Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại tổ chức trẻ em rồng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

ĐẬU PHƢƠNG LINH

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT
TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

ĐẬU PHƢƠNG LINH

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT
TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN THỊ THU HÀ

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa Xã hội học – trƣờng Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, cùng với sự đồng ý của cô giáo hƣớng dẫn PGD.TS
Nguyễn Thị Thu Hà tôi đã thực hiện đề tài “ Hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết
tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh”
Để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở Trƣờng Đại học Khoa học xá hội và nhân văn.Xin chân thành
cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn PGD.TS Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình , chu đáo
hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Tổ chức trẻ em Rồng
Xanh đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi ở cơ sở để có thể tiến hành
nghiên cứu, thực hiện luận văn một cách tốt nhất. Và đặc biệt Xin ghi nhận
công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của trẻ khuyết tật và gia
đình trẻ đã đóng góp ý kiến và giúp đở cùng tôi triển khai, điều tra thu thập số
liệu . Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trƣớc hết thuộc về
công lao của tập thể, của nhà trƣờng, cơ quan và xã hội. Đặc biệt là quan tâm
động viên khuyến khích cũng nhƣ sự thông cảm sâu sắc của gia đình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô của
trƣờng Đại học khoa học Xã hội và nhân văn. Cùng với cán bộ, nhân viên,
nhóm đối tƣợng nghiên cứu dã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
nay. Tôi rất mong đƣợc sự đóng góp của quý Thây, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để luận văn đƣợc hoàn chình hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU , HÌNH VẼ ............................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4

2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.. 6
3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 10
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................... 11
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 12
7. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 13
9.Kết cấu của luận văn .................................................................................... 16
NỘI DUNG..................................................................................................... 17
CHƢƠNG 1. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 17
1.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm trẻ em và khái niệm người khuyết tật .................................. 17
Khái niệm người khuyết tật ............................................................................. 18
1.1.2. Công tác xã hội và công tác xã hội với người khuyết tật..................... 18
1.1.3. Dịch vụ xã hội và dịch vụ công tác xã hội ............................................ 19
1.1.4. Vai trò của dịch vụ công tác xã hội ...................................................... 21
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 23
1.3. Quan điểm của đảng và nhà nƣớc về chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ
em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. ................................................... 30
1.3.1 Chính sách, văn bản pháp luật hỗ trợ, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật ... 32
1.3.2 Chính sách, văn bản pháp luật hỗ trợ giáo dục văn hóa cho trẻ em
khuyết tật. ........................................................................................................ 33
1


1.3.3 Chính sách chăm sóc sức khỏe............................................................... 35
1.3.4 Chính sách trợ giúp dạy nghề, việc làm................................................. 35
1.3.5 Chính sách tạo môi trường cho người tàn tật tham gia vào các buổi hoạt
động văn hóa, thể thao và các hoạt động xã hội khác .................................... 36

1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh ......... 37
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI
TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH ........................................................... 44
2.1. Khái quát về chƣơng trình hỗ trợ trẻ khuyết tật tại Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh ..................................................................................................... 44
2.2. Đặc điểm trẻ khuy ết tật đƣợc hỗ trợ tại Tổ chƣ́c Trẻ em Rồ ng Xanh
......................................................................................................................... 48
2.3. Nhu cầu của trẻ khuyết tật về cung cấp dịch vụ công tác xã hội....... 54
2.4. Hoạt động hỗ trợ giáo dục và đào tạo .................................................. 58
2.5. Hoạt động hỗ trơ ̣ pháp lý ...................................................................... 69
2.6. Hỗ trợ tƣ vấn, trị liệu tâm lý ................................................................. 73
2.7. Hoạt động hỗ trơ ̣ Chăm sóc sức khỏe y tế, Phục hồi chức năng ....... 78
2.8. Hoạt động Hỗ trơ ̣ học nghề và đi làm .................................................. 84
2.9. Một số các hoạt động khác .................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU , HÌNH VẼ
Bảng 2.1: số lƣợng trẻ phân theo dạng tật ...................................................... 49
Bảng 2.2: Độ tuổi, giới tính trẻ khuyết tật ...................................................... 50
Bảng 2.3 Thời gian hỗ trợ trẻ khuyết tật ......................................................... 51
Bảng 2.4 : Nhu cầu đƣợc hỗ trợ của trẻ khuyết tật ......................................... 56
Bảng 2.5: Kết quả các hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật ............................. 58
Bảng 2.6: Sự hài lòng của trẻ khuyết tật về các dịch vụ công tác xã hội ....... 59
Bảng 2.7: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục cho trẻ khuyết tật ..................................... 61
Bảng 2.8: Dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho TKT .................................................... 69
Bảng 2.9: Dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ............ 79

Bảng 2.10: Các hoạt động ngoại khóa ............................................................ 88
Biểu 2.1: Cơ cấu độ tuổi của trẻ khuyết tật ..................................................... 51
Biểu 2.2: Công việc hiện tại của trẻ khuyết tật ............................................... 52
Biểu 2.3: Nguyên nhân trẻ khuyết tật ............................................................. 53
Biểu 2.4. Sự hài lòng của trẻ với hoạt động hỗ trợ giáo dục đào tạo .............. 65
Biểu 2.5. Sự hài lòng của TKT về dịch vụ hỗ trợ pháp lý .............................. 71
Biểu 2.6. Tần suất hỗ trợ tâm lý cho TKT ...................................................... 74
Biểu 2.7. Sự hài lòng của TELT về dịch vụ hỗ trợ tâm lý .............................. 75
Biểu 2.8. Sự hài lòng của trẻ khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ y tế ....................... 82
Biểu 2.9: Cơ cấu việc làm của TKT ................................................................ 85
Hình 1.1: Thang nhu cầ u của Maslow ............................................................ 24

