Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Nhận dạng và phân tích rủi ro tài chính đến dự án xây dựng điển hình bệnh viện công nghệ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN VIẾT HUY

NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO
TÀI CHÍNH ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG –
ĐIỂN HÌNH BỆNH VIỆN CÔNG NGHỆ CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp
Mã số ngành: 60580208

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN VIẾT HUY

NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI
CHÍNH ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG – ĐIỂN HÌNH
BỆNH VIỆN CÔNG NGHỆ CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp
Mã số ngành : 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng10 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS Phạm Hồng Luân
TS Trịnh Thùy Anh

PGS.TS Nguyễn Thống
TS Trần Quang Phú
TS Chu Việt Cường

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy Viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015..

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN VIẾT HUY

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 08/04/1973


Nơi sinh: Đà

Nẵng Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp MSHV:1341870012
I- Tên đề tài NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN DỰ ÁN
XÂY DỰNG – ĐIỂN HÌNH BỆNH VIỆN CÔNG NGHỆ CAO
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Xác định các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến các dự án xâ y dựng –
điển hình là bệnh viện công nghệ cao bằng cách tham khảo nghiên cứu
có trước, các bài báo khoa học được thống kê và sàng lọc thông qua bảng
câu hỏi khảo sát với các chuyên gia, kỹ sư xây dựng nhiều kinh nghiệm.

-

Xếp hạng và phân loại theo tính chất và mức độ tác động của các nhân tố
đối với dự án bằng kỹ thuật phân tích nhân tố

-

Định lượng mức độ tác động của các nhân tố rủi ro bằng kỹ thuật phân
tích mô phỏng Monte Carlo cho chỉ tiêu tài chính của một dự án xây dựng
điển hình.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/09/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến thầy TS Lương Đức Long đã định hướng và tận
tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các quý thầy cô Khoa Kỹ Thuật Xây
Dựng, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Tất cả những kiến thức, kinh
nghiệm các thầy cô đã truyền đạt trong suốt quá trình học cũng như
những góp ý quý báu của các thầy cô về luận văn này sẽ mãi là hành
trang quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và công
tác sau này.
Xin chân thành cám ơn tất cả những người bạn cao học lớp

13SXD11, các người bạn lớp xây dựng K33, các đồng nghiệp , các đối tác
trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn, các bạn đã đóng góp
những kinh nghiệm quý báo cũng như động lực để tôi có thể hoàn thành
tốt luận văn này.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình, những
người bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh, quan tâm, động viên và giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2015

Trần Viết Huy


3

TÓM TẮT
Ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
và tương tác với hầu hết các lĩnh vực của con người. Tuy nhiên, sự phức tạp
và không chắc chắn vốn có, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn xuất phát
từ những đặc thù riêng của ngành như thời tiết, địa hình, địa chất, tính độc
lập của mỗi dự án, thời gian thực hiện kéo dài…, khi đưa Dự án vào khai
thác đã tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện cũng như công tác
quản lý dự án. Quản lý rủi ro là một chức năng của quản lý dự án,
trong đó nhận dạng và phân tích rủi ro là hai bước khá quan trọng trong
công tác quản lý rủi ro, nó đòi hỏi phải được chú trọng ngay từ lúc khởi đầu
đến lúc kết thúc dự án nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Mục tiêu của luận văn này là nhận dạng và phân tích những nhân tố rủi
ro tài chính tác động đến các dự án xây dựng – điển hình bệnh viện công
nghệ cao tại các thành phố lớn. Các nội dung nghiên cứu chính của luận văn
được tóm tắt như sau:

-

Xác định các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến các dự án xây dựng
lớn (cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện công nghệ cao,…) bằng cách
tham khảo nghiên cứu có trước, các bài báo khoa học được thống kê và
sàng lọc thông qua bảng câu hỏi khảo sát với các chuyên gia, kỹ sư xây
dựng nhiều kinh nghiệm ;

- Xếp hạng và phân loại theo tính chất và mức độ tác động của các nhân
tố đối với dự án bằng kỹ thuật phân tích nhân tố;
-

Định lượng mức độ tác động của các nhân tố rủi ro bằng kỹ thuật phân tích
mô phỏng Monte Carlo cho chỉ tiêu tài chính của một dự án xây dựng cụ
thể;

-

Dựa vào các kết quả phân tích, đề xuất một số giải pháp để ứng
phó rủi ro nâng cao mức độ thành công của dự án.


