Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 31 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Cùng chung tay bảo vệ môi trường
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay môi trường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị hủy
hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Mỗi năm trên thế giới có hơn 23
vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước, không khí bị ô nhiễm và môi trường
mất vệ sinh gây ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do
sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo
dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là
vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một
nhiệm vụ quan trọng đưa vào thực hiện ở trường mầm non.


Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo nền
tảng cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành người có ích
cho xã hội. Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ mầm non để tiếp
thu những giá trị mới. Do đó, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động
giáo dục hàng ngày của trẻ sẽ giúp cho trẻ có thái độ và hành vi tích cực đối với môi
trường, biết yêu quý và tầm quan trọng giá trị của cuộc sống thân thiện với môi trường
ngay từ nhỏ. Muốn đạt được mục đích đó trước hết bản thân mình là một giáo viên hiểu
rõ thực trạng của môi trường hiện nay nhằm bồi dưỡng kiến thức nâng cao hơn nữa về
hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
Chúng ta cũng biết cơ thể trẻ còn rất non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường
tác động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần
phải được sống trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm. Muốn làm được
điều đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức bảo vệ môi trường trong


đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còn
của mỗi chúng ta không phải riêng một ai , không phân biệt lớn, nhỏ. Đây là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và càng được quan tâm ngay từ tuổi
ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỷ năng, thói quen tốt về vệ sinh môi trường.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Tôi luôn xem công tác giáo dục
bảo

vệ

môi

trường



một

trong

những

công

tác

quan

trọng

không


thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc học Mầm non.
Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp Giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” để làm sáng kiến kinh
nghiệm, từ đó sẽ giúp cho trẻ tự ý thức được về bảo vệ môi trường sống của mình một
cách lành mạnh, đảm bảo cho trẻ có một sức khoẻ tốt phát triển một cách toàn diện hơn.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
- Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường
mầm non.
- Phụ huynh và học sinh lớp mẫu giáo 5 tuôi B trong nhà trường, nơi tôi đang công
tác.
- Tài liệu chuyên đề về nội dung “Ứng phó với biến đổi khí hậu”.
3. Mục tiêu nghiên cứu.


- Với đề tài này tôi nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng của môi trường hiện nay
(do những nguyên nhân nào)
- Vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giáo dục trẻ giữ gìn, bảo tồn, sử dụng
môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai trong hoạt động chăm
sóc giáo dục.
- Giúp cho trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường.
- Tìm ra một số giải pháp nhằm “ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường” cung cấp kiến
thức về môi trường cho trẻ:
- Cung cấp cho trẻ kiến thức về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người từ
đó hình thành thái độ đúng đắn cho trẻ trước các vần đề về môi trường.
- Từ đó có thái độ đúng đắn với những hành vi trước môi trường. Có thái độ không
chấp nhận tới những người làm môi trường bẩn, chặt cây bừa bãi, khai thác rừng, động
vật không đúng cách.
4. Giả thiết nghiên cứu.
Nếu các giải pháp mà tôi đưa ra giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường được áp dụng

hiệu quả thì trẻ sẽ biết được cách sống tích cực gần gũi hơn với môi trường nhằm, thu
hút sự chú ý của trẻ. Tôi tin chắc rằng các thế hệ trẻ mai này sẽ có được ý thức bảo vệ
môi trường tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp tài liệu qua internet, nghiên cứu qua
sách vở có liên quan đến đề tài…)
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp trực quan minh họa
- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ
- Phương pháp quan sát
6. Dự báo đóng góp của đề tài.
- Việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường giúp cho giáo viên thực hiện
được các nội dung giáo dục một cách nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây
quá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và
học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm một
cách thoải mái.
- Kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trong
sạch, tham gia đóng góp phế liệu làm đồ dùng đồ chơi, phụ huynh hiểu được ý nghĩa của
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.


- Tạo cho trẻ thói quen nề nếp, sự hứng thú, sáng tạo, linh hoạt cho trẻ vào các tiết
học
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở khoa học.
1.1 Cơ sở lý luận.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một quá trình thông qua các hoạt
động nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân
nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm

bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ
năng phát triển ở trẻ, những hiểu biết sơ đẳng về môi trường vào giữ gìn, bảo tồn, sử
dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Vai trò của giáo dục bảo vệ môi tường cho trẻ mầm non rất quan trọng có ý nghĩa
vô cùng to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con
người mới. Vì vậy tôi thấy cần được khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho
trẻ tham gia vào các hoạt động như: quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường... đáp ứng
được tính tò mò, kích thích nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu biết
về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường, có thái độ hành vi thân
thiện, gần gủi, yêu quý, tôn trọng với môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện
môi trường, quan tâm đến những vấn đề về môi trường.
Vì vậy muốn giáo dục tốt bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non chúng
ta phải trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là những hành trang theo các
em suốt cuộc đời. Chính đó là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi trường của
chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
`
Ngày nay tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, muốn bảo vệ môi trường
mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ chúng. Khi những vấn đề
trên chưa trở thành bức xúc trong chúng ta tồn tại một số suy nghĩ chưa đúng đắn về vấn
đề này. Con người cho rằng khoa học kỹ thuật phát triển mà việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào đời sống sản xuất, con người chỉ nghĩ đến sự tiện lợi đến năng suất, chất lượng
sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống như: Khói bụi nhà máy
xả ra gây ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các
sinh vật. Con người tỏ thái độ lơ là, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô nhiễm coi đó là
việc của xã hội, của người khác. Vì vậy càng có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với
môi trường và tài nguyên thiên nhiên nếu không xử lý những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng



đến cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai. Cần cho trẻ biết môi trương nơi trẻ
đang sống, hạn chế thải rác bừa bãi ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước, để trẻ
biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiểu được một cách đầy đủ về sự tác động của
con người với môi trường.
Là giáo viên đứng lớp tôi luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí
lớp phù hợp với chủ đề, tạo môi trường lớp học gần gũi hấp dẫn trẻ. Cô và trò luôn quan
tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể và có trách nhiệm trong việc bảo vệ
môi trường.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và
khó khăn như sau:
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Chính quyền địa phương, phụ
huynh và nhân dân trong toàn xã.
Cơ sở vật chất khang trang đầy đủ đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, có bếp
ăn một chiều, có nhà vệ sinh khép kín, có đủ nước sạch phục vụ cho cô và trẻ sinh hoạt
hàng ngày.
Môi trường lớp học có khuôn viên diện tích khá rộng, thoáng mát, có nhiều cây
xanh, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.
Môi trường học tập trong và ngoài lớp được giáo viên thiết kế và trang trí đẹp, thân
thiện, có khuôn viên bờ rào, có sân chơi, thuận tiện cho trẻ hoạt động.
Trường học nằm trung tâm trên địa bàn của xã tiện lợi cho việc đi lại của trẻ. Là
trường được nhiều thành tích trong những năm qua, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến
trẻ. Bản thân tâm huyết với nghề, luôn chịu khó tìm tòi học hỏi ở nhiều bạn bè, đồng
nghiệp, các trường bạn, qua các cuộc tham quan, chuyên đề để đúc rút kinh nghiệm mục
đích là chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào trải
nghiệm cho trẻ. Bên cạnh thuận lợi trường cũng gặp không ít khó khăn.
2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản tại điểm trường tôi còn có một số khó khăn sau:

- Kinh phí đầu tư để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn hẹp nên chưa
xây dựng được môi trường thân thiện xanh, sạch, đẹp mang tính lâu dài.
- Môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, điều kiện đi tham quan
tìm hiểu hay làm các thí nghiệm, thử nghiệm đơn giản chưa nhiều.
- Đời sống của người dân phần lớn là nông thôn khó khăn nên một số phụ huynh
chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, thiếu kiến thức về giáo dục kĩ


năng sống cho trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, vứt rác bừa bãi, chưa tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của thôn
xóm.
- Việc tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chưa phù
hợp, chưa lôgic, còn cứng nhắc, rập khuôn, chưa giáo dục trẻ cách thường xuyên.
2.3. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
STT
1
2

Tổng
số
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
29

Đạt

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số trẻ
10


Tỷ lệ %
34,5%

Biết giữ gìn trật tự vệ sinh
công cộng, vệ sinh trường
lớp
Biết cất dọn đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy định

29

12

41,3%

29

9

31%

4

Không vứt rác ra đường,
biết gom rác vào thùng rác

29

14


48,2%

5

Phân biệt được những hành
động đúng, hành động sai
đối với môi trường.