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ xã hội nào thì ngƣời yếu thế luôn đƣợc xã hội quan tâm và
hỗ trợ. Một đất nƣớc phát triển sẽ đƣợc nhìn nhận, đánh giá qua nhiều góc độ.
Trong đó hệ thống an sinh xã hội là một nhân tố góp phần để giúp chúng ta
đánh giá về sự phát triển của một đất nƣớc. Các nƣớc trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng đểu đã và đang có một hệ thống An sinh xã hội để hỗ
trợ ngƣời yêu thế đƣơng đầu với những khó khăn của xã hội, giúp họ nâng
cao chất lƣợng cuộc sống, hƣớng tối một xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh. Trong những đối tƣợng yếu thế đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trợ giúp
thì ngƣời khuyết tật luôn dành đƣợc sự quan tâm hàng đầu của tàn xã hội. Đặc
biệt là trẻ em khuyết tật. Theo số liệu Tổng điều tra dân số 2009 trong số 78,5
triệu ngƣời Việt Nam từ 5 tuổi trở lên thì có 6,1 triệu ngƣời tƣơng đƣơng với
7.8% dân số từ 5 tuổi trở lên có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một
trong bốn chức năng nhìn , nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ. Và

trong số 6.074.543 ngƣời khuyết tật, có 210.375 ngƣời, tƣơng đƣơng 3,6% là
trẻ em trong độ tƣời từ 5 đến dƣới 16 tuổi; 283.733 ngƣời chiếm 4,7% số
ngƣời khuyết tật là trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 5 đến dƣới 18 tuổi
( UNFPA, 2011) .Thống kê cũng cho thấy rằng nhiều trẻ em khuyết tật đang
sống trong điều kiện nghèo đói, có tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn thấp, dạy
nghề và các cơ hội việc làm rất hạn chế, hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế
và phục hồi chức năng, thiếu hoà nhập cộng đồng. Vì vậy việc đƣa ra các
hoạch định, các chính sách hỗ trợ trợ giúp cho trẻ em khuyết tật là vô cùng
cần thiết và phải mang tính hệ thống, đồng bộ từ các cấp. Nhà nƣớc đã ban
hành Luật ngƣời khuyết tật và chính sách hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật trong đó
có nhóm trẻ em khuyết tật. Các ban ngành, chính quyền địa phƣơng trên cả
nƣớc đã và đang thực hiện những chính sách, thông tƣ do nhà nƣớc ban hành
để hỗ trợ ngƣời khuyết tật trên địa bàn. Hầu hết các địa phƣơng đều có Hội
4


ngƣời khuyết tật, các trung tâm bảo trợ để trợ giúp ngƣời khuyết tật nói chung
và trẻ em khuyết tật nói riêng. Đa phần các hội và các trung tâm bảo trợ, các
tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ ngƣời khuyết tật đều cung cấp các dịch vụ cơ
bản đến ngƣời khuyết tật nhƣ dịch vụ chăm sóc y tế, phục hổi chức năng, hỗ
trợ ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật giảm nghèo, trợ cấp hàng
tháng, trợ cấp đột xuất theo quy định của nhả nƣớc và chính phủ, hỗ trợ về
giáo dục, việc làm và hòa nhập cộng đồng. Trẻ em là nguồn nhần lực, là tài
sản quý giá của đất nƣớc. Chính vì vậy với trẻ em khuyết tật việc hỗ trợ, chăm
sóc của gia đình, cộng đồng và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đã có
rất nhiều hoạt động, chƣơng trình trợ giúp của các tổ chức đến với các em nhƣ
chƣơng trình “ trái tim cho em” dành cho những em nhỏ có khiếm khuyết về
tim; chƣơng trình “ cho em nụ cƣời” dành cho các em có khiếm khuyết về hở
hàm ếch, giúp các em lấy lại “ nụ cƣời” và có một cuộc sống bình thƣờng nhƣ
các bạn cùng chăng lứa khác…..Bên cạnh sự trợ giúp của các tổ chức xã hội

trong nƣớc nhƣ hội ngƣời khuyết tật Hà Nội, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Hà
Nội….thì sự trợ giúp của các Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc
cũng đóng góp một vai trò quan trong trong quá trình hỗ trợ trẻ em khuyết tật
tại Việt Nam. Một số tổ chức điển hình tiên phong trong việc hỗ trợ trẻ em
khuyết tật đó là tổ chức Unicef ( Qũy nhi đồng thế giới), Tổ chức Save the
children, Tổ chức Tâm nhìn thế giới ( World vision)… và rất nhiều tổ chức
khác đã cùng với chính phủ Việt Nam có các hoạt động, chính sách hỗ trợ đến
ngƣời Khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.
Mặc dù trẻ em khuyết tật đang ngày càng đƣợc nhà nƣớc và một số Tổ
chức phi chính phủ hỗ trợ nhƣng chủ yếu mới chỉ hỗ trợ theo hình thức đột
xuất, ngắn hạn và hỗ trợ theo nhóm chứ chƣa có những hỗ trợ lâu dài cho
từng cá nhân, từng trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn “ Hoạt động hỗ trợ trẻ em
khuyết tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh” làm đề tài nghiên cứu. Vì đây là
một Tổ chức hỗ trợ trẻ khuyết tật theo hình thức trực tiếp đến từng trẻ và lâu
5