4

ABSTRACT
The construction industry plays an important role in the national
economy and interact with most felds of human. However, the complexity
and uncertainty inherent, contains many potential risk factors derived from
the particularities of the industry such as weather, topography, geology,
independent of each project, the extended implementation period...,

when putting the project into operation has

create many diffculties in the

implementation process as well as project management. Risk management is
a function of project management, including identifcation and risk analysis
are two important steps in the management of risk, it requires atention
right from the beginning to the end of the project in order to minimize
the risks that may occur.
The objective of this thesis is to identify and analyze the financial risk
factors affecting the construction projects - typically high-tech hospital in big
cities. The main research contents of the thesis are summarized as follows:
-

Identify the risk factors affecting financing large construction projects
(office buildings, apartment buildings, hospitals, high-tech,...) by referring
to previous research, the scientific article statistics and screened through
a questionnaire survey of experts, construction engineers experienced

-

Ratings and classifed according to the nature and extent of the
impact factor for the project by factor analysis technique;

-

Quantifying the extent of the impact of risk factor analysis techniques
in Monte Carlo simulation for fnancial indicators of a specifc
construction project ;


-

Based on the analysis results, a number of solutions proposed to
address risks raising the level of success of the project.


5

MỤC LỤ C:
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………… 1-4
1.1 Giới thiệu chung….………………………………………………………………………… 1
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu……………………………………………………………... 2
1.3 Mục têu nghiên cứu……………………………………………………………………… 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………. 3
1.5 Đóng góp dự kiến của luận văn…………………………………………………..……… 3
Chương 2: TỔNG QUAN…………………………………………………………………..... 5-19
2.1 Dự án, dự án đầu tư…………………………………………………………………….…. 5
2.2. Rủi ro………………………………………………………………………………….……. 6
2.3 Các nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 9
2.3.1 Tình hình quản lý rủi ro hiện nay……………………………………………….. 9
2.3.2 Nhận dạng rủi ro……………………………………………………………… 10
2.3.3 Rủi ro chi phí………………………………………………………..………….. 11
2.3.4. Rủi ro tiến độ…………………………………………………………………… 13
2.3.5 Rủi ro chi phí và tến độ…………………………………………..…………… 15
2.4 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây………………………………………………….. 18
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu ……….………………………………………………….. 18
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………..…..

20-32


3.1 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………..……………… 20
3.2 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu……………………………………...………20
3.2.1 Thu thập số liệu nghiên cứu………………………….………………………… 21
3.2.2. Phân tích định tính rủi ro……………………………………………………… 26
3.2.3. Phân tích định lượng rủi ro……………………………………………………. 28
3.2.3.1 Phân tích độ nhạy……………………………………………………….. 28
3.2.3.2 Phân tích tình huống………………………………………………….….29
3.2.3.3 Phân tích mô phỏng…………………………………………………...… 29
Chương 4: THU THẬP - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU………………………….....………………… 33-61

4.1 Các giai đoạn của dự án……………………………………………………………...…. 33
4.2. Phân tích nhân tố……………………………………………..…………………………. 34
4.2.1. Đặc điểm về mẫu thu thập được………………………………………………. 35
4.2.1.1. Số năm kinh nghiệm………………………………………..…………. 35
4.2.1.2. Đơn vị công tác…………………………………………………………. 36


6

4.2.1.3. Vai trò, chức vụ đảm nhận…………………………………………….. 37
4.2.2. Kiểm định thang đo…………………………………………………………….. 38
4.2.2.1 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách
(Interval Scale)……………………………………………………………………. 39
4.2.2.2 Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach Alpha…………………….. 43 a.
PHÂN TÍCH PHẦN: “KHẢ NĂNG XẢY RA”……………………

