Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.45 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU VĂN TUẤN

HÀ NỘI, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết

quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Nếu
sai, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp luật.
Học Viên

NGUYỄN THỊ HOA


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC

HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở TRƢỜNG HỌC ........................................ 8
1.1. Lý luận chung về dân chủ ....................................................................... 8
1.2. Một số vấn đề dân chủ cơ sở trong trường học ở nước ta hiện nay...... 19
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
CƠ SỞ TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI .......................... 27

2.1. Tổng quan về các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 27
2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở trong các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nhơn

Trạch, tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 30
Chƣơng 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP GÓP


PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ
TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI ............................................ 55
3.1. Một số quan điểm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong trường Trung
học phổ thông trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ..................... 55
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân
chủ cơ sở trong các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai ................................................................................... 59
3.3. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân
chủ cơ sở trong các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai. .................................................................................. 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH:

Ban giám hiệu

CB-GV-CNV:

Cán bộ-giáo viên-công nhân viên

CMHS:

Cha mẹ học sinh


CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNH-HĐH:

cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

TTND:

Thanh tra nhân dân

THPT:

Trung học phổ thông

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng thống kê hai mặt học lực, hạnh kiểm của học sinh các trƣờng
THPT trên địa bàn huyện Nhơn Trạch trong ba năm gần đây:

Bảng 2.1: THPT Phước Thiền:
Bảng 2.2: Trường THPT Nhơn Trạch :
Bảng 2.3: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Bảng 2.4: Bảng thống kê trình độ CB-GV-CNV trong năm học 2016-2017
của các trường THPT trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn ba mươi năm sau ngày đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều

thành tựu trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội… Có được
những thành tựu đó là nhờ vào nhiều nguyên nhân khác nhau như chủ trương,
đường lối đúng đắn của Đảng, các chính sách phù hợp, hiệu quả của Nhà
nước… Trong số những nguyên nhân đó, khơng thể khơng nhắc đến ngun

nhân quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, tình trạng tham nhũng,
quan liêu và mất dân chủ từng bước được khắc phục. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ ba của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 6/1997) đã
khẳng định khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ
của nhân dân ở cơ sở. Thực hành dân chủ là phát huy quyền làm chủ, tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong cơng cuộc xây dựng đất nước.
Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 về xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ số
04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt
động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp cơng


lập đã nói lên tầm quan trọng của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân
nói chung và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực,
phẩm chất, nâng cao hiệu quả làm việc của chính quyền cấp cơ sở. Việc thực
hiện các văn bản nêu trên đã được tiến hành một cách rộng rãi, đồng bộ trên
phạm vi cả nước, ở tất cả các Bộ, Ban, Ngành cũng như ở các cấp chính
quyền.
Ở các trường Trung học phổ thơng (THPT) ngồi việc thực hiện Quy

chế dân chủ theo chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính
phủ số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ số 04/2015/NĐ-CP cịn có
Quyết định số 04/2004/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ Giáo
1


dục và Đào tạo về việc “Ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của nhà trường”. Đối với tỉnh Đồng Nai, việc thực hiện các văn bản trên đã
phát huy được quyền làm chủ trong trường học, mang lại kết quả tốt trong

việc dạy và học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh nói chung, trên địa
bàn huyện Nhơn Trạch nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường chưa thực
hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, việc mất dân chủ ở một số khía cạnh nào đó
đã gây nên tình trạng mất đồn kết, thiếu sự đồng bộ, thống nhất, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả dạy và học cũng như uy tín của Ngành giáo

dục.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Giáo dục đóng vai trị quan trọng
hàng đầu trong việc giáo dục thế hệ trẻ nên việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ

sở như thế nào cho có hiệu quả, phát huy được quyền dân chủ của đội ngũ

Giáo viên-Công nhân viên trong các trường THPT tại huyện Nhơn Trạch,
Đồng Nai, đáp ứng một phần cho công cuộc đổi mới Giáo dục nói riêng và
đổi mới đất nước nói chung. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Thực hiện

quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai” sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lí luận cũng như thực
trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại cơ sở trường học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân chủ, dân chủ cơ cở là chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà
nghiên cứu lí luận quan tâm ở mỗi góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số đề
tài như:
“Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay. Một số

vấn đề lí luận và thực tiễn” (PGS.TS Nguyễn Cúc, 2002, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội). Trong cơng trình này tác giả đã đề cập đến một số vấn
đề lí luận và thực tiễn của việc thực hiện Quy chế dân chủ hiện nay ở nước ta;

2


Bài viết “Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực
tiếp, dân chủ cơ sở với việc thúc đẩy quyền con người, quyền công dân theo
tinh thần Hiến pháp 2013” (Nguyễn Thị Vy, 2014, Kỷ yếu hội thảo “Một số
vấn đề lí luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và
Việt Nam”, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội), tác giả khẳng định tầm quan
trọng của nhân dân trong việc tham gia quản lí Nhà nước và xã hội; ngồi ra,
tác giả cịn làm rõ mối liên hệ giữa việc hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ
theo hướng đề cao quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến

pháp 2013.

Cơng trình “Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 của TS. Lương Gia Ban, tác giả đã nghiên
cứu những quan điểm của Đảng về dân chủ và thực tiễn thực hiện ở một số
địa phương.

Công trình “Về q trình dân chủ hóa XHCN ở Việt Nam hiện nay”
(PGS.TS Lê Minh Quân, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị-Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, 2000): tác giả đã tìm hiểu về lý thuyết mơ hình dân
chủ hóa trên thế giới từ đó phân tích những vấn đề lí luận và thực tiễn của q
trình dân chủ hóa XHCN ở Việt Nam hiện nay; bên cạnh đó tác giả cũng nhấn
mạnh giá trị của dân chủ và hiện thực hóa dân chủ là một yêu cầu mới ở nước
ta hiện nay.
Cơng trình “Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong
trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An”

(Lê Thanh Hải, Long An – 2015): tác giả đã nêu ra được thực trạng thực hiện
quy chế dân chủ cơ sở ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tân An,
tỉnh Long An, từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn
Quy chế dân chủ cơ sở.

3


Cơng trình “Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã-Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” (PGS.TS. Dương Xuân Ngọc, 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội): tác giả đã xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cấp xã.
Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” (Hoàng Trung Dũng, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2013), tác giả đề cập đến thực

trạng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó xác định nguyên
nhân, đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình khác như: “Củng cố và tăng cường hệ
thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện
nay” của PGS.TS Hoàng Chí Bảo (2002, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); cơng trình“Thực hiện Quy chế dân
chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” (của tác giả
TS.Nguyễn Văn Sáu –GS.Hồ Văn Thơng, Nxb Chính trị quốc gia, 2003);
cơng trình “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã –một số vấn đề lí luận và

thực tiễn” (PGS.TS Dương Xn Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2000);.…

Có thể thấy, các cơng trình nêu trên đã nghiên cứu về hệ thống chính trị
cũng như việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Trong đó, các tác giả đã đề

cập đến lí luận về dân chủ cũng như đặt ra thực trạng và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Tuy vậy,
trong thực tế hiện nay ít có cơng trình nghiên cứu về việc thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở ở trường học, đặc biệt là các trường THPT, và chưa có đề tài
nào đề cập đến việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở trường học trên địa

bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đề tài “Thực hiện Quy chế dân chủ
cơ sở trong các trường THPT trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng

4



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×