dài. Thông qua đó chúng ta sẽ thấy đƣợc những nhu cầu, những khó khăn,
những dịch vụ mà Tổ chức đang hỗ trợ và vai trò của nhân viên xã hội đối với
trẻ khuyết tật tại Tổ chức. Từ đó có thể góp phẩn vào việc nâng cao dịch vụ
công tác xã hội với ngƣời khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.
2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
Vấn đề ngƣời khuyết tật, đặc biệt là trẻ khuyết tật đã trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia trong những thập niên gần đây. Liên hiệp quốc
và các tôt chức quốc tế, Unicef, WHO... cũng nhƣ tất cả các quốc gia trên thế
giới đều đặt sự quan tâm rất lớn đến những đƣa trẻ bị khuyết tật . Các nhà
khoa học về xã hội và nhân văn, các nhà hoạt động xã hội đã và đang nghiên
cứu ra các giải pháp nhằm hỗ trợ những đứa trẻ khuyết tật đƣợc hòa nhập với
xã hội. Thông qua các nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân hay những

nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật
để đƣa ra các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật một cách tốt nhất, hƣớng đến
một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.Trên thế giới có một số quốc gia
có hệ thông các dịch vụ hỗ trợ ngƣời khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật
nói riêng rất đáng để chúng ta có thể nghiên cứu và ứng dung nhƣ Thủy Điển,
Mĩ, Canada….
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều vào tìm hiểu thực trạng,
nguyên nhân và các dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tât: Điển hình có các nghiên
cứu của quỹ nhi đông thế giới ( UNICEF) về quyền của trẻ em nói chung và
trẻ em khuyêt tật nói riêng. Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2013 với
chủ đề trẻ em khuyết tật của Qũy nhi đồng thế giới (UNICEF) đã chỉ rõ thực
trạng, nhu cầu, những khó khăn, nguy cơ mà trẻ em khuyết tật sẽ gặp phải.
Đồng thời cũng đƣa ra một số giải pháp, dịch vụ nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết
tật hòa nhập cộng đồng và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một nghiên cứu
đƣợc công bố trên tạp chí nhi khoa, một ấn phẩm trực tuyến của Viện hàn lâm
6


Nhi khoa Mỹ. Bài viết “ thay đổi xu hƣớng khuyết tật của trẻ em” cũng đã
báo cáo về sự gia tăng tổng thể của các loại khuyết tật ở trẻ em trong giai
đoạn 2001-2011. Bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra thực trạng chung của trẻ
em khuyết tật tại Mỹ giai đoạn này. UNICEF cũng phối hợp với nhiều tổ
chức xã hội ở các quốc gia tiến hành nhiều nghiên cứu về những nhu cầu của
trẻ khuyết tật để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm giúp giải quyết các nhu cầu
đó. Tổ chức y tế thế giới ( WHO) cũng có những nghiên cƣu về vấn đề bạo
lực đối với trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật để từ đó đƣa ra các giải pháp
nhằm hỗ trợ trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.
Ở việt Nam, trẻ em khuyết tật đang trở thành mối quan tâm của xã hội.
Chính vì vậy đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu nhƣ: “ báo cáo
kết quả trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Năng , Kiến thức –Thái

độ- Hành vi”tháng 11/2009 trong dự án của Unicef. Mục đích của nghiên cứu
này gồm ba phần: đầu tiên là tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của trẻ
khuyết tật và gia đình trẻ, bao gồm những vấn đề chính và mong đợi của trẻ
cũng nhƣ những trở ngại mà trẻ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Thứ hai là
tìm hiểu cảm nhận của cộng đồng trƣớc trẻ khuyết tật, cách họ nhìn nhận và
hiểu vấn đề của trẻ. Thứ ba là tìm hiểu vai trò của các ban ngành đoàn thể
(khối chính phủ và phi chính phủ) trong lĩnh vực này; cách họ giúp đỡ trẻ
khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật, các hoạt động chính, cũng nhƣ việc họ có
đủ công cụ và những hỗ trợ cần thiết hay không. Khu vực địa lý đƣợc nói tới
trong báo cáo này là những quận huyện tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng.
Điều này sẽ giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình và nền tảng từ
đó hƣớng tới một chiến lƣợc tuyên truyền
USAID xây dựng Chƣơng trình Trợ giúp Ngƣời khuyết tật để giải
quyết đƣợc rộng rãi hơn các nhu cầu và cải thiện đời sống cho ngƣời khuyết
tật. Đƣợc thực hiện trong ba năm, dự án này sẽ xây dựng hệ thống quản lý
trƣờng hợp, tăng cƣờng các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm cho ngƣời
7


khuyết tật, đồng thời nâng cao các chƣơng trình y tế công cộng nhằm ngăn
ngừa khuyết tật. Dự án sẽ làm việc với các chính quyền địa phƣơng, các tổ
chức phi chính phủ tại Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai và các tỉnh thành khác,
bao gồm những địa phƣơng mà Chính phủ Việt Nam tin rằng chất dioxin góp
phần làm tăng tỷ lệ khuyết tật.
Bên cạnh đó với “Báo cáo thƣơng niên năm 2013 về hoạt động trợ giúp
ngƣời khuyết tật Việt Nam” của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời
khuyết tật Việt Nam ( NCCD) cũng cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình
hình hỗ trợ ngƣời khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam nói
riêng.
Ấn Phẩm “ Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam” Bộ Lao

