáo dục mà cụ thể là giáo dục lối sống trong các

4


chƣơng trình truyền hình thực tế ngày càng trở nên cấp thiết hơn với cả ngƣời sản
xuất và các cơ quan báo chí truyền hình. Với đề tài này, tác giả có điều kiện thể
hiện quan điểm của mình, phát hiện những vấn đề tồn tại, từ đó đóng góp ý kiến
nhằm nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình thực tế ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài “Vấn đề giáo dục lối sống trong các chương trình
truyền hình thực tế ở Việt Nam” có một số công trình nghiên cứu đã đề cập:
Báo ch truyền hình là môn học cơ sở trong chƣơng trình đào tạo về lý
luận và nghiệp vụ báo chí. Đây là một lĩnh vực đã đƣợc các tác giả nghiên cứu
nhiều.
Cuốn giáo trình "Báo ch Truyền hình" của PGS.TS. Dƣơng Xuân Sơn đã
trình bày khá chi tiết các vấn đề của báo chí truyền hình nhƣ: lịch sử ra đời phát
triển của truyền hình; khái niệm, đặc trƣng; nguyên lý của truyền hình...
"Xu hƣớng phát triển của ngành truyền hình Việt Nam" của tác giả Bùi
Chí Trung (2004), Chuyên san Hội thảo khoa học Khoa Báo chí MGU hƣớng tới
k niệm 250 năm thành lập Đại học Tổng hợp Quốc gia Mat-xco-va.
Bài viết cũng đã đƣa ra những dƣ đoán về những yếu tố hình thành xu
hƣớng phát triển của ngành truyền hình Việt Nam, và ngay từ thời điểm đó đã
manh nha những yếu tố có trong một chƣơng trình truyền hình thực tế.
Cuốn "Sản xu t chƣơng trình truyền hình" của tác giả - TS Trần Bảo
Khánh (2002), NXB Văn hóa thông tin.
Nội dung cuốn sách đã bƣớc đầu đề cập đến nhiều vấn đề của báo chí
truyền hình. Tác giả cũng bƣớc đầu nhận diện đặc điểm chính của các chƣơng
trình truyền hình hiện đại đƣợc coi là thế mạnh nhƣ: tính trực tiếp, bất ngờ và khả
năng lôi cuốn khán giả cùng tham gia... Đó là các chƣơng trình mà ngƣời xem

đƣợc thấy rõ con ngƣời thật, tình huống thật, và sự kết hợp khéo léo giữa tình

5


hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết, ứng xử của ngƣời dẫn chƣơng
trình

.
“Đặc điểm công chúng truyền hình giai đoạn hiện nay” – Luận án Tiến sĩ

của Trần Bảo Khánh (2007), Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Công trình này
đã nghiên cứu về sự phát triển của truyền hình và nhu cầu thƣởng thức chƣơng
trình nghe nhìn của công chúng truyền hình. Qua đó, công trình lý giải vì sao các
công ty truyền thông lại thành công trong lĩnh vực sản xuất chƣơng trình truyền
hình ở nhóm chƣơng trình truyền hình Giải trí – Văn hóa nghệ thuật.
“Xã hội hóa các chƣơng trình truyền hình của ĐTH Việt Nam - khảo sát
kênh VTV1 – VTV3 từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008” – Luận văn Thạc sĩ của
Lê Thị Thu Hoàn (2010), Học viện Báo chí – Tuyên truyền.
Công trình này đã tập trung nghiên cứu về thực trạng các chƣơng trình
truyền hình đang đƣợc xã hội hóa (XHH) trên kênh sóng VTV1 – VTV3 của Đài
Truyền hình Việt Nam, qua đó cho thấy những ƣu điểm và hạn chế của hoạt động
XHH các chƣơng trình truyền hình.
Luận văn "Xu hƣớng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt
Nam" của Lê Mai Hƣơng Trà (2011), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí
học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong luận văn, tác giả đã phân tích những yếu tố thu hút giới trẻ đúng với
hƣớng đi của VTV6. Đồng thời, xác định xu hƣớng truyền hình dành cho giới trẻ
cũng sẽ là những chƣơng trình truyền hình thực tế mang tính trải nghiệm và có
yếu tố giải trí.

