Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.6 KB, 4 trang )

Giáo án sinh học 11 CB

Tiết 28 - Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TT)
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân tích được cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống.
- Phân tích hoạt động của hệ thần kinh dạng ống thông qua phân tích các phản xạ không
điều kiện và có điều kiện.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, so sánh và làm việc độc lập với sgk, làm việc
theo nhóm
3. Thái độ.
-Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- SGK, tranh 27.1 và 27.2 SHK, một số ví dụ thực tiễn.
2. Học sinh.
Nghiên cứu bài mới
B. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
I. Kiểm tra bài cũ (5’):
1. Câu hỏi.
Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm các bộ phận nào?
2. Đáp án - biểu điểm.
* Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên
trong cơ thể. ( 4đ)
* Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ, cung phản xạ bao gồm: (6đ)
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng ( Hệ
thần kinh)


+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).
II. Bài giảng:
Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức cảm ứng ở ĐV có tổ chức TK dạng lưới và
chuỗi hạch. Vậy trong quá trình tiến hoá thì HTK sẽ tiến hoá lên dạng TK có cấu tạo như thế
nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của HTK này
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
3. Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần
kinh dạng ống.
10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu HS tổ chức nghiên cứu SGK a. Cấu trúc của HTK dạng ống.
trúc hệ thần kinh dạng ống.
và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Đối tượng: Động vật có xương
GV yêu cầu HS nghiên cứu
sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim
SGK và trả lời câu hỏi :
→ Động vật có xương sống và thú.
? Hệ thần kinh dạng ống gặp ở như cá, lưỡng cư, bò sát, + Cấu tạo: HTK dạng ống gồm có
đối tượng động vật nào?
chim và thú.
hai thành phần:


? Tại sao HTK của người lại
gọi là HTK dạng ống?
GV nhận xét và kết luận :
N? Cấu trúc của HTK dạng
ống gồm những thành phần

nào?
GV nhận xét và kết luận
? Não bộ hoàn thiện gồm
những thành phần nào?
GV nhận xét và kết luận:
Động vật càng tiến hoá thì bán
cầu đại não càng lớn và càng
có nhiều nếp nhăn.
GV yêu cầu HS nghiên cứu
SGK và trả lời câu hỏi:
? Cấu trúc của HTK dạng ống
có số lượng tế bào thần kinh
như thế nào?
GV nhận xét và kết luận
20’

Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt
động thần kinh của ĐV có hệ
thần kinh dạng ống.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
và trả lời câu hỏi:
? Hoạt động của HTK dạng
ống như thế nào?
(Các phản ứng của động vật có
HTK dạng ống thực hiện theo
nguyên tắc gì?)
? Có mấy loại phản xạ?
? Thế nào là phản xạ không
điều kiện?
? Phân tích cung phản xạ tự vệ

ở người trong SGK?
? Tại sao khi kim nhọn đâm
vào ngón tay thì ngón tay co
lại ?

→ Vì trong HTK của người
các tế bào thần kinh tập trung
lại tạo thành ống TK nằm
trong xương cột sống, trong
đó đầu trước phình to tạo
thành não, phía sau gọi là tuỷ
sống.
→ Não bộ hoàn thiện gồm có
5 bộ phận: Bán cầu đại não,
não trung gian, não giữa, tiểu
não và hành tuỷ

* TKTW: Não bộ và tuỷ sống
* TK ngoại biên
* Theo xu hướng tiến hoá, các tế
bào thần kinh tập trung lại tạo thành
ống thần kinh được bao bọc trong
xương cột sống, phần trước ống
thần kinh phình to thành não, phần
sau kéo dài tạo thành tuỷ sống. Dọc
theo hai bên tuỷ sống là các đôi dây
thần kinh.
* Não bộ hoàn thiện gồm có 5 bộ
phận: Bán cầu đại não, não trung
gian, não giữa, tiểu não và hành tuỷ

HS tổ chức nghiên cứu SGK + số lượng tế bào thần kinh ngày
và thảo luận trả lời câu hỏi:
càng tăng đảm bảo cho hoạt động
→ Số lượng tế bào thần kinh thần kinh ngày càng phong phú, đa
của động vật ngày càng tăng dạng, chính xác và hoàn thiện.
đảm bảo cho hoạt động của
Tk ngày càng hoàn thiện,
phong phú, và chính xác.
b. Hoạt động của HTK dạng ống
HS tổ chức nghiên cứu SGK
và thảo luận trả lời câu hỏi:
Hoạt động của ĐV có HTK dạng
→ Phản ứng của ĐV có HTK ống chia làm hai dạng:
dạng ống thực hiện theo
nguyên tắc phản xạ.
+ Phản xạ không điều kiện: là
→ Chia làm hai loại: Phản những phản xạ mang tính bẩm sinh,
xạ có điều kiện và phản xạ đặc trưng cho loài, đơn giản và chỉ
không điều kiện.
do một số tế bào thần kinh tham gia
→ Cung phản xạ ở người ( chủ yếu là các tế bào tuỷ sống)
gồm gồm 5 bộ phận: Thụ
* Ví dụ: Cung phản xạ tự vệ ở
quan đau ở da; sợi cảm giác người
của dây thần kinh tuỷ; tuỷ
sống; sợi vận động của dây
thần kinh tuỷ; các cơ ở ngón
tay.
→ Khi kim nhọn đâm vào
ngón tay thì ngón tay co lại