động-Thƣơng binh và Xã hội-UNICEF. Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội 2004
cũng đóng góp vào những nghiên cứu về trẻ em khuyết tật tại Việt Nam để từ
đó có thể góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống an sinh, phục lợi xã hội,
đem lại cuộc sống tốt nhất cho ngƣời yếu thế trong xã hội.
Ngoài ra còn có các công trình, đề tài nghiên cứu về những vấn đề của
trẻ khuyết tật trong các mảng y tế, giáo dục, hòa nhập xã hội….. điển hình
nhƣ nghiên cứu “ những rào cản chất lượng học tập của trẻ khuyết tật ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Bình, thuộc Viện nghiên cứu sƣ phạm,
Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, 12/2013 đƣợc đang trênTạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013) 64‐71. Bài viết
trình bày kết quả nghiên cứu về các rào cản trẻ khuyết tật đến trƣờng và
những rào cản trẻ khuyết tật học có chất lƣợng trong các cơ sở giáo dục phổ
thông ở Việt Nam. Và tác giả cũng đƣa ra đề xuất các biện pháp đối với các
cấp quản lí giáo dục và hƣớng ứng dụng công nghệ thông tịn nhằm giảm thiểu
những rào cản chất lƣợng giáo dục trẻ khuyết tật.
Một nghiên cứu khác của tác giả Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga- khoa Công tác
xã hội- Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- ĐHQG Thành phố Hồ
8


chí Minh về “ Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và
nhu cầu của họ đối với dịch vụ xã hội”. Tác giả đã phân tích những khó khăn
của gia đình có trẻ khuyết tật và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội. Từ
đó đề xuất xây dựng một số công việc mà nhân viên xã hội cần thực hiện để
hỗ trợ gia đình ngƣời khuyết tật.
Thông qua những nghiên cứu, can thiệp này ở Việt Nam cho thấy việc
hỗ trợ trẻ khuyết tật đang đƣợc xã hội quan tâm rất lớn. Đồng thời cũng cho
thấy đƣợc thực trạng trẻ em khuyết tật ở việt nam. Những khó khăn mà trẻ
khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật đang gặp phải. Bên cạnh đó cũng cho
thấy đƣợc các dịch vụ các hoạt động mà xã hội đang hỗ trợ cho đối tƣợng

này. Tuy nhiên việc hỗ trợ cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam còn nhiều khó khăn,
hạn chế cần phải đƣợc can thiệp, hỗ trợ để những đứa trẻ khuyết tật sẽ tiếp
cận đƣợc với các dịch vụ tốt nhất.
Các nghiên cứu về các dịch vụ với trẻ em khuyết tật không phải là một
chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng nhƣ trong nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên với đề tài nghiên cứu “ Hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại Tổ
chức trẻ em Rồng Xanh” đã có những điểm mới là việc phân tích rõ đƣợc hai
vấn đề, đó là thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ cong tác xá hội cho đối
tƣợng là trẻ em khuyết tật dựa trên việc đánh giá nhu cầu và nguyện vọng của
chính đối tƣợng, tìm hiểu, đánh giá mức độ nhận thức, thái độ của trẻ về vấn
đề đó nhƣ thế nào; đồng thời phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đƣa ra một số giải pháp
và khuyến nghị góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động cung cấp dịch vụ
công tác xã hội tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh.
Qua quá trình tổ ng quan mô ̣t số nghiên

cƣ́u cho thấ y trẻ em có hoàn

cành đặc biệt nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng là đối tƣợng đƣợc quan
tâm đă ̣c biê ̣t, đƣơ ̣c nhiề u nhà nghiên cƣ́u tim
̀ hiể u , phân tić h, đánh giá ở nhiề u
góc độ khác nhau . Tuy vâ ̣y, tiế p câ ̣n tƣ̀ g óc nhìn công tác xã hội , tìm hiểu về
9


hoạt động cung cấ p dich
̣ vụ CTXH cho khuy ết tật tại các cơ sở chăm sóc trẻ
em hầ u nhƣ chƣa có công triǹ h nghiên cƣ́u chiń h thƣ́c nào đề câ ̣p tới . Đây là
mô ̣t trong nhƣ̃ng lý do chin
́ h để tôi thƣ̣c


hiê ̣n nghiên cƣ́u này đ ể đóng góp

thêm một góc nhìn nữa trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho
đối tƣợng là trẻ em khuyết tật. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc góp phần nâng cao chấ t lƣơ ̣ng dich
̣ vu ̣ công tác xã hô ̣ i đố i với trẻ khuyết
tật hƣớng các em đến một cuộc sống an toàn, tốt đẹp và phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc vận dụng một số lý thuyết của
Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật tham gia chƣơng
trình hỗ trợ trẻ khuyết tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh. Bên cạnh đó nó
cũng lý giả cho một số vẫn đề của thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân
tích nhu cầu của trẻ khuyết tật, của gia đình khuyết tật cũng nhƣ các hoạt
động trợ giúp đối tƣợng này. Đồng thời nghiên cứu này cũng vân dụng các
phƣơng pháp, kỹ nang can thiệp trong công tác xã hội.Nó giúp cho nha
nghiên cứu củng cố, ứng dụng một cách triệt để những hiểu biết về lý thuyết
và các phƣơng pháp, kĩ năng công tác xã hội đã đƣợc học và thực hành.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn tạo ra tiền đề cho các nhà nghiên
cứu tiếp tục nghiên cứu sau hơn các lý thuyết xã hội học, tâm lý học và Công
tác xã hội nhƣ: Công tác xã hội cá nhân, nhóm, gia đình.vào việc hỗ trợ cho
các nhóm đối tƣợng đặc thù nói chung và nhóm trẻ em khuyết tật nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với Nhà nƣớc và các cơ quan hoạt động về lĩnh vực bảo vệ và hỗ
trợ ngƣời khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng: Thông quả Kết quả
nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu, về nhƣng hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết
tật sẽ giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những chính