Luận án“Xu hƣớng phát triển của truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ kinh
tế truyền thông” – Luận án Tiến sĩ của Bùi Chí Trung (2011), ĐH KHXH & NV.
"Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam" - Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Hằng (2012), Trƣờng Đại học KHXH&NV.

6


Luận văn này đã nghiên cứu một số chƣơng trình truyền hình thực tế nhƣ:
S-Việt Nam, Con đã lớn khôn, Ngƣời mẫu Việt Nam (Vietnam'sNextop Model);
đƣa ra những khái niệm chung nhất của truyền hình thực tế ở Việt Nam; chỉ rõ
thực trạng, cách thức tổ chức các chƣơng trình truyền hình thực tế, những điểm
mạnh cũng nhƣ hạn chế của các chƣơng trình mà tác giả khảo sát. Qua đó, nhìn
nhận xu hƣớng phát triển của thể loại chƣơng trình truyền hình này hòa trong sự
vận động không ngừng của truyền hình Việt Nam.
Luận văn "Truyền hình thực tế ở Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa" của
Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2013), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
Luận văn đã khảo sát một số chƣơng trình truyền hình thực tế phát sóng
trên VTV3 nhƣ: Giọng hát Việt (The Voice), Ngƣời mẫu Việt Nam (Vietnam's
Nextop Model), Thần tƣợng Việt Nam (Vietnam's Idol), Tìm kiếm tài năng Việt
Nam (Vietnam Got Talent), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us) từ tháng
1/2012 - 12/2012. Qua đó thể hiện góc nhìn văn hóa từ các chƣơng trình truyền
hình thực tế đang tạo ra sức hút.
Luận văn "Thực trạng sản xu t chƣơng trình truyền hình thực tế tại VTV6
- Đài truyền hình Việt Nam" của tác giả Hoàng Quốc Lê (2013), Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Luận văn đã nêu quy trình sản xuất của chƣơng trình truyền hình thực tế,
khảo sát chƣơng trình Sống khác, Sinh ra từ làng, Rec-Phiêu lƣu ký từ tháng
6/2012 - 6/2013. Thông qua đó đƣa ra thực trạng, thành công, hạn chế và những

giải pháp trong việc sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế tại VTV6.
Luận văn "Quá trình Việt hóa các chƣơng trình truyền hình thực tế mua
bản quyền nƣớc ngoài" của tác giả Đỗ Viết Hùng (2014), Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành báo chí học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc
gia Hà Nội.

7


Luận văn đã nêu đƣợc thực trạng hầu hết các chƣơng trình truyền hình
thực tế đều đƣợc xây dựng theo format bản quyền nƣớc ngoài. Hơn thế nữa, cũng
so sánh đƣợc bản gốc và bản Việt để thấy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của
các chƣơng trình truyền hình thực tế đƣợc Việt hóa.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trong nƣớc về truyền hình thực tế
nhƣ đã nêu, trên thế giới có một số đề tài, tài liệu nghiên cứu của các nhà báo,
các Đài truyền hình, các công ty truyền thông về vấn đề này. Ví dụ nhƣ:
Audiences and Popular Factual Television của tác giả Annette Hill, cuốn
Understanding Reality TV của tác giả Deboral Jermyn và Su Holmes, cuốn
Reality TV của tác giả Mark Andrejeric, cuốn Reality TV: Reamarking Television
Culture của Susan Murray, cuốn The Sociological &Psychological Impact of
Reality - Based Television on the American Culture (Tác động xã hội học và tâm
lý học của truyền hình thực tế trong văn hóa Mỹ) của tác giả Tiffany J.Ruocco,
cuốn Reality TV and InterpersonalRelationship Perceptionscủa tác giả Kristin
L.Cherry...
Trên các báo, các trang mạng điện tử cũng có nhiều bài viết bàn về các
vấn đề liên quan tới truyền hình thực tế nhƣ: Truyền hình thực tế cần phải phù
hợp với công chúng Việt Nam [73]; Truyền hình thực tế: Thừa chƣơng trình,
thiếu tài năng [78]; Truyền hình thực tế Việt 2014: càng nhiều, càng nhạt [59];
Truyền hình thực tế - có thật thực tế?[76]; Truyền hình thực tế ở Việt Nam đã hết
thời? [74]; Truyền hình thực tế: nghịch lý ch t và lƣợng [79];Thực tế, tử tế và

