Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Ban đêm a và b cùng đến cơ quan x để trộm cắp tài sản của cơ quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.05 KB, 1 trang )

Ban đêm A và B cùng đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan. Trên đường đi
A và B gặp C (C 17t, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ. C đồng ý cùng đi. Đến
nơi, C được A và B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế họach đã
định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xe máy của anh N để chở
tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm sau, C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công
an tự thú.
Xác định tư cách tố tụng của những người nói trên:
Thứ nhất, tư cách tố tụng của C: Trường hợp 1,theo quy định tại Khoản 1 Điều 86
BLTTHS, C tự thú thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ do đó tư cách tố tụng của C
trong trường hợp này là người bị tạm giữ. Và tùy vào từng giai đoạn tố tụng tiếp theo mà
tư cách của C khác nhau (đã bị khởi tố hình sự C là bị can, còn đã bị Tòa án quyết định
đưa ra xét xử thì C là bị cáo)
Thứ hai, tư cách tố tụng của A, B: Tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà tư cách của A,
B lại thay đổi. Nếu A, B đã bị khởi tố hình sự thì tư cách của A, B là bị can; nếu A, B đã
bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách của A, B là bị cáo.
Thứ ba, tư cách tố tụng của N: Thiệt hại về vật chất của N là hậu quả của tội phạm
do đó N là người bị hại.
Thứ tư, tư cách tố tụng của H: Do C con của H là người chưa thành niên (17 tuổi),
nếu C không có tài sản riêng để bồi thường thì H có trách nhiệm bồi thường thay cho con.
Trong trường hợp này H là bị đơn dân sự.
Còn đối với cơ quan X, nếu cơ quan X có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cơ
quan X tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự.



×