Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Quản lý hoạt động dạy học thông qua sử dụng phòng học bộ môn ở trường trung học cơ sở thành phố tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VIỆT HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THÔNG QUA SỬ DỤNG
PHÒNG HỌC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VIỆT HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THÔNG QUA SỬ DỤNG
PHÒNG HỌC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã ngành: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH NGỌC THẠCH

THÁI NGUYÊN - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Việt Hải

Số hóa bởi Trunig tâm Học liệu - ĐHTN

/


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí thầy
lãnh đạo Trường Đại học Thái Nguyên, Khoa Sau đại học cùng tất cả thầy, cô
đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng tri ân chân thành sâu sắc nhất đến
TS. Trịnh Ngọc Thạch, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Thái Nguyên, Phòng
Quản lý khoa học và Sau đại học, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thành phố
Tuyên Quang, các trường THCS thành phố Tuyên Quang, đồng chí, đồng
nghiệp, bạn bè, người thân đã hết lòng hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ em trong

việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, xin được sự chia sẻ và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Việt Hải

Số hóa bởi Truniig tâm Học liệu - ĐHTN

/


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
7. Những đóng góp mới của Luận văn ................................................................ 6
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ DẠY HỌC

THEO PHÒNG HỌC BỘ MÔN ...................................................................... 7
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................ 7
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................... 11
1.2. Một số khái niệm liên quan tới đề tài .........................................................
14
1.2.1. Quản lí ................................................................................................. 14
1.2.2. Quản lý giáo dục.................................................................................. 16
1.2.3. Khái niệm phòng học, phòng học truyền thống, phòng học bộ môn......
17
1.3. Một số cơ sở khoa học của việc quản lý hoạt động dạy học thông qua
sử dụng phòng học bộ môn................................................................................ 19
1.3.1. Cơ sở triết học...................................................................................... 19
1.3.2. Cơ sở tâm lý học .................................................................................. 20

/


Số hóa bởi Truinigi tâm Học liệu - ĐHTN

/


1.3.3. Cơ sở giáo dục học .............................................................................. 21
1.4. Cơ sở lý luận của việc quản lý phòng học bộ môn .................................... 22
1.4.1. Phương pháp dạy học .......................................................................... 22
1.4.2. Lý luận về dạy - học theo phòng học bộ môn ..................................... 23
1.4.3. Đặc điểm của phòng học bộ môn ........................................................ 25
1.4.4. Các loại phòng học bộ môn - Cấu trúc và trang bị.............................. 26
1.4.5. Vai trò quan trọng của phòng học bộ môn .......................................... 29

1.5. Những nguyên tắc quản lý phòng học bộ môn ........................................... 31
1.5.1. Nguyên tắc thống nhất giữa sự tổ chức quản lý sư phạm và quản
lý cơ sở vật chất ................................................................................................. 31
1.5.2. Nguyên tắc về sự thân thiện trong việc tổ chức dạy học..................... 32
1.5.3. Nguyên tắc về tính hiệu quả ................................................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 34
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO PHÒNG HỌC BỘ MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG .................................................................................. 35
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế văn hóa xã hội thành
phố Tuyên Quang .............................................................................................. 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 35
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................... 37
2.2. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của thành phố
Tuyên Quang .................................................................................................... 40
2.3. Thực trạng cải tiến phòng học truyền thống thành phòng học bộ môn
ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang ..................................... 43
2.4. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động dạy - học theo phòng học bộ
môn ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang ............................. 47
2.4.1. Thực trạng quản lý việc dạy - học ở các trường trung học cơ sở
thành phố Tuyên Quang .................................................................................... 47
Số hóa bởi Trunivg tâm Học liệu - ĐHTN
/