43 b. PHÂN

TÍCH PHẦN: “MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG”……………… 46
4.2.2.3 Rút lược lựa chọn nhân tố để phân tích nhân tố………………..……49

4.2.3. Phân tích nhân tố: FACTOR LOADING trong Phân tích nhân tố
khám phá………………….…………………………………………………………..…. 51
Chương 5: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH…………………………………….……………… 62-95

5.1. Phần chưa xét đến yếu tố rủi ro……………………………………………………….. 62
5.1.1 Giới thiệu Dự án đầu tư xây dựng…………………………………………….. 62
5.1.2 Quy mô xây dựng………………………………………………………………... 62
5.1.3 Quy mô đầu tư………………………………………………………………….… 62
5.1.4. Hiệu quả kinh tế xã hội…………………………………………………………. 65
5.1.5 Hiệu quả Dự án………………………………………………………………..… 66
5.1.5.1 Tổng mức đầu tư Dự án………………………………………………… 66
5.1.5.2 Thời gian thu hồi vốn và hiệu quả Dự án……………………………. 68
5.1.5.2.1 Các khoản thu chi tết……………………………….……………. 68
5.1.5.2.2 Các khoản chi…………………………………………………...…. 71
5.5.2.3 Tổng hợp các khoản thu hàng năm……………………………………. 77
5.2 Phân tích Tài Chính dự án – xét đến yếu tố rủi ro…………………………………… 85
5.2.1 Các (biến) yếu tố rủi ro…………………………………………………………. 85
5.2.2 Các (biến) dự báo của Dự án………………………………………...………… 93
5.3 Nhận xét……………………………………………………………………………….…... 95
CHƯƠNG 6: BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ RỦI RO. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….…… 96 -108

6.1 Tìm hiểu, đánh giá và Đề xuất các biện pháp ứng phó Rủi Ro……………….……. 96
6.1.1 Ứng phó Rủi Ro biến định tính………………………………………………… 96
1. Công tác quản lý và lựa chọn các nhà thầu tham gia dự án……………. 98
2. Các ảnh hưởng, biến động liên quan đến dự án………………………

101

3. Công tác ước lượng, đánh giá chi phí dự án………………………….… 103
4. Chất lượng tư vấn thiết kế……………………………………………………105



vii

5. Năng lực tổ chức thi công của Nhà thầu thi công………………….……

105

6. Lập và triển khai phương án huy động nguồn vốn cho Dự án…………

106

7. Công tác kiểm tra thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế……………….….

106

8. Phương pháp lập chi phí thi công xây dựng………………………………107
6.1.2 Phân tích định lượng. ……………………………………………………...….. 107
6.2 Kết Luận………………………………………………………………………..………… 110
6.3 Kiến Nghị………………………………………………………………………………… 112
6.3.1 Đối Với Chính sách pháp lý, quản lý Nhà nước………………………….... 112
6.3.2 Đối với các nhà đầu tư………………………………………………………… 113
6.3.3 Những hạn chế của luận văn và kiến nghị Nghiên cứu tếp theo………… 114
6.3.3.1 Những hạn chế của luận văn…………………………………………. 114
6.3.3.2 Kiến nghị nghiên cứu tiếp theo………………………………………..114


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án PPP theo YelinXu và cộng sự … 10
Bảng 2.2: Xếp hạng các nhân tố gây ra chậm tến độ của các dự án xây dựng ở VN theo tác
giả Lưu Trường Văn và các cộng sự

… 14

Bảng 2.3: Xếp hạng các nguyên nhân gây ra chậm tiến độ vượt chi phí các dự án xây dựng
lớn ở VN theo tác giả Lê Hoài Long và cộng sự

… 15

Bảng 2.4: So sánh các nguyên nhân chính gây ra chậm tiến độ và vượt chi phí giữa một số
quốc gia được chọn

… 16

Bảng 3.1: Các công cụ nghiên cứu

… 20

Bảng 3.2: Nhận dạng các yếu tố rủi ro tài chính ảnh hưởng đến dự án xây dựng … 24
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát
Bảng 4.2: Kinh nghiệm công tác của các cá nhân tham gia khảo sát
Bảng 4.3: Vai trò vị trí của các cá nhân tham gia khảo sát

… 34
… 35
… 36

Bảng 4.4: Chức danh công tác của các cá nhân tham gia khảo sát


… 37

Bảng 4.5: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo

… 39

Bảng 4.6: Bảng mean của các yếu tố “khả năng xảy ra”

… 39

Bảng 4.7: Bảng mean của các yếu tố “mức độ ảnh hưởng”

… 40

Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả tích “mức độ ảnh hưởng” x “khả năng xảy ra”

… 41

Bảng 4.9: Kết quả kiểm chứng hệ số Cronbach Alpha “khả năng xảy ra”

… 43

Bảng 4.10: Kết quả kiểm chứng hệ số Cronbach Alpha “mức độ ảnh hưởng”
Bảng 4.11: Bảng nhân tố sau khi rút lược – khả năng xảy ra
Bảng 4.12: Kết quả từ SPSS: “KMO and Bartlett's Test”
Bảng 4.13: Bảng “Acceptance level of KMO Value”
Bảng 4.14: Bảng “communalites” từ kết quả SPSS

… 47

… 50
… 51
… 52
… 53

Bảng 4.15: Bảng Inital Eigenvalues các nhóm nhân tố

… 53

Bảng 4.16: Bảng “Component Matrix” từ kết quả SPSS

… 55

Bảng 4.17: Bảng “Rotated Component Matrix” từ kết quả SPSS

… 55

Bảng 4.18: Bảng “Component Transformation Matrix” từ kết quả SPSS

… 56

Bảng 5.1: Bảng công năng sử dụng và quy mô Dự án

… 62

Bảng 5.2: Tổng mức đầu tư xây dựng Dự án
Bảng 5.3: Bảng tính thu nhập từ các dịch vụ khám bệnh và các xét nghiệm

… 66
… 68



9

Bảng 5.4: Bảng tính thu nhập từ các dịch vụ khác
Bảng 5.5: Chi phí nguyên vật liệu từ các dịch vụ khám bệnh và xét nghiệm
Bảng 5.6: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu từ các dịch vụ khác

… 71
… 72
… 75

Bảng 5.7: Bảng chi phí nhân công bệnh viện

… 75

Bảng 5.8: Bảng tính chi phí sử dụng điện

… 76

Bảng 5.9: Bảng tính chi phí sử dụng nước

… 76

Bảng 5.10: Bảng tính chi phí xử lý rác thải, nước thải

… 77

Bảng 5.11: Bảng tính khả năng thu trong năm


… 77

Bảng 5.12: Bảng tính chi phí hàng năm

… 78

Bảng 5.13: Bảng tính thu hồi ròng qua các năm

… 80

Bảng 5.14: Bảng tính chỉ số NPV và tỉ suất hoàn vốn IRR

… 81

Bảng 5.15: Bảng tính khả năng thu hồi vốn đầu tư

… 83


10

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tến trình quản lý rủi ro
Hình 2.2: Sơ đồ xương cá các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

… 08
… 12


Hình 2.3: Sơ đồ nhân quả các mối quan hệ tác động giữa các yếu tố


… 13

Hình 2.4: Sơ đồ nhân quả của mô hình BNN các nguyên nhân chậm tiến độ.

… 15

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

… 20

Hình 3.2: Quy trình thu thập số liệu

… 21

Hình 3.3: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

… 24

Hình 3.4: Quy trình phân tích nhân tố theo Joseph F.Hair, Jr (1992)

… 27

Hình 3.5: Quy trình phân tích mô phỏng rủi ro

… 30

Hình 3.6. Mô hình mô phỏng montecarlo

… 31


Hình 4.1: Các giai đoạn của dự án đầu tư.

… 33

Hình 4.2: Biểu đồ kết quả khảo sát

… 35

Hình 4.3: Biểu đồ“thời gian công tác”

… 36

Hình 4.4: Biểu đồ phân bố vai trò của các cá nhân tham gia khảo sát

… 37

Hình 4.5: Biểu đồ vai trò, chức vụ của các cá nhân tham gia khảo sát

… 38

Hình 4.6: Biểu đồ Screelot- quan hệ giữa Eigenvalue và số component

… 54

Hình 4.7: Kết quả component trong 3 chiều
Hình 5.1: Hàm phân phối suất đầu tư theo Quyết định 634/QĐ-BXD
Hình 5.2: Hàm phân phối suất xây dựng
Hình 5.3: Hàm phân phối dự báo vùng tăng trưởng tềm năng


… 57
… 85
… 86
… 87

Hình 5.4: Hàm phân phối Thu nhập từ các dịch vụ khám bệnh và các xét nghiệm … 88
Hình 5.5: Hàm phân phối Thu nhập từ các dịch vụ khác

… 89

Hình 5.6: Hàm phân phối Mức điều chỉnh tăng giá thu

… 90

Hình 5.7: Hàm phân phối Chi phí nguyên vật liệu từ các dịch vụ khám bệnh và xét nghiệm
… 91
Hình 5.8: Hàm phân phối Chi phí nguyên vật liệu từ các dịch vụ khác
Hình 5.9: Hàm phân phối Chi phí Lương – nhân công

… 91
… 92

Hình 5.10: Hàm phân phối Chi phí lãi suất vốn vay (chưa xét đến CP nhỏ nhất) … 93
Hình 5.11: Biểu đồ xác suất NPV – Crystalball

… 94


11


Hình 5.12: Biểu đồ xác suất IRR – Crystalball

…94

Hình 6.1 Biểu đồ phân phối xác suất IRR có IRR ≥14,4%

…107

Hình 6.2 Độ nhạy các nhân tố đối với IRR
Hình 6.3 Độ nhạy các nhân tố đối với IRR kỳ vọng

… 108
… 109


1

THUYẾT MINH
_

_

_

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Giới thiệu chung
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn của đất nước tính theo giá trị


chi phí, lượng lao động sử dụng và tỉ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm trong nước
của nền kinh tế quốc dân (Lan, 2009). Đất nước ngày một phát triển, nhu cầu vật chất v
à tinh thần của người dân ngày một nâng cao và nhu cầu xây dựng bệnh viện công nghệ
cao tăng lên đáng kể. Sản phẩm xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ngành khác
nhau, và vốn dùng trong ngành xây dựng nhất là đầu tư bệnh viện công nghệ cao cũng rất
lớn. Việc sử dụng nguồn vốn này cách hiệu quả là mục tiêu của ngành xây dựng và của
toàn xã hôi.
Ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và tương
tác với hầu hết các lĩnh vực của con người. Tuy nhiên, sự phức tạp và không chắc chắn
vốn có, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ những đặc thù riêng của
ngành như thời tiết, địa hình, địa chất, tính độc lập của mỗi dự án, thời gian thực hiện
kéo dài… đã tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện cũng như công tác quản lý
dự án. Quản lý rủi ro là một chức năng của quản lý dự án, trong đó nhận dạng và phân
tích rủi ro là hai bước khá quan trọng trong công tác quản lý rủi ro, nó đòi hỏi phải được
chú trọng ngay từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc dự án nhằm hạn chế tối đa những rủi ro
có thể xảy ra.
Rủi ro là một yếu tố luôn luôn tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng,
nó có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, tiến độ cũng như sự thành công của mỗi dự án.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trải qua thời kì khủng
hoảng thì càng đòi hỏi các nhà đầu tư càng phải thận trọng hơn khi đầu tư. Trong ba
thành tố cấu thành của một dự án xây dựng là quy mô, kinh phí và thời gian thì thành tố
kinh phí đóng vai trò rất quan trọng, nếu kinh phí không được quản lý tốt thì không những
ảnh hưởng xấu đến tiến độ, lợi nhuận mà còn tạo nên mối quan hệ không tốt giữa cácbên
tham gia dự án.
Một dự án xây dựng được coi là thành công phải đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận
cho chủ đầu tư và các đơn vị tham gia dự án, đồng thời còn phải đáp ứng được các
mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó đòi hỏi dự án phải được soạn thảo và phân


2


tích đánh giá một cách toàn diện ngay từ giai đoạn chuẩn bị kế hoạch đầu tư. Thực tế cho
thấy khá nhiều dự án kém hiệu quả hay đổ vỡ trong thời gian qua bắt nguồn từ việc
nghiên cứu,


3

đánh giá mà không kể đến hay không lường hết được các yếu tố rủi ro tác động đến dự
án, làm cho nhiều dự án phải tạm dừng giữa chừng do chủ đầu tư hết vốn hay không có
khả năng chi trả tiếp tục.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do
những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển
dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định
của Nhà nước, tính an toàn trong xây dựng, … Rồi bước kế tiếp khai thác Dự án, những
bất cập trong cơ chế thị trường, yếu tố kinh tế chính trị,…
Khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng, nhà đầu tư phải
bỏ ra một số tiền lớn và mong muốn thu về được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, họ
thường có những câu hỏi thắc mắc trong đầu như là:
- Liệu có nên đầu tư haykhông?
-

Liệu dự án có tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế - xã hội trong suốt thời gian
hoạt động của nó không?

- Các khả năng rủi ro có thể tác động đến dự án? Mức độ rủi ro có thể xảy ra?
- Làm thế nào để hạn chế bớt rủi ro?
- Liệu dự án có đủ sức hấp dẫn đối với các bên quan tâm tham gia?
Nhằm giúp các nhà đầu tư giải đáp những câu hỏi trên đồng thời giúp họ hình dung

và định lượng được những rủi ro có thể xảy ra cho dự án khi quyết định đầu tư; Thực tế
cho thấy, những dự án đầu tư xem trọng việc phân tích, đánh giá các yếu tố rủi ro thì đa
phần đem lại kết quả tốt hơn so với các dự án không kể đến hoặc xem nhẹ các yếu tố
rủi ro, nguyên nhân là vì các dự án này không lường trước được những rủi ro có thể gặp
phải để tìm cách ứng phó kịp thời.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
-

Nhận dạng các yếu tố rủi ro tác động đến tính hiệu quả của các dự án đầu tư xây
dựng công trình dân dụng (đầu tư - xây dựng – khai thác).

- Xếp hạng và phân loại các yếu tố rủi ro chính bằng kỹ thuật phân tích nhân tố
(PCA);


3

-

Áp dụng vào dự án cụ thể; Định lượng mức tác động của các rủi ro tài chính đối
với dự án bằng kỹ thuật phân tích mô phỏng Monte Carlo – điển hình đầu tư xây
dựng bệnh viện công nghệ cao;

1.4 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu: các dự án xây dựng cao ốc văn phòng, bệnh viện CNC tại
các thành phố lớn (TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, …).

- Đối tượng nghiên cứu khảo sát lấy ý kiến:

+ Chủ đầu tư/ Ban QLDA;
+ Đơn vị Thi công;
+ Đơn vị Tư vấn (Thiết kế/ Lập DAĐT, Giám sát, Quản lý dự án);
+ Các chuyên gia về lĩnh vực các liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-

Quan điểm phân tích: Các dự án đều có mục đích kinh doanh nên các chủ đầu
tư không thể nào chấp nhận một công trình kém hiệu quả. Hơn ai hết, chủ đầu
tư là người rất quan tâm đến hiệu quả của dự án. Do đó, đề tài phân tích dựa
trên quan điểm của chủ đầu tư dự án.

Phương pháp nghiêng cứu:
Tìm hiểu rủi ro các loại rủi ro liên quan trong xây dựng 

Lựa chọn tìm hiểu tìm hiểu rủi ro

liên quan đến tài chính ảnh hưởng đến công tác xây dựng 

Nhận dạng các yếu tố rủi ro

ảnh hưởng liên quan  Phân tích định tính các yếu tổ ảnh hưởng  Phân tích định lượng cho
Dự án điển hình
1.5 Đóng góp dự kiến của luận văn
Về mặt lý thuyết, đề tài kết hợp phân tích định tính lẫn định lượng rủi ro tài chính
của một dự án xây dựng nói chung, từ đó tạo ra một nền tảng lý thuyết để xây dựng
một mô hình phân tích rủi ro tài chính cho dự án xây dựng lớn, cụ thể bệnh viện Công
nghệ
cao.
Về mặt thực tiễn, đây là đề tài mang tính ứng dụng làm cơ sở giúp nhà đầu tư cũng
như các đơn vị quản lý đầu tư nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư dự

án. Từ đó:
-

Nhà đầu tư đưa ra những quyết định có tiếp tục đầu tư hay không? hoặc nếu
đầu tư tiếp thì phải chấp nhận rủi ro và đề ra những giải pháp ứng phó thích
hợp;


4

-

Cơ quan quản lý đầu tư kịp thời đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời cho
phù hợp tình hình dự án.


5

Chương 2: TỔNG QUAN
2.1 Dự án, dự án đầu tư:


6

- Các định nghĩa:
+ Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc
nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa
trên nguồn vốn xác định (theo Luật xây dựng).
+ Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định; Dự án

đầu tư là tổng thể các giải pháp về kinh tế – tài chính, xây dựng – kiến trúc, kỹ
thuật – công nghệ, tổ chức – quản lý để sử dụng hợp lý cấc nguồn lực hiện có
nhằm đạt được các kết quả, mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định trong tương lai.
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục
đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm hoặc dịch vụ trong
một thời hạn nhất định.
+ Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào
các hoạt động của dự án đạt được các mục tiêu đã đề ra. Một dự án xây dựng gồm
3 tiêu chí chủ yếu sau: Quy mô, kinh phí và thời gian thực hiện
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư:
+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV):
Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là hiệu số giữa hiện giá thực thu
bằng tiền và hiện giá thực chi bằng tiền trong suốt thời gian thực
hiện dự án.
Công thức tính:
n
t
NPV = ∑ (Bt – Ct)/(1+r)
t=0
trong đó:
Bt
t; Ct

: thu nhập của dự án ở năm thứ
: chi phí của dự án ở năm thứ t;

R

: suất chiết khấu của dự án;


n

: số năm thực hiện dự án.


7

Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu NPV:
 Trường hợp các dự án độc lập với nhau: mọi dự án đầu tư có
hiện giá ròng NPV≥0 sẽ được chấp nhận;
Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau: ta chọn dự án NPV
dương lớn nhất (NPVmax≥0) với điều kiện quy mô dự án đầu
tư, thời gian thực hiện dự án và suất chiết khấu của chúng như
nhau;
Các dự án có NPV<0 sẽ bị xem xét lại hoặc loại bỏ;
+ Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR).
Khái niệm.
 Suất sinh lời nội bộ (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá
dòng tiền ròng đã xác định của dự án bằng 0 (NPVr* = 0 thì r*=
IRR).
Công thức tính suất sinh lời nội bộ:
n
t
*
NPV = ∑ (Bt – Ct)/(1+r*)  r = IRR
t=0
- Các dự án đều có các đặc điểm chung như sau:
+ Có mục tiêu rõ ràng: dự án có thể được chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn
để thực hiện và các nhiệm vụ này phải được phối hợp và kiểm soát về thời gian, trình

tự thực hiện, chi phí và kết quả. Hơn nữa, một dự án cũng phải được phối hợp các dự
án khác trong cùng một tổ chức.
+ Có thời hạn nhất định: nghĩa là có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
+ Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: con người, tài nguyên…
+ Tính duy nhất, không lặp lại giống nhau.
+ Có sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều cá nhân.
+ Luôn luôn tồn tại mâu thuẫn.
2.2. Rủi ro
- Định nghĩa:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn
có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lường


8

được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những
tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ
hội (nguồn: ).
+ Rủi ro là những yếu tố không chắc chắn hay bất định tác động tích cực hoặc
tiêu cực đến mục tiêu của dự án mà chúng ta không lường trước được;
+ Rủi ro làm cho kết quả dự án chệch hướng so với dự tính ban đầu;
+ Dựa vào kết quả tác động của rủi ro thì ta chia rủi ro làm 2 loại: rủi ro có lợi
và rủi ro bất lợi (vd như giá vật tư tăng? giá vật tư giảm; lãi suất tăng? lãi suất
giảm?...) Thường, người ta hay chú ý đến những rủi ro bất lợi vì chúng gây ra
những mất mát, bất lợi và thiệt hai cho dự án.
- Tính chất:
+ Rủi ro là một hiện tượng khách quan;
+ Rủi ro xảy ra khi có sự tác động ngẫu nhiên từ các biến cố của môi trường

hoặc do những hành xử của con người;
+ Rủi ro phát sinh khi có yếu tố tác động tới một hoạt động cụ thể, làm
thayđổi hoặc gây tổn thất và sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt
động đó.
- Quản lý rủi ro:
+ Quản lý rủi ro dự án: được định nghĩa là những tiến trình nhằm hoạch định,
nhận dạng, phân tích, phản ứng, giám sát và kiểm soát rủi ro trong suốt vòng
đời của dự án, hầu hết những tiến trình này được cập nhật trong cả dự án.
Mục tiêu của quản lý rủi ro dự án là làm tối đa hóa xác suất và tác động của
những sự kiện tích cực và giảm thiểu hóa xác suất và tác động của những sự
kiện tiêu cực;
+ Những tiến trình của quản lý rủi ro:
Hoạch định quản lý rủi ro: quyết định cách tiếp cận, lên kế hoạch và
thực hiện những công việc quản lý rủi ro cho một dự án;
Xác định rủi ro: nhận dạng những rủi ro gì có thể ảnh hưởng đến dự
án và dẫn chứng bằng tài liệu về những đặc điểm của nó;
Phân tích định tính rủi ro: sắp xếp ưu tiêu rủi ro cho việc phân tích
sau;


9

Phân tích định lượng rủi ro: đánh giá số học ảnh hưởng của những
rủi ro được xác định lên toàn bộ dự án;
Kế hoạch ứng phó rủi ro: trình bày những lựa chọn và hành động
nhằm ứng phó với những rủi ro đã nhận dạng (loại bỏ, giảm thiểu,
né tránh chuyển rủi ro cho ai khác hay chấp nhận rủi ro?)
Giám sát và kiểm soát rủi ro: theo dõi những rủi ro đã được xác
định, giám sát những rủi ro còn lại, nhận dạng những rủi ro mới,
thực hiện kế hoạch ứng phó rủi ro và đánh giá ảnh hưởng của


trong suốt vòng đời dự án.

(Trích bài giảng QLRR L.D.LONG Ph.D)
Hình 2.1: Sơ đồ tến trình quản lý rủi ro
Theo tác giả Lương Đức Long, Trần Ngọc Phương, Nguyên Trung Nhân (2003) với
đề tài “Khảo sát những rủi ro điển hình trong xây dựng ở Việt Nam” tại Hội nghị khoa
học trẻ Đại học Bách Khoa lần 4 thì “rủi ro là tổng hợp những tác động ngẫu nhiên lên
sự vật, hiện tượng làm thay đổi kết quả của sự vật hiện tượng theo chiều hướng
bất lợi và những tác động ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất. Đối
với mỗi dự án xây dựng, rủi ro là khả năng dự án không được thực hiện đúng như
mục tiêu dự kiến về thời gian hoành thành, chi phí thực hiện hoặc về các tiêu chuẩn
kỹ thuật mà các tiêu chuẩn này vượt quá mức chấp nhận được.
Ở đây, ta chỉ xét đến mặt tiêu cực của rủi ro ảnh hưởng lên hiệu quả của dự án
đầu tư xây dựng.
- Nhận dạng rủi ro:
+ Nhận dạng rủi ro là xác định những yếu tố, những sự kiện ảnh hưởng hay
ngăn cản dự ánđạt được những mục tiêu đã được đề ra.
+ Nhận dạng rủi ro là một trong những bước đi đầu tiên và rất quan trọng
trong công tác quản lý rủi ro cho dự án, nếu công tác này được làm tốt thì sẽ


×