Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức thương lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Nêu ví dụ cụ thể để minh họa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.56 KB, 19 trang )

Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức thương lượng, trung
gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Nêu ví
dụ cụ thể để minh họa.
A.

Mở đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu các quan hệ thương

mại quốc tế ngày càng phát triển phong phú đa dạng. Điều đó
có nghĩa là tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế tất
yếu nảy sinh và cần phải có cơ chế giải quyết các tranh chấp đó
một cách phù hợp và có hiệu quả.
Khi giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế, các
bên thường có xu hướng tìm đến các cơ quan hoặc các tổ chức
giải quyết tranh chấp để giải quyết một cách triệt để các tranh
chấp. Tuy nhiên, việc giải quyết tại các cơ quan và tổ chức này
thường mang đến thiệt hại hoặc bất lợi lớn so với một số bên.
Khi đó, mục đích của việc kinh doanh là lợi nhuận sẽ không còn
được đảm bảo.
Do đó, việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tranh chấp
khác, nắm được ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng biện
pháp giải quyết tranh chấp là cần thiết. Trong bài tiểu luận hôm
nay, tôi xin chọn đề tài: “Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức
thương lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại
quốc tế”. Do kiến thức còn hạn hẹp, trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiết
xót mong thầy (cô) góp ý để tôi hoàn thành tốt hơn trong những bài nghiên cứu
khác. Tôi xin chân thành cảm ơn!

B.
I.
1.



Nội dung
Một số vấn đề chung
Tranh chấp thương mại quốc tế


Thương mại quốc tế (TMQT) là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước
thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. TMQT là một lĩnh vực quan
trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc
tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. TMQT ngày nay càng phát triển
kéo theo đó là không ít các tranh chấp giữa các bên với nhau trong quá trình trao
đổi hàng hóa, dịch vụ.
Những tranh chấp TMQT với những đặc trưng là tính pháp lí phức tạm, quá
trình giải quyết kéo dài và chi phí rất tốn kém, nếu xảy ra thì thường đem đến
những khó khăn to lớn cho các bên tranh chấp. Những tranh chấp này thường
xuất phát từ việc các bên không tuân thủ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Từ đó, có thể hiểu:
“Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột
về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc thực hiện các hợp đồng thương
mại quốc tế.”
Từ khái niệm trên có thể đưa ra được những đặc điểm cơ bản của tranh
chấp TMQT như sau:
Thứ nhất, tranh chấp TMQT là những mâu thuẫn, bất đồng
hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối
quan hệ TMQT. Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, đối
xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Tức
là, bên này thực hiện nghĩa vụ của mình để đáp ứng được quyền
của bên kia và ngược lại. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
tranh chấp TMQT là đối xứng với nhau. Các bên vừa hợp tác
đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt được những mục đích đề

ra. Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá
trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu.
Thứ hai, những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động TMQT.


Căn cứ phát sinh tranh chấp là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc
vi phạm pháp luật. Tranh chấp TMQT phải là những mâu thuẫn,
bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi mà những hoạt động với mục
đích sinh lời này phải mang tính chất quốc tế.
Thứ ba, các tranh chấp thương mại quốc tế chủ yếu là
những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh
doanh, pháp nhân) với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ
yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất
định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân)
cũng có thể là chủ thể của tranh chấp khi trong các giao dịch có
một bên không có mục đích sinh lợi.
2.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Có thể hiểu, “giải quyết tranh chấp thương mại là giải quyết

những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên với nhau do không
thực hiện hoặc thực hiện khong đúng hợp đồng đã kí kết.”
Trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ quốc tế
không thể tránh khỏi một số tranh chấp và những tranh chấp
này sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. việc giải
quyết tranh chấp TMQT có ý nghĩa:
Thứ nhất, giúp các bên giải tỏa những xung đột, mẫu thuẫn,

tìm được tiếng nói chung và lập lại sự cân bằng về lợi ích của
các bên.
Thứ hai, mục đích trong quan hệ TMQT chủ yếu là tìm kiếm được lợi
nhuận, do vậy khi tranh chấp phát sinh thì sẽ có những thiệt hại về mặt lợi ích
nhất định cho một hoặc là các bên, do vậy giải quyết được tranh chấp thì sẽ đảm
bảo quyền và lợi ích của các bên, thiết lập được sự cân bằng trong quan hệ
thương mại và bảo đảm công bằng được thực thi.