2.4.2. Thực trạng Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phụ trách phòng học
khai thác đồ dùng dạy học ................................................................................. 58
2.4.3. Thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo hướng dẫn học sinh phương
pháp, kỹ năng học tập theo phòng học bộ môn ................................................. 60
2.5. Nguyên nhân thành công và tồn tại của công tác tổ chức học tập theo

phòng học bộ môn cấp trung học cơ sở ở thành phố Tuyên Quang.................. 65
2.5.1. Nguyên nhân thành công ..................................................................... 65
2.5.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến việc dạy-học theo
phòng học bộ môn ............................................................................................. 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 70
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC THEO PHÒNG HỌC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG THCS TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG....... 72
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................... 72
3.1.1. Đáp ứng được quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển giáo
dục của Đảng và Nhà nước................................................................................ 72
3.1.2. Phù hợp với định hướng phát triển giáo dục và đào tạo thành phố
Tuyên Quang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa........................................ 73
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi ........................................................ 73
3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện........................................................................ 74
3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp........................................... 74
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thông qua sử dụng
phòng phòng học bộ môn ở trường THCS thành phố Tuyên Quang ................ 75
3.2.1. Biện pháp 1: nâng cao nhận thức về PHBM cho CBQL, GV, HS,
PHHS và các đối tượng có liên quan................................................................. 75
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng bộ máy quản lí hoạt động dạy học theo
PHBM và tổ chức để bộ máy hoạt động hiệu quả ............................................. 78
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo cải tiến phòng học truyền thống
thành phòng học bộ môn ................................................................................... 80
Số hóa bởi Trunvg tâm Học liệu - ĐHTN
/


3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác quản lý về hoạt động dạy-học
theo PHBM cho CBQL và GV .......................................................................... 86

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học...................................................................................................................... 90
3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao kỹ năng học tập cho HS trong quá trình tổ
chức học tập cho học sinh theo phòng học bộ môn........................................... 91
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển hình thức học tập với phòng học
bộ môn ............................................................................................................... 93
3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp......................................................... 94
3.3.1. Đối với học sinh................................................................................... 94
3.3.2. Đối với giáo viên ................................................................................. 97
3.3.3. Đối với hiệu trưởng nhà trường........................................................... 98
3.4. Sự phối hợp giữa các biện pháp ............................................................... 100
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 106
1. Kết luận........................................................................................................ 106
2. Khuyến nghị................................................................................................. 106
2.1. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở GD&ĐT Tuyên Quang........... 106
2.2. Đối với UBND thành phố Tuyên Quang, Phòng GD&ĐT thành phố........
107
2.3. Đối với cán bộ quản lý các trường THCS, thành phố Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 110
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trunvgi tâm Học liệu - ĐHTN

/


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL

:

Cán bộ quản ly

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CSVC

:

Cơ sở vật chất

DH

:

Dạy học

ĐDDH

:

Đồ dùng dạy học


ĐDHT

:

Đồ dùng học tập

GD

:

Giáo dục

GĐ&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GV

:

Giáo viên

GVBM

:

Giáo viên bộ môn


GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

HS

:

Học sinh

HT

:

Hiệu trưởng

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PHBM

:

Phòng học bộ môn


PHTT

:

Phòng học truyền thống

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trunivg tâm Học liệu - ĐHTN

/


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vai trò và tính cần thiết của việc tổ chức dạy học theo PHBM
và quản lý dạy học theo PHBM ........................................................ 48
Bảng 2.2. Quản lý chất lượng dạy và học theo PHBM của Hiệu trưởng .......... 49
Bảng 2.3. Tác dụng của việc dạy và học theo PHBM ....................................... 51
Bảng 2.4. Mức độ hứng thú với môn học với mỗi PPDH khi GV tổ chức
dạy học theo PHBM .......................................................................... 52

Bảng 2.5. Những nội dung mà GV đã thực hiện được theo PHBM.................. 54
Bảng 2.6. Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp của giáo viên khi dạy theo
phòng học bộ môn ............................................................................. 57
Bảng 2.7. Công tác chuẩn bị của giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh
học tập theo PHBM trước khi lên lớp ............................................... 60
Bảng 2.8. Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với GVBM về việc
hướng dẫn HS phương pháp, kỹ năng học tập theo PHBM.............. 62
Bảng 2.9. Đánh giá về sự chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với GVCN trong
việc hướng dẫn cho HS học tập theo PHBM .................................... 63
Bảng 2.10. Những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến việc tổ chức dạy
- học theo phòng học bộ môn ............................................................ 68
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ............................................................................ 103

