Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích tình hình tài chính Tập đoàn Dabaco 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353 KB, 37 trang )

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
DABACO
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập năm 1996, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, DABACO đã bứt phá từ vị
trí của một doanh nghiệp nhà nước nhỏ trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với
nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực cũng như uy tín, thương hiệu trên thị
trường. Quá trình phát triển của DABACO trải qua các giai đoạn sau:
Năm 1996 – 1997: Công ty được thành lập với tên gọi là Công ty Nông sản Hà Bắc trên
cơ sở đổi tên Công ty dâu tằm tơ Hà Bắc theo Quyết định 27/UB ngày 29/3/1996 của Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Bắc. Năm 1997, Công ty được đổi tên thành Công ty Nông sản Bắc
Ninh (do tách tỉnh Hà Bắc thành Bắc Ninh và Bắc Giang). Xây dựng Nhà máy chế biến
thức ăn gia súc Đài Bắc đầu tiên với công suất 5 tấn/giờ tại phường Võ Cường – TP. Bắc
Ninh và Xí nghiệp gà giống công nghiệp Lạc Vệ tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh.
Năm 1998: Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thành lập Chi nhánh
công ty tại Hà Nội. Đồng thời, khai trương cửa hàng xăng dầu tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc
Ninh.
Năm 2000: Sáp nhập Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm Thuận Thành mở rộng thêm lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2002: Khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOPFEEDS với
công suất 30 tấn/giờ. Đầu tư mở rộng Xí nghiệp gà giống gốc ông bà siêu trứng tại xã Lạc
Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh.
Năm 2003: Hoàn thành việc xây dựng Xí nghiệp lợn giống hướng nạc Thuận Thành.
Thành lập Xí nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Khắc Niệm, Tiên Du,
Bắc Ninh.
Năm 2004: Hoàn thành việc xây dựng Trụ sở của Công ty tại Số 35 đường Lý Thái Tổ, TP.
Bắc Ninh. Thành lập Xí nghiệp ngan giống Pháp tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh.



Năm 2005: Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình
thức công ty cổ phần theo quyết định số 1316 QĐ/CT ngày 10/08/2004 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Ninh. Hoàn thành dây chuyền sản xuất thức ăn đậm đặc cao cấp tại xã
Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh. Vốn điều lệ là: 70 tỷ đồng.
Năm 2006: Khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Kinh Bắc công suất 4 tấn/giờ.
Thành lập Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công và Xí nghiệp giống lợn
Lạc Vệ.
Năm 2007: Thành lập Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Bắc Ninh, Công ty TNHH
Cảng Dabaco Tân Chi và Công ty TNHH MTV Dabaco Tây Bắc. Vốn điều lệ là: 94,5 tỷ
đồng.
Năm 2008: Ngày 18/3/2008, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội. Ngày 29/4/2008, ĐHĐCĐ đã thông qua quyết định đổi tên
Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh thành Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam. Thành lập
Công ty TNHH Lợn giống Dabaco, Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn
Dabaco và Công ty TNHH Chế biến thức phẩm Dabaco. Vốn điều lệ là: 177 tỷ đồng.
Năm 2009: Khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Dabaco công suất 25
tấn/giờ tại Cụm công nghiệp Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh; Siêu thị Dabaco tại phố
Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Sáp nhập Công ty cổ phần thương mại Hiệp Quang và chuyển
thành Công ty TNHH một thành viên do Dabaco sở hữu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
bao bì. Vốn điều lệ là: 254,466 tỷ đồng.
Năm 2010: Khánh thành Nhà máy giết mổ thịt gà công suất 2.000con/giờ tại xã Lạc Vệ,
huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Thành lập Công ty TNHH Bất động sản Dabaco, Công ty
TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Dabaco, Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân
Dabaco và Trung tâm thương mại Dabaco tại Đường Lý Thái Tổ, TP. Bắc Ninh. Khánh
thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại KCN Đại Đồng – Hoàn
Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tái cơ cấu một số đơn vị thành viên theo hình thức
chuyển từ đơn vị hạch toán phụ thuộc thành Công ty TNHH một thành viên do DABACO


làm chủ sở hữu; Sáp nhập Xí nghiệp ngan giống Pháp vào Công ty TNHH ĐT&PT chăn

nuôi gia công.
Năm 2011: Ngày 26/3/2011, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt
Nam. Thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Dabaco và một số Doanh
nghiệp dự án BT. Vốn điều lệ là: 436,111 tỷ đồng.
Năm 2012: Khánh thànhTrung tâm thương mại DABACO Nguyễn Cao. Thành lập Trung
tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống gia súc gia cầm trực thuộc Công ty TNHH
MTV gà giống Dabaco. Vốn điều lệ là: 484,099 tỷ đồng.
Năm 2013: Vốn điều lệ là: 627,419 tỷ đồng
1.2.

Đặc điểm và chức năng
-

Tầm nhìn:

Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất Thức ăn chăn nuôi, giống gia
súc gia cầm và chế biến thực phẩm.
-

Sứ mệnh:

Kiểm soát chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp - thực phẩm, cung cấp cho người tiêu
dùng và thị trường những sản phẩm sạch, an toàn.
-

Mục tiêu:

Đạt được mức thoả mãn người tiêu dùng cao nhất.
Đạt được thị phần tiêu dùng cao nhất.
Sản phẩm đa dạng nhất cùng với chất lượng cao nhất.

Cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người chăn nuôi.
Tiến tới giải quyết đầu ra cho nông dân để chế biến xuất khẩu.


“Dabaco mang lại sự giàu sang cho người chăn nuôi - Sự phồn vinh cho đất nước”.
-

Tiêu chí hoạt động:

Khách hàng là thượng đế, Bạn hàng là trường tồn, Con người là cội nguồn, chất lượng là
vĩnh cửu.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam luôn là người bạn tin cậy của các bạn hàng. Quyền lợi của
khách hàng là quyền lợi của Công ty.
1.3.

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Tập đoàn dabaco Việt Nam – đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới – là một tập đoàn
hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia
súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, DBC còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư
xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. DBC tự hào là
một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
-

Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi:

Dabaco hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 85 tấn/giờ, công
nghệ đồng bộ và tự động hóa được nhập từ những nước có nền sản xuất thức ăn chăn nuôi

phát triển như Mỹ, Pháp, EU…, trong đó có 3 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm;
1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản; 1 nhà máy sản xuất thức ăn cho lợn con và 1 nhà
máy sản xuất thức ăn đậm đặc. Thức ăn chăn nuôi của Dabaco được tiêu thụ ở hầu hết các
tỉnh, thành trên cả nước. Sản phẩm của Dabaco đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008,
ISO 22000:2005 và hàng loạt các giải thưởng chất lượng vàng của Việt Nam và quốc tế.
Phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia Vilas
242. Hiện tại, tập đoàn có 6 thương hiệu thức ăn chăn nuôi bao gồm: Dabaco, Topfeeds,
Kinh bắc, Khangti Vina, Nasaco và Growfeeds.


-

Lĩnh vực sản xuất giống gia súc, gia cầm:

Lợn giống: Dabaco có hệ thống các trang trại nuôi giữ, lai tạo lợn giống gốc cụ kị, ông bà
thuộc các giống Duroc, Piteran, Landat, Yorshire được nhập khẩu từ Canada, Đan Mạch,
Tây Ban Nha, Mỹ… và sản xuất con giống hạt nhân, giống bố mẹ, giống thương phẩm,
tinh lợn cung cấp cho hệ thống chăn nuôi gia công của tập đoàn và bán ra thị trường.
Gà giống: trại gà giống bố mẹ của Dabaco có qui mô và công nghệ, kỹ thuật hiện đại bậc
nhất cả nước, chuyên sản xuất và cung cấp giống gà Hubbard được nhập khẩu từ cộng hòa
Pháp và một số giống gà độc quyền có được từ kết quả nghiên cứu, lai tạo của dabaco
gồm: gà Ji-Dabaco, gà Sơn Tinh (gà 9 cựa) có giá trị cao cả về mặt tinh thần và hiệu quả
kinh tế.
-

Lĩnh vực chăn nuôi gia công:

Dabaco có hệ thống các trang trại chăn nuôi gia công gà, lợn với qui mô lớn, trang thiết bị
hiện đại, tự động hóa và thân thiện với môi trường. Sản phẩm gà thịt, lợn thịt đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định của pháp luật và tiêu

chuẩn haccp, cung cấp cho thị trường và đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy
chế biến thực phẩm của tập đoàn.
-

Lĩnh vực thực phẩm:

Thực phẩm tươi: Dabaco có 1 dây chuyền giết mổ gà được nhập khẩu đồng bộ từ đan
mạch, công suất 2.000 con/giờ và 1 xưởng giết mổ lợn, cung cấp các sản phẩm thịt gà
sạch, thịt lợn sạch cho thị trường.
Các sản phẩm chế biến: Dabaco có 1 nhà máy chế biến với các trang thiết bị, công nghệ
hiện đại nhất hiện nay được nhập khẩu từ châu Âu, sản xuất các sản phẩm như xúc xích,
dăm bông, đồ hộp, giò, chả… với hương vị hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-

Lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản:


Dabaco là chủ đầu tư khu công nghiệp Quế Võ III với tổng diện tích trên 600ha tại huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, Dabaco còn đầu tư xây dựng một số dự án khu đô thị, tổ hợp với qui mô lớn,
hiện đại như: khu đô thị Đền Đô, cụm công nghiệp Hương Mạc, khu đô thị Dabaco Vạn
An, Đình Bảng, Phù Khê…
Các lĩnh vực này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tập đoàn cũng như góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
-

Hoạt động bổ trợ sản xuất – chăn nuôi – tiêu thụ:

Để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, Dabaco còn có 1 nhà máy sản

xuất bao bì nhựa PP, PE tại tỉnh Bắc Ninh và 1 nhà máy sơ chế nguyên liệu chế biến thức
ăn chăn nuôi tại tỉnh Hòa Bình.
Để hỗ trợ lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, Dabaco có trung tâm nghiên cứu ứng dụng
và phát triển giống gia súc gia cầm và trung tâm chẩn đoán thú y thực hiện các chức năng
nghiên cứu, lai tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao và sạch bệnh, tổ chức khảo
nghiệm và ứng dụng trong hệ thống trang trại của tập đoàn và chuyển giao kết quả nghiên
cứu cho người chăn nuôi; lấy mẫu bệnh phẩm, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị giúp
các đơn vị chăn nuôi kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Để hỗ trợ tiêu thụ thực phẩm, Dabaco xây dựng và phát triển chuỗi hệ thống trung tâm
thương mại, siêu thị, nhà hàng và các cửa hàng tiện ích…
1.4.

Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Dabaco


(Nguồn: Website Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco)
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền, quyết
định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông có
toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ:
-

Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty
Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra, có nhiệm vụ:
-


Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi

nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng phát triển và kế
hoạch hoạt động kinh doanh của công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty.
Bầu, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban giám đốc.


-

Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty.
Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Hiện tại Hội đồng quản trị có 7 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó chủ
tịch Hội đồng quản trị và 5 thành viên có nhiệm kỳ là 5 năm.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính
hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.
Ban Tổng Giám đốc: Có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
-

Tổ chức và triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh,

kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty theo đúng
điều lệ, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và HĐQT.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo nhiệm vụ và quyền hạn.
Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh

và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị.
Các phòng ban, bộ phận: thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp theo đúng chức năng của
mình và chịu sự quản lý, nhận nhiệm vụ từ chỉ đạo của ban Tổng Giám đốc.


1.5.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco trong giai đoạn 2015 – 2017
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: đồng

Năm 2015

Chỉ tiêu

Năm 2016

Tỷ
Số tiền

trọng
(%)

1.Doanh thu thuần về BH&CCDV

2.Giá vốn hàng bán

3.Lợi nhuận trước thuế

4.Lợi nhuận sau thuế


5.Vốn kinh doanh bình quân

Năm 2017

Tỷ
Số tiền

trọng

Chênh lệch 2016/2015

Tỷ
Số tiền

(%)

trọng
(%)

5.863.191.770.25
8

Số tiền

Tỷ lệ

Chênh lệch 2017/2016

Số tiền


Tỷ lệ (%)

9,10

(437.206.840.780)

(6,83)

(%)

533.722.707.10
132,72 6.396.914.477.362 126,12

5.959.707.636.582

95,21

4

115,24 5.440.988.453.186 107,27

5.091.990.790.863

81,35

350.048.711.607 6,88

(348.997.662.323)


(6,41)

278.800.140.037

4,45

239.133.880.611 84,32 (243.950.950.954)

(46,67)

5.090.939.741.57
9
283.617.210.38
0

6,42

522.751.090.991 10,31

252.835.571.20
5

198.383.055.14
5,72

451.218.626.346 8,90

200.105.222.090

3,20


4.417.786.212.79
7

1

78,46 (251.113.404.256)

(55,65)

14,81 1.187.002.615.066

23,40

654.455.062.47
100,00 5.072.241.275.271 100,00

6.259.243.890.337 100,00

4

(Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017)


Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Trong năm 2016, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 533.722.707.104
đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 9,10% so với năm 2015. Năm 2017 giảm nhẹ đi
437.206.840.780 đồng tương đương với 6,83% so với năm 2016. Năm 2016 doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nguyên nhân chính là do doanh nghiệp nới lỏng
chính sách tín dụng, tăng cường chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán với khách

hàng khiến cho lượng hàng bán ra tăng lên, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh
nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tăng cường kí kết các hợp đồng thi công cho các
công trình xây dựng. Năm 2017 chỉ giảm nhẹ so với năm trước là do doanh nghiệp vẫn
còn hạn chế các chính sách tín dụng đối với khách hàng.
Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2016 tăng 350.048.711.607 đồng tương đương với 6,88 % so với
năm 2015 và năm 2017 giảm nhẹ 348.997.662.323 đồng tương đương với 6,41% so với
năm 2016. Năm 2017 tăng nhẹ so với 2016 do một lượng hàng hóa bị trả lại do kém chất
lượng. Năm 2016 giá vốn tăng lên đáng kể do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng làm
cho sản lượng hàng hóa bán ra tăng nên giá vốn hàng bán cũng vì thế mà tăng lên. Mặt
khác do giá hàng hóa thu mua đầu vào tăng cũng đẩy giá vốn hàng hóa doanh nghiệp tăng
một lượng lớn so với năm trước.
Lợi nhuận trước thuế:
Trong năm 2016 lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 239.133.880.611 đồng tương đương với
84,32 % so với năm 2015 nhưng lại giảm trong năm 2017 là 243.950.950.954 đồng tương
đương 46,67% so với năm 2016. Do lợi nhuận thuần bị giảm qua các năm và dù lợi nhuận
khác có phát sinh thêm trong năm 2017 thì cũng làm lợi nhuận trước thuế giảm xuống.
Lợi nhuận sau thuế: vì lợi nhuận trước thuế ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế nên là năm
2016 tăng 198.383.055.141 đồng tương đương với 78,46% và năm 2017 giảm
251.113.404.256 đồng tương đương với 55,65%. Trong tương lai, để lợi nhuận sau thuế


tăng lên, doanh nghiệp nên có chính sách quản lý doanh nghiệp, quản lý nợ hợp lý. Luôn
đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn và khả năng tự chủ về tài chính của mình. Nâng
cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, có các chính sách phù hợp với khách hàng để thu hút
thêm nhiều khách hàng hơn nhưng lại giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh bình quân: Vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp có xu hướng
tăng đều với mức tăng trưởng năm 2016 so với 2015 và 2017 so với 2016 lần lượt là
14,81% và 23,40%. Qua đó cho thấy doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng nguồn vốn để
mở rộng quy mô kinh doanh cho công ty.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO
2.1.

Quy mô tài sản và nguồn vốn

2.1.1. Quy mô tài sản
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của Dabaco giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: đồng
Năm 2015

Năm 2016
Tỷ

Chỉ tiêu

Số tiền

trọng

Số tiền

(%)
3.118.937.87

Năm 2017
Tỷ
trọng


Số tiền

(%)
3.228.355.446.

Chênh lệch 2016/2015

Chênh lệch 2017/2016

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

(%)
3.327.953.697.

109.417.571.99

Tỷ lệ
(%)

99.598.251.3

A. Tài sản ngắn hạn


4.056
146.261.18

67,58

050
279.750.579.

58,39

400
225.860.064.

47,62

4
133.489.396.55

3,51

50
(53.890.515.2

3,09
(19,26

I. Tiền và tương đương tiền

3.367
273.332.62


3,17

921
369.523.819.

5,06

701
412.960.275.

3,23

4
96.191.192.00

91,27

20)
43.436.456.0

)

II. Các khoản đầu tư TC NH

7.489
425.348.12

5,92


498
595.261.641.

6,68

514
568.369.376.

5,91

9
169.913.518.35

35,19

16
(26.892.265.5

11,75

3.473
2.248.878.40

9,22

829
1.937.658.395.

10,77


246
2.037.872.432.

8,13

6
(311.220.008.896

39,95

83)
100.214.036.9

(4,52)

4.178
25.117.53

48,73

282
46.161.009.

35,04

223
82.891.548.

29,16


)
21.043.473.97

(13,84)

41
36.730.539.1

5,17

5.549
1.496.272.85

0,54

520
2.300.916.377.

0,83

716
3.661.262.259.

1,19

1
804.643.524.38

83,78


96
1.360.345.882.4

79,57

3.026
5.446.12

32,42

409
5.951.779.

41,61

814
6.573.538.

52,38

3
505.658.99

53,78

05
621.759.

59,12


1.000
1.166.313.80

0,12

999
1.400.713.615.

0,11

999
2.528.553.445.

0,09

9
234.399.815.11

9,28

000
1.127.839.830.3

10,45

III.Các khoản phải thu NH
IV.HTK
V.TSLĐ khác
B. Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn

II.TSCĐ
III. Bất động sản đầu tư

0.521

25,27
0,00

637

25,33
0,00

997

36,18
0,00

6

20,10
-

60

80,52
-


306.733.61

IV. Tài sản dở dang dài hạn

8.251

857.733.716.

109.014.696.2

688
20.600.000.

15,51

948
87.233.693.

13,83

7
20.000.000.00

179,63

60
66.633.693.0

12,71

000
15.917.265.


0,37

082
72.153.168.

1,25

0
(1.262.048.16

3.333,33

82
56.235.903.7

323,46

085
5.529.271.823.

0,29

788
6.989.215.957.

03
1.459.944.133.7

353,30


V. Các khoản đầu tư TC DH

00.000
17.179.31

0,01

VI. Tài sản dài hạn khác

3.254
4.615.210.72

0,37
100,0

7.082

551.000.098.43

6,65
600.0

Tổng tài sản

966.748.412.

0

459


100,00

214

1,03
100,0
0

9)
914.061.096.37
7

(7,35)
19,81

55

(Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017)

26,40


Trong giai đoạn 2015 – 2017, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp tăng đều qua các năm
khi năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đều tăng quy mô song tỷ trọng lại giảm, tài sản dài
hạn thì vừa tăng quy mô lại vừa tăng tỷ trọng cho thấy chiến lược đầu tư tài sản dài hạn để
mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều dự án được mở ra.
Về tài sản ngắn hạn ghi nhận có sự tăng lên của quy mô những lại có sự giảm xuống của
tỷ trọng khi quy mô năm 2016 tăng 109.417.571.994 đồng tương đương với 3,51% so với
năm 2015 trong khi năm 2017 tăng 99.598.251.350 đồng tương đương với 3,09%. Bên

cạnh đó tỷ trọng năm 2015 dạt 67,58%, năm 2016 đạt 58,39% và năm 2017 đạt 47,62%,
cụ thể biến động như sau:
-

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2016 tăng 133.489.396.554 đồng so với
năm 2015 tương đương tăng 91,27% nhưng năm 2017 giảm 53.890.515.220 đồng
tương đương với 19,26%. Trong khi đó tỷ trọng trên tổng tài sản khoản mục này có
sự biến động khi năm 2015 đạt 3,17%, năm 2016 đạt 5,06% và năm 2017 đạt
3,23%. Nguyên nhân của việc tăng dự trữ tiền mặt năm 2016 này là để chi tiêu tại
chỗ, nhằm tránh rủi ro, tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp từ đó kéo
theo thuận lợi trong việc thanh toán với các bạn hàng. Năm 2017 doanh nghiệp chủ
động kiểm soát, quản lý và cân đối các khoản thu chi nên giảm lượng tiền mặt vì
nếu lượng tồn quỹ quá lớn sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm khả năng sinh lời.

-

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2016 tăng 96.191.192.009 đồng tương
đương mức tăng 35,19% so với năm 2015 trong khi năm 2017 chỉ thêm
43.435.456.016 đồng tương đương với 11,75% so với năm 2016 cho thấy doanh
nghiệp đã cắt giảm các khoản mục đầu tư chứng khoán, tập trung cho nguồn vốn
của mình. Tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3 năm cao nhất là năm
2016 với 6,68% trong khi 2015 và 2017 đạt 5,92% và 5,91%.

