Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.59 KB, 5 trang )

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du(Bài 2)
Trang trước

Trang sau

Đề bài: Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện Kiều.

Bài làm
Truyện Kiều một tuyệt tác không chỉ của văn học Việt Nam mà còn là của văn học thế giới. Sự thành
công của tác phẩm không chỉ là ở nội dung hấp dẫn, truyền tải nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Mà còn ở
hình thức nghệ thuật đặc sắc, một trong những nét nghệ thuật đó chính là nghệ thuật xây dựng chân
dung nhân vật. Bằng nét vẽ ước lệ cho nhân vật chính diện và nét vẽ thực cho nhân vật phản diện,
Nguyễn Du đã xây dựng nên những chân dung nghệ thuật đặc sắc.
Trước hết, khi xây dựng nhân vật chính diện, những con người có phẩm chất đức hạnh tốt đẹp,
Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng để làm nổi bật vẻ đẹp của họ. Là chàng thư sinh Kim
Trọng hiện lên thật đẹp đẽ, đúng cốt cách của một kẻ sĩ, người quân tử:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời,
[..]
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.


Còn chàng Từ Hải lại hiện lên vô cùng uy dũng, mang khí chất của bậc anh hùng, chọc trời khuấy
nước: “Râu hùm, hàm én, mày ngài,/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” . Nhưng bức tranh chân
dung đẹp đẽ nhất chính là khi miêu tả chân dung hai nàng Kiều, đây là những chân dung mang tính chất


dự đoán số phận. Vân mang vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu: “Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng
đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” .
Nguyễn Du sử dụng hình ảnh ước lệ: khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt để miêu tả vẻ đẹp nàng
Vân. Thúy Vân có khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, nụ cười đoan trang duyên dáng. Vẻ đẹp đó khiến
tạo hóa thua nhường, từ đó cũng dự báo cuộc đời êm đẹp, bình lặng, hạnh phúc của nàng.
Với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp gợi tả, chỉ chấm phá vài nét nhưng gợi lên cái
thần thái, cốt cách của nhân vật:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Vẻ đẹp của nàng là vẻ sắc sảo, mặn mà, nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành làm ai cũng phải mê
đắm. Không giống như Thúy Vân, đi miêu tả chi tiết, ở Thúy Kiều Nguyễn Du chỉ miêu tả đôi mắt của
nàng, đôi mắt nàng được ví như làn nước mùa thu trong xanh, tĩnh lặng mà ẩn chưa biết bao cảm xúc,
đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Chính cách gợi tả này đã khiến cho vẻ đẹp của Kiều
càng trở nên sắc sảo hơn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn, tạo hóa cũng phải ghen tuông, từ
đó dự báo cuộc đời nhiều bất hạnh, sóng gió. Và cuộc đời 15 năm phiêu bạt đã cho thấy chiêm nghiệm
của Nguyễn Du: “Lạ gì bỉ sắc thư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” .
Nếu như đối với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, chân
dung nhân vật hiện lên vô cùng đẹp đẽ, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, thì đến với các
nhân vật phản diện, ông lại sử dụng bút pháp tả thực, lột trần bộ mặt xảo trá của chúng. Mã Giám Sinh
hiện lên là con buôn chính hiệu:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng


Là người đã ngoài bốn mươi tuổi, theo tục lệ xưa thường sẽ để râu, nhưng tên Mã Giám Sinh lại mày
râu nhẵn nhũi, kệch cỡm, lố bịch, cố tình ăn mặc trẻ trung như một người con trai mới lớn. Hai từ nhẵn

nhũi, bảnh bao đã lột trần bản chất thực của hắn, đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của tác
giả. Hắn cố tình dùng quần áo bề ngoài để che đậy bản chất xấu xa ở bên trong nhưng những hành
động cử chỉ của hắn thì không thể thay đổi: “ghế trên ngồi tót” hết sức thiếu văn hóa. Không chỉ vậy, bản
chất con buôn còn được bộc lộ khi bắt Kiều gảy đàn làm thơ để hắn kiểm chứng: “Đắn đo cân sắc, cân
tài/ Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ” . Rồi mua bán nàng như một món hàng, cò kè bớt một thêm
hai để được giá mà hắn cho là xứng đáng nhất.
Còn Tú Bà, chỉ cần đúng bốn câu thơ duy nhất, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy sự xấu xa, bản
chất đểu giả của thị:
Rèm trong đã thấy một người bước ra.
Thoắt trông lờn lợt mầu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?
Trước xe lơi lả han chào
Bản chất buôn thịt bán người, lấy đêm làm ngày đã lộ rõ trên làn da nhợt nhạt, trong dáng người to
lớn đẫy đà của mụ. Thêm vào đó là điệu bộ lả lơi, chào hỏi khách đã cho chúng ta hình dung đầy đủ về
bản chất xấu xa, cũng như công việc dơ bẩn của mụ: lừa lọc, đưa biết bao người con gái hiền lành nết
na vào cảnh cực khổ, phải bán rẻ nhân phẩm của mình.
Với biệt tài xây dựng và miêu tả chân dung nhân vật, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hai tuyết
nhân vật chính diện và phản diện. Qua những chân dung nhân vật này, ông cũng gửi gắm thái độ trân
trọng ngợi ca với những kẻ quốc sắc, bậc thiên tài trong xã hội. Đồng thời cũng thể hiện thái độ mỉa mai,
châm biến, căm ghét với những kẻ xấu xa, độc ác.
Xem thêm các phần Dàn ý và văn mẫu lớp 9 hay khác:


Nhân ngày 20 tháng 11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy
(cô) giáo cũ



Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân




Thuyết minh về Cây lúa



Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em



Kể về một người bạn thân thiết




Phân tích "Hoàng Lê nhất thống chí" (Bài 2)



Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ



Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều



Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: "Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của
văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ". Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để
làm sáng tỏ nhận xét trên




Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại



Phân tích 8 câu cuối trong đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"



Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu (Bài 3)



Phân tích "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" (Bài 1)



Phân tích bài "Đoàn thuyền đánh cá" (3 Bài)



Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ "Bếp lửa"



Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện "Làng" (2 Bài)




Phân tích truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (2 bài)



Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (Bài 4)



Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" (Bài 4)



Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện "Chiếc lược ngà"
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:



Mục lục Văn thuyết minh



Mục lục Văn tự sự



Mục lục Văn nghị luận xã hội




Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1



Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2




×