Thứ ba, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đúng sẽ giúp giải
quyết nhanh chóng, thuận tiện, ít chi phí và không mất thời gian đạt được mục
đích đề ra trong kinh doanh.
II.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

1.
1.1.

quốc tế thương lượng, trung gian, hòa giải
Thương lượng
Khái quát về phương thức thương lượng
Có thể hiểu, thương lượng là việc trao đổi, bàn bạc giữa các

bên với nhau nhằm đi đến thoả thuận giải quyết một vấn đề
nào đó thường liên quan đến lợi ích của các bên. Đó là việc các
bên đương sự cùng đưa ra những thông tin, cùng trao đổi, đấu
tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kết
quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể giải quyết hoặc
không được giải quyết. Trong giải quyết tranh chấp TMQT,

thương lượng là biện pháp đầu tiên được các bên ưu tiên lựa
chọn khi nảy sinh những mâu thuẫn.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm thương lượng trong giải
quyết tranh chấp TMQT như sau: “Thương lượng là sự trao đổi
qua lại nhằm đạt được thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, chia
sẻ một số lợi ích chung khi có xung đột, hoặc đơn giản là khi
bất đồng về một số lợi ích khác.”.
Thương lượng là phương thức cơ bản nhất trong giải quyết
tranh chấp TMQT bởi ở đó các bên có thể trao đổi với nhau để đi
đến một thỏa thuận mà các bên đều nhất trí. Thương lượng có
thể dưới dạng ngôn ngữ hoặc ngầm hiểu, công khai hoặc không
công khai, trực tiếp hoặc thông qua trung gian, bằng lời nói
hoặc văn bản, thư từ.
Phương thức giải quyết tranh chấp thương lượng được tiếp
cận dưới bốn cách như sau:


Thứ nhất, tiếp cận theo cách mặc cả quan điểm. Với cách
tiếp cận này, một bên sẽ đưa ra quan điểm của mình có thể cao
hoặc thấp về việc giải quyết xung đột để mở đầu. Bên kia sẽ
đáp lại bằng một yêu câu có thể thấp hoặc cao hơn. Các bên
thỏa hiệp lần lượt đưa ra những yêu cầu cầu cho đến khi đạt
được một thỏa thuận để giải quyết xung đột hoặc không đạt
được thỏa thuận nào cả. Với cách tiếp cận này, các bên thường
đưa ra những yêu cầu cao để đảm bảo tối đa hóa được lợi ích
của mình mà không có sự nhượng bộ. Do đó, khi kết thúc
phương thức này các bên thường đi đến việc tìm một phương
thức khác để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, tiếp cận theo cách xin đặc ân trước và ghi nợ. Theo
cách tiếp cận này, một bên chấp nhận nhượng bộ cho bên kia

những lợi ích sẵn có để đạt được những lợi ích khác trong tương
lai. Mô hình này như việc “tôi cho anh vay nợ và tôi sẽ đòi lại nó
trong tương lai”. Do có sự nhượng bộ ngay từ ban đầu nên cách
tiếp cận này thường mang đến hiệu quả cao trong việc giải
quyết tranh chấp.
Thứ ba, cách tiếp cận theo kiểu “con gà”. Đặc trưng của
cách tiếp cận này là ở chỗ một bên sẽ có yêu thế vượt trội hơn
so với bên kia trong việc giải quyết tranh chấp và buộc bên kia
phải thương lượng để chịu những bất lợi về phía mình. Nếu như
không thương lượng thì bên yếu thế sẽ bị chịu thiệt hại nhiều
hơn so với việc thương lượng để giải quyết.
Thứ tư, cách tiếp cận theo vòng tuần hoàn của giá trị dựa
trên cơ chế “giải quyết vấn đề”. Cách tiếp cận này xuất phát từ
việc các bên đều bình đẳng với nhau trong tranh chấp và cùng
mong muốn đạt được lợi ích tốt ưu trong tranh chấp. Do đó, các
bên không tranh giành với nhau từng lợi ích nhỏ mà cùng ngồi


với nhau để trao đổi, thỏa thuận để tìm ra một giải pháp hợp lí
giúp cân bằng giá trị đạt được giữa các bên.
1.2.