tinh tế [60]; Truyền hình thực tế nh : vì trẻ con hay vì kiếm tiền? [77];“PGS-TS
Nguy n Thị Minh Thái: Khán giả đã cảnh giác hơn với

nƣớc m t" [64]...

So với hơn 60 năm phát triển của truyền hình thực tế trên thế giới, truyền
hình thực tế ở Việt Nam còn khá mới mẻ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nói về
vấn đề giáo dục lối sống lại càng chƣa có nhiều sách và các công trình khoa học
nghiên cứu trực tiếp về đề tài này. Đây chính là một khó khăn lớn của tác giả khi
tiếp cận và triển khai đề tài "V n đề giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền

8


hình thực tế trên kênh VTV3”. Bởi đối chiếu các vấn đề lý luận của truyền hình
với sự phát triển của truyền hình thực tế là một khoảng cách lớn. Truyền hình
thực tế có nhiều đặc điểm mà lý luận truyền hình chƣa đề cập đến hoặc có đề cập
nhƣng chƣa thực sự sâu s c. Nét mới của luận văn "V n đề giáo dục lối sống
trong chƣơng trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3” là chỉ ra đƣợc tầm quan
trọng của vấn đề giáo dục qua các chƣơng trình truyền hình thực tế, đặc biệt là
giáo dục về lối sống con ngƣời. Hiện trạng chạy theo lợi nhuận, đề cao giải trí,
xem nhẹ tính giáo dục, tính nhân văn của một số chƣơng trình truyền hình thực tế
ở Việt Nam hiện nay khiến cho vấn đề đó càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, luận văn cũng kh ng những thế mạnh của truyền hình thực tế so
với các chƣơng trình truyền hình truyền thống; xu hƣớng phát triển của các
chƣơng trình truyền hình thực tế ở Việt Nam và cách thức sản xuất nhằm nâng
cao chất lƣợng, đảm bảo cân đối tính giáo dục và giải trí, nhằm phát triển các
chƣơng trình truyền hình thực tế một cách hiệu quả, bền vững, thực hiện tốt
nhiệm vụ báo chí của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề giáo dục lối sống trong
chƣơng trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam từ
tháng 1/2016 - 9/2017, luận văn đã đƣa ra các giải pháp, cách thức sản xuất nhằm
nâng cao chất lƣợng, đảm bảo cân đối chức năng giáo dục lối sống và thông tin
giải trí, nhằm phát triển các chƣơng trình truyền hình thực tế một cách hiệu quả,
bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn:
-

Nghiên cứu tài liệu, xây dựng khung lý thuyết về truyền hình,

9


truyền hình thực tế và giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế;
đặc điểm, vai trò của giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế
trong bối cảnh hôm nay.
-

Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề giáo dục

lối sống của các chƣơng trình truyền hình thực tế trên VTV3.
-

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục lối sốngtrong các

chƣơng trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3.
4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo dục lối sống trong
chƣơng trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
4.2. Đối tượng khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát trên 3 chƣơng trình truyền hình thực tế trên
kênh VTV3. Cụ thể:
 Chƣơng trình Giọng hát Việt: là chƣơng trình truyền hình thực tế
xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2012. Phiên bản gốc của nó là chƣơng trình The
Voice - một chƣơng trình tìm kiếm tài năng ca hát. Năm 2011, Đài truyền
hình NBC của Mỹ lần đầu tiên đƣa chƣơng trình này vào sản xuất. Mùa thi đầu
tiên đã đƣợc các đài truyền hình nổi tiếng của 47 quốc gia trên thế giới phát sóng:
Canada, Pháp, Mexico, Argentina, New Zealand, Australia, Singapore, Đan
Mạch... The Voice đã trở thành một trong hai chƣơng trình uy tín, thu hút nhiều
ngƣời xem với lƣợng xếp hạng số 1 thế giới. Năm 2012, chƣơng trình này đƣợc
Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Cát Tiên Sa phối hợp sản xuất.
 Chƣơng trình Gƣơng mặt Thƣơng hiệu: là phiên bản Việt Nam của
cuộc thi truyền hình thực tế về nghề ngƣời mẫu quảng cáo có tên gọi The Face
tại Mỹ. Chƣơng trình do siêu mẫu Naomi Camell sáng lập. Nó đã tạo ra một sức
hút vô cùng lớn tại các quốc gia nhƣ Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan...

10


Ở Việt Nam, chƣơng trình Gƣơng mặt thƣơng hiệu lần đầu tiên đƣợc thực
hiện bởi Đài truyền hình Việt Nam phối hợp cùng công ty Cát Tiên Sa và chính
thức phát sóng vào ngày 18/6/2016 trên kênh VTV3. Chƣơng trình đã tạo nên
một làn sóng mạnh mẽ đối với công chúng Việt Nam và rất nhiều những phản
hồi trái chiều. Tƣơng tự với phiên bản gốc, cuộc thi đƣợc tổ chức nhằm tìm kiếm
một ngƣời mẫu xứng đáng trở thành dƣơng mặt đại diện, đại sứ cho các nhãn
hàng, thƣơng hiệu.

 Chƣơng trình Bố ơi! Mình đi đâu thế? là một chƣơng trình truyền
hình thực tế ghi lại quá trình các ông bố nổi tiếng cùng con mình trải nghiệm
cuộc sống độc lập mà không có sự chăm sóc của các bà mẹ. Qua những tình
huống xảy ra và cách xử lý, ứng xử của các ông bố và các em nhỏ, chƣơng trình
có tác động trực tiếp tới việc giáo dục nhân cách trẻ em trong việc ứng xử với
phụ huynh, với bạn bè và cũng đề cao tầm quan trọng của vai trò giáo dục con
cái của cả bố và mẹ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam hiện có rất nhiều chƣơng
trình truyền hình thực tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu
nghiên cứu vấn đề giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế đối
với các khán giả là giới trẻ. Chính vì thế, tác giả tập trung khảo sát 3 chƣơng
trình truyền hình thực tế phát sóng trên kênh sóng này là Giọng hát Việt, Gƣơng
mặt thƣơng hiệu và Bố ơi! Mình đi đâu thế?
Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2016 - 9/2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về vấn đề giáo dục, giáo dục lối sống.

11


Nhóm kiến thức lý luận về lý thuyết truyền thông; báo chí, báo chí truyền
hình; tâm lý học giáo dục, tâm lý học báo chí, xã hội học báo chí, phƣơng pháp
nghiên cứu xã hội học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành những phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo tƣ liệu, tài liệu và xây dựng
khung lý thuyết của vấn đề giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế.

