Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.36 KB, 2 trang )

Đề bài: hoạt động nghề nghiệp của LS nhằm góp phần phát triển nền kinh tế. Phần phản
biện của nhóm 1 là sai.
Trong xã hội, mỗi ngành nghề đều góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế, và hoạt động nghề
nghiệp luật sư cũng vậy. Cụ thể tại điều 3 Luật Luật sư năm 2006 đã ghi rõ: “Hoạt động nghề
nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên thực tế hiện nay hoạt động nghề nghiệp của LS chưa đóng góp cho
sự phát triển kinh tế, do những nguyên nhân sau đây:
1. Hệ thống pháp luật:
Hệ thống pháp luật chưa thống nhất, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ: Luật đầu tư
nước ngoài không theo kịp với tiến độ đầu tư và còn nhiều điểm chồng chéo gây khó khăn cho
doanh nghiệp; việc giao đất, thuê đất, giải phòng mặt bằng còn nhiều tranh cãi; Luật doanh nghiệp:
không phù hợp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp; Luật Thuế thu nhập còn nhiều tranh cải,
bàn thảo sửa đổi; Luật lao động thì mức lương tối thiểu không phù hợp và không đáp ứng mặt
bằng lương thực tế.
2. Sự xa lạ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh với hoạt động tư vấn pháp luật của luật

Do tập quán lâu đời, các mối quan hệ xã hội và kinh doanh của người Việt Nam bị chi phối rất lớn
bởi tình cảm, sự nể nang. Các cá nhân, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến khía cạnh thương mại của
hợp đồng, mà không quan tâm đến pháp luật trước khi quyết định một hoạt động kinh tế. Doanh
nghiệp có chú trọng hơn về pháp luật nhưng không đặt nặng việc đảm bảo sự tuân thủ và phòng
ngừa rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam đặt nặng vấn đề
doanh thu, lợi nhuận hơn sự an toàn pháp lý của hoạt động kinh doanh, và chưa ý thức được sự tồn
tại và vững mạnh của doanh nghiệp mình gắn liền với việc tuân thủ pháp luật và hạn chế rủi ro
pháp lý. Vì thế, hoạt động tư vấn pháp luật ban đầu trước khi tiến hành đầu tư, kinh doanh chưa
được các doanh nghiệp chú trọng, nên khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn vai trò của luật sư ở giai
đoạn này chủ yếu là giải quyết hậu quả. Do đó hoạt động nghề nghiệp của luật sư ở Việt Nam hiện
nay có thể nói chưa có sự đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế đất nước.
Vd: Phạm Ngọc Vân lập Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Việt Tín (gọi tắt là Việt Tín – đường
Hoàng Diệu, Q. Phú Nhuận) để lừa đảo. Phạm Ngọc Vân đứng tên thành lập công ty có trụ sở tại
một quốc gia ở Trung Mỹ. Thông qua 2 trang web www.vfxholdings.com và www.vfxholdings.net,
Vân “nổ” về khả năng của công ty mình có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất


với các đối tác nước ngoài để giao dịch, đầu tư vàng, dầu mỏ, cà phê, v.v. Mỗi khách hàng muốn
giao dịch với đối tác phải nộp cho Vân số tiền tương đương 5.000 USD để đổi thành tiền ảo (1
USD = 1 điểm ảo trên sàn giao dịch của 2 trang web). Sau khi nộp lệ phí, các khách hàng của Vân
được cấp 1 tên giao dịch và mật mã để “đầu tư” qua mạng. Nếu trong quá trình đầu tư qua mạng
mà khách hàng lỗ vốn, điểm ảo sẽ mất và tiền thật để mua điểm ảo đương nhiên cũng mất theo.
Với chiêu thức này, Vân đã lừa được 3 “nhà đầu tư” tại TP. HCM tổng cộng hơn 360.000 USD.


3. Hạn chế về số lượng và chất lượng, kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của luật
sư:
Về số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư:
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư chưa phát huy hết vai trò đóng góp sự phát triển kinh tế của
mình như định hướng tại Đ.3 của Luật luật sư. Theo báo cáo tổng kế 5 năm thi hành Luật Luật sư
của Bộ Tư pháp ngày 06/3/2012, thì sau 5 năm thi hành Luật luật sư, đội ngũ luật sư ở nước ta đã
và đang phát triển nhanh về số lượng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, số
lượng luật sư cũng thấp hơn nếu so với các nước trong khu vực như Singapore 1/1000, Thái Lan
1/1.526 ...). Như vậy nhu cầu xã hội đối với nghề LS là vô cùng lớn và số lượng hiện nay thì chưa
đủ để đóng góp. Hơn nữa, mặc dù số lượng luật sư trên thực tế có tăng, nhưng lại yếu về chất và
phân bố chưa đồng đều tại các khu vực.
Hạn chế về kiến thức chuyên môn của luật sư:
Kiến thức chuyên môn của đội ngũ luật sư ở nước ta còn hạn chế, một phần do hệ thống đào tạo
Luật của chúng ta chỉ gói gọn trong các văn bản, giấy tờ, không va chạm thực tế; một phần do sự
hạn chế việc luật sư tập sự thực hiện và tiếp nhận dịch vụ cho khách hàng trong thời gian tập sự. Ở
các quốc gia phát triển, luật sư được chuyên môn hóa theo lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, xuất nhập khẩu, hàng hải, hàng không; thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp. Để phát
triển kinh tế, Việt Nam cũng cần phải có đội ngữ luật sư ngoài trình độ pháp luật vững vàng, kỹ
năng hành nghề mà còn cần có trình độ chuyên môn về hoạt động kinh doanh đó.
Ví dụ: Trong lĩnh vực ngân hàng thì bên cạnh kiến thức về luật pháp, đặc biệt là Luật tổ chức tín
dụng và các văn bản dưới luật về hoạt động ngân hàng còn phải có kiến thức về các nghiệp vụ
ngân hàng như ngoại hối, tín dụng, thanh toán và tập quán quốc tế về bảo lãnh theo Yêu cầu

URDG758 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC)
Hạn chế về trình độ ngoại ngữ:
Tính đến tháng 10/2011, trong cả nước đã có hơn 7.072 luật sư và gần 3.500 người tập sự hành
nghề luật sư, nhưng chỉ có khoảng trên 100 luật sư thông thạo từ 1 đến 2 ngoại ngữ trong giao tiếp,
khoảng trên 20 luật sư đủ khả năng trực tiếp tham gia đàm phán và giải quyết các tranh chấp
thương mại quốc tế. Hạn chế về ngôn ngữ cản trở sự tiếp cận của đội ngũ luật sư với các dự án đầu
tư và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cũng như không cập
nhật kịp thời các thông tin và không phát huy vai trò của luật sư trong các vụ án quốc tế, tham gia
giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh doanh.
Tóm lại, để hoạt động nghề nghiệp của luật sư có thể đóng góp vào sự phát triển kinh như định
hướng của Đảng, Chính phủ tại Luật Luật sư, cần phải có sự thay đổi, hoàn chỉnh hệ thống văn bản
pháp luật, sự thay đổi về nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của luật sư và việc trao dồi kiến
thức, kinh nghiệm của đội ngũ luật sư.



×