Ưu điểm
Thứ nhất, bản chất của thương lượng là việc các bên cùng

trao đổi, thỏa thuận với nhau để đi đến việc giải quyết tranh
chấp nên các bên dễ dàng tiếp xúc với nhau, hiểu được những
tâm tư, tình cảm và mong muốn của nhau về việc giải quyết
vấn đề. Từ đó, các bên đi đến được những quan điểm thống
nhất đảm bảo lợi ích của nhau.

Thứ hai, trong tranh chấp TMQT các bên thường mong
muốn giữ bí mật để mình không bị mất uy tín trong kinh doanh.
Phương thức giải quyết tranh chấp thương lượng chỉ có sự tham
gia của các bên là chủ thể của tranh chấp cho nên, những thông
tin liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc là uy tín của công ty
sẽ được đảm bảo không bị tiết lộ ra bên ngoài.
Thứ ba, phương thức lượng đơn giản, không phức tạp về thủ
tục, trình tự hay bất kì quy định bắt buộc nào mà các bên phải
tuân theo. Khi trình tự, thủ tục thương lượng đơn giản sẽ tiết
kiệm được thời gian, công sức mà các bên phải bỏ ra để giải
quyết tranh chấp. Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp TMQT
bằng phương thức thương lượng sẽ giúp các bên tiết kiệm một
khoản tiền để đạt được lợi ích tối đa trong việc giải quyết tranh
chấp.
Thứ tư, phương thức thương lượng không bị áp lực về mặc
thời gian, các bên thoải mái đưa ra quan điểm của mình về giải
quyết tranh chấp. Qua đó, các bên sẽ tăng cường mối quan hệ
hữu nghị với nhau, hạn chế những bất đồng về quan điểm tăng
cường sự hợp tác với nhau trong tương lai.


1.3.

Nhược điểm
Thứ nhất, thương lượng thường không giải quyết được dứt

điểm những bất đồng trong tranh chấp TMQT. Do trong quá
trình thương lượng các bên thường mong muốn lợi ích của mình
là tối ưu nhất và không có sự nhượng bộ đối với bên kia nên
việc giải quyết xung đột thường không dứt điểm. Các bên có thể

đạt được sự đồng thuận về một số vấn đề trong tranh chấp
nhưng lại không đạt thỏa thuận về các vấn đề khác. Khi đó,
thương lượng thường đi đến kết quả không như mong muốn.
Thứ hai, phương thức thương lượng thường không có chế tài
cưỡng chế nên khó được thực thi trên thực tế. Xuất phát từ sự
thỏa thuận trong thương lượng, sau khi các bên đã đạt được sự
thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp đến giai đoạn thi
hành thì một bên hoặc các bên phủ nhận những thỏa thuận đó
và cho rằng lợi ích của mình là không thỏa đáng. Khi đó, sẽ
không có chế tài nào ép buộc các bên phải thực thi những gì mà
mình thỏa thuận. Do đó, hiệu quả mang lại sẽ không cao.
Thứ ba, các bên thương lượng luôn mong muốn lợi ích của
mình đạt được phải là tối ưu. Trong trường hợp các bên thỏa
thuận không đạt được lợi ích của mình như mong muốn thì tất
yếu sẽ dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng, các bên tìm các
biện pháp để đối đầu với nhau. Khi đó, thiệt hại của các bên có
thể lớn hơn so với mâu thuẫn ban đầu.
2.
2.1.

Hòa giải
Khái quát về phương thức hòa giải
Hòa giải có thể hiểu là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung

đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa, giúp giải quyết các tranh chấp, bất đồng
giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với


nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải còn
được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên

tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ.
Trong giải quyết tranh chấp TMQT, hòa giải được hiểu “là quá trình trong
đó bên thứ ba, do các bên tranh chấp chỉ định, dàn xếp giữa các bên tranh chấp
trước hoặc sau khi họ khởi kiện hoặc sử dụng phương thức trọng tài”. Dựa vào
khái niệm trên có thể thấy được hòa giải là một phương thức giải quyết tranh
chấp TMQT độc lập so với các phương thức khác như khởi kiện để giải quyết
hoặc sử dụng phương thức trong tài. Điều này giúp chúng ta phân biệt được
phương thức hòa giải với giai đoạn tiến hành hòa giải thuộc giai đoạn giải quyết
tranh chấp của các phương thức khác.
Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải có sự tham dự của
bên thứ ba. Xuất phát từ bản chất của phương thức hòa giải là có sự thuyết phục
đưa ra để các bên trong tranh chấp từ bỏ những bất đồng để đi đến giải quyết
những vấn đề mâu thuẫn. Sự thuyết phục đó không thể xuất phát từ một hoặc
các bên trong tranh chấp vì giữa họ có những lợi ích trái ngược nhau. Cho nên
phải có một bên thứ ba không liên quan đến tranh chấp đứng ra để dàn xếp cuộc
hòa giải, hỗ trợ, thuyết phục, đưa ra ý kiến các bên trong việc tìm các cách giải
quyết xung đột.
Thứ hai, quá trình hòa giải không chịu sự chi phối bởi các quy định có
khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. Trong quá trình hòa giải
các bên tự do đưa ra quan điểm của mình về việc giải quyết tranh chấp mà
không phải phụ thuộc vào bất cứ một quy định nào về trình tự, thủ tục giải quyết
cũng như về thời hạn giải quyết. Sự tự do thỏa thuận còn thể hiện ở chỗ các bên
không phải chịu sự cho phối, ràng buộc bởi những cam kết đã đưa ra trong quá
trình hòa giải.
Thứ ba, kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành những cam
kết của các bên trong quá trình hòa giải. Do sự thỏa thuận trong quá trình hòa


giải và các bên không chịu sự phục thuộc vào quy định của pháp luật nên những

cam kết về giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận không có cơ chế đảm bảo sẽ
thi hành. Việc thi hành cam kết đã thỏa thuận hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện
chí của các bên trong tranh chấp.
Về cách thức hòa giải, các bên tranh chấp đều phải đồng ý tham gia hòa
giải và có quyền lựa chọn hòa giải viên. Sau đó hòa giải viên sẽ đứng ra tổ chức
buổi gặp mặt hòa giải để các bên gặp gỡ lẫn nhau. Các bên sẽ tự trình bày quan
điểm, lí lẽ của mình về nội dung vụ việc, sau đó các bên trao đổi bằng chứng, tài
liệu để chứng minh cho quan điểm của mình là có căn cứ vào hợp pháp. Nếu các
bên vẫn chưa thể làm rõ được quan điểm của nhau, hòa giải viên sẽ gặp gỡ riêng
từng bên, và xác định những vấn đề cụ thể. Trên cơ sở đó, hòa giải viên sẽ đưa
ra định hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất với các bên.
2.2.

Ưu điểm
Thứ nhất, Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn không gò bó và tiết

kiệm được thời gian. Phương pháp hòa giải đạt được hiệu quả cao hơn so với
việc khởi kiện hoặc giải quyết tại Trọng tài do tính chất gọn nhẹ về thủ tục, tự do
về thỏa thuận và sự tiết kiệm về thời gian giải quyết một tranh chấp.
Thứ hai, mục đích chủ yếu trong TMQT là lợi nhuận nên khi áp dụng
phương thức này, các bên không phải bỏ ra quá nhiều chi phí cho các thủ tục tại
các cơ quan hoặc các tổ chức giải quyết tranh chấp thương mại. Thay vào đó các
bên phải bỏ ra một chi phí thấp hơn để sau quá trình giải quyết tranh chấp lợi
nhuận mang lại sẽ là tối ưu nhất.
Thứ ba, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm
trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải do đó có thể tìm một
trung gian hòa giải có hiểu biết chuyên môn về vấn đề đang tranh chấp. Khi đã
tìm được người có chuyên môn về vấn đề tranh chấp thì những mâu thuẫn trong
tranh chấp sẽ được gõ bỏ một cách dễ dàng. Hơn nữa, người đứng ra làm trung
gian hòa giải do các bên thỏa thuận chọn ra nên những người này được sự tôn



trọng và tin tưởng nhất định nên có thể dễ dàng thuyết phục các bên trong việc
giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, cũng giống như phương thức thương lượng, hòa giải mang tính
thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi
ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các
bên. Sau khi hòa giải thành các bên thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau sẽ giúp quan
hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của các bên.
Thứ năm, có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp. Tuy
nhiên, việc giữ bí mật chỉ mang tính chất tương đối do có sự xuất hiện của người
trung gian hòa giải nên phụ thuộc vào việc người này có tiết lộ thông tin của
tranh chấp ra bên ngoài hay không.
2.3.