29

14

48,2%

3

Đa số trẻ còn vô tư, chơi đùa chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chưa
biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng rác, chơi chạy quá đà dẫm hết cả sân
cỏ, vườn hoa, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay chưa
biết khóa vòi nước lại….
Phụ huynh còn lơ là với việc giữ gìn môi trường xung quanh, do mãi lo tới kinh tế
gia đình nên ít quan tâm tới con em mình, tôi nhìn thấy nhiều phụ huynh do vội vàng
đưa con đi học nên nhiều khi đưa xe máy lấm hết bụi đường, nổ máy phóng thẳng vào
sân trường tới cửa lớp, xé vội gói bim bim hay hộp sữa cho con và vứt ngay tại sân
trường mặc cho bao ánh mắt trẻ đang nhìn vào.
Để đánh giá được ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tôi xin đưa ra các biện
pháp như sau:


3. Những biện pháp đã thực hiện:

3.1. Lập kế hoạch khảo sát trẻ:
Ngay từ đầu năm học, tôi luôn quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của
từng trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu kiến thức của trẻ trong mọi hoạt động mà đặc
biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức.
Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện pháp
khảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp
với khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ.
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệ môi
trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình
phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, đồng
thời nhắc nhở phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình
và cả tương lai của con em mình sau này.
3.2. Tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường theo chủ đề.
- Để thực hiện có hiệu quả trong việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường vào các chủ đề tôi cụ thể như sau:
+ Muốn đạt hiệu quả tốt trong công tác giáo dục trước hết giáo viên Cần lựa chọn
vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thích hợp với thực tế.
+ Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể vừa sức với trẻ.
+ Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường mang tính thiết thực với trẻ.
* Chủ đề “Trường mầm non” Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề,
tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành
cây xung quanh trường lớp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, vứt rác đúng nơi quy
định, không khạc nhổ bừa bãi, có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt:
Về con người và môi trường
- Cần dạy trẻ hiểu, môi trường trường mầm non bao gồm:
+ Các phòng nhóm, sân, vườn, cống, rãnh.
+ Các đồ dùng, đồ chơi của lớp, của cá nhân cô và trẻ.
+ Con người: có các cô giáo, cô nhân viên và các bạn
- Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non và gia đình:
Môi trường sạch : Là luôn ngăn nắp, sạch sẽ, đủ ánh sáng, không có khói bụi,

mùi hôi, tiếng ồn, có nhiều cây xanh.


Trẻ chăm sóc bồn hoa, cây cảnh và môi trường sạch
Môi trường bẩn. Các đồ dùng sắp xếp không ngăn nắp, bụi bẩn, môi trường bị ô
nhiểm bởi: rác, nước thải sinh hoạt của con người, các hóa chất, phân người và phân
động vật.

Môi trường bẩn
*Ví dụ: Cho trẻ quan sát thực tế hoặc qua tranh vẽ, hình ảnh và đàm thoại về môi trường
sạch và môi trường bẩn khác nhau như thế nào?
Vẽ hoặc tô màu bức tranh thể hiện gia đình có môi trường sạch và gia đình có
môi trường bẩn.
Hoặc giáo viên tạo tình huống có vấn đề: Giáo viên đến lớp sớm để các đồ dùng
trong lớp bề bộn, làm cho lớp bẩn có nhiều giấy vụn vất lung tung, khi trẻ đến lớp cô hỏi
trẻ về môi trường của lớp ta hôm nay như thế nào? Từ những câu hỏi đó giúp trẻ hiểu
được ngay đó là môi trường bẩn.
- Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp:
Giáo viên thường xuyên quét dọn rác, mạng nhện sạch sẽ, giáo dục trẻ vứt rác
đúng nơi quy định, không khạc nhổ lung tung làm mất vệ sinh, lau chùi đồ dùng đồ chơi,


xắp xếp các đồ dùng ngăn nắp, biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình và
trường, lớp mầm non
Về nhu cầu sống của con người
- Dạy trẻ biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và quần áo sạch để được lâu
bền, có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày như: đánh răng, rửa mặt không
cho vòi nước chảy liên tục, thấy vòi chảy ra biết khóa vòi lại để tiết kiệm nước
Trẻ biết sưu tầm các vật liệu đã qua sử dụng, các vật liệu thiên nhiên để làm đồ
dùng đồ chơi qua môi trường tạo hình

