Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

A thực hiện hành vi cướp giật ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.82 KB, 2 trang )

A thực hiện hành vi cướp giật ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt
được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an quận vào lúc 10h sáng. Sau khi xem xét trường
hợp phạm tội của A, Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an quận đã ra Quyết định tạm giữ A
vào lúc 16h cùng ngày.
Hỏi 1:
a) Theo quy định PLTTHS VN, thủ tục “Tạm giữ” A được thực hiện như thế nào?
b) Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao
lâu?
Hỏi 1 :
a) Thủ tục tạm giữ A được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, K3 Đ86 BLTTHS.
b) Theo quy định tại K1 Đ87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ tính từ ngày cơ quan điều
tra nhận người bị bắt. Do đó, trong trường hợp này thời hạn tạm giữ A tính từ lúc 10h
sáng ngày A bị dẫn giải đến trụ sở công an quận.
Theo quy định tại K2 Đ87 BLTTHS thì A có thể bị tạm giữ tối đa 9 ngày.
Hỏi 2: CQĐT ra Quyết định khởi tố Bị can đối với A theo K1 Đ136 BLHS (có mức
phạt tù từ 1 năm -> 5 năm) thì CQĐT có thể ra Lệnh Tạm giam A được không?
Căn cứ vào Điểm B Khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì biện pháp tạm giam có thể được áp
dụng với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình
phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy
tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Trong trường hợp này, tội mà A phạm có khung
hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và nếu có thêm căn cứ cho rằng A có thể trốn hoặc cản
trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội thì cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm
giam A.
Hỏi 3: Gỉa sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có nơi
cư trú rõ ràng thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra Quyết định hủy bỏ Lệnh tạm giam để thay
thế bằng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được không? Vì sao?
Trong trường hợp này thủ trưởng cơ quan điều tra không thể ra quyết định hủy bỏ
lệnh tạm giam để thay thế bằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, tại vì: Căn cứ vào Khoản 3
Điều 88 BLTTHS thì quyết định tạm giam của thủ trưởng cơ quan điều tra phải được
Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành nên căn cứ vào Khoản 2 Đ94 BLTTHS thì
biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do


viện kiểm sát quyết định.
Hỏi 4: Nếu A được tại ngoại mà bỏ trốn, sau khi bắt được A theo Lệnh truy nã CQĐT
có được quyền tạm giam A hay không? Vì sao ?
Việc cơ quan điều tra có được quyền tạm giam A hay không có thể xét hai trường hợp
sau:


+ Trường hợp 1: CQĐT bắt A không đồng thời là cơ quan ra lệnh truy nã thì trong
trường hợp cơ quan ra lệnh truy nã không thể đến nhận người bị bắt ngay thì sau khi lấy
lời khai CQĐT nhận người bị bắt phải ra quyết định tạm giữ và thong báo cho cơ quan đã
ra quyết định truy nã.
+ Trường hợp 2: CQĐT bắt A đồng thời là cơ quan ra quyết định truy nã thì sau khi
bắt được A, cơ quan này phải ra ngay quyết định tạm giam.
Hỏi 5: Gỉa sử sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa
phiên tòa thấy cần phải xét xử A theo K2 Đ136 BLHS (có mức phạt tù từ 3 năm -> 10
năm) nhưng lại có người đủ điều kiện đứng ra bảo lĩnh cho A. Trong trường hợp này có
thể áp dụng biện pháp “Bảo lĩnh” đối với A không?
Trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với A.
Theo quy định tại K1 Đ92 BLTTHS thì biện pháp bảo lĩnh được áp dụng để thay thế biện
pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
và nhân thân của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, TA có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Trong trường hợp này, A đã thỏa mãn điều kiện tạm giam được quy định tại Điểm a,
Khoản 1 Điều 88 BLTTHS là đã phạm tội rất nghiêm trọng và nếu A thỏa mãn điều kiện
được bảo lĩnh quy định tại Điều 92 BLTTHS thì có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối
với A.



×