Số hóa bởi Trunvg tâm Học liệu - ĐHTN

/


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về dạy
học theo phòng học bộ môn
Định hướng dạy học theo phòng học bộ môn của nước ta trong giai đoạn
hiện nay đã được nhắc đến rất nhiều trong các văn bản có tính pháp lý cao của
Đảng và Nhà nước, đây là vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Với mục tiêu của sự đổi mới là tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành,
năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn,
Với định hướng như thế từ năm 2003 Bộ GD&ĐT đã có những chủ
trương về xây dựng phòng học bộ môn góp phần đổi mới PPDH, hỗ trợ cho quá

trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực
của người học. Giáo viên giúp học sinh khai thác đồ dùng, mẫu vật và các tài
liệu khác một cách có ý thức và chủ động theo hướng nghiên cứu để giải quyết
vấn đề. Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát, thí nghiệm, đo đạc, thực
hành, làm báo cáo, tự điều tra…Thay đổi các hình thức tổ chức học tập trong
điều kiện cho phép như thảo luận nhóm, tạo điều kiện và không khí thích hợp
để HS có thể tranh luận với nhau, với giáo viên cũng như tự đánh giá và đánh
giá lẫn nhau về kết quả tìm tòi phát hiện. Trong điều kiện kinh phí còn hạn chế
không thể xây dựng mới hàng ngàn phòng học bộ môn theo chuẩn trên cả nước,
Bộ vẫn cho phép cải tạo phòng học truyền thống thành phòng học bộ môn.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định về “Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế" [4].
Trước đòi hỏi cấp bách của việc đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới
phương pháp dạy học, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ, từ năm 2003, Dự án
Phát triển giáo dục trung học cơ sở (THCS) phối hợp với các vụ chức năng của

/


Số hóa bởi Trun1g tâm Học liệu ĐHTN

/


Bộ đã chỉ đạo thí điểm "Dạy học theo hướng phòng bộ môn" tại một số trường
THCS điểm thuộc tỉnh Hà Tây. Nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
phòng học bộ môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận
phòng học bộ môn (PHBM) trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Đến năm

2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng thêm thí điểm tại một số tỉnh và ban
hành Qui định về phòng học bộ môn cho phù hợp với tình hình mới.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) còn quy định nhiệm vụ
quyền hạn, chế độ đối với giáo viên phụ trách phòng học bộ môn. Thực tế triển
khai dạy học theo PHBM với hệ thống lí luận dạy-học được nghiên cứu công
phu cùng với sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, sự hưởng ứng tích cực
của các trường, các thầy giáo, cô giáo nên đã thu được những kết quả khả quan.
"Dạy học theo hướng phòng bộ môn" đã và đang trở thành nhu cầu của các
trường THCS nhằm khai thác có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học được cung
ứng bằng nhiều nguồn trong các năm qua trên cơ sở nhận thức được những ưu
thế hỗ trợ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học của mô hình dạy học này.
1.2. Xuất phát từ những ưu điểm của dạy học theo phòng học bộ
môn
Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị những tài liệu trực quan,
những thiết bị học tập, bàn ghế và các dụng cụ khác phục vụ học tập mà ở đó
chúng được sử dụng một cách tích cực trong bài học, trong giờ ngoại khóa,
giáo trình tự chọn. Dạy-học theo phòng học bộ môn tạo ra không khí học tập
sôi nổi, gây hứng thú học tập, tạo điều kiện cho học sinh tích cực hoạt động
nhận thức, hiểu và nắm tri thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn, hình thành
khả năng độc lập suy nghĩ, biết bảo vệ ý kiến của mình, khả năng diễn đạt, lập
luận vấn đề, khả năng thực hành. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy kỹ
năng thực hành rất kém của người Việt Nam đang đặt ra cho ngành giáo dục
nước nhà nói chung và ngành giáo dục Tuyên Quang nói riêng việc giáo dục ý
thức thực hành cho thế hệ trẻ. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
chưa được thực hiện triệt để bằng những hình thức tổ chức dạy-học thích ứng.
Số hóa bởi Trun2g tâm Học liệu ĐHTN


/



Việc khai thác đồ dùng dạy học chưa hết công suất, trong lúc nhiều nhà giáo
tiếp tục kêu đồ dùng dạy học (ĐDDH) còn thiếu và yếu.