Biết phân các loại rác thải ở gia đình và trường mầm non đó là: rác thải hửu cơ và
rác thải vô cơ, biết thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, các loại chai lọ hộp giấy, vải vụn để
tái chế hoặc làm đồ chơi hay để bán
Biết một số cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiểm
Dạy trẻ trước khi ăn phải rửa tay, ăn chín uống sôi, không ăn các loại thức ăn ôi
thiu, không uống nước ngọt pha màu, không cho trẻ chơi các thứ đồ chơi độc hại( như
hóa chất, đồ chơi dễ vỡ, sắc nhọn...)
Trò chuyện với trẻ về tác hại của môi trường ô nhiểm, nếu không biết cách phòng
tránh thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
* Chủ đề “ Bản thân” Mục đích là giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ
sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn
uống: biết rửa tay trước khi ăn, sau ăn, sau khi đi vệ sinh, khi ăn biết mời cô, mời bạn,
không ăn quà vặt ngoài đường, biết ký hiệu thông thường như: nhà vệ sinh nam, nữ,
thùng đựng rác, biết tránh xa 1 số vật dụng sắc nhọn nguy hiểm đối với bản thân: Dao,
kéo, ổ cắm điện, ao, hồ…
Ví dụ: Tiết hoạt động âm nhạc tôi dạy trẻ hát bài “Cùng nhau bảo vệ môi trường”
nhạc và lời nước ngoài, tôi đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát đó như: Trong bài hát
nhắn nhủ các con phải làm gì trước khi vứt rác ?( phân loại rác)…


Trẻ bỏ rác đúng quy định
*Chủ đề “Gia đình thân yêu của bé” trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung
quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch và môi trường bẩn trong gia đình.
Biết quý trọng giữ gìn đồ dung, cất đồ dùng đúng chỗ. Chẳng hạn như tiết dạy khám phá
khoa học “đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”. Trẻ biết một số đồ dùng như
quạt điện, bong đèn điện thắp sáng, tivi, tủ lạnh…. Bản thân giáo dục trẻ những kỹ năng
sử dụng đồ dùng khi cần thiết, dạy trẻ biết lúc nào thì tắt tivi, tắt quạt…. đưa các tình
huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả”
Dựa vào từng hoạt động cụ thể lồng ghép vào từng phần của hoạt động hay có thể
lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, đa số giáo dục bảo vệ môi trường vào phần cũng

cố và giáo dục trẻ, nhằm để khắc sâu cho trẻ những thói quen, hành vi tốt, để cho trẻ biết
được nội dung giáo dục môi trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực
hiện như thế nào? Những việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Để hoạt động đạt
kết quả cao thì giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau kích thích trẻ tham gia
hoạt động và ghi nhớ nội dung lâu hơn, cô có thể dùng lời nói để trò chuyện với trẻ.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học là một trong những phương tiện có hiệu quả
nhất để hình thành cho các cháu bước đầu có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi
trường. Bởi khám phá khoa học, khám phá môi trường xung quanh chính là khám phá


cuộc sống, đồ vật, con vật, con người với những tình cảm, suy nghỉ, hành động của
chính trẻ. Chính vì thế, thông qua hoạt động này trẻ có rất nhiều cơ hội để trẻ có thể
cùng nhau đàm phán, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau để cùng thực hiện công
việc chung bảo vệ môi trường.
* Chủ đề “thế giới thực vật” giáo dục trẻ biết qua trình phát triển của cây, lợi ích
của cây xanh với môi trường sống và biết nếu chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường
bị ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống con người.
Ví dụ: Chủ đề con “cây xanh quanh bé” tôi đã dùng biện pháp như sau: Tôi cho trẻ
chuẩn bị đồ dùng ở nhà mang đến như vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp kem tôi cho trẻ trải
nghiệm “Trồng cây vào hộp” muốn có cây phải gieo hạt, trẻ tự tay gieo trồng vào hộp đó
và mục đích của tôi là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát, chăm sóc để
trẻ biết quá trình phát triển của cây.

Sản phẩm gieo hạt vào hộp của trẻ
Sưu tầm bài hát, ca dao, câu đố, hò vè về các loài cây để trẻ biết được lợi ích của
cây đối với con người. Từ đó trẻ có thái độ yêu quý, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh. Bên
cạnh đó tôi mở rộng tìm những video cây thực vật sống trong lòng Đại Dương biển, đảo
cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai



thác, chặt phá cây trồng ven biển, do khí thải công nghiệp làm cho các loài tảo, rong
biển cạn kiệt.

Thực

vật
sống dưới nước
Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây trong vườn trường, cô cho trẻ quan sát, tìm tòi, khám

phá, có thể gợi ý vì sao phải trồng cây? trồng cây để làm gì? cây có lợi ích gì cho môi
trường, cho cuộc sống?....Qua hoạt động này trẻ hiểu được cây xanh có tác dụng rất tốt
đối với môi trường.