Phƣơng pháp khảo sát, thống kê tác phẩm:thống kê và khảo sát số lƣợng
tác phẩm đã phát sóng, thuộc 3 chƣơng trình: Giọng hát Việt, Gƣơng mặt thƣơng
hiệu và Bố ơi! Mình đi đâu thế? Từ đó, làm cơ sở phân tích, đánh giá vấn đề giáo
dục lối sống của các chƣơng trình truyền hình thực tế ở Việt Nam.
Phƣơng pháp phân t ch nội dung: thông qua các chƣơng trình truyền hình
thực tế, các tác phẩm cụ thể, giúp tác giả đánh giá thực trạng vấn đề giáo dục lối
sống trên truyền hình thực tế. Đồng thời cũng phân tích đƣợc nguyên nhân thành
công và hạn chế của các chƣơng trình truyền hình thực tế trên VTV3 hiện nay
trong việc giáo dục lối sống. Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất, chủ đạo nhất
đƣợc sử dụng để thực hiện nghiên cứu này.
Phƣơng pháp phỏng v n sâu: Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tập
trung phỏng vấn sâu các nhà nghiên cứu giáo dục; lãnh đạo cơ quan báo chí; các
nhà báo có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các chƣơng trình truyền hình
thực tế; các giảng viên nghiên cứu báo chí... nhằm đƣa ra đánh giá về chất lƣợng
giáo dục nhân cách trong các chƣơng trình truyền hình thực tế hiện nay; đề xuất
giải pháp, định hƣớng tham khảo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần củng cố lý luận về truyền hình thực tế; tính giáo dục

12


và vai trò của giáo dục lối sống trong các chƣơng trình truyền hình thực tế,... Để
thực hiện tốt chức năng của mình, truyền hình thực tế cần phải đảm bảo những
nguyên t c, tiêu chí chung của báo chí, nhất là chức năng giáo dục lối sống trong
bối cảnh nhiều chƣơng trình truyền hình thực tế bỏ qua tiêu chí quan trọng này.
Luận văn định hƣớng các chƣơng trình thực tế tới những giá trị tốt đẹp.
Đặc biệt, trong bối cảnh môi trƣờng sống có nhiều biến đổi phức tạp hiện nay,
chƣơng trình truyền hình nói chung và truyền hình thực tế nói riêng càng cần

phải nâng cao vai trò của mình, phổ biến và gây dựng lối sống tốt đẹp cho mọi
ngƣời, nhất là giới trẻ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua khảo sát và phân tích cụ thể, nghiên cứu là tham khảo cho lãnh
đạo Đài Truyền hình Việt Nam, lãnh đạo Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí
- kênh VTV3, những ngƣời làm truyền hình thực tế, các cơ sở đào tạo, đội ngũ
nhà báo, những ngƣời quan tâm đến vấn đề này...
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục lối sống trong chƣơng trình
truyền hình thực tế.
Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề giáo dục lối sống trongchƣơng trình truyền
hình thực tếtrên kênh VTV3.
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất
lƣợnggiáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế trên kênh
VTV3.

13


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG TRONG CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Truyền hình
Thuật ngữ Truyền hình - Television có nguồn gốc từ tiếng La-tinh và
tiếng Hy Lạp. Từ Tele trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ở xa và videre của
tiếng La-tinh có nghĩa là


nhìn

hay

thấy . Ghép hai từ đó lại thành

Televidere , có nghĩa là thấy đƣợc từ xa . Tiếng Anh đọc là "Television". Nhƣ
vậy, nguồn gốc của thuật ngữ Truyền hình đƣợc hiểu là: Xem/nhìn đƣợc từ xa.
Còn định nghĩa dƣới góc độ kỹ thuật, Truyền hình là hệ thống phát và thu
hình ảnh, âm thanh bằng những thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang
và quan trọng nhất là sóng điện từ [30].
Ở Việt Nam, truyền hình đƣợc Từ điển Tiếng Việt định nghĩa "là quá trình
truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng vô tuyến điện". Trong cuốn Giáo trình Báo
chí Truyền hình của PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn, thuật ngữ "truyền hình" đƣợc
định nghĩa nhƣ sau: "Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển
tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc truyền đi xa bằng
sóng vô tuyến điện". Đây là một định nghĩa khá rõ ràng về loại (phƣơng tiện
truyền thông đại chúng), vai trò (đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng),
hình thức thể hiện (hình ảnh và âm thanh) khác biệt đối với những phƣơng tiện
truyền thông đại chúng khác (báo in, phát thanh, báo mạng...)
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng cho rằng:
"Truyền hình là một loại phƣơng tiện thông tin đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên nghĩa thuật ngữ "vô tuyến truyền hình" television b t nguồn từ hai từ là "tele" - ở xa và "vision" - nghĩa là thấy đƣợc, tức

