Tải bản đầy đủ (.doc) (195 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 195 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG HOÀNG DƯƠNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG HOÀNG DƯƠNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ NGỌC HƯỚNG

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.được sử dụng hoặc công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn

Lương Hoàng Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo Bộ môn Phân tích Định lượng, khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm,
chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Ngọc Hướng đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới UBND và các hộ nông dân
các xã Gia Cát, Yên Trạc, Hải Yến, các phòng ban huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu
phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn

Lương Hoàng Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


MỤC LỤC
Lờ i
i
i
ca
i
m
Da vi
nh i
mụ
v
c
1.1 ii1

1.2 3
M
1.2 3
.1
1.2

.2
1.3

3

Đố
1.3
.1
1.3

3

.2
PH

N
2.1

2.1
.1
2.1
.2
2.1

3
3
4
4
4
5


8
.3
2.1 1
.4
2.2 5
1
Cở 7
sở
thự
2.2 1
3
.2
2.2 1
4
.3
PH

3.1

0
5
3
5

Đặ
3.1
.1
3.1


3
5
3
5

.2
3.2
Ph
3.2

5
6
5
6

.1

5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


3.2 6
.2 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5



3.2 6
.3
3.2 5
6
.4
3.3 5
6
Hệ
3.3 6
6
.1 6
Nh
t 6
c 6 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các nội dung xây dựng
3.3.3
nông thôn mới
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Th
4.1 ực
K

6
7
6

.1
4.1
.2

4.1


Th
ực
Sự

7
6
9
9

.3
4.2 th
M
ột


6

66
67

9
hu
4.2 H 9
9
.1
4.2 ạn
N 19

.2
4.3 gu
Cá 0
c
nh
4.3 C
.1
4.3 hí
N
.2
4.3 hậ
N

1
0
1

.3
4.4 gu
Gi
ải
ph
4.4 Đ
.1
4.4 ẩy
H

1

0

1
0
1
1
1
1

1
1
.2
uy
4.4 Tậ 1
.3 p c 1
PHẦNh 1
1
V
1
5.1
1
Kết
5.2
Kiến
TÀI

1
1
2
1

LIỆU


2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
Page55


PHỤ
LỤC

1
2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
Page66


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CN

Công nghiệp


CNH

Công nghiệp ho

HĐH

Hiện đại hoá

KT

Kinh tế

MT

Môi trường

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thông



Quyết định QH

Quy hoạch UBND


Uỷ

ban nhân dân VH
Văn hoá
XH

Xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
Page77


DANH MỤC BẢNG
ST
Tr
T
an
3.1 D
5
iệ
7
3.2 Tì 5
n
9
3.3 G
6

2

4.1 K
7
ết
7
4.2 T
7
h
8
4.3 K
ết
cá 8
c
2
4.4 K
ết
C
8
a
5
4.5 K
8
ết
8
4.6 N
9
g
1
4.7 K
9
ết

3
4.8 H
9
iể
6
4.9 P
9
h
6
4.1 Tì 9
0 n
7
4.1 L
9
1 ý
7
4.1 H
9
2 ìn
7
4.1 T
9
3 ác 8
4.1 T
9
4 ác 8
4.1 Đ
9
5 á
9

4.1 M 1
6 ứ 0
4.1 L 1
7 ý 0
4.1 N 1
8 h 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
Page77


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề
tài
Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế
xã hội ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta
bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế
thế giới. Nền kinh thế thị trường và hội nhập có nhiều ưu điểm như giải phóng
lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm thì nền kinh tế
thị trường đã bộc lộ nhiều khuyết tật. Do việc phân bổ nguồn lực kinh tế tuân theo
quy luật vận động của hệ thống thị trường, cho nên, những vùng, địa phương khó
khăn, ít tài nguyên khoáng sản và không có vị trí địa lý thuận lợi thì vẫn phát triển
chậm, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, phân cực giàu nghèo ngày
càng sâu sắc, nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Một thực tế đang diễn ra là

do nông thôn chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày
càng lớn làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của các đô thị.
Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập
như triển khai thực hiện chương trình đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn
(Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ… Các địa phương cũng đã có
nhiều cố gắng để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có phạm vi
rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên nhìn
chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Cùng với đặc điểm địa hình phức tạp,
nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu đời nên nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
Page88


thôn ta phát triển còn lộn xộn, mỗi nơi làm theo một cách, chưa theo một chuẩn
mực thống nhất nào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
Page99


Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân
và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục

tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa lâu
nhưng các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướng mắc
trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Cao Lộc là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, có
đường biên giới dài 75km giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; có 02 cửa khẩu
quốc tế đường bộ và đường sắt, có 02 cặp chợ biên giới với nhiều đường mòn
sang Trung Quốc. Diện tích tự nhiên của huyện là 637,5km2, 3/4 diện tích là đồi
núi. Dân số 75.312 nghìn người, có 05 thành phần dân tộc: Nùng, Tày, Kinh,
Dao, Hoa cùng sinh sống. Có 21 xã và 02 thị trấn, trong đó có 05 xã và 01 thị
trấn tiếp giáp với Trung Quốc; trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cao Lộc. Tổng
số thôn, bản khối phố trên địa bàn huyện là 206 trong đó có 07 xã vùng I, 9 xã
vùng II, 07 xã vùng III (Phòng thống kê huyện Cao Lộc). Tổng số thôn đặc biệt
khó khăn theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân
tộc là 62 thôn.Trên địa bàn huyện có tổng số 32 lễ hội lớn nhỏ diễn ra vào dịp
đầu năm. Tổng số di tích trên địa bàn 60 trong đó có 01 di tích cấp quốc gia, 01
di tích cấp tỉnh.
Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới, huyện
Cao Lộc đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát điểm
của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của
nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn
mới ở địa phương, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Cao Lộc
thời gian qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông
thôn mới ở địa phương thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và xây
dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng nông thôn mới ở huyện Cao Lộc thời gian qua.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây
dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nông
thôn mới và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông
thôn mới
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2012 – 2014, đê xuất giải pháp thực hiện
đến năm 2020

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn
mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là
nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông
thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và
chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí là:
Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông; tiêu chí về
thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu
chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở dân cư; tiêu chí về y tế;
tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị
xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của
các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được
thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia.
Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng ta thấy nông thôn mới là nông thôn toàn
diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và
bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của từng vùng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của
Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
2.1.1.2 Khái niệm xây dựng nông thôn mới:
Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ thì: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
2.1.2 Vai trò của xây dựng nông thôn mới
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc triển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới mới ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả như mong đợi, nhưng có một nguyên
nhân quan trọng cần sớm khắc phục, đó là công tác tuyên truyền về xây dựng
nông thôn mới chưa được thường xuyên, chưa sát với thực tiễn. Điều này đã dẫn
tới nhận thức của cán bộ, nhân dân về ý nghĩa của chương trình này chưa thực sự
đầy đủ. Thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương nhận thức của cấp uỷ, chính

quyền và người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Không ít địa phương coi chương
trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội để có được nguồn đầu tư từ nhân dân nhà
nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, mà coi nhẹ vai trò chủ thể là người dân. Từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


đó, chỉ quan tâm đến việc quy hoạch, đề án xây dựng kết cấu hạ tầng như điện,
đường, trường, trạm… nhưng tính khả thi và hiệu quả thực tế lại thấp. Cũng có
không ít người dân chưa nhận thức được họ là “chủ thể” của chương trình này.
Họ cho rằng, đây là chương trình đầu tư của Nhà nước cho địa phương mình, là
việc của cấp trên, chứ không phải là việc của mình. Họ cũng chưa hiểu rõ rằng
cùng với việc tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, ý kiến vào các hoạt động
xây dựng chương trình là việc tự đầu tư để góp phần nâng cao thu nhập trong các
hoạt động kinh tế, giữ gìn nếp sống văn hóa, chỉnh trang ngõ xóm, giữ vững an
ninh trật tự,… góp phần nâng cao chất lượng đời sống của chính họ.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên
truyền cần tập trung làm rõ hơn mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn
mới là vì người dân, hướng đến người dân. Theo đó, công tác tuyên truyền cần
tạo cho được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho người
dân tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới, trước hết là vì cuộc sống của
chính bản thân họ và gia đình họ; tất cả mọi người dân đều được hưởng và toàn
xã hội được hưởng thành quả đó. Có thể thấy, chương trình xây dựng nông thôn
mới là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển nông thôn bền vững,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thông qua 19 tiêu chí bao
quát hầu hết các lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường, an
ninh,… sẽ dần hình thành diện mạo nông thôn mới có một nền sản xuất phát

triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, đời sống văn
hóa phát triển theo hướng tiến bộ, hiện đại, dân chủ được phát huy tốt hơn, môi
trường sinh thái được bảo vệ,…
Nhìn chung, nông thôn mới là một chương trình lớn vì nó hướng đến một
bộ phận dân cư chiếm đa số trong xã hội. Vì vậy, ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà
nước, cần có sự tham gia tích cực của từng người dân, của cả hệ thống chính trị
và của toàn xã hội. Để làm tốt công tác này, thì hoạt động tuyên truyền cần phối
hợp với các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện tốt quy chế dân chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


ở cơ sở, làm sao để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Để huy động tổng hợp sức
mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng nông
thôn mới, cần công khai, minh bạch các công việc. Người dân cần phải được
thông tin đầy đủ, đa chiều. Chẳng hạn, trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng,
người dân cần biết được chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện chương
trình này là vì muốn tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống của họ. Để làm được điều này, thì cần có sự ủng hộ, tự nguyện đóng góp
thêm của nhân dân, vì nguồn ngân sách còn hạn hẹp. Nhà nước chỉ hỗ trợ một
phần, hỗ trợ kỹ thuật, còn giá trị còn lại của công trình thì người dân cần tự
nguyện đóng góp sức lao động, góp đất để giải phóng mặt bằng, đóng góp một
phần kinh phí,… Nếu người dân hiểu kỹ được vấn đề, thì sẽ xoá được tư tưởng
trông chờ, ỷ lại và vui vẻ đóng góp.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nên ở nhiều địa phương với nhiều cách
làm khác nhau đã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới. Có địa
phương thực hiện sự đóng góp theo nhân khẩu, có địa phương thực hiện sự đóng
góp theo hộ, có địa phương thì thực hiện sự đóng góp theo diện tích đất canh tác

được hưởng,… Thực tiễn cho thấy, dù thực hiện bằng cách này hay cách khác,
nếu người dân được bàn bạc, được đóng góp ý kiến của mình thì sẽ tạo ra được
sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện. Ở không ít địa phương, do đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mà nhiều hộ chỉ có thể hiến đất, đóng
góp vật liệu, sức lao động mà không có khả năng đóng góp bằng tiền. Những nơi
này khi xây dựng kết cấu hạ tầng đã tính toán rất cụ thể để người dân chủ động
đóng góp.
Một điểm đáng chú ý, chương trình xây dựng nông thôn mới không phải
là đô thị hoá nông thôn. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền cần làm rõ hơn việc
giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Việt Nam là một nước đa dân
tộc, sống ở nhiều vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền lại có bản sắc văn hóa
đặc thù. Do vậy, để phát huy vai trò là chủ thể của người dân, thì khi thực hiện
mỗi chương trình, cần có sự bàn bạc, có ý kiến đóng góp của người dân sao cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


mỗi chương trình ấy cần phù hợp và giữ được bản sắc văn hóa riêng. Chẳng hạn,
trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thì không phải cứ nhất nhất “bê tông
hoá”, hay “proximang hoá”. Một nhà rông, nếu mái lợp bằng tôn (như đã từng
xảy ra - đồng bào không sử dụng mà tự đóng góp dựng nên một nhà rông mới
theo đúng bản sắc truyền thông của dân tộc), thì không còn là bản sắc văn hóa.
Có thể thấy, để người dân thực sự hiểu rằng chương trình xây dựng nông
thôn mới là vì nhân dân, thì cả hệ thống chính trị cần phát huy tốt quy chế dân
chủ, để người dân thực sự hiểu rõ vai trò chủ thể của mình. Công tác tuyên
truyền cần làm tốt hơn nữa vai trò của mình, để người dân tiếp tục ủng hộ, đóng
góp để xây dựng góp phần quan trọng vào sự thành công của chương trình xây
dựng nông thôn mới…

2.1.3 Nội dung nghiên cứu
2.1.3.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Nội dung:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa theo Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày
10/9/2009 của Bộ Xây dựng.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thông
tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch
nông thôn mới của Bộ Xây dựng.
Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
2.1.3.2 Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Nội dung:
- Về giao thông:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


+ Hoàn thiện đường xã, liên xã, đường xã xuống thôn bằng nhựa hóa hoặc
bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI được quy định trong TCVN 40542005;
+ Hoàn thiện đường trục thôn, xóm được cứng hóa theo tiêu chuẩn
22TCVN 210:1992.
+ Xây dựng đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong đó
phần lớn được cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN 210:1992 (hoặc tiêu chuẩn

thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95);
+ Xây dựng đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nông thôn năm
2006 (QĐKT - ĐNT-2006).
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn:
+ Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã (gồm nhà văn hóa
đa năng và sân thể thao phổ thông) đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn hóa,
thể thao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch (ban hành kèm theo Quyết định
2448/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/7/2009);
+ Xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên
địa bàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn.
+Hoàn thiện trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 262:2002 và đảm bảo quy định
theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục về
ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


+Hoàn thiện trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo Quyết


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
10


định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục về ban hành
Quy chế chuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
+Hoàn thiện trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo
Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục về ban
hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn TCXDVN 361:2000 của
Bộ xây dựng.
- Về bưu điện:
+ Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện hoặc ki
ốt, bưu cục hoặc điểm bưu điện – văn hóa, thùng thư công cộng, điểm truy nhập
dịch vụ bưu chính, viễn thông...) với diện tích tối thiểu 150m2;
+ Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (đối với
Internet băng rộng (ADSL) theo tiêu chuẩn TCN 68-227:2006 ban hành tại Quyết
định định số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính viễn thông).
- Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn:
+Xây dựng đê hoặc bờ bao chống lũ theo tiêu chuẩn hoàn chỉnh mặt cắt
thiết kế, cứng hóa mặt đê và đường hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây
chân đê phía sông, phía biển; cống dưới đê vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê; lử
lý sạt lở đảm bảo ổn định; đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp; có ban chỉ huy
phòng chống lụt bão xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra, canh gác đê
trong mùa mưa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả;
+ Hoàn thiện các công trình tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, cấp nước
sinh hoạt đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam đối với từng loại, phát huy

trên 75% năng lực thiết kế, 100% công trình có chủ quản lý đích thực;
+ Kiên cố hóa kênh mương (kể cả mương nội đồng);
- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đối
nội, đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000m2, diện tích sử dụng của trụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


sở đối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500m2, khu vực miền núi hải
đảo tối thiểu 400m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ cây xanh trên 30%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


- Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm, dột
nát, xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng, phù
hợp với Quy hoạch theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 của Bộ
Xây dựng.
Yêu cầu: đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12



2.1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Nội dung:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – nghiệp.
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông - lâm – ngư nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vào
nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Yêu cầu: đạt tiêu chí 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
2.1.3.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội
Nội dung:
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo
Nghị quyết 30a của chính Phủ.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
- Thực hiện an sinh xã hội.
Yêu cầu: đạt tiêu chí 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
2.1.3.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông
thôn
Nội dung:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
Yêu cầu: đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
2.1.3.6 Phát triển giáo dục đào tạo
Nội dung:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


×