Số hóa bởi Trun2g tâm Học liệu ĐHTN
/


Dạy học bằng phòng học bộ môn là xu hướng chung mà các nước phát
triển trên thế giới đang thực hiện. Với phòng học truyền thống chỉ có bảng đen,
phấn trắng, bàn, ghế; phòng học và học sinh không hề di chuyển theo mỗi bộ
môn khác nhau, chỉ có giáo viên bộ môn di chuyển theo thời khóa biểu; giáo
viên tự mang thiết bị dạy học đến lớp nếu nội dung bài giảng cần thiết bị.
Phương pháp dạy học này chỉ phù hợp với kiểu dạy chay, học chay, thầy đọc,
trò chép, rất thụ động...
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học theo phòng học bộ môn
Hiện nay, một số trường THCS trên cả nước vẫn còn sử dụng phòng thí
nghiệm để dạy thực hành chứ chưa thật sự đảm bảo tính năng của PHBM theo
quy định. Cơ sở vật chất nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông, việc xây dựng PHBM chưa đồng bộ do các quy định của Bộ
GD&ĐT thay đổi liên tục, thậm chí có trường chưa có PHBM.
Công tác quản lý và sử dụng PHBM chưa được quan tâm đúng mức như
phân công thời khoá biểu không hợp lý, viên chức thiết bị đối với trường dưới
45 lớp chỉ bố trí một người nên không xử lý hết công việc, việc kiểm tra, giám
sát còn nặng hình thức…
Mặc dù phòng học bộ môn có nhiều ưu điểm hơn so với phòng học truyền
thống nhưng khi triển khai dạy học theo phòng học bộ môn thì gặp nhiều khó
khăn về nhận thức, thói quen dạy chay, ngại làm thí nghiệm, nặng lí thuyết.
Hiện nay, cả nước đang tiến hành đổi mới PPDH nên việc nghiên cứu sử
dụng phòng học bộ môn theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học

sinh trong dạy học sao cho phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa
mới là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THCS.
Trong xu thế ấy, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền, ngành giáo dục
thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã tích cực chỉ đạo các cấp học nói
chung và cấp học THCS nói riêng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), tăng
cường tổ chức các hoạt động tích cực của học sinh. Nhưng nhìn chung vẫn còn
Số hóa bởi Trun3g tâm Học liệu ĐHTN
/


bộc lộ những hạn chế nhất định. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản vẫn là
do chưa có môi trường học tập, trang thiết bị và các điều kiện tối thiểu để tổ
chức dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, theo xu thế dạy-học
lấy học sinh làm trung tâm…Việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, tổ
chức cho học sinh hoạt động nhận thức theo hướng tích cực tự lực là đòi hỏi
bức xúc không chỉ của ngành giáo dục mà còn là lòng mong đợi của cả xã hội
về một thế hệ trẻ thích nghi với xã hội hiện đại - thời kỳ hội nhập.
Khảo sát, đánh giá xác đáng thực trạng, dự báo đúng tình hình quản lý
phòng học bộ môn sẽ xác lập được các biện pháp hợp lý, khả thi, tất yếu sẽ
thúc đẩy thực hiện đạt mục tiêu đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
lượng dạy - học cấp trung học cơ sở cả nước nói chung và của thành phố
Tuyên Quang nói riêng.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học thông
qua phòng học bộ môn ở trường THCS thành phố Tuyên Quang” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý phòng học bộ môn ở các trường trung
học cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy-học.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: các hoạt động quản lý, tổ chuyên môn, giáo

viên, học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp quản lý PHBM ở các
trường trung học cơ sở phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng dạy - học.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng,
Nhà nước, ngành giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học. Công tác tổ chức
dạy-học theo phòng học bộ môn ở trường phổ thông nói chung và cấp trung
học cơ sở nói riêng.

Số hóa bởi Trun4g tâm Học liệu ĐHTN
/


Luận văn tập trung nghiên cứu những giải pháp quản lý phòng học bộ
môn của cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh ở các trường trung
học cơ sở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao chất
lượng dạy-học góp phần đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng dạy - học các môn học tại phòng học bộ môn ở trường THCS
sẽ được nâng cao nếu sử dụng linh hoạt các biện pháp quản lý phòng học bộ
môn mà luận văn đề ra.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động dạy học thông qua phòng học
bộ môn.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học thông qua phòng học bộ
môn tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Đưa ra một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy
học thông qua phòng học bộ môn.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thông qua phòng