14


là 'thấy đƣợc từ xa'" . Có thể thấy định nghĩa này cũng khá đầy đủ về loại, vai trò
và phƣơng thức truyền hình. Đồng thời còn thấy đƣợc truyền hình có khả năng
lôi cuốn đông đảo công chúng. Khả năng này của truyền hình đƣợc lý giải bằng

đặc tính của nó "thấy đƣợc từ xa".
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, truyền hình không còn chỉ nằm vỏn
vẹn trên vô tuyến điện mà nó còn đƣợc mở rộng và xuất hiện trên những chiếc
điện thoại thông minh (smartphone), máy tính hay rất nhiều thiết bị điện tử khác
mà ta gọi chung là "truyền hình trực tuyến". Chính vì thế khái niệm "truyền hình"
có một vài đổi khác.
Tựu chung lại, truyền hình là một loại hình báo ch đặc biệt, truyền tải
thông tin tới công chúng một cách tổng hợp dƣới các hình thức đa dạng nhƣ:
hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, ngôn ngữ

Truyền hình đã trở thành một trong số

các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (Mass Communication/Mass Media) rất
phổ biến hiện nay.
Chính thức xuất hiện vào thập niên 40 của thế k XX, truyền hình nhanh
chóng trở thành một hiện tƣợng của làng báo chí thế giới và phát triển với nhịp
độ hết sức nhanh chóng. Ở thập k 50 của thế k XX, truyền hình chỉ đƣợc sử
dụng nhƣ là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần, truyền hình
đã tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hƣớng dƣ
luận, truyền tải thông tin ở mọi lĩnh vực của đời sống tới mọi đối tƣợng trên
phạm vi rộng kh p. Đặc biệt, với sự ra đời của truyền hình màu vào năm 1951 đã
đánh dấu mốc quan trọng trong chặng đƣờng phát triển và bùng nổ của các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng thế giới.
Tại Việt Nam, ngày 7/9/1970, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức phát
sóng những giờ đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành Truyền hình ở Việt Nam.
Ngay lập tức, truyền hình đã tỏ rõ lợi thế cũng nhƣ tầm quan trọng của mình
trong nền báo chí nƣớc nhà. Hơn 40 năm hình thành và phát triển, từ một ĐTH
trung ƣơng chỉ phát sóng một kênh duy nhất, giờ đây, hệ thống truyền hình tại

15



Việt Nam đã có tới 67 đài phát thanh - truyền hình từ trung ƣơng đến địa phƣơng
với gần 100 kênh truyền hình đang phát sóng qua các loại hình công nghệ khác
nhau. Từ đó cho thấy ngành Truyền hình Việt Nam hôm nay đã không ngừng lớn
mạnh, đáp ứng sự tăng lên về nhu cầu thông tin trên nhiều lĩnh vực: kinh tế chính trị - văn hóa - xã hội của mọi đối tƣợng công chúng.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lƣợng mà còn gia tăng cả về
chất lƣợng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên kh p hành tinh.
Với những ƣu thế vè kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã và đang làm cho cuộc
sống nhƣ đƣợc cô đọng hơn, ý nghĩa cuộc sống lan tỏa nhiều hơn, làm giàu thêm
ý nghĩa tốt đẹp và sáng tỏ hơn về hình thức thể hiện cũng nhƣ phong phú về nội
dung sản xuất.
Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và
truyền hình cáp (CATV).
Xét dƣới góc độ thƣơng mại có truyền hình công cộng (public TV) và
truyền hình thƣơng mại (Commercial TV)
Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, ngƣời ta chia truyền hình thành
truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí...
Xét theo góc độ kỹ thuật, có truyền hình tƣơng tự (Analog TV) và truyền
hình số (Digital TV)
.....
1.1.2. Truyền hình thực tế
Theo Richard Kilborn – Trƣởng Khoa Điện ảnh và Truyền thông, Đại học
Stirling (Scotland):
"Truyền hình thực tế là sự tƣờng thuật lại dƣới ánh sáng những sự kiện
đặc biệt, cuộc sống của một cá nhân hay một nhóm ngƣời". [56]