Nhược điểm
Thứ nhất, xuất phát từ việc không có sự ràng buộc bởi những quy định của

pháp luật nên kết quả của cuộc hòa giải phụ thuộc vào việc các bên có thi hành
những cam kết mà mình đã đưa ra trong quá trình hòa giải mà không có cơ chế
đảm bảo thi hành. Khi có một bên không tự nguyện thì hành cam kết thì kết quả
của cuộc hòa giải không đạt được, các bên lại tiếp tục tìm ra phương thức giải
quyết tranh chấp khác.
Thứ hai, do có sự tham gia của hòa giải viên nên sự tích cực, thân thiện của
các bên cũng giảm bớt. Thay vì trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình để bên kia
hiểu được thì các bên bày tỏa quan điểm của mình cho hòa giải viên nên việc thể
hiện thái độ, mong muốn đôi khi không đúng.
Thứ ba, ý kiến của hòa giải viên thường được tôn trọng và các bên thường
nghe theo nên khi xuất hiện những tiêu cực từ phí hòa giải viên thì việc giải
quyết tranh chấp sẽ không còn công bằng, khách quan. Khi đó, một bên hoặc các

bên phải chịu thiệt hại lớn hơn so với bên còn lại.


Thứ tư, hình thức giải quyết khép kín, không công khai có thể nảy sinh
những tiêu cực, trái pháp luật. Các bên có thể đưa ra những thỏa thuận không
đúng với quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức của xã hội.
3.
3.1.

Trung gian
Khái quát về phương thức trung gian
“Trung gian là hình thức can thiệp của bên thứ ba, với sự

chấp thuận của các bên liên quan trong tranh chấp”. Chức năng
của người trung gian là đưa ra lời khuyên cho các bên trong
tranh chấp với mong muốn được các bên chấp thuận. Người
đóng vai trò trung gian sẽ là một cá nhân trung lập so với các
bên và thường là người có kiến thức chuyên sau liên quan đến
lĩnh vực tranh chấp.
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trung gian sẽ
có sự tham gia của bên thứ ba, người này sẽ giúp các bên hiểu
được lập trường, quan điểm của nhau thông qua việc tiếp xúc,
gặp gỡ riêng đối với từng bên. Từ đó, người trung gian sẽ thấu
hiểu được mong muốn của các bên, đưa ra những biện pháp
mang đến lợi ích chung và giúp các bên tiến tới việc đưa ra giải
pháp thống nhất. Phương thức này có thể được sử dụng vào bất
kỳ thời điểm nào của tranh chấp.
Phương thức trung gian mang tính bí mật, điều này được
pháp luật được lựa chọn quy định hoặc trong thỏa thuận các
bên cam kết với nhau rằng mọi thông tin ở quá trình trung gian

đều không được tiết lộ, trừ trường hợp các thông tin này được
lấy từ các văn bản không được tạo ra để tiến hành phương thức
trung gian.
Phương thức trung gian giải quyết tranh chấp thường được
cho rằng giống với phương thức hòa giải trong giải quyết tranh
chấp. Tuy nhiên, giữa hai phương thức này có một sự khác nhau


cơ bản nhất ở vai trò của bên thứ ba trong việc tham gia giải
quyết tranh chấp TMQT.
3.2.

Ưu điểm
Thứ nhất, những bí mật kinh doanh và những vấn đề liên

quan đến uy tín của các bên trong tranh chấp được giữ bí mật
một cách tương đối. Điều này phụ thuộc vào người đứng ra làm
trung gian giải quyết.
Thứ hai, phương thức trung gian có thủ tục linh hoạt hơn so
với tòa án. Các bên có thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng
phương thức trung gian bất cứ lúc nào mà không cần phải thông
qua một thủ tục phức tạp.
Thứ ba, các bên trong trnah chấp có thể tự do thể hiện quan
điểm, thái độ của mình mà không sợ mất mặt với những bên
còn lại trong tranh chấp do các bên không trực tiếp tiếp xúc với
nhau mà thông qua trung gian. Từ đó có thể hạn chế những thái
độ tiêu cực, ganh tỵ lẫn nhau tạo ra không khí thân thiện, thoải
mái trong giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, người trung gian tiến hành thúc đẩy, điều khiển giao
tiếp và đàm phán giữa các bên, không áp đặt đối với bên nào

trong tranh chấp. Hơn nữa, người trung gian là người am hiểu
sâu về lĩnh vực liên quan đến tranh chấp nên đưa ra được
phương hướng giải quyết phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích các bên
đều từ đó mang lại hiệu quả cao.
3.3.