học bộ môn.
- Bước đầu đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học thông qua phòng học bộ môn mà luận văn đưa ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các văn bản Luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng
và Nhà nước, các tài liệu có liên quan đến hoạt động dạy học thông qua phòng
học bộ môn làm cơ sở lý luận của luận văn.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm, khảo sát
điều tra, phỏng vấn, trao đổi,…qua các phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng về
việc quản lý hoạt động dạy-học thông qua việc sử dụng phòng học bộ môn góp
phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THCS thành phố Tuyên Quang, thu
Số hóa bởi Trun5g tâm Học liệu ĐHTN
/


thập thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn tổ chức, phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin làm
sáng tỏ cơ sở thực tiễn, tiên liệu các giải pháp.
* Nhóm phương pháp hỗ trợ: gồm phương pháp (PP) thống kê toán học
và phương pháp so sánh, đánh giá để xử lý số liệu thu thập được.
7. Những đóng góp mới của Luận văn
- Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và bổ sung thêm cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học thông qua phòng học bộ môn.
- Về mặt thực tiễn, qua việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy
học thông qua phòng học bộ môn tại một số trường THCS trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang luận văn đã đưa ra một số thành tựu và các hạn chế cũng như
nguyên nhân của việc hạn chế trong việc quản lý hoạt động dạy học thông qua
phòng học bộ môn.
- Đưa ra một số nguyên tắc là cơ sở của việc đề xuất các biện pháp quản

lý hoạt động dạy học thông qua phòng học bộ môn.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thông qua phòng
học bộ môn ở trường THCS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc quản lý dạy học theo phòng học bộ
môn.
Chương 2. Thực trạng việc quản lý hoạt động dạy-học theo phòng học
bộ môn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang
Chương 3. Một số biện pháp quản lý dạy học theo phòng học bộ môn ở
trường trung học cơ sở.

Số hóa bởi Trun6g tâm Học liệu ĐHTN
/


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ DẠY HỌC
THEO PHÒNG HỌC BỘ MÔN
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu và ứng dụng phòng học bộ môn đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm từ rất sớm. Trước thế kỷ XIX, hầu hết những nghiên cứu về
PHBM đều được nghiên cứu theo hướng độc lập và được thực hiện bởi các nhà
khoa học quý tộc và những phòng thí nghiệm ra đời đáp ứng những nhu cầu
nghiên cứu của họ. Bắt nguồn từ tư tưởng của J.Dewey, với việc xây dựng kiểu
“nhà trường hoạt động”, và theo ông môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự
phát triển nhân cách của trẻ, do đó càng tạo cho trẻ một môi trường càng gần

với đời sống càng tốt. Một trong số môi trường đó là môi trường làm việc
chung sẽ tạo cho trẻ có thói quen trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội phát triển lý
luận, cơ hội rèn luyện kỹ năng sống.
Năm 1830, Faraday, đã thành lập ra một phòng thí nghiệm Vật lý mang
tính chất cá nhân. Sau đó một vài phòng thí nghiệm ở các trường Đại học
Cambridge, Edinburgh, Glasgow cũng được thành lập.
Năm 1840, Stokes - một giảng viên của trường Đại học Cambridge, đã
chính thức thành lập phòng thí nghiệm Vật lý (Physic lab) đầu tiên ở Anh.
Những phòng học này không chỉ mang tính chất nghiên cứu mà còn được phục
vụ trong quá trình giảng dạy và học tập. Không dừng lại ở môn Vật lí những
phòng thí nghiệm tương tự của môn khoa học Tư nhiên như: Sinh học, Hóa học
cũng lần lượt ra đời phục vụ cho mục đích trên.
Năm 1863, Alfred Krupp - một nhà tư bản người Đức, kinh doanh trong
ngành luyện kim đã thành lập phòng thí nghiệm Hóa học.
Khi khoa học phát triển nhất là khoa học có những bước tiến nhảy vọt,
lượng kiến thức mới được đưa vào nhà trường không ngừng tăng lên, các thí
Số hóa bởi Trun7g tâm Học liệu ĐHTN
/