16



Còn TS. Hugh Dancey của Đại học Newcastle lại định nghĩa:
“Truyền hình thực tế là những thƣớc phim hàng ngày về sự dũng cảm, nó
dựa trên những cảm xúc chân thật của nhân vật và những hành động mang t nh
ch t cá nhân”. [52]
Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm Reality show (tạm dịch là Truyền hình
thực tế) ngày càng trở nên phổ biến và liên tục đƣợc nh c đến. Nhƣng trên thực
tế, Reality show chỉ là một bộ phận của Reality Television (Reality TV). Reality
TV mới là tên gọi đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới để nói về truyền hình thực
tế. Reality TV bao gồm đầy đủ các thể loại chƣơng trình truyền hình thông
thƣờng nhƣ: Tài liệu (Documentary style), chƣơng trình giao lƣu tọa đàm (Talk
show), chƣơng trình trò chơi (Gameshow)

Có thể nói đây vừa là một loại

chƣơng trình truyền hình kiểu mới, vừa là một phƣơng pháp, một hình thức thể
hiện mới của các chƣơng trình truyền hình.
Có khá nhiều quan niệm khác nhau đƣợc đề cập khi bàn về Reality TV.
Ch ng hạn nhƣ quan niệm của Annette Hill là giáo sƣ đồng thời là giám đốc
trung tâm nghiên cứu của Đại học Truyền thông – Nghệ thuật – Thiết kế
Westminster (Anh Quốc):
Truyền hình thực tế bao gồm t t cả các chƣơng trình giải tr trên truyền
hình về ngƣời thật. Nhiều khi thể loại này còn đƣợc gọi là truyền hình dựa trên
sự thực tế (popural factual television). Truyền hình thực tế nằm trên ranh giới
lãnh thổ của thông tin và giải tr , tài liệu và kịch. [44, tr.2]
Một số nhà phê bình thế giới quan niệm Truyền hình thực tế có phần là
dùng thuật ngữ sai. Theo họ những chƣơng trình kiểu này chỉ thƣờng xuyên miêu
tả một cách sinh động hiện thực đƣợc biến đổi. Trong đó, những ngƣời tham gia
đƣợc đặt trong những vị trí, hoặc những tình huống khác thƣờng. Đôi khi ngƣời
chơi của những chƣơng trình này còn đƣợc hƣớng dẫn cách diễn xuất bởi những

nhà huấn luyện sau màn hình. Mỗi sự kiện trong từng cảnh đƣợc điều khiển một
cách khéo léo bởi sự biên tập và các hiệu ứng kĩ xảo chuyên nghiệp.