Nhược điểm
Về nhược điểm của phương thức trung gian có những điểm

gần giống với phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp


TMQT. Ngoài ra phương thức trung gian còn có những nhược
điểm như sau:
Thứ nhất, tranh chấp không phải tất cả các tranh chấp
TMQT đều áp dụng được phương thức trung gian một cách hiệu
quả. Không nên áp dụng phương thức trung gian trong trường
hợp tranh chấp về vấn đề pháp lý hoặc trong trường hợp một
hoặc các bên không có thiện chí trong việc giải quyết tranh
chấp.
Thứ hai, trong khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức
trung gian các bên ít được tiếp xúc với nhau mà thương thông
qua trung gian để trao đổi thông tin. Vì thế, quan điểm, thái độ
của các bên đôi khi không được truyền đạt một cách đúng đắn
nhất.
Thứ ba, trong nhiều trường hợp, phương thức trung gian
phải kết hợp với những phương thức khác thì mới đạt được hiểu
qua cao. Hơn nữa, Thời điểm lựa chọn để giải quyết theo
phương thức trung gian phải là thời điểm hợp lý, nếu không
phương thức sẽ không đem lại hiệu quả mà chỉ tiêu tốn thời

gian và tiền bạc của các bên.
III.

So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế và lấy ví dụ để làm rõ ưu nhược

1.

điểm của các phương thức
So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế
Về mặt bản chất, cả ba phương thức giải quyết tranh chấp

thương lượng, trung gian, hòa giải đều phụ thuộc vào sự tự do
thỏa thuận, tự do bày tỏ ý chí của các bên trong quá trình tranh
chấp. Các bên đưa ra quan điểm của mình cùng bàn bạc,


thương lượng, cam kết để đưa ra phương hướng giải quyết
những mâu thuẫn, bất đồng mà không có sự tham gia giải
quyết của bất kì cơ quan hay tổ chức giải quyết tranh chấp nào.
Việc giải quyết tranh chấp bằng ba phương thức này sẽ giúp
cho các bên tiết kiệm thường thời gian, tiền bạc, công sức bỏ ra,
đảm bảo việc bí mật kinh doanh sẽ không bị tiết lộ hoặc uy tín
của mình bị mất trong kinh doanh. Hơn thế nữa, việc áp dụng
các phương thức này sẽ giúp các bên thấu hiểu, cảm thông,
chia sẻ với nhau, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, loại
trừ những mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau, tạo động lực để các bên
cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương thức
này thường thiếu đi cơ chế đảm bảo việc cam kết của các bên

phải được thi hành trên thực tế cho nên những phương thức này
ít được ưu tiên sử dụng.
Tuy nhiên, giữa các phương thức này đều có sự khác nhau
tương đối cần phải phân biệt được để áp dụng cho phù hợp. Sự
khác nhau cơ bản nhất của ba phương thức này chính là vai trò
của người thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.
Nếu như trong thương lượng các bên tự mình bàn bạc với nhau
để giải quyết vấn đề thì trong hòa giải và trung gian bên thứ ba
tham gia vào với vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết
tranh chấp. Hòa giải viên trong phương thức hòa giải luôn lắng
nghe từ cả các bên, nắm được quan điểm để từ đó đưa ra những
định hướng như là một thỏa hiệp để các bên đi theo. Nedesu
việc đưa ra định hướng đó không được các bên chấp thuận thì
hòa giải viên có thể đưa ra định hướng về một thỏa thuận giải
quyết khác. Còn người trung gian trong phương thức trung gian
cũng muốn các bên tìm ra được một thỏa thuận để giải quyết
tranh chấp nhưng họ còn có thể soạn ra một ưu cầu riêng biệt


theo sự yêu cầu của các bên. Hoặc có thể nói sự khác biệt cơ
bản giữa trung gian và hòa giải đó chính là mức độ trao quyền
của các bên cho bên thức ba trong việc giải quyết tranh chấp.
2.