vì đây là phản xạ tự vệ (có cả
ở động vật). Khi kim đâm
vào tay, thụ quan đau sẽ đưa
tin về tuỷ sống và từ đây lệnh
đi các ngón tay làm các ngón + Phản xạ có điều kiện: các phản xạ
tay co lại.
được hình thành trong quá trình
→ Đó là phản xạ không điều phát triển cá thể, phản xạ có điều
kiện, vì đây là phản xạ có kiện là phản xạ đặc trưng cho các


? Phản xạ co ngón tay là phản tính di truyền, sinh ra đã có,
xạ có điều kiện hay không có đặc trưng cho loài, rất bền
điều kiện ? Vì sao ?
vững và sinh ra đã có.
HS tổ chức nghiên cứu SGK
? Thế nào là phản xạ có điều và thảo luận trả lời câu hỏi:
kiện? Trả lời câu hỏi lệnh
trong SGK:
Giả sử bạn đang đi chơi, bất
ngờ gặp một con chó chạy → Có thể sẽ bỏ chạy, đứng
ngang trước mặt:
im, tìm gậy để đánh đuổi,
? Bạn sẽ có phản ứng như thế nhặt gạch hoặc đá để ném.
nào ?
→ Bộ phận tiếp nhận kích
? Cho biết bộ phận tiếp nhận thích là mắt, bộ phận xử kí
kích thích và xử lí thông tin, bộ thông tin và quyết định hành
phận quyết định hành động, bộ động là não bộ, bộ phận thực
phận thực hiện của phản xạ tự hiện là cơ chân, tay.

vệ khi gặp chó dại.
→ Các suy nghĩ có thể là:
? Ghi lại tất cả những suy nghĩ Làm thế nào bây giờ? Chó
diễn ra trong đầu bạn khi đó ?
dại cắn sẽ bị nhiễm vi trùng
dại? Có thể chết? Bỏ chạy
hay đồi phó, nếu chạy thì chó
sẽ đuổi theo? ...
? Đây là phản xạ có ĐK hay → Đó là phản xạ có ĐK vì
không ĐK ?
phải qua học tập, rút kinh
nghiệm mới biết chó có dấu
GV nhận xét và kết luận :
hiệu như thế nào là dại? từ đó
có cách hành động sáng suốt
và thông minh nhất

nhóm động vật bậc cao.
* Ví dụ: Khi bạn gặp chó dại trước
mặt thì phản ứng của bạn như thế
nào?

III. CỦNG CỐ ( 8’)
Câu 1: Trình bày xu hướng tiến hoá của HTK ở động vật?
GV hướng dẫn HS trả lời:
+ Tâp trung hoá: nghĩa là các tế bào thần kinh nằm rải rác trong HTK dạng lưới tập trung
lại thành HTK dạng chuỗi hạch và sau đó là HTK dạng ống.
+ Từ dạng đối xúng toả tròn sang đối xúng hai bên. Đối xứng hai bên hình thành nhờ Đv
chủ động di chuyển theo một hướng xác định ở trên cạn.
+ Hiện tượng đầu hoá: Nghĩa là các tế bào thần kinh tập trung vào phía đầu làm cho não

bộ phát triển mạnh. Vì vây, khả năng điều khiển, thống nhất hoạt động được tăng cường
Câu 2: Nêu chiều hướng tiến hoá của hình thức cảm ứng ở ĐV?
- Về cơ quan cảm ứng: Từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên
trách thu nhận và trả lời kích thích. Ở ĐV có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến TK chuỗi,
thần kinh hạch và cuối cùng là tk dạng ống
- Về cơ chế cảm ứng: Từ chổ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên
sự vận động của chất nguyên sinh (ĐV đơn bào) đến sự tiếp nhận và trả lời kích thích (ĐV đa
bào)


- Ở các ĐVcó HTK: Từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện đến
phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt đối với mọi sự thay đổi của
ĐK môi trường.
* Sự hoàn thiện các hình thức cảm ứng là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài đảm bảo
cho cơ thể thích nghi và tồn tại.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (2’)
Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
So sánh cấu tạo và hoạt động cảm ứng của các nhóm ĐV có các kiểu hệ thần kinh khác nhau
Nghiên cứu trước bài “Điện thế nghỉ”
V. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI GIẢNG DẠY.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………….................
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………….................

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………



×