17


Truyền hình thực tế do đó chỉ là sự phản ánh tính đa nghĩa của truyền hình:
nó là một sản phẩm vừa có tính hƣớng nội, vừa có tính hƣớng ngoại. Các nhân
vật trong chƣơng trình sống ở hai thế giới. Họ đi vào cuộc sống của khán giả từ
một thế giới khác để rồi tham gia vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Chúng ta có thể chấp nhận sự thật ở hai thực tế khác nhau: thực tế nơi mà
chúng ta sống và thực tế trên tivi. Thực tế thứ nhất chính là những con ngƣời và
những thứ xung quanh chúng ta; và thực tế thứ hai là trong giới hạn rộng lớn của
các hoạt động văn hóa truyền thông.
Một số khác lại cho rằng, tên gọi "Truyền hình thực tế" là một cách định
danh sai cho một số loại chƣơng trình có tính s p đặt. Trong một số chƣơng trình
nhƣ: Big Brother, Survivor hay The Real World... nhà sản xuất thiết kế một
khung chƣơng trình dành riêng cho nó. Hàng ngày, họ kiểm soát những hoạt
động của các nhân vật và bối cảnh xung quanh, tạo ra một thế giới tƣởng tƣợng.
Trong đó, sự cạnh tranh sẽ diễn ra. Nhà sản xuất sẽ s p đặt những nhân vật,
những bối cảnh đó để kích thích những hành vi và mâu thuẫn đặc biệt. Mark
Burnett - nhà viết kịch bản cho Survivor và nhiều chƣơng trình truyền hình thực
tế khác cũng đồng ý với nhận định trên. Theo Mark Burnett, những chƣơng trình
đó không phải là những chƣơng trình truyền hình thực tế mà là "những vở kịch
không kịch bản".
Trong từ điển Longman, Truyền hình thực tế đƣợc định nghĩa "là chƣơng
trình ghi lại hình ảnh những ngƣời đang làm việc thực tế (v dụ: nhân viên cảnh
sát đuổi theo chiếc xe bị đánh c p) hoặc những ngƣời đã đƣợc đặt trong tình
huống khác nhau và quay phim liên tục trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài
tháng (v dụ nhƣ chƣơng trình Ngƣời gi u mặt, Cuộc đua kỳ thú..)".

Từ điển Macmilan lại định nghĩa:

18


Truyền hình thực tế là chƣơng trình truyền hình không sử dụng di n viên
chuyên nghiệp và th y các sự kiện thực tế, các tình huống liên quan đến những
ngƣời bình thƣờng"
Ở Việt Nam, hiện tại chƣa có một định nghĩa chính xác cho thuật ngữ
"truyền hình thực tế".
Trong cuốn Sản xu t chƣơng trình truyền hình, tác giả Trần Bảo Khánh đã
định nghĩa:
"Truyền hình thực tế là các chƣơng trình mà ngƣời xem th y đƣợc rõ con
ngƣời thật, tình huống thật và sự kết hợp khéo léo giữa những tình hình thực tế
đang di n ra với các cách giải quyết, ứng xử của ngƣời dẫn chƣơng trình..." [17]
Với định nghĩa này, tác giả đã nêu ra những điểm dễ nhận biết của một
chƣơng trình truyền hình thực tế theo con m t của khán giả xem truyền hình. Tuy
nhiên, quan niệm này chỉ gói gọn vào "cách giải quyết, ứng xử của ngƣời dẫn
chƣơng trình", nghĩa là những tình huống thực tế chỉ xoay quanh ngƣời dẫn
chƣơng trình, chứ chƣa xoay quanh những nhân vật tham gia vào chƣơng trình
mà cụ thể hơn là những nhân vật trải nghiệm.
Mỗi quan điểm đều xuất phát từ những góc độ nhận thức khác nhau về
truyền hình thực tế, nhƣng nhìn chung, các quan điểm trên đều thống nhất ở các
khía cạnh tình huống, lời thoại, cánh ứng xử trong chƣơng trình truyền hình thực
tế không bị đạo diễn và s p đặt trƣớc. Mặc dù chƣa đi đến sự thống nhất về cách
định nghĩa "truyền hình thực tế" ở nƣớc ta, tuy nhiên, dựa trên những phân tích
trên, có thể rút ra:
"Truyền hình thực tế là một thể loại chƣơng trình truyền hình, trong đó,
miêu tả thật những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện đã đƣợc phác họa trƣớc
nhƣng không đƣợc đạo di n trƣớc. Nhân vật ch nh có thể là b t cứ ai và họ sẽ

phải trải nghiệm những tình huống, hoàn cảnh bằng cảm xúc và hành động thật
trong suốt thời gian di n ra chƣơng trình".

19


×