Cô cùng trẻ quan sát cây xanh
Qua giờ tạo hình dạy cháu cắt dán, xé dán, vào bài cô có thể trò chuyện, đàm thoại về
tác dụng của hình ảnh con vật, đồ vật, cây cối có trong bức tranh mẫu. Khi thực hiện cô
giáo dục trẻ phải biết bỏ giấy vụn vào sọt rác và cất đồ dùng đúng nơi


quy định. Nhắc nhở trẻ không kéo lê bàn ghế gây ra tiếng ồn bàn ghế nhanh hư hỏng,
cần biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng và giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng. Cứ
như thế, thông qua các tiết học, các hoạt động nếu cô giáo biết lồng ghép tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp, nó có ảnh hưởng rất lớn tới viêc giáo dục
bảo vệ môi trường cho tất cả các cháu.

Giờ hoạt động tạo hình
Môi trường trong dịp tết dễ bị ô nhiểm, do nhiều người đi lại, mua sắm, thăm
hỏi.., rác thải nhiều hơn, xe cộ và người đi lại nhiều hơn, giao thông bị tắc nghẻn, thực
phẩm đa dạng nhiều chủng loại. Còn mùa xuân là mùa lễ hội các đình chùa đông người,
môi trường đễ bị ô nhiễm. Hơn nữa người dân chúng ta thường có tập tục chưa có ý thức

bảo vệ môi trường, mùa xuân đi hái lộc, (bẻ cành cây con, vứt rác bừa bãi) vì thế chúng
ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường.
Giáo dục cho trẻ ngày tết chúng ta cần phải tiết kiệm: không bỏ phí bánh kẹo, hoa
quả và các loại thức ăn khác.
Không vứt rác thải bừa bải, không tiểu tiện tùy tiện, không khạc nhổ lung tung,
không la hét nói to nơi công cộng.
Không hái lộc đầu xuân bằng việc ngắt lá, bẻ cành.
Tham gia tồng cây nhân dịp đầu xuân.


* Chủ đề các hiện tượng tự nhiên: Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên như: gió,,
nắng và mặt trời, hạn hán, mưa, bão lũ, sấm chớp, núi lửa, băng tuyết…qua đó trẻ biết
phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn. lợi ích của nước sạch, biết tiết
kiệm nước, tránh xa nguồn nước bẩn gây ốm đau bệnh tật, tác hại của hiện tượng tự
nhiên mang lại
* Chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi giúp trẻ hiểu được môi trường bị ô nhiễm do
giao thông như khói ô tô các loại, tàu hỏa, xe máy…, tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe,
nhiều ô tô, xe máy trên đường gây tắc nghẽn giao thông, các phương tiện chở hàng cồng
kềnh cũng gây cản trở, gây tai nạn, trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao
thông. Nắm được những nội dung đó nên tôi đã có những biện pháp như: Cho trẻ xem
video hình ảnh các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường, người đi xe máy
không đội mũ bảo hiểm, ngồi trong ô tô thò đầu ra ngoài, ra đường không đeo khẩu
trang. Có thể cho trẻ tham gia trò chơi phát triển nhận thức như gạch – nối những hành
động đúng sai khi tham gia giao thông, lựa chọn lô tô phương tiện giao thông làm ô
nhiễm môi trường.

Không chấp hành luật an toàn giao thông gây nguy hiểm
* Chủ đề “Quê hương đất nước, Bác Hồ, trường tiểu học” tôi khơi gợi ở trẻ niểm
tự hào về địa danh nơi trẻ sống, tình cảm quan hệ làng xóm, láng giềng, người than, các
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngành nghề truyền thống, trường tiểu học của địa



phương. Giúp trẻ hiểu được việc cần làm để bảo vệ danh lam thắng cảnh là giữ gìn vệ
sinh ở bất cứ nơi đâu, không vứt rác bữa bãi, không hái hoa, bẻ cành…

Trẻ cùng cô chăm sóc vườn hoa

3.3.Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi
Ta biết rằng hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong việc giáo dục trẻ, thông
qua các trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của
người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung
quanh khu vực của lớp mình, hướng cho trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa (khám
chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế...) Rồi
cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây
mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong... giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao
thông và bảo vệ môi trường
Ví dụ: Đề tài “sự kỳ diệu của không khí” tôi cho trẻ làm thí nghiệm với


không khí như thổi bóng bay, bắt không khí

Trẻ chơi thổi bóng bay
Con người với hiện tượng thiên nhiên: gió, nắng, mặt trời, mưa, lũ. Giáo viên là
người phải dạy trẻ hiểu được các hiện tượng tự nhiên như:
* Gió:
Tác hại của gió mạnh: Gió mạnh làm cho đường phố bụi, có tác hại đến sức khỏe
con người, làm bẩn nhà cữa, đồ dùng, gió mạnh- bão có thể làm đỗ cây cối, nhà cữa các
công trình xây dựng, làm cho các phương tiện giao thông đi lại khó khăn
Cách tránh gió: Đội mũ, bịt khăn, đeo khẩu trang khi đi đường, mặc ấm khi có gió