Ví dụ chứng minh ưu và nhược điểm của các phương
thức thương lượng, trung gian, hòa giải
Vụ kiện hợp đồng mua bán xi măng giữa nguyên đơn Việt

Nam và Bị đơn ấn độ. Nguyên đơn ký hợp đồng số 09/95 ngày
20 tháng 9 năm 1995 mua của Bị đơn 20.000 MT ± 4% Xi măng

Kumgang với giá 55USD/MT CNF.FO cảng Nha Trang, giao hàng
vào tháng 12 năm 1995, thanh toán bằng L/C không huỷ ngang,
trả tiền ngay, L/C phải được mở trước ngày 30 tháng 9 năm
1995.
Hợp đồng qui định “Nếu bất kỳ bên nào không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì các trường
hợp bất khả kháng như bão, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, núi lửa
phun, chiến tranh, đình công, bạo động của quần chúng, lệnh
cấm của chính phủ, nhà máy sản xuất bị đóng cửa thì được
miễn trách” (Điều 14).
Theo Điều 15 Hợp đồng, “Nếu chậm giao hàng do những
nguyên nhân khác với Điều 14 thì 10 ngày chậm đầu tiên không
phải nộp phạt. Sau đó phạt 0,7% trị giá lô hàng cho mỗi tuần
chậm trễ cho đến khi đạt tới tối đa là 3% trị giá lô hàng giao
chậm.”. Trên thực tế, Nguyên đơn đã mở L/C vào ngày 25 tháng
9 năm 1995 cho Bị đơn hưởng lợi.
Ngày 29 tháng 9 năm 1995 Nguyên đơn đã ký hợp đồng
bán lại lô xi măng cho người mua nội địa. Cuối tháng 11 và cả
tháng 12 năm 1995 Nguyên đơn nhiều lần giục Bị đơn giao
hàng, Bị đơn vài lần điện cam kết sẽ giao hàng nhưng rồi vẫn


chưa giao. Ngày 20 tháng 12 năm 1995 Nguyên đơn nhận được
từ Bị đơn giấy chứng nhận bất khả kháng do bộ phận thương
mại thuộc Đại sứ quán của nước người cung cấp đóng tại thủ đô
Ấn Độ cấp ngày 25 tháng 11 năm 1995 cho Bị đơn theo Hợp
đồng mua bán số 02/95 được ký kết giữa Bị đơn và người cung
cấp.
Nguyên đơn không thừa nhận Bị đơn gặp bất khả kháng,
tiếp tục yêu cầu Bị đơn giao hàng, nhưng đến ngày 15 tháng 6

năm 1996 Bị đơn vẫn không giao hàng. Ngày 20 tháng 6 năm
1996 Bị đơn gửi cho Nguyên đơn hai bản photo giấy chứng nhận
bất khả kháng do bộ phận thương mại thuộc Đại sứ quán của
nước người cung cấp đóng tại nước sở tại cấp ngày 21 tháng 1
năm 1996 cho Bị đơn và một bản photo giấy chứng nhận bất
khả kháng của Uỷ ban xúc tiến thương mại quốc tế của nước
người cung cấp đề ngày 5 tháng 5 năm 1996. Cả ba giấy chứng
nhận này do người cung cấp gửi cho Bị đơn, Bị đơn photo gửi
cho Nguyên đơn. Trong các bản photo giấy chứng nhận bất khả
kháng đó đều ghi: ở nước người cung cấp bị mưa lớn và lũ lụt,
đường sá bị sụt lún nặng, không chở nguyên liệu vào nhà máy
được, nhà máy bị hư hỏng nặng phải ngừng sản xuất. Hiện
tượng này được coi là bất khả kháng.
Nguyên đơn không chấp nhận lý do mà Bị đơn đưa ra là bất
khả kháng đối với Bị đơn và đòi Bị đơn bồi thường thiệt hại do
không giao hàng. Sau nhiều lần đòi mà không được bồi thường,
Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài đòi bồi thường.
Bị đơn biện luận rằng Bị đơn ký hợp đồng mua xi măng của
nhà cung cấp thuộc nước thứ ba nhưng vì nhà cung cấp gặp bất
khả kháng (nhà máy ngừng sản xuất) không giao được hàng
cho Bị đơn nên Bị đơn không giao được hàng cho Nguyên đơn.


Do đó Bị đơn cũng được coi là gặp bất khả kháng và được miễn
trách. Giấy chứng nhận bất khả kháng do Đại sứ quán và Uỷ
ban xúc tiến thương mại quốc tế của nước người cung cấp được
coi là bằng chứng về bất khả kháng của Bị đơn. Tại phiên họp
xét xử Bị đơn không xuất trình được bằng chứng về thời gian,
địa điểm xảy ra lũ lụt ở nước người cung cấp, trong khi đó
Nguyên đơn xuất trình được bằng chứng chứng minh địa điểm