10



sách, chiến lƣợc hỗ trợ cho đối tƣợng ngƣời khuyết tật đƣợc hoàn thiện. Giup
cho đối tƣợng này hòa nhập với cộng đồng và có cuốc sống tốt đẹp hơn.
Đối với địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu đƣa ra cái nhìn khái quát về mô
hình hỗ trợ trẻ khuyết tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh hoạt động nhƣ thế
nào. Đồng thời với kết quả này đã góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển
hơn mô hình hỗ trợ đối tƣợng này, để cho các dịch vụ hỗ trợ tại tổ chức phát
triển theo hƣớng chuyên nghiệp hơn. Đối với bản thân nhà nghiên cứu: Qua
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng
những kiên thức về Công tác xã hộ nhƣ các lý thuyết, các phƣơng pháp, các kĩ
năng vào quá trình điều tra, nghiên cứu. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững
kiến thức, rèn luyện ki năng và có thêm kinh nghiệm trong những nghiên cứu
tiếp theo.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật tại Hà Nội nghiên cứu tại Tổ chức tre
em Rồng Xanh
4.2. Khách thể nghiên cứu
+ Tre khuyết tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh
+ Gia đình trẻ khuyết tật đƣợc Tổ chức trẻ em Rồng Xanh hỗ trợ
+ Các nhà quản lý, điều hành Tổ chức trẻ em Rồng Xanh nói chung và
nhóm trẻ khuyết tật nói riêng
+ Nhân viên công tác xã hội đang làm việc với nhóm trẻ khuyết tật
4.3 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Giới hạn về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên
cứu: nhóm trẻ khuyết tật và những ngƣời có liên quan tại Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh.
 Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu:
từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015.

11


5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hoạt động hỗ trợ tre khuyết
tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh. Mức độ hài lòng của trẻ khuyết tật và gia
đình có trẻ khuyết tật với các hoạt động hỗ trợ của Tổ chức. Để từ đó tìm ra
giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ của Tổ chức đến với nhóm trẻ
khuyết tật và gia đình của họ.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, đánh giá khái quát về chƣơng trình hỗ trợ trẻ em khuyết tật
tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh.
- Phân tích đặc điểm trẻ khuyết tật và những nguyên nhân dẫn đến
khuyết tật ở trẻ em đang đƣợc hỗ trợ tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh
- Phân tích các hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối với trẻ khuyết tật thông
qua các hoạt động khác nhau và mức độ hài lòng của trẻ và gia đình trẻ với
các hoạt động hỗ trợ. Cũng nhƣ phân tích những nhu cầu, mong muốn hỗ trợ
của trẻ và gia đình trẻ. Phân tích, đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong
quá trình hỗ trợ trẻ khuyết tật tại Tổ chức.
6. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Chƣơng trình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại Tổ chức trẻ em đang diễn
ra nhƣ thế nào?
(2) Trẻ khuyết tật đang đƣợc hỗ trợ tại Tổ chức trẻ Em Rồng Xanh có
những đặc điểm gì? Những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật ở trẻ?khu Các
hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
(3) Các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
Những nhu cầu, mong muốn hỗ trợ của trẻ là gì? Mức độ hài lòng của trẻ với
các hoạt động hỗ trợ đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Nhân viên xã hội đóng vai
trò nhƣ thế nào trong các hoạt động hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ tại Tổ chức?


12


(4) Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, hiệu quả các dịch vụ
mà Tổ chức đang hỗ trợ đối tƣợng
7. Giả thuyết khoa học
(1) Chƣơng trình hỗ trợ trẻ khuyết tật đã và đang đáp ứng cơ bản các
nhu cầu, mong muốn của trẻ và gia đình trẻ.
(2) Hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã h ội cho trẻ khuy ết tật
tại Tổ chức tr ẻ em Rồng Xanh đƣơ ̣c coi là trung tâm của các hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣
giúp. Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã có nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ
công tác xã hội cho trẻ khuyêt tật tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.
(3) Nhân viên xã hội tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh có nhiều vai trò.
Trong đó chủ yếu có vai trò ngƣời giáo dục, vai trò kết nói, vai trò biện hộ,
vai trò quản lý.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích tài liệu thành văn
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu
đã tìm hiểu một số tài liệu nhƣ:
- Các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến ngƣời khuyêt tật, đến
trẻ khuyết tật nhƣ quyền trẻ em nói chung, quyền trẻ em khuyết tật nói riêng
- Tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện về vấn đề hỗ
trợ trẻ khuyết tật
- Báo cáo thƣơng niên về hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật 2013 của
Ban điều phối hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật tại Việt Nam ( NCCD) …
- Tài liệu, báo cáo về thực trạng trẻ em khuyết tật tại Việt Nam. Đặc
biệt là nhƣng tài liệu về hoạt động hõ trợ trẻ khuyết tật tại Tổ chức trể em
Rồng Xanh.
8.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn 21 trƣờng hợp
* 01 cán bộ lãnh đạo của Tổ chức với mục đích là:
13


- Thực tế việc xây dựng và thực hiện các chính sách của nhà nƣớc về
hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại Tổ chức
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động trợ giúp của Tổ chức với khách thể
nghiên cứu, các mô hình cung cấp dịch vụ hoạt động nhƣ thế nào? Có thuận
lợi và khó khăn gì?
- Nhận định về vai trò của các nhân viên xã hội tại Tổ chức với khách
thể nghiên cứu
* 01 Cán bộ quản lý chương trình hỗ trợ trẻ khuyết tật tịa Tổ chức để
tìm hiểu:
- Những dịch vụ, hoạt động trợ giúp đang đƣợc thực hiện tại Tổ chức
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trợ giúp
- Định hƣớng các hoạt động tiếp theo
* 01 Cán bộ - nhân viên Công tác xã hội đang làm việc khách thể
nghiên cứu để tìm hiểu:
- Nhận định về những nhu cầu của trẻ khuyết tật
- Việc áp dụng các phƣơng pháp công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ
trẻ có hiệu quả nhƣ thế nào? (Đánh giá)
- Giải pháp, cách thức cho các hoạt động đƣợc thực hiện hiệu quả hơn.
* 5 phỏng vấn sau với trẻ khuyêt tật và 14 phỏng vấn sau với gia đình
có trẻ khuyết tật đang được hỗ trợ để tìm hiểu:
- Tâm trạng, cảm xúc của trẻ khuyêt tật ( các em cảm thấy thế nào? Có
bị phân biệt đối xử không?...)
- Xác định các nhu cầu chung và riêng
- Tại nhà tạm lánh “Tổ chức trẻ em Rồng Xanh ,trẻ khuyết tật đƣợc
cung cấp những hoạt động hỗ trợ gì? Hỗ trợ ngắn hạn? Hỗ trợ dài hạn?

- Mức độ hài lòng với các dịch vụ, các hoạt động đƣợc trợ giúp tại Tổ
chức?

14


- Ngoài các dịch vụ hỗ trợ ở Tổ chức trẻ em Rồng Xanh, trẻ có nhận
đƣợc hỗ trợ gì từ phía chính quyền địa phƣơng hay không?
- Đánh giá, nhận định về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
công tác trợ giúp trẻ tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh
8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nghiên cứu đã tiên hành phỏng vấn bằng bảng hỏi cho toàn bộ 45 trẻ
khuyết tât trong chƣơng trình. Tuy nhiên do có 20 trẻ khuyết tật không đủ
năng lực hành vi để thực hiện trả lới bàng hỏi nên ngƣời nghiên cứu đã sử
dụng bảng hỏi cho những ngƣời chăm sóc trực tiếp đối với trẻ
- Thông tin cần tìm hiểu:
+ Những nhu cầu cần trợ giúp
+ Nguyên nhân của những khó khăn hay lý giải nguồn gốc của những
nhu cầu đó.
+ Những dịch vụ đang đƣợc trợ giúp – đang đƣợc thụ hƣởng tại Tổ
chức trẻ em Rồng Xanh. Đánh giá những dịch vụ, hoạt động đang đƣợc trợ
giúp có phù hợp không? Đánh giá về vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt
động trợ giúp hiện tại.
8.4. Phƣơng pháp Quan sát
* Phương pháp Quan sát không tham dự:
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành Tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh Hà Nội
- Thông tin cần tìm hiểu:
+ Quan sát các hoạt động đang thực hiện
+ Quan sát cơ sở vật chất và điều kiện sống của trẻ khuyết tật tại đây
* Phương pháp Quan sát tham dự:

- Ngƣời nghiên cứu đã tham dự một số buổi sinh hoạt nhóm của nhóm
trẻ khuyết tật và gia đình trẻ để tiến hành nghiên cứu.
- Thông tin cần tìm hiểu:

15


+ Hoạt động tập huân cho trẻ, hoạt động chia sẻ của nhóm trẻ khiếm
thính
+ Tƣơng tác, chia sẻ cảm xúc giữa các gia đình có con em bị khuyết tật
+ Phản hồi về các hoạt động đang đƣợc trợ giúp
+ Tƣơng tác giữa khách thể nghiên cứu với nhân viên công tác xã hội
9.Kết cấu của luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Một số giải pháp nhằm
nâng cáo hiệu quả hỗ trợ cho trẻ khuyết tật và gia đình trẻ và Phụ lục, nội
dung chính chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
Chƣơng 1 nêu các khái niệm, hệ thống lý thuyết ứng dụng trong quá
trình nghiên cứu, khái lƣợc về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp trẻ
khuyết tật và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.
Chƣơng 2. Hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật tại Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh
Nội dung chƣơng 2 tập trung mô tả thực trạng các hoạt động trợ giúp
trẻ khuyết tật thông qua điều tra thực tế; Đánh giá về mức độ hài lòng của trẻ
khuyết tật và gia đình của trẻ. Tìm hiểu những nhu cầu, những mong muốn
khác của họ ngoài những nhu cầu đã đƣợc Tổ chƣc đáp ứng. Và vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội
cho trẻ khuyết tật tại Tổ chức và một số giải pháp đề xuất

16



NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm trẻ em và khái niệm người khuyết tật
 Khái niệm trẻ em
Hiê ̣n nay khái niê ̣m “Trẻ em” không đồ ng nhấ t ta ̣i nhiề u quố c gia trên thế
giới. Ở Australiavà Anh, trẻ em đƣợc quy định là dƣới 18 tuổ i. Tại Singapore,
trẻ em là ngƣời dƣới 14 tuổ i. Trong khi đó ở Hồ ng Kông , trẻ em là nhóm
ngƣời dƣới16 tuổ i. Sở di ̃ có sƣ̣ khác nhau này là do có sƣ̣ khác biê ̣t về điề u
kiê ̣n lich
̣ sƣ̉ , kinh tế , văn hóa , xã hội. Mô ̣t lâ ̣p luâ ̣n khác để giải thić h về sƣ̣
khác biệt đó là khả năng của nền kinh tế của m