-

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2016 tăng 169.913.518.356 đồng so với năm
2015 tương đương với mức tăng 39,95%, năm 2017 giảm đi 26.892.265.583 đồng
tương đương 4,52% so với năm 2016. Cùng với đó, tỷ trọng cũng tang lên vào năm
2016 với 10,77% trong khi năm 2015 đạt 9,22%, đến năm 2017 giảm còn 8,13% so
với tổng tài sản. Sở dĩ năm 2016 có sự tăng lên so với các năm còn lại là vì giai



đoạn này các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng do doanh nghiệp nới lỏng chính
sách tín dụng, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp hơn nhưng đồng thời
cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
-

Hàng tồn kho: Khoản mục này có xu hướng giảm vào năm 2016 giảm
311.220.008.896 đồng so với năm 2016 tương đương với 13,84% và năm 2017 tăng
nhẹ trở lại 100.214.036.941 đồng tương đương với mức tang 5,17% so với năm
trước. Cùng với xu hướng giảm quy mô thì tỷ trọng trên tổng tài sản của khoản
mục này cũng giảm dần qua 3 năm với tỷ trọng năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là
48,73%, 35,04% và 29,16%. Năm 2016, do nhu cầu kho giảm nên doanh nghiệp đã
nhập kho giảm đi lượng hàng hóa. Lượng hàng tồn kho giảm, doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm hơn được những chi phí liên quan. Lượng hàng tốn kho của doanh nghiệp
giảm nhẹ là do doanh nghiệp đã có chính sách quản lý tốt hơn và nới lỏng chính
sách tín dụng với khách hàng giúp lượng hàng tồn giảm bớt.

-

Tài sản lưu động khác: bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, tăng
21.043.473.971 đồng trong năm 2016 tương đương với 83,78% so với năm 2015 và
năm 2017 tăng thêm 36.730.539.196 đồng tương đương với 79,57% so với năm
2016. Về tỷ trọng thì có sự tang lên khi năm 2015 đạt 0,54%, năm 2016 đạt 0,83%
và năm 2017 đạt 1,19% đồng thời tỷ trọng của khoản mục này so với tổng tài sản
khá thấp giúp sự cân đối về tài sản hiệu quả hơn.

Về tài sản dài hạn ghi nhận sự tăng lên của các quy mô lẫn tỷ trọng khi tỷ trọng năm 2015,
2016 và 2017 lần lượt là 32,42%, 41,61% và 52,38%. Trong khi đó quy mô năm 2016 tăng
804.643.524.383 đồng tương đương với mức tăng 53,78% so với năm 2015 và năm 2017

tăng 1.360.345.882.405 đồng tương đương với mức tăng 59,12% so với năm 2016, cụ thể
biến động như sau:
-

Các khoản phải thu dài hạn: đều có xu hướng tăng về quy mô với giá trị lần lượt 3
năm liên tiếp là 5.446.121.000 đồng, 5.951.779.999 đồng và 6.573.538.999 đồng
đồng thời tỷ trọng trên tổng tài sản của khoản mục này cũng tăng đều mặc dù tỷ trọng
không nhiều khi luôn nhỏ hơn 1%. Cho thấy chính sách quản lý nợ của doanh nghiệp
hiệu quả.


-

Tài sản cố định: năm 2016 tăng lên 505.658.999 đồng tương đương với 9,28% và
năm 2017 tăng lên 1.127.839.360 đồng tương đương với 80,52% so với năm 2016.
Đồng thời tỷ trọng cũng ghi nhận xu hướng tăng lên khi năm 2015, 2016 và 2017 tỷ
trọng so với tổng tài sản của khoản mục này lần lượt là 25,27%, 25,33% và 36,18%.
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp mua thêm nhiều tài sản cố định là các máy
móc, trang thiết bị phục vụ công việc chế biến, đặc biệt năm 2017.

-

Tài sản dài hạn dở dang: có xu hướng tăng về quy mô khi năm 2016 tăng 179,63%
so với năm 2015 trong khi năm 2017 tăng nhẹ 12,71% so với năm 2016. Trong khi
đó tỷ trọng năm 2015 đạt 6,65% rồi tăng lên 15,51% vào năm 2016 trước khi giảm
nhẹ vào năm 2017 với 13,83%. Điều này là do doanh nghiệp có nhiều tài sản về
hoạt động hỗ trợ chăn nuôi trong quá trình chưa được nghiệm thu.

-


Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: chiếm tỷ trọng đều dưới 1,5% so với tổng tài
sản mặc dù có xu hướng tăng cả về tỷ trọng lẫn quy mô. Khoản mục này năm 2015
đạt 600.000.000 đồng với 0,01%, năm 2016 đạt 20.600.000.000 đồng với 0,37% và
năm 2017 đạt 87.233.693.082 đồng với 1,25%.

-

Tài sản dài hạn khác: Có sự biến động về tỷ trọng qua 3 năm từ 0,37% vào 2015
xuống 0,29% năm 2016 và lại đạt 1,03% năm 2017 cùng với quy mô giảm vào năm
2016 1.262.048.169 đồng tương đương 7,35% so với năm 2015 và năm 2017 tăng
56.235.903.703 đồng tương đương 353,30% so với năm 2016.


2.1.2. Quy mô nguồn vốn
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của Dabaco giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: đồng
Năm 2015

Năm 2016
Tỷ

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ

trọng

Số tiền


trọng

(%)
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II.Nợ dài hạn
B. VCSH
I.VCSH
Tổng Nguồn vốn

2.668.763.190.85
1
2.410.964.470.01
9
257.798.720.832
1.946.447.536.23
1
1.946.447.536.23
1
4.615.210.727.08
2

Năm 2017
Tỷ
Số tiền

trọng

(%)


57,83
52,24
5,59
42,17
42,17

3.210.129.918.95
7
2.629.726.611.851
580.403.307.106
2.339.141.904.50
2
2.339.141.904.50

100,0

2
5.549.271.823.45

0

9

57,85
47,39
10,46
42,15
42,15
100,00


Chênh lệch 2016/2015
Tỷ lệ

Số tiền

(%)

(%)
4.486.599.351.97
7
3.462.415.430.26
5
1.024.183.921.71
2
2.502.616.605.23
7
2.502.616.605.23
7
6.989.215.957.21
4

64,19
49,54
14,65
35,81
35,81

Chênh lệch 2017/2016


541.366.728.10
6
218.762.141.83
2
322.604.586.27
4
392.694.368.27
1
392.694.368.27

100,0

1
934.061.096.37

0

7

20,29
9,07
125,1
4

Tỷ lệ

Số tiền

(%)


1.276.469.433.02

39,7

0

6
31,6

832.688.818.414
443.780.614.606

6
76,4
6

20,17

163.474.700.735

6,99

20,17

163.474.700.735

6,99

1.439.944.133.75


25,9

5

5

20,24

(Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017)


Từ bảng số liệu ta thấy được quy mô nguồn vốn qua 3 năm đều có xu hướng tăng lên về
quy mô, năm 2017 tăng 1.439.944.133.755 tương đương với mức tăng 25,95% so với năm
2016 trong khi năm 2016 tăng 934.061.096.377 đồng tương đương với 20,24% so với năm
2015.
Về nợ phải trả giai đoạn 2015 – 2017 tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng khi năm 2015 đạt
2.668.763.190.851 đồng tương đương tỷ trọng 57,83%, năm 2016 đạt 3.210.129.918.957
đồng tương đương tỷ trọng 57,85% và năm 2017 đạt 4.486.599.351.977 đồng tương
đương tỷ trọng 64,19%, cụ thể biến động như sau:
-

Nợ ngắn hạn: Tăng liên tục qua 3 năm do nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng đi về
chi trả cho các khoản nợ, đặc biệt là khoản phải trả người bán. Doanh nghiệp đã có
thể thể bổ sung bằng nguồn vốn tự có vì thế đã hạn chế vay từ các nguồn bên ngoài,
điều này giúp doanh nghiệp tự chủ và độc lập hơn. Năm 2016 so với năm 2015
tăng 9,07% trong khi năm 2017 so với năm 2015 tăng lên tới 31,66%. Tỷ trọng trên
tổng nguồn vốn lại có sự biến động nhẹ khi năm 2015 đạt 52,24% thì năm 2016 đạt
47,39% và năm 2017 đạt 49,54%.

-


Nợ dài hạn: Quy mô tăng tăng đáng kể cả về quy mô lẫn tỷ trọng giai đoạn 2015
đến 2017. Cụ thể năm 2015 đạt 257.798.720.832 đồng chiếm tỷ trọng 5,59%, năm
2016 đạt 580.403.307.106 đồng chiếm tỷ trọng 10,46% và năm 2017 đạt
1.024.183.921.712 đồng chiếm tỷ trọng 14,65%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp
mở rộng xây dựn các dự án đầu tư, phần vốn đi vay tăng lên khiến khoản mục nợ
dài hạn tăn cả về quy mô lẫn tỷ trọng.

Về vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm vốn góp chủ sở hữu, cụ thể biến động như sau:
-

Vốn góp chủ sở hữu: năm 2016 tăng 392.694.368.271 đồng tương đương với
20,17% so với năm 2015 và tiếp tục tăng 163.474.700.735 đồng trong năm 2017
tương đương với mức tăng 6,99% so với năm 2016. Về tỷ trọng vốn chủ sở hữu có
sự giảm dần qua 3 năm khi năm 2015 đạt 42,17%, năm 2016 đạt 42,15% và năm
2017 chỉ còn 35,81%. Vốn chủ sỡ hữu tăng quy mô là do doanh nghiệp dự kiến giữ
lại nguồn lợi nhuận đạt được của mình nhiều hơn để đảm bảo cho những kế hoạch


lớn trong thời gian tới. Trong khi đó, tỷ trọng giảm đi cho thấy doanh nghiệp đang
sử dụng vốn bên ngoài nhiều hơn vốn tự có, điều này làm giảm đi sự tự chủ tài
chính của doanh nghiệp.
2.2.

Các hệ số tài chính

2.2.1. Hệ số đánh giá khả năng tự chủ tài chính
Bảng 2.4: Khả năng tự chủ tài chính của Dabaco giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

Chỉ tiêu
2.668.763.190.85

4.486.599.351.97

541.366.728.10

1. Nợ phải trả

1
1.946.447.536.23

3.210.129.918.957

7
2.502.616.605.23

6
392.694.368.27


1.276.469.433.020

2. Vốn chủ sở hữu

1
4.615.210.727.08

2.339.141.904.502

7
6.989.215.957.21

1
934.061.096.37

163.474.700.735

3. Tổng nguồn vốn

2

5.549.271.823.459

4

7

1.439.944.133.755

4. Hệ số nợ


0,58

0,58

0,64

0,00

0,06

5. Hệ số vốn chủ sở hữu

0,42

0,42

0,36

(0,00)

(0,06)

6. Hệ số nợ trên VCSH

1,37

1,37

1,79


0,00

0,42

7. Hệ số đòn bẩy tài chính

2,37

2,37

2,79

0,00

0,42

(Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017)
Hệ số nợ được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ
trong việc góp vốn. Các chủ nợ thường thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như vậy
doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, các chủ doanh nghiệp thích tỷ số nợ
cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Nhưng
nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Năm
2015 hệ số nợ trên tổng tài sản là 0,58 lần, năm 2016 vẫn giữ được 0,58 lần và năm 2017
tăng lên là 0,64 lần. Từ các con số này ta thấy được doanh nghiệp đã sử dụng bao nhiêu
đồng nợ trong việc góp vốn qua các năm. Vì doanh nghiệp vay nợ tăng, chủ yếu là chiếm
dụng vốn từ nhà cung cấp và luôn giữ một lượng tài sản ngắn hạn nhất định nên ta thấy
được việc góp vốn bằng nợ của doanh nghiệp không cao. Tuy nhiên với mức xấp xỉ 0,6
cho thấy hệ số nợ đang duy trì tốt hiệu quả cho doanh nghiệp.
Các hệ số còn lại đều là hệ quả tương đương với hệ số nợ, có hệ số nợ thì có các hệ số còn



lại qua đó cho thấy các hệ số của doanh nghiệp đều đạt mức an toàn.


2.2.2. Các hệ số đánh giá tình hình đảm bảo vốn kinh doanh
Bảng 2.5: Tình hình đảm bảo vốn cho HĐSXKD của Dabaco giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: đồng
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tỷ
Số tiền

Chỉ tiêu

Tỷ

trọng

Số tiền

2. Nguồn VLĐ tạm thời
Tổng

2.204.246.257.06
3

2.410.964.470.01

47,76

9
4.615.210.727.08
2

Tỷ

Tỷ lệ

Chênh lệch 2017/2016

trọng
(%)

Số tiền

2.919.545.211.608

52,61

3.526.800.526.949

50,46

715.298.954.545

32,45


607.255.315.341

20,80

52,24

2.629.726.611.851

47,39

3.462.415.430.265

49,54

218.762.141.832

9,07

832.688.818.414

31,66

100,0

5.549.271.823.45

0

9


100,00

6.989.215.957.214

100,00

934.061.096.377

20,24

1.439.944.133.755

25,95

(%)

Số tiền

(Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017)
Bảng 2.6: Chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho HĐSXKD của Dabaco giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch

Chênh lệch

2016/2015

2017/2016


4,85%

(2,15)%

49,54 %

(4,85)%

2,15 %

598.628.834.19

(134.461.732.865

(109.344.569.838

9

)

)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1. Hệ số tài trợ thường xuyên


47,76 %

52,61%

50,46%

2. Hệ số tài trợ tạm thời

52,24 %

47,39%

3. Vốn hoạt động thuần

707.973.404.037

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

trọng
(%)

Số tiền

(%)
1. Nguồn VLĐ thường xuyên

Chênh lệch 2016/2015


(733.090.567.064)

Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017

(%)


Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2016 tăng 715.298.954.545 đồng tương đương
với mức tăng 32,45% so với năm 2015 trong khi năm 2017 tăng 607.255.315.341 đồng
tương đương với mức tăng 20,80% so với năm 2016. Nguồn vốn lưu động tạm thời năm
2016 tăng 218.762.141.832 đồng tương đương với mức tăng 9,07% so với năm 2015 trong
khi năm 2017 tăng 832.688.818.414 đồng tương đương với mức tăng 31,66% so với năm
2016. Điều này dẫn đến xu hướng tăng đều của tổng nguồn vốn lưu động qua 3 năm khi
năm 2016 tăng 934.061.096.377 đồng tương đương với 20,24% so với năm 2015 và năm
2017 tăng 1.439.944.133.755 đồng tương đương với 25,95% so với năm 2016.
Sự biến động trên là nguyên nhân cho sự biến động của hệ số tài trợ thường xuyên và hệ
số tài trợ tạm thời của doanh nghiệp.
Hệ số tài trợ thường xuyên: So với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn
lưu động thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm, trị số này càng lớn thì tính ổn định và
cân bằng tài chính càng cao và ngược lại. Hệ số này tại Dabaco đều xung quanh mức 50%
khi 3 năm lần lượt là 47,76%, 52,61% và 50,46% cho thấy doanh nghiệp vẫn có sự tài trợ
trung bình.
Hệ số tài trợ tạm thời: So với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn lưu
động tạm thời chiếu bao nhiêu phần trăm, trị số này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng
tài chính càng cao và ngược lại. Hệ số này đều xoay quanh mức 50% khi 3 năm lần lượt là
52,24%, 47,39% và 49,54% cho thấy doanh nghiệp vẫn có sự tài trợ trung bình.


2.2.3. Các hệ số đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Dabaco giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu

Chênh lệch 2016/2015

Chênh lệch 2017/2016

ĐVT

2015

2016

2017

Số tuyệt đối

Tỷ lệ (%)

Số tuyệt đối

Tỷ lệ (%)

1. Tổng tài sản

đồng

4.615.210.727.082

5.529.271.823.459


6.989.215.957.214

914.061.096.377

19,81

1.459.944.133.755

26,40

2. Tài sản lưu động

đồng

3.118.937.874.056

3.228.355.446.050

3.327.953.697.400

109.417.571.994

3,51

99.598.251.350

3,09

3. Vốn băng tiền


đồng

146.261.183.367

279.750.579.921

225.860.064.701

133.489.396.554

91,27

(53.890.515.220)

(19,26)

4. Hàng tồn kho

đồng

2.248.878.404.178

1.937.658.395.282

2.037.872.432.223

(311.220.008.896)

(13,84)


100.214.036.941

5,17

5. Nợ ngắn hạn

đồng

2.410.964.470.019

2.629.726.611.851

3.462.415.430.265

218.762.141.832

9,07

832.688.818.414

31,66

6. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn [(2):(5)]

lần

1,29

1,23


0,96

(0,07)

(5,10)

(0,27)

(21,71)

7. Hệ số thanh toán nhanh {[(2)-(4)]:(5)}

lần

0,36

0,49

0,37

0,13

36,01

(0,12)

(24,09)

8. Hệ số thanh toán tức thời [(3):(5)]


lần

0,06

0,11

0,07

0,05

75,36

(0,04)

(38,68)

9. Hệ số thanh toán tổng quát (1) : (5)

lần

1,91

2,10

2,02

0,19

9,84


(0,08)

(4,00)

Nguồn: BCTC hợp nhất Tổng Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 2015, 2016, 2017


So với năm 2015, năm 2016 có sự biến động khi tổng tài sản tăng lên 914.061.096.377
đồng tương đương với mức tăng 19,81%, tài sản lưu động tăng lên 109.417.571.994 đồng
tương đương với mức tăng 3,51%, vốn bằng tiền tăng lên 133.489.396.554 đồng tương
đương với mức tăng 91,27%, hàng tồn kho giảm xuống 311.220.008.896 đồng tương
đương với mức giảm 13,84%, nợ ngắn hạn tăng lên 218.762.141.832 đồng tương đương
với mức tăng 9,07%. So với năm 2016, năm 2017 có sự biến động khi tổng tài sản tăng
lên 1.459.944.133.735 đồng tương đương với mức tăng 26,40%, tài sản lưu động tăng lên
99.598.251.350 đồng tương đương với mức tăng 3,09%, vốn bằng tiền giảm đi
53.890.515.220 đồng tương đương với mức giảm 19,26%, hàng tồn kho tăng lên
100.214.036.941 đồng tương đương với mức tăng 5,17%, nợ ngắn hạn tăng lên
832.688.818.414 đồng tương đương với mức tăng 31,66%. Các chỉ tiêu trên cấu thành nên
các chỉ tiêu khả năng thanh toán, nên sự biến động trên đã ảnh hưởng đến sự biến động
của các hệ số thanh toán cụ thể như sau:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn hệ
số này phải lớn hơn 1 và các nhà đầu tư thường mong muốn lớn hơn 2. Năm 2015 và 2016
hệ số này là 1,29 lần và 1,23 lần, năm 2017 giảm đi 0,96 lần. Doanh nghiệp gần như đảm
bảo được hoặc đảm bảo chưa đầy đủ cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng
TSNH ở giai đoạn này.
Hệ số thanh toán nhanh: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng TSNH (trừ hàng tồn kho) có thể huy động ngay để thanh toán. Chỉ tiêu này
cần lớn hơn 0,5 để đảm bảo sự an toàn vì trong các khoản nợ ngắn hạn có những khoản đã

và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chưa đến hạn
chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay. Năm 2015 và 2016 hệ số khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp là 0,36 lần và 0,49 lần; năm 2017 tăng lên là 0,37 lần. Qua các
năm hệ số này thường ở mức dưới an toàn, do đó ta thấy được lượng vốn bằng tiền mặt
của doanh nghiệp chưa bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ.
Hệ số thanh toán tức thời: cho biết với lượng tiền và tương đương tiền là có doanh nghiệp
có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn trả hay


không. Hệ số khả năng thanh toán tức thời ≥ 1 thì doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng
thanh toán tức thời và ngược lại khi < 1 thì doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh
toán tức thời. Hệ số này qua các năm đều nhỏ hơn 1 do đó doanh nghiệp không đảm bảo
khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn trả của mình. Doanh nghiệp cần
phải chú ý để tăng khả năng thanh toán tức thời của mình trong tương lai.
Hệ số thanh toán tổng quát: phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp
hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải
trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Nếu hệ số này > 1 chứng tỏ khả năng thanh toán
của doanh nghiệp là tốt và hệ số này < 1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh
nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn. Tại Dabaco, hệ số này đều ở mức cao
khi năm 2015 đạt 1,91 lần thì năm 2016 và 2017 đạt 2,10 lần và 2,02 lần. Qua đó, chứng
tỏ khả năng thanh toán tổng quát là an toàn cho doanh nghiệp.


×