xảy ra lũ lụt, thời gian xảy ra lũ lụt là tháng 8 năm 1995. Sau
khi lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp, Nguyên đơn đã điện hỏi
Bị đơn là có xi măng không, nếu có thì mới ký hợp đồng, nếu
không thì không ký. Bị đơn thừa nhận là đã điện hỏi người cung
cấp về xi măng, người cung cấp điện trả lời là mặc dù đang gặp
nhiều khó khăn do lũ lụt nhưng sẽ có xi măng giao và do đó Bị
đơn đã ký Hợp đồng số 09/95 ngày 20 tháng 9 năm 1995 với
Nguyên đơn. Tuy vậy, Bị đơn vẫn yêu cầu được miễn trách vì
người cung cấp gặp bất khả kháng thật sự cho nên Bị đơn cũng
được coi là gặp bất khả kháng, bởi Điều 14 Hợp đồng quy định
nhà máy sản xuất bị đóng cửa cũng là một trường hợp bất khả
kháng. Không phải là Bị đơn không giao hàng mà là chưa giao
hàng vì người cung cấp còn đang khắc phục khó khăn để có
hàng giao.
Trong vụ tranh chấp trên các bên đã lựa chọng trong tài để
giải quyết tranh chấp, tuy nhiên các bên hoàn toàn có thể lựa
chọn một trong ba phương thức thương lượng, trung gian, hòa
giải. Việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp trong
trường hợp này thì các bên phải chịu một khoản chi phí cho
trọng tài, việc giải quyết tranh chấp phải trả qua nhiều trình tự,
thủ tục, gây mất nhiều thời gian, chậm tiến độ giao hàng của
nguyên đơn với bên thứ ba (vì nguyên đơn đã kí hợp đồng cung


cấp xi măng cho bên thứ ba). Hơn nữa, việc giải quyết tranh
chấp tại trọng tài thì sẽ làm giảm uy tín của bị đơn trong việc
cung cấp hàng đúng thời hạn hoặc làm giảm uy tín của nguyên
đơn do không giao được hàng kịp cho bên thứ ba.
Trong tình huống trên, các bên có thể lựa chọn trong ba
phương thức để giải quyết tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa

nhất thì nên chọn phương thức thương lượng. Việc chọn phương
thức trung gian, hòa giải sẽ có sự tham gia của bên thứ ba là
người am hiểu vấn đề liên quan đến tranh chấp giúp các bên
giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp trên, việc phát sinh
tranh chấp do trường hợp bất khả kháng chứ không phát sinh từ
các vấn đề khác liên quan đến pháp luật. Do đó, sự tư vấn, hỗ
trợ hay đưa ra các cách đề giải quyết tranh chấp là không cần
thiết, các bên có thể tự thương lượng với nhau. Hơn nữa, mâu
thuẫn giữa các bên chưa dẫn đến căng thẳng cao nên các bên
hoàn toàn có thể tự thương lượng với nhau và có thể tiết kiệm
được một khoản chi phí cho bên thứ ba.
Lựa chọn phương thức thương lượng thì nguyên đơn và bị
đơn có thể ngồi lại với nhau để bàn bạc, thương lượng về vấn
đề. Nguyên đơn có thể chấp nhận lý do bất khả kháng của bị
đơn và yêu cầu bị đơn giao lại hàng cho mình trong một khoản
thời gian gần nhất. Bị đơn có thể đưa ra đề nghị sẽ bồi thường
một phần thiệt hại để nguyên đơn có thể bồi thường cho bên
thứ ba do việc chậm giao hàng cho bên thứ ba. Việc thương
lượng như thế sẽ tạo không khí thân thiện, thấu hiểu lẫn nhau.
Nếu thương lượng đạt hiệu quả thì các bên có thể tăng cường
hợp tác trong tương lai. Do không có sự tham gia của bên thứ
ba cho nên uy tín của các bên không bị suy giảm, các bên tiết
kiệm được thời gian, chi phí công sức. Tuy nhiên, cũng cần phải


lưu ý khi chọn phương thức này là không có cơ chế đảm bảo
thực thi cam kết nên trong trường hợp các bên không làm theo
như những gì thì việc thương lượng sẽ thất bại, các bên lại tiếp
tục phải tìm ra những phương thức giải quyết tranh chấp mới,
làm tiêu tốn công sức và thời gian của nhau.


C.

Kết luận
Như vậy, qua việc tìm hiểu một số khía cạnh liên quan tới

ưu và nhược điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp thương
lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế ta có cái nