Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (hải sản) của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195 KB, 11 trang )

Nhóm 2: Trình bày thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
của Việt Nam( thuỷ hải sản).
Giới thiệu:
Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại . Thực phẩm
thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Không những
là nguồn thực phẩm , thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận
dân cư làm nghề khai thác , nuôi trồng , chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho
nghề cá như : Cảng , bến , đóng sửa tàu thuyền , sản xuất nước đá , cung cấp dầu nhớt, cung
cấp các thiết bị nuôi , cung cấp bao bì ... và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân . Theo ước
tính có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành
thuỷ sản .

Nội dung:
1. Xuất khẩu.
1.

Khái niệm xuất khẩu:

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế và thu về ngoại tệ
nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước
nâng cao mức sống nhân dân
2.

Chức năng.

Chức năng cơ bản của hoạt động xuất khẩu là mở rộng lưu thông hàng hóa giữa trong nước
với nước ngoài.
-Tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước.
-Thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất trong nước.
-Tăng hiệu quả sản xuất
3.



Nhiệm vụ của xuất khẩu

-Nghiên cứu chiến lược, chính sách và công cụ nhằm phát triển TMQT nói chung, hoạt động
xuất khẩu nói riêng, hướng tiềm năng, khả năng kinh tế nói chung và sản xuất hàng hoá dịch
vụ của nước ta nói riêng vào sự phân công lao động quốc tế . Ra sức khai thác có hiệu quả
mọi nguồn lực cua đất nước, không đánh giá mình quá cao, quá lạc quan cũng như không tự ti
đánh giá mình quá thấp, từ đó bỏ lỡ cơ hội làm ăn với nước ngoài, liên kết và đan xen vào
chương trình kinh tế thế giới.
-Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa đựng nhiều hàm
lượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
-Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những
đòi hỏi cuả thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn
và khả năng cạnh tranh cao.
-Mở rộng thị trường và đa phương hoá đối tác.
-Hình thành các vùng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo các chân hàng vững chắc, phát
triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu.


-Xây dựng các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược, từ đó có kế hoạch phát triển và mở
rộng mặt hàng chủ lực.
2. Thị trường thuỷ hải sản thế giới.

- Thị trường trao đổi thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 quốc
gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thuỷ sản như
Mỹ, Pháp, Anh...
15 nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới 2015

Xếp hạng


Nước

Thu hoạch thủy sản hàng năm

1

Trung Quốc

58.8 triệu tấn

2

Indonesia

14.4 triệu tấn

3

Ấn Độ

4.9 triệu tấn

4

Việt Nam

3.4 triệu tấn

5


Philippines

2.3 triệu tấn

6

Bangladesh

2.0 triệu tấn

7

Hàn Quốc

1.6 triệu tấn

8

Na Uy

1.3 triệu tấn

9

Chile

1.2 triệu tấn

10


Ai Cập

1.1 triệu tấn

11

Nhật Bản

1.0 triệu tấn


Xếp hạng

Nước

Thu hoạch thủy sản hàng năm

12

Myanmar

0.96 triệu tấn

13

Thái Lan

0.93 triệu tấn

14


Brazil

0.56 triệu tấn

15

Malaysia

0.52 triệu tấn

Theo: World Atlas 3/2017
Top các nước xuất khẩu cá và thủy sản lớn nhất thế giới 2015

Xếp hạng

Nước

Thu nhập từ xuất khẩu thuỷ hải sản

10

Indonesia

($3.11 Billion USD)

9

The Netherlands


($3.13 Billion USD)

8

Sweden

($3.7 Billion USD)

7

Chile

($4.0 Billion USD)

6

Canada

($4.2 Billion USD)


5

India

($4.6 Billion USD)

4

USA


($5.1 Billion USD)

3

Vietnam

($5.8 Billion USD)

2

Norway

($8.8 Billion USD)

1

China

($14.1 Billion USD)

Theo: World Atlas 3/2017
Cái bảng nầy anh duy chỉnh giúp e nha
Trong đó thì Trung Quốc đã thay thế Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất
thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 14.1 tỷ Đô la, ngoài ra Trung Quốc cũng là quốc gia
nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật với kim ngạch nhập khẩu đạt 8 tỷ đô
la. Việt Nam đã tăng vị trí trong các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới( từ thứ 8 thế
giới năm 2012 với sản lượng là hơn 1.6 triệu tấn lên đứng thứ 4 thế giới với kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản năm 2017 là 3.4 triệu tấn.
3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản tại Việt Nam.

A) Lợi thế:

- Việt Nam có nhiều yếu tố thiên nhiên ban tặng như đường bờ biển dài, hệ thống sông, hồ đa
dạng rất thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy sản. Biển của Việt Nam có nhiều dòng hải lưu
nóng, lạnh khác nhau nên nguồn cá, hải sản khá phong phú. Ngư dân Việt Nam có truyền
thống đi biển khai thác hải sản lâu đời, hình thành các làng nghề đánh cá xa bờ cũng như có
đặc điểm tính cách phù hợp với phát triển ngư nghiệp.

- Chính phủ cũng đã quan tâm và tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này, tạo lập hệ
thống sản xuất – kinh doanh có chiến lược, bài bản. Nhờ đó, hải sản Việt Nam đã xây dựng
được thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng trong khu vực và thế giới ưa chuộng.


- khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi.Đối với mặt hàng thủy sản, Hiệp
định EVFTA sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên). Trong Hiệp
định CPTPPP, Canada và Peru sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn về 0% ngay khi hiệp định có
hiệu lực.Tương tự với mặt hàng tôm, sau khi EVFTA và CPTPPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ
được cắt giảm thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu và cả thuế xuất khẩu tôm chế biến vào EU và
khối CPTPPP; trong khi đó Ấn Độ( quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam về tỷ trọng
xuất khẩu tôm vào EU) không phải thành viên CPTPP, quá trình đàm phán FTA giữa Ấn Độ
và EU cũng đang bị tạm ngưng. Khi EVFTA, CPTPP có hiệu lực, việc cắt giảm các dòng thuế
sẽ giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam hạ giá thành đáng kể, nâng cao khả năng cạnh tranh và
kim ngạch xuất khẩu.
B) Tình hình sản xuất thuỷ sản tại Việt Nam:

Bảng 1: Thứ hạng, trị giá và tỷ trọng của một số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt
Nam trong năm 2017
Tên nhóm hàng


Thứ hạng

Trị giá
(Tỷ USD)

Tỷ trọng*
(%)

Điện thoại các loại & linh kiện

1

45,27

21,2

Hàng dệt may

2

26,04

12,2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện

3

25,94


12,1

Giày dép các loại

4

14,65

6,8

Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng khác

5

12,77

6,0

Thủy sản

6

8,32

3,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan.
(Ghi chú:* Tỷ trọng là tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả

nước).
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong năm 2017, các doanh nghiệp Việt
Nam đã xuất khẩu hơn 8,3 tỷ USD thủy sản các loại, tăng 18% so với kết quả thực hiện trong
năm 2016. Với kết quả này, thủy sản là nhóm hàng đứng thứ 6 trong số các nhóm hàng xuất
khẩu chính của Việt Nam trong năm 2017.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cả năm 2017, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 7,28
triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2016, bao gồm sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 3,42 triệu
tấn, tăng 5,7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng trên 3,86 triệu tấn, tăng 5,5%; diện tích nuôi


trồng 1,1 triệu ha. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng chiếm 53,0% tổng sản lượng (năm 2016 là
54,2%).
Đến nay, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị trường trên thế giới.Theo Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong
năm 2017 đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm 2016. Đóng góp lớn nhất vào xuất
khẩu thủy sản vẫn là mặt hàng tôm với mức tăng trưởng trên 21%, giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỷ
USD. Tiếp đến là mặt hàng cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc
đều có khả năng chạm mức gần 600 triệu USD, tăng lần lượt 16% và 42% so với năm 2016.
Biểu đồ 1: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn năm 2010 - 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì thời điểm xuất khẩu thủy sản ở mức cao
trong năm là từ tháng 8 đến tháng 10 với mức bình quân là 820 triệu USD/tháng, gấp 1,5 lần
so với mức bình quân của các tháng đầu năm.


Báo cáo của Tổng cục Thủy sản( năm 2017) về tổng quan
ngành thuỷ sản Việt Nam.
Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng
bình quân là 9,07%/năm.Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh,

sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần
của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải
thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức
tăng bình quân 6,42%/năm.
C) Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam.

Biểu đồ 1: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn
năm 2010 - 2017


Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì thời điểm xuất khẩu thủy sản ở mức cao
trong năm là từ tháng 8 đến tháng 10 với mức bình quân là 820 triệu USD/tháng, gấp 1,5 lần
so với mức bình quân của các tháng đầu năm.
Trong năm 2017, EU đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất
của Việt Nam với trị giá đạt 1,46 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016. Các thị trường khác
tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với
năm 2016; Nhật Bản: 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%; Trung Quốc: 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 59,4%;
Hàn Quốc: 779 triệu USD, tăng 28,1%…
D)Chất lượng và chủng loại xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại
thủy sản đông lạnh…
- Sự tăng trưởng ấn tượng của XK tôm là đóng góp quan trọng nhất vào thành công lớn của
XK thủy sản 2017. Sau khi giảm nhẹ trong quý I (giảm 0,1%), từ quý II, XK tôm đã tăng
trưởng mạnh mẽ trở lại với mức tăng tới 52% so với quý I và 30% so với quý II/2016. Từ đó
đến cuối năm 2017, XK tôm liên tục tăng trưởng ở mức cao. Hết tháng 11, XK tôm đã đạt gần
3,5 tỷ USD, tăng gần 22% so cùng kỳ 2016.XK mực, bạch tuộc trong 11 tháng đạt 565 triệu
USD, tăng 48% so cùng kỳ 2016. XK cá ngừ đến hết tháng 11 đạt 541 triệu USD, tăng 19%
so cùng kỳ .

- Sản phẩm XK chủ lực thứ 2 sau tôm là cá tra, tuy không có mức tăng trưởng ấn tượng như
các sản phẩm nói trên, nhưng vẫn tăng nhẹ 5% trong 11 tháng đầu năm 2017 và đạt 1,6 tỷ
USD

E) Thị trường và giá cả thủy hải sản Việt Nam.

Về thị trường, năm 2017 đã chứng kiến sự thay đổi vị trí của thị trường số 1. Trong nhiều năm
qua, Mỹ luôn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Nhưng sang năm 2017, XK thủy
sản sang Mỹ đã giảm sút, chủ yếu liên quan đến 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra. Trong
khi tôm XK sang Mỹ giảm vì thuế CBPG ở mức cao, thì cá tra lại gặp khó bởi Bộ Nông


nghiệp Mỹ tiến hành thanh tra 100% lô hàng cá da trơn NK kể từ đầu tháng 8/2017. Trong 11
tháng đầu năm 2017, giá trị XK thủy sản sang Mỹ đã giảm 2,4% so cùng kỳ 2016 và chỉ đạt
1,303 tỷ USD.

Bù lại, XK thủy sản sang các thị trường chủ lực khác lại tăng mạnh như EU tăng 21,6% trong
11 tháng đầu năm 2017, Nhật Bản tăng 20,1%, Trung Quốc và Hồng Kông tăng 52,8%, Hàn
Quốc tăng 27,9%, ASEAN tăng 14,6%, Brazil tăng 63,5%... Đặc biệt, với mức tăng trưởng
cao, EU đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong 11
tháng đầu năm 2017, với giá trị 1,36 tỷ USD.
F) Khó khăn:

- Ngành thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các
vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại từ các nước: Nhật Bản, Canada, Mỹ,
cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khối ASEAN.
Từ ngày 23/10/2017, EU đã ban hành cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của
Việt Nam dù Việt Nam đã nỗ lực áp dựng các quy định IUU của EU từ đầu năm 2010. Điều
này đã và đang ảnh hưởng tới XK hải sản của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm mực, bạch

tuộc, 4 tháng đầu năm 2018, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đã giảm 20% so với
cùng kỳ năm trước. Còn đối với cá ngừ, do nguồn nguyên liệu để sản xuất XK từ trong nước
không nhiều, chủ yếu là từ nguồn NK nên thời gian qua các Việt Nam vẫn đẩy mạnh được
XK cá ngừ sang EU và chưa bị ảnh hưởng rõ của việc "cảnh báo thẻ vàng", do đó, 4 tháng
đầu năm nay, XK các ngừ sang EU vẫn tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhưng việc cảnh báo này có thể làm tăng nguy cơ các lô hàng bị trả về nếu các DN không
chứng minh được tính minh bạch về nguồn gốc khai thác của lô hàng, đồng thời các lô hàng
cá ngừ của Việt Nam khi xuất sang sẽ tốn thêm chi phí và thời gian để kiểm tra về nguồn gốc.
Còn đối với mực, bạch tuộc, mặt hàng thu gom nguyên liệu từ nhiều nguồn, nhiều tàu hàng,
DN gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục theo quy định của EC, nên XK sang
EU đang giảm.

Còn tại Mỹ, chương trình giám sát thủy sản NK (SIMP) đã được đưa ra nhằm ngăn chặn IUU
đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 cũng đang gây khó khăn cho DN XK hải sản.

- Các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu như: rào
cản thuế quan (thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng,
thuế chống bán phá giá…) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập
khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, rào cản kỹ thuật…).
Cụ thể, tại thị trường Nhật Bản, các sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam đang phải chịu
mức thuế suất bất lợi. Cụ thể là đối với hai mặt hàng cá ngừ vây vàng đóng hộp (mã
HS160414092) và thăn cá ngừ hấp đông lạnh (mã HS160414099) đang phải chịu mức thuế
suất cao hơn so với của Thái Lan Philippines. Với mức thuế suất này các sản phẩm cá ngừ chế
biến Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước cùng khu vực. Hai mặt hàng này, từ
mùng 01/4/2009 Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 4,8% tiếp đó giảm xuống


còn 1,6% kể từ tháng 4/2011 và xuống còn 0% từ tháng 4/2012. Còn Philipin cũng đang được
hưởng mức thuế 4,8% tiếp đó sẽ giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 và 1,2% từ tháng

4/2012 và xuống còn 0% từ tháng 4/2013. Trong khi các DN XK cá ngừ của Việt Nam vẫn
đang phải chịu mức thuế suất 7,2% theo GSP giữa Việt Nam và Nhật Bản, và 9,6% theo
VJEPA, và thậm chí cũng không được cắt giảm hàng năm đến 0% như những nước này.
- Nguyên liệu thiếu ổn định là một hạn chế lớn của thủy sản Việt Nam trong thời gian qua.
Có thời điểm giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao (giữa
2017) nhưng người nuôi cũng không đủ nguồn cá để cung cấp; đồng thời, khi đối mặt với
những yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn ASC, BAP,
HACCP và những yêu cầu khác theo Đạo luật Farmbill của Mỹ cũng không nhiều như thị
trường mong đợi. Nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản cũng gặp khó khăn khi nguyên liệu
cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ như nghêu, sò huyết được chứng nhận MSC lại không đủ
phục vụ cho chế biến.
- Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống
nuôi trồng, đánh bắt… còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành qui trình công nghệ
mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô.
4. Giải pháp




Giải pháp hoàn thiện chính sách và cơ sở dữ liệu
- Chính phủ phải rà soát, bổ sung các văn bản QPPL cùng với các quy định chặt chẽ
về sản xuất từ nuôi trồng thủy sản đến chế biến và xuất khẩu ra thị trường
-Chính phủ phải điều chỉnh và bổ sung chính sách, quy định tiêu chuẩn về về nhập
khẩu sản phẩm thuỷ sản và nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu phù hợp
với chuẩn mực quốc tế được Việt Nam thoả thuận trong các FTA.
-Bổ sung vào hệ thống tiêu chuẩn thuỷ sản các quy định về truy xuất nguồn gốc,quy
định trách nhiệm bảo quản, chế biến và tiêu thụ xuất khẩu, quản lý một cửa chuyên
nghiệp được chấp nhận trong các hiệp định FTA trên nền tảng tiêu chuẩn quốc tế
(SPS, TBT. Codex ...).
- Chính phủ cũng cần thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, cập nhật thường xuyên các quy

định pháp luật, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật, các
thông tin về thị trường, và các cam kết quốc tế của Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và của
một số thị trường nhập khẩu chính khác
- Chính Phủ nên xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác quốc tế với các đối tác truyền
thống, đối tác tiềm năng phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế của ngành.
Giải pháp đối với ngành thủy sản
Thứ nhất, tăng cường việc ký kết các Hiệp định, Thoả thuận hợp tác nghề cá và
đường dây nóng với các nước nhằm giảm thiểu áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản,
đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho ngư
dân khai thác trên biển.
Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ nhằm nâng cao trình độ sản xuất một số đối tượng sản phẩm thủy sản
quốc gia, chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá ngừ,…
Thứ ba, tranh thủ hợp tác với các nước phát triển, các tổ chức quốc tế nhằm
tăng cường năng lực, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật cho
ngành Thủy sản
Thứ tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhằm phát triển nuôi thủy sản
ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho


khai thác xa bờ; liên doanh xây dựng các khu chế biến thuỷ sản hiện đại mang tính
liên kết vùng phục vụ cho xuất khẩu
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng thủy sản, thể hiện ở hai
nội dung sau: Nâng cao năng lực giải quyết các rào cản kỹ thuật trong thương mại
thuỷ sản quốc tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành hàng bền
vững với sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu lớn trong tái cơ cấu ngành thủy sản
Thứ sáu, ngành thủy sản cần xây dựng Chiến lược phát triển ngành hàng thủy
sản quốc gia đối với ngành hàng Tôm, Cá tra, Cá ngừ, Cá rô phi trên cơ sở lấy định
hướng xuất khẩu làm động lực cho sản xuất, chế biến, bảo đảm nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững các ngành hàng thủy sản này.




Thứ bảy, bước tiếp theo là ngành thủy sản cần xây dựng Thương hiệu quốc gia đối
với sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trước mắt, tập trung xây
dựng thương hiệu Tôm Việt Nam, thương hiệu Cá tra Việt Nam và thương hiệu Cá
ngừ Việt Nam bảo đảm các yêu cầu theo chuẩn quốc tế, gắn với chỉ dẫn xuất xứ địa
lý của Việt Nam.
Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản
- Nuôi trồng và chế biến :
Để thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD trong năm 2017, các
doanh nghiệp thuỷ sản- đặc biệt đối với mặt hàng tôm và cá tra - cần tập trung khai
thác lợi thế của lĩnh vực nuôi trồng và khai thác.
Với ngành tôm, dù là cường quốc về xuất khẩu tôm nhưng Việt Nam lại chưa
hoàn toàn chủ động được con giống mà vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Vì vậy,
muốn ngành tôm phát triển bền vững, về phía nhà nước cần xây dựng trung tâm
giống quốc gia để kiểm soát chất lượng tôm từ gốc.

-

Tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu
Các doanh nghiệp thủy sản cần chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, cụ thể là
đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tập trung phụ thuộc quá nhiều vào một thị
trường.
Bộ Công thương cần chủ động tuyên truyền về các hiệp định tự do thương mại
mà Việt Nam tham gia, và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong quá trình giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp.

5.Kết Luận




×