rét, khi có giông bão phải đóng cữa kín, trồng cây dọc bờ biển để chống bão
* Nắng và mặt trời:
Tác hại của nắng, mặt trời: Nắng gay gắt làm cho con người, con vật khó chịu,
nắng nhiều có thể làm cháy da, nắng nóng quá làm cho cây bị héo, trẻ em mắc một số
bệnh như, sốt cao, viêm não, con người ở ngoài tời nắng lâu dễ bị cảm nắng, dẫn đến
đau đầu
- Biện pháp chống nắng: Ra đường phải đội mũ, đội nón, bịt khăn che mặt, trồng
nhiều cây xanh lấy bóng mát
* Mưa: Tác hại của mưa, mưa lâu ngày làm cho đường phố, đường làng bẩn, đồ
dùng, quần áo dễ bị ẩm móc, cây cối bị ngập úng
Cách tránh mưa: Không chơi đùa dưới trời mưa, đi dưới trời mưa phải đội mũ,
nón, mặc áo mưa, khi trời mưa to, có sấm, sét, không đứng dưới góc cây to và không
cầm vật bằng sắt
* Bão, lũ: Bão, lũ là khi gió mạnh và mưa to, bão to thường làm cho nhà cữa đổ nát, rất
nguy hiểm, cây cối bị đổ, giao thông bị tắc đường


3.4. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động
trong ngày.
+ Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đế khi trả trẻ. Đây là thời
gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Nhưng
nội dung tích hợp cần hợp lý và linh hoạt, tránh ôm đồm mà quên mất nội dung chính.
+ Tiến hành hoạt động trong ngày
- Đón trẻ
+ Giáo viên đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học.
+ Quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn quà sáng vứt
rác vào thùng rác đúng nơi quy định.
+ Thể dục sáng nhắc trẻ không nói quá to, không nô đùa xô đẩy nhau.
- Trò chuyện với trẻ
+ Cô và trẻ trò chuyện. Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đi học? Bố mẹ đưa các con

bằng phương tiện giao thông gì? Khi được bố mẹ đưa đi học các con nhìn thấy hai bên
đường có gì? ( Cây xanh ). Các con có biết cây xanh còn làm giảm ô nhiễm môi tr ường,
giảm bụi tiếng ồn của xe cộ.
- Chơi ngoài trời
+ Cho trẻ lao động tập thể : Cho trẻ nhặt rác trong luống rau
+ Khi cho trẻ quan sát luống rau trong trường, cô phát hiện trong luống rau có 1
số vỏ hộp sữa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
* Trong luống rau có những gì?
* Điều gì xảy ra nếu trong luống rau ngày càng có nhiều vỏ hộp sữa?
* Vỏ hộp sữa phải để ở đâu?
* Ai có thể giúp cô nhặt vỏ hộp sữa nào?
+ Sau đó cô cùng trẻ nhặt rác ở luống rau bỏ vào thùng rác. Như vậy trẻ đã học
được cách bảo vệ môi trường.
- Vệ sinh trước khi vào lớp
Giáo viên cần nhắc trẻ rửa sạch tay trước khi vào lớp, khi rửa tay giáo viên cần
hỏi trẻ làm thế nào để tiết kiệm nước? Vì sao phải tiết kiệm nước? (Tiết kiệm nước là đã
tham gia bảo vệ môi trường).
- Hoạt động học: Trong giờ hoạt động có chủ đích. Ví dụ khi dạy trẻ học bài thơ:
“ Cây dây leo”. Khi trao đổi với trẻ về nội dung bài thơ giáo viên đặt câu hỏi:
+ Vì sao cây dây leo phải bò ra cửa sổ?
+ Vậy muốn cây lớn nhanh ta phải làm gì?
* Chơi, hoạt động góc.