ỗi quốc gia , bởi vì viê ̣c quy

đinh
̣ về đô ̣ tuổ i trẻ em bao giờ cũng gắ n với trách nhiê ̣m đảm bảo các quyề n
của trẻ em, ngoài ra còn đảm bảo quyền công dân, quyề n con ngƣời nói chung
ở mỗi quốc gia.
Theo quan điể m của mô ̣t số tổ chƣ́c quố c tế trƣ̣c thuô ̣c Liên hiê ̣p quố c nhƣ
Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chƣ́c Lao đô ̣ng Quố c tế (ILO), Tổ chƣ́c Giáo du ̣c ,
Khoa ho ̣c và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là ngƣời dƣới 15 tuổ i.
Theo Điề u 1, Công ƣớc Quố c tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công
bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ƣớc này , trẻ em có nghĩa là dƣới
18 tuổ i, trƣ̀ trƣờng hơ ̣p luâ ̣t pháp áp du ̣ng với trẻ em đó quy đinh
̣ tuổ i thành
niên sớm hơn”.
Tại Việt Nam, theo Điề u 11, Luâ ̣t Bảo vê ̣ chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em sửa

đổi năm 2004 thì “Trẻ em là công dân Viê ̣t Nam dưới 16 tuổ i”.
Trong pha ̣m vi của đề tài , chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều
11, Luâ ̣t Bảo vê ,̣ chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em sửa đổi năm 2004. Trên cơ sở
đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những trẻ em lang thang dƣới
tuổ i ta ̣i Tổ chƣ́c Trẻ em Rồ ng Xanh, quâ ̣n Hoàn Kiế m, TP Hà Nô ̣i.

17

16


Khái niệm người khuyết tật
Khuyết tật là thiếu hụt khả năng thực hiện hoạt động trong cuộc sống
hoặc trong phạm vi đƣợc xem là bình thƣờng đối với con ngƣời. Khuyết tật
làm sút kém hoặc làm hạn chế khả năng thực hiện chức năng cá nhân bình
thƣờng hoặc theo các mức yêu cầu của thần kinh và thể chất.
“Ngƣời khuyết tật là ngƣời không bình thƣờng về sức khỏe do các di
chứng hoặc bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do
hậu quả của chấn thƣơng dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần đƣợc
xã hội quan tâm giúp đỡ, bảo vệ”. ( Theo T.S Lê Văn Phú).
Ngƣời khuyết tật là ngƣời có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất
hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực
hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo DDA (Disability
Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với ngƣời khuyết tật
do Quốc hội Anh ban hành), khi xét về mặt thời gian tác động thì khiếm
khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thƣờng không
đƣợc coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số ngƣời có khiếm khuyết
kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ đƣợc phục
hồi hoàn toàn.
Từ hai định nghĩa trên giúp chúng ta hiểu trẻ em khuyết tật đang tham

gia vào chƣơng trình hỗ trợ trẻ khuyết tật tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh là
nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, yếu thế. Các em có những khiếm khuyết
về thể chất và tinh thân dẫn đến những khó khăn trong đời sống. Do đó đã
đƣợc Tổ chức can thiệp và trợ giúp
1.1.2. Công tác xã hội và công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội
Theo định nghĩa của hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội MỹNASW, 1970:“Công tác xã hội là một chuyên ngành được sử dụng để giúp
đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực
18


hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt
được những mục tiêu ấy”[Zastrow, 1996: 5] Theo định nghĩa này, có thể thấy,
Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ xã hội và là một
chuyên ngành hƣớng đến sự phát triển con ngƣời và công bằng xã hội.
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với ngƣời khuyết tật là sử dụng những kỹ năng chuyên
nghiệp nhằm giúp đỡ những ngƣời khuyết tật có thể thực hiện chức năng xã
hội một cách hiệu quả để lấy lại niềm tin vào cuộc sống, tìm cho họ một cuộc
sống giản dị bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác, tránh khỏi mặc cảm, tự ti tin
tƣởng vào chính bản thân của họ. Đồng thời là cầu nối giữa những ngƣời
khuyết tật với những nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để giúp họ có thêm sức
mạnh cũng nhƣ điều kiện để bắt đầu một cuộc sống mới.
1.1.3. Dịch vụ xã hội và dịch vụ công tác xã hội
Dịch vụ xã hội
Dịch vụ đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình
phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: dịch vụ là công việc phục vụ cho
đông đảo dân chúng (Nguyễn Nhƣ Ý, 1999, tr.537, NXB Văn hóa, Đại từ điển
tiếng Việt). Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ là
những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn

tại dƣới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của
con ngƣời.
Dịch vụ xã hội (DVXH) theo Alfred Kahn (1973) là các dịch vụ nhằm
trợ giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của cá nhân hay gia đình, cung cấp
những điều kiện đảm bảo cho phát triển sự xã hội hóa của họ. Các dịch vụ xã
hội có thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có chức
năng phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội, tham gia
vào giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ xã hội gắn

19


liền với nhiệm vụ chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu của nguời
dân trong cộng đồng xã hội.
Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cũng xem DVXH là những
dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai
trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn, vì
con ngƣời, là hoạt động mang bản chất kinh tế-xã hội, do nhà nƣớc, thị trƣờng
hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công
hay tƣ của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế,
khoa học,công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã
hội khác.
Và dịch vụ xã hội đƣợc Liên hợp quốc định nghĩa nhƣ sau: Dịch vụ xã
hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối
tƣợng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.
Nhƣ vậy: Dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp
ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.
Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính:
- Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ
sinh, chăm sóc, nhà ở....mọi đối tƣợng yếu thế là trẻ em, ngƣời tàn tật mất khả

năng lao động đều phải đƣợc đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực.
- Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dƣỡng
phục hồi chức năng về thể chất cũng nhƣ tinh thần cho các đối tƣợng.
- Dịch vụ giáo dục: Trƣờng học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng
sống, các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt...
- Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã
hội rất quan trọng đối với các đối tƣợng thuộc nhóm đối tƣợng công tác xã
hội, hoạt động giải trí nhƣ văn nghệ, thể thao,... nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh
hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối
tƣợng...
20


Dịch vụ công tác xã hội
Trong một số tài liệu chúng ta còn thƣờng gặp một thuật ngữ là dịch vụ
công tác xã hội. Có thể hiểu dịch vụ CTXH cũng là dịch vụ xã hội, tuy nhiên
nó hƣớng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho những
ngƣời có vấn đề xã hội, đặc biệt nhóm đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn nhƣ
ngƣời khuyết tật,trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời cao tuổi/ ngƣời già cô
đơn, không nơi nƣơng tựa, ngƣời có HIV/AIDS hay ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS, ngƣời bị bạo lực gia đình, ngƣời nghiện ma túy, ngƣời có vấn đề
tâm thần, ngƣời nghèo...
Dịch vụ CTXH đƣợc hiểu là các dịch vụ cụ thể hóa các luật pháp, chính
sách của nhà nƣớc về các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý nhằm
trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồ ng, trong đó có trẻ em có nhu c ầu giải
quyế t các vấ n đề khó khăn và mang tính chuyên nghiệp của công tác xã hội.
Từ những khái niệm, quan điểm về công tác xã hội và dịch vụ xã hội,
có thể hiểu dịch vụ công tác xã hội ở Viê ̣t Nam nhƣ sau: “Dịch vụ công tác xã
hội là hoạt động chuyên nghiê ̣p công tác xã hội cung cấp các hoạt động hỗ
trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như

người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già,người
là nạn nhân…, hoặc những người có nhu cầ u hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội , trợ
giúp pháp lý nh ằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình
đẳng trong xã hội”[14].
Trong đề tài này tác giả sử dụng thuật ngữ dịch vụ công tác xã hội thay
cho các thuật ngữ nhƣ dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội...và chú trọng dịch vụ
công tác xã hội cho nhóm trẻ lang thang.
1.1.4. Vai trò của dịch vụ công tác xã hội
Trẻ khuyết tật là nhóm trẻ yếu thế cần đƣợc sự quan tâm và hỗ trợ đặc
biệt của xã hội. Với sự phát triển của xã hội hiện nay bên cạnh những thuận
lợi cho việc hỗ trợ ngƣời khuyết tật tiếp cận với cộng đồng dễ dàng hơn nhƣ
21


giao thông thuận lợi, các phƣơng tiện hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật vận động,
khiếm thính ... tốt hơn thì song song với nó cũng nảy sinh ra các vấn đề xã hội
khiến trẻ khuyết tật có nhiều nguy cơ xâm hại trực tiếp đến trẻ. Thứ nhất trẻ
có nguy cơ bị dụ dỗ , lôi kéo vi phạm pháp luật nhƣ vẫn chuyển ma túy, hàng
cấm... Thứ 2 trẻ có nguy rất cao bị lạm dụng nhƣ lạm dụng tình dục, lạm dụng
về thân thể, thậm chí có em bị bắt đi lao động nặng nhọc, độc hại và rất nguy
hiểm. Đặc biệt là nhóm trẻ khuyết tật về trí tuệ, nhóm trẻ khiếm thính.
Cung cấ p dich
̣ vu ̣ công tác xã hô ̣i là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng không thể thiế u
trong quá trin
̀ h hỗ trơ ̣ trẻ khuyết tật. Nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với
trẻ, gia đin
̀ h và cô ̣ng đồ ng nhằm thực hiện các chức năng: Phòng ngừa, hỗ trợ,
phục hồi và phát triển. Hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội thông qua
vai trò của nhân viên công tác xã hội nhằm đánh giá, điều trị, phục hồi chức
năng và chăm sóc hỗ trợ, đồng thời duy trì và tăng cƣờng hoạt động chức

năng xã hội. Việc cung cấp dịch vụ đòi hỏi sự kết hợp độc nhất những can
thiệp xã hội, thể chấ t, tâm lý và sự trợ giúp của gia đình, vì vậy, mục đích của
sự hợp nhất này nhằm thúc đẩy tối ƣu hoạt động chức năng tâm lý, thể chấ t và
xã hội.
Cung cấp các dịch vụ kịp thời cho những đối tƣợng yếu thế trong đó có
trẻ khuyết tật, thúc đẩy các chức năng xã hội của trẻ trƣớc khi các vấn đề phát
sinh (gồm các hoạt động và chƣơng trình nhƣ kỹ năng sống, tuyên truyền vận
động gia đình chăm sóc và bảo vệ con cái, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế,
hỗ trợ các vấn đề pháp lý …)
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho trẻ khuyết tật để các em giảm
bớt những khó khăn đang gặp phải (tiếp cận và sàng lọc, giới thiệu chuyển
tuyến, cung cấp dịch vụ bảo vệ , tƣ vấn, hỗ trợ khám, chăm sóc y tế, cung cấp
thức giới thiệu thông tin đến các dịch vụ xã hội/pháp lý ...Sau giai đoạn này,
các hoạt động hỗ trợ dài hạn hơn đƣợc tiếp tục nhằm góp phần phục hồi chức
năng xã hội của họ.
22


×