nghiệm cũng được tiến hành ngày càng nhiều hơn, nhất là các môn khoa học tự
nhiên và môn kĩ thuật. Do vậy, để bài học có hiệu quả, GV phải mang nhiều
TBDH đến lớp, số lượng TBDH dùng cho một tiết học ngày càng tăng và đôi
khi GV gặp nhiều khó khăn khi mang chúng lên lớp… thực tiễn này buộc nhà
trường phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
Hoạt động dạy học gắn với việc sử dụng TBDH được đặt ra đầu tiên ở
các trường dạy nghề. Tại các trường dạy nghề ở châu Âu, vào các năm cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, việc học thực hành là chủ yếu. Phương tiện dạy
nghề được bố trí cố định tại các khu vực phòng học khác nhau: dạy nghề
may, dạy nghề nấu ăn, nghề mộc, nghề cơ khí, sửa chữa xe máy… Tại các

phòng này, hệ thống phương tiện dạy học được bố trí, sắp đặt một cách khoa
học, GVBM có trình độ chuyên môn cao, học sinh đến học tại các phòng học
theo thời khóa biểu.
Thấy rõ lợi ích của phòng dạy nghề, nhiều trường phổ thông ở châu
Âu đã vận dụng sáng tạo mô hình này. Đầu tiên là một số bộ môn đặc thù
như Vật lí, Hóa học, Kĩ thuật… Tuy nhiên, nhiều TBDH quá cồng kềnh, GV
không thể mang chúng đến từng lớp để dạy theo thời khóa biểu, Vì vậy,
TBDH các bộ môn này được đặt cố định tại các phòng cùng với việc trang bị
các thiết bị nghe nhìn và tài liệu học tập bộ môn. Một hình thức dạy học mới
xuất hiện, tỏ ra có nhiều thuận lợi trong việc kết hợp giữa lí thuyết và thực
hành, giữa kiến thức sách vở và trực quan thực tế. Từ đó, một khái niệm mới
ra đời: PHBM. Trước khi có PHBM, lớp học và học sinh cố định, GV cùng
TBDH di chuyển đến từng lớp theo thời khóa biểu, thì khi có PHBM, HS lại
di chuyển theo thời khóa biểu, còn TBDH được cố định tại các phòng riêng
biệt. Các nước châu Âu là nơi đầu tiên phát triển hình thức dạy học này, kinh
nghiệm của họ đã được nhiều nước trên thế giới học tập và vận dụng một
cách sáng tạo, phù hợp với tường điều kiện cụ thể. Sau đây là một vài nét về
PHBM ở các nước trên thế giới.
Số hóa bởi Trun8g tâm Học liệu ĐHTN
/


Nga: Từ năm học 1950-1951, nước Nga (Liên Xô cũ) bắt đầu tiến hành
triển khai việc dạy học theo PHBM. Việc triển khai dạy học theo PHBM ban
đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhất là cơ sở vật chất. Với những trường khó khăn
về lớp học, họ đã có phương án ghép một số môn vào một PHBM như Toán và
vẽ kĩ thuật, Vật lí với Hóa học… Thậm chí ở những trường phổ thông ít lớp ở
nông thôn người ta đã phải ghép 3 môn Toán, Vật lí và Hóa học vào một
PHBM. Trong suốt quá trình triển khai dạy học theo PHBM, một số địa
phương cũng phải chấp nhận sự chênh lệch giữa các trường thành phố và nông

thôn trong một thời gian dài. Gần 30 năm sau, nước Nga mới hoàn thành việc
chuyển từ phòng học truyền thống sang PHBM.
Cộng hòa Kazắcxtan: việc triển khai dạy học theo PHBM của nước
cộng hòa Kazắcxtan chậm hơn nước Nga 10 năm, thừa hưởng được nhiều kinh
nghiệm nhưng cũng phải sau 20 năm mới hoàn thành về cơ bản, cụ thể:
Năm học

Tổng số trường phổ thông

Số trường có PHBM Vật lí

1960-1961

Hơn 4.000

Gần 2.000 (50%)

1981-1982

5.728

5.590 (96,7%)

Cộng hòa liên bang Đức: năm 1964, nước Đức mới triển khai dạy học
theo PHBM nhưng việc dạy học theo PHBM phát triển rất nhanh. Đến năm
1974, số trường có ít nhất một PHBM của các môn như sau:
STT

Môn học


Tỉ lệ số trường có PHBM

1

Vật lí

91%

2

Hóa học

96%

3

Sinh vật

82%

4

Tiếng Đức

50%

Cũng trong năm này, nước Đức có 35% tổng số trường phổ thông dạy
học theo hệ thống các PHBM. Năm học 1980-1981(tức là sau 16 năm), nước
Đức đã có 95% tổng số trường THCS (hệ 10 năm) và 100% số trường Trung
học mở rộng (trường có lớp 11, 12) được dạy học theo hệ thống PHBM.

Số hóa bởi Trun9g tâm Học liệu - ĐHTN
/


Phần Lan: tất cả HS đều được học tại PHBM theo thời khoa biểu. Môn
học nào cũng có PHBM, có GV được phân công phụ trách. Phòng học có đủ ti
vi, đầu video, cassette, máy tính, projector, overhead, camera, bảng đen, bảng
trắng (để viết bút dạ), các hệ thống bảng biểu của bộ môn, các loại thước đo…
được để sẵn. Phía cuối PHBM là một kho học cụ được nối với phòng học bằng
cánh cửa lớn. Phòng Vật lí được trang bị cả cân tiểu li (tính chính xác đến bốn
số thập phân). Phòng hóa học có tủ sấy (có giá thành khá cao). Ở phòng sinh
học có bộ mẫu vật thật của hơn 50 loài chim, thú…
Trung Quốc: Các cuộc cải cách về kinh tế đã kéo theo các cuộc cải cách
về giáo dục. Hiện nay, tất cả các trường phổ thông của Trung Quốc đều phải có
các PHBM: Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Kĩ thuật… Ngoài ra, rất
nhiều trường có thêm PHBM thể dục, Âm nhạc, Ngoại ngữ… Giáo dục Tin học
được nhiều địa phương đạc biệt quan tâm. Các trường ở thành phố, thị xã, thị
trấn những nơi có lưới điện, có hệ thống máy tính được nối mạng LAN và
Internet. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành giáo dục, Chính phủ Trung Quốc chủ
trương xã hội hóa giáo dục và đạt được một số hiệu quả sau:
Thành phố và những tỉnh có điều kiện kinh tế thì chú ý xây dựng các
PHBM khang trang với các TBDH và các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Việc xây dựng PHBM cũng được Bộ giáo dục quy định các tiêu chuẩn
tối thiểu về kích thước, hệ thống bàn, ghế, độ thông thoáng, độ sáng, hệ thống
điện, nước, hệ thống tủ và giá đựng TBDH, hệ thống vệ sinh môi trường…
Nhiều trường có thư viện sách, phòng đọc điện tử, thư viện điện tử với
hàng nghìn đến hàng chục nghìn đầu sách. Các môn Văn học, Lịch sử và Địa lí
nhìn chung không có PHBM riêng, TBDH của các môn này được GV sử dụng
tại phòng học đa năng khi nội dung bài học cần đến.
Singapore: các PHBM được xây dựng khang trang với đầy đủ các tiện

nghi. Các phương tiện nghe nhìn và máy tính được đặc biệt quan tâm, mỗi HS
một máy vi tính. Số lượng tranh ảnh, sách giáo khoa được chuyển dần từ bản
Số hóa bởi Tru1n0g tâm Học liệu ĐHTN
/


in sang bản điện tử. Trung bình mỗi trường có hai PHBM Vật lí, một PHBM
Hóa học, một PHBM Âm nhạc, một PHBM Thể dục… Tuy nhiên, số lượng
và quy mô PHBM của mỗi trường ở Singapore cũng không được theo quy
định cụ thể, có trường được trang bị hiện đại nhưng cũng có trường được
trang bị ở mức trung bình, tùy theo điều kiện đầu tư, cũng có trường ghép hai
môn vào một PHBM.
Thái Lan: Việc dạy học theo PHBM được chú ý ở các cấp học. Các
trường Tiểu học đã có PHBM Tin học và phòng nghe nhìn, HS từ lớp 3 đã được
học và sử dụng máy tính. Ở cấp THCS và THPT việc dạy học đều theo PHBM.
Như vậy, trên thế giới việc nghiên cứu và đưa PHBM vào giảng dạy ở
các môn học khác nhau là khá phổ biến, và việc triển khai dạy học theo PHBM
tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nước và không phải tất cả các nước trên
thế giới đều sử dụng PHBM vào các môn học mà vẫn tồn tại song song với
phòng học truyền thống.
1.1.2. Ở Việt Nam
Thời kì pháp thuộc, các môn khoa học tự nhiên bắt đầu được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường. Một số trường đã có phòng thí nghiệm cho các
môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Một số trường nghề đã có phòng dạy nghề.
Thời kì chống Mĩ, một số trường ở miền Nam cũng có phòng thí nghiệm
thực hành tương đương PHBM, còn miền Bắc, việc dạy học chủ yếu theo kiểu
truyền thống. Chỉ từ sau khi đất nước thống nhất, hệ thống giáo dục dần được
thống nhất trong cả nước, chúng ta mới có điều kiện nghiên cứu và áp dụng dạy
học theo PHBM. Nguyễn Gia Cốc là người đầu tiên nêu vấn đề dạy học theo
PHBM trong bài viết “Mấy ý kiến bước đầu về việc xây dựng trường sở theo hệ

thống PHBM”. Trong bài viết này tác giả đã bước đầu nêu rõ bản chất của sự
thay đổi tổ chức phòng học là “ thay thế nguyên tắc phân chia phòng học theo
lớp bằng nguyên tắc phân chia phòng học theo bộ môn”.
Vào những năm cuối thập niên 80, Trần Doãn Quới tiếp tục nghiên cứu
về dạy học theo PHBM với đề tài “Nghiên cứu xây dựng PHBM cho trường
Số hóa bởi Tru1n1g tâm Học liệu ĐHTN
/


THPT phân ban”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: “Thực chất của phương thức
dạy học theo hệ thống PHBM là việc dạy và học được tiến hành trong các
phòng mà ở đó đã được sắp đặt sắn thiết bị giáo dục tương ứng với các môn
học khác nhau. HS không học trong các lớp học cố định như trước nữa mà
thường xuyên đổi chỗ theo các môn học và đến học tại các phòng hoặc theo
từng môn gọi là PHBM. Có thể nói: PHBM = Phòng học + Phòng thí nghiệm
hay phòng trang thiết bị theo từng môn học.
Năm 1998, Dự án Phát triển Giáo dục THCS bắt đầu được triển khai với
việc xây dựng lại chương trình và viết SGK mới theo hướng giảm kiến thức
hàn lâm, tăng cường ứng dụng thực tiễn, đổi mới phương pháp dạy học sao cho
HS trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức. Việc dạy học, đặc biệt là các
môn khoa học tự nhiên nhất thiết phải gắn với thí nghiệm, thực hành.Một
khoản ngân sách lớn đã giành cho việc mua sắm và trang bị TBDH cho các
trường THCS trong cả nước.
Từ năm 2000, việc trang bị hàng loạt TBDH các bộ môn cho các trường
THCS đã tạo ra một mặt mới về TBDH. Bên cạnh nhiều ưu điểm, hai nhược
điểm lớn cũng xuất hiện: TBDH bị xếp chung trong một phòng thí nghiệm
(nhưng thực chất chỉ là cái kho chứa đủ mọi thứ) và hiệu quả sử dụng TBDH
còn rất thấp. Vấn đề đặt ra là TBDH phải được mang đến lớp học để sử dụng.
Sở GD&ĐT Hà Tây (cũ) có sáng kiến đưa TBDH của mỗi môn học về lớp học
cố định để sử dụng và bảo quản. Lớp học, TBDH và GV bộ môn không di

chuyển, còn HS thì di chuyển đến lớp học theo thời khóa biểu. Mô hình lớp học
đó chính là mô hình PHBM mà các nước đã thực hiện từ những năm 1950 và
đến nay, kiểu dạy học theo PHBM của học ngày càng hoàn chỉnh. Thấy rõ lợi
ích của việc dạy học theo PHBM, đồng thời khắc phục việc dạy chay trong khi
đã có TBDH, từ kinh nghiệm của quốc tế và căn cứ vào thực trạng giáo dục
THCS nước ta, Dự án THCS đã kết hợp với Sở GD&ĐT Hà Tây (cũ) triển khai
thí điểm dạy học ở phòng học theo hướng PHBM. Sở dĩ có chữ “theo hướng”
vì điều kiện kinh tế của đất nước ta chưa cho phép chúng ta xây dựng PHBM
Số hóa bởi Tru1n2g tâm Học liệu ĐHTN
/


×