Hoạt động vui chơi là cuộc sống xung quanh được thu nhỏ lại mà trẻ có thể lĩnh
hội được, bằng nội dung trò chơi, các vai chơi xác định hành động của trẻ không chỉ
trong quan hệ đồ vật mà còn trong quan hệ với trẻ khác trong trò chơi. Chơi, hoạt động
góc mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tổ
chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng chơi đùa mà còn
đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển nhân cách cho trẻ. Chơi, hoạt động góc là hoạt

động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được mọi
nhu cầu của trẻ, trong thế giới đồ vật trẻ được tha hồ vui chơi và sáng tạo.
Trước khi vào hoạt động góc tôi cho trẻ nhắc lại những yêu cầu khi chơi hoạt
động góc “ không được la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy bạn, không tranh dành,
ném đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định ”. Khi chơi xong tôi hướng dẫn
gợi ý cho trẻ lau chùi kệ đồ chơi để giữ vệ sinh, xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn
nắp vào từng góc riêng tạo cảm giác thích thú ở trẻ luôn được muốn làm giúp cô. Nhờ
vậy mỗi lần tổ chức chơi, hoạt động góc xong trẻ đều có ý thức thu dọn đồ dùng đồ chơi
gọn gàng ngăn nắp và đúng nơi quy định.
Ví dụ: Trẻ chơi xây dựng, sẽ thấy được rất rõ việc hình thành ý thức của trẻ. Ở đó,
xã hội trẻ em được hình thành một cách rất thú vị, trong khi chơi các bé bầu ra nhóm
trưởng và biết phân công rạch ròi công việc cho từng thành viên trong nhóm, nhắc nhở
các thành viên xếp đồ dùng ngăn nắp, hơp lý. Trẻ nói được ý tưởng của mình, biết được
tại sao lại trồng nhiều cây xanh đối với cuộc sống và cánh chăm sóc bảo vệ.
Góc thiên nhiên: trẻ chăm sóc vườn cây, lau lá nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng
cây, gieo hạt, chơi với cát nước…giáo dục trẻ biết yêu và tạo ra cái đẹp. Từ đó trẻ sẻ có
ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không bẻ cành hái hoa, ngắt lá…


Trẻ chăm sóc vườn rau xanh
* Thông qua hoạt động lao động tập thể.
Để tạo cảnh quang sân trường , trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo
môi trường sạch đẹp. Trong buổi hoạt động ngoài trời, tôi không chỉ đứng nhìn và bao
quát trẻ, mà tôi còn hướng dẫn trẻ nhặt rác quanh sân trường, nhổ cỏ, xới đất, trồng cây
tưới nước cho các bồn hoa để có môi trường sạch đẹp.
- Giờ ăn:
Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không bỏ dở cơm, nhặt cơm rơi cho gọn vào đĩa, không
nói chuyện trong khi ăn, khi ăn nhai từ từ không nuốt vội, trẻ ăn xong cất bát thìa đúng
nơi quy định. Nhắc trẻ lau miệng sạch sẽ. Lớp 5 - 6 tuổi cho trẻ cất ghế, vệ sinh cùng cô.
- Giờ ngủ:

Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không nói chuyện to, ngủ dậy dạy trẻ cùng
cô cất gối chăn gọn gàng đúng nơi quy định.


Trẻ đang vệ sinh sân trường và nhặt rác
- Hoạt động chiều:
Giáo viên và học sinh cùng vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, lau đồ
chơi
Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
Sau mỗi việc trẻ làm giáo viên cần giải thích giúp trẻ hiểu ý nghĩa của mỗi việc
làm đó: Vệ sinh lớp học giúp cho không khí lớp học được trong lành, đồ dùng đồ chơi
sạch giúp các cháu phòng bệnh như: chân, tay, miệng, tiêu chảy… để cho cơ thể các
cháu luôn khoẻ mạnh. Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải là một việc làm
có ý nghĩa bảo vệ môi trường vì cô và trẻ đã tiết kiệm được nguyên liệu và góp phần
giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường. Trẻ hiểu được từng việc làm
của mình sẽ là động cơ để trẻ thể hiện những hành vi giúp cô tham gia bảo vệ môi
trường
- Hoạt động nêu gương và trả trẻ:
Giáo viên cần động viên khen ngợi những trẻ có hành vi tốt đã thực hiện bảo vệ
môi trường như: tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân. Học xong biết xếp gọn đồ dùng,
đồ chơi ngăn nắp… đồng thời cũng nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt
như: đi ngủ còn nói chuyện to, quăng ném đồ chơi, mở vòi nước quá to khi rửa tay…
- Thông qua hoạt động lao động tập thể.
Để tạo cảnh quang sân trường , trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo
môi trường sạch đẹp. Trong buổi hoạt động ngoài trời, tôi không chỉ đứng nhìn và bao


quát trẻ, mà tôi còn hướng dẫn trẻ nhặt rác quanh sân trường, nhổ cỏ, xới đất, trồng cây
tưới nước cho các bồn hoa để có môi trường sạch đẹp.


Thông qua hoạt động lao động .
Ngoài hoạt động học chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua bảng phân công
trực nhật hàng ngày.
Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết xắp xếp đồ dùng đúng nơi quy
định. Trẻ biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. Từ đó, trẻ biết yêu thiên nhiên yêu lao
động.
Vào các buổi chiều thứ 6 cuối tuần tôi tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh
quanh trường lớp, tôi yêu cầu :
- Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường (nhặt giấy vun, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa, thu gom
lá bỏ vào thùng rác).
- Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp.
- Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định
Qua đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ
môi trường.
Tôi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật
liệu đã qua sử dụng: Lấy hộp sữa làm con vật, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng


mẹ....Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi… để xếp hoa, quả. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức tiết
kiệm và ý thức lao động sáng tạo.

Kết quả: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện, nhưng biện pháp
trên tôi đã áp dụng thành công. Thông qua việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
vào các hoạt động trong ngày, trẻ được làm, được trải nghiệm. Từ đó trẻ có ý thức biết
giữ cho môi trường sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia lau chùi
vệ sinh đồ chơi trong, ngoài lớp sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui
định, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước, điện
trong sinh hoạt hàng ngày, Không để nước chảy liên tục, biết khóa vòi nước khi dùng
xong, biết ngắt điện khi cần thiết . Bản thân giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong
công tác truyền thụ kiến thức nên sau mỗi giờ hoạt động thu được kết quả tốt đó là

nguồn động lực thúc đẩy tôi có thêm niềm xay mê hơn.


*Thông

qua

hoạt

động

nêu

gương

Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ
GDBVMT cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một
cách hiệu quả nhất. Vào những buổi nêu gương tôi cho trẻ tự kể những việc làm tốt giúp
cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi,
biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với
cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn...
Qua những buổi nêu gương như vậy tôi đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng
ngày.
* Thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, tôi đã hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành
vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa
danh nơi diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiêu
hình thức như theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời hay thăm
quan. Ví dụ ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán tôi đã phát động phong trào “Tết trồng cây”,

tôi cùng trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng... và cùng tổ chức tưới và chăm sóc
cây.
*Ứng dụng công nghệ thông tin
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng
dụng và sử dụng công nghệ thông tin
vào công tác giảng dạy là vô cùng quan
trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp
cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy
tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao
nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy
nhiêu. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ
trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng chắc


chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà tôi phải luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng
PowerPoint và cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu
có hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí...
trong đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy nên trẻ sẽ hứng thú, đồng thời các thao
tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng
- sai được dễ dàng.

Trẻ học qua màn hình chiếu
Ngoài những biện pháp trên tôi luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và sử
dụng trên đĩa hình mở trên máy vi tính vào những giờ đón trả cho trẻ xem những hình
ảnh như : Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi. Rồi
những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng với trâu…Bên cạnh
đó tôi cũng sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục treo ở góc tuyên truyền như :
Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vòi nước, rửa mặt sạch sẽ, hình ảnh bé tắt
quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe



máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm… Qua những hình ảnh đó tôi sẽ tiến hành ứng
dụng vào bài dạy trên tiết học hoặc trong các hoạt động để khắc sâu kiến thức về giáo
dục môi trường cho trẻ.
3.4. Cho trẻ tự do trải nghiệm
Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và Giáo viên lắng nghe ý
kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của
mình. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối
ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp,sắp xếp, lau dọn kệ đồ
chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện, từ đó trẻ sẽ có cảm giác hứng thú với công việc
và tự giác thực hiện không cần sự nhắc nhở của cô.
Việc tạo cảnh quan trong trường, lớp học là việc làm vô cùng quan trọng đối với
giáo viên. Đồ dùng đồ chơi được xắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Các góc được bố trí riêng
biệt để tiện cho trẻ hoạt động, mỗi góc được thay đổi theo từng chủ điểm tạo cảm giác
mới mẻ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ luôn thích thú muốn tìm tòi khám phá. Cần kích thích để trẻ
biết cách xắp xếp khoa học. Như vậy môi trường lớp học luôn gọn gàng sạch sẽ đảm bảo
yêu cầu vệ sinh, đảm bảo tính khoa học.
- Bố trí đồ chơi ngoài trời khoa học, hợp lý đảm bảo an toàn, trẻ được tiếp xúc với
đồ chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển về thể chất.

- Bố trí hệ thống cây xanh, cây ăn quả, vườn rau, bồn hoa một cách khoa học hợp
lý tạo môi trường xanh, sạch, đẹp luôn hấp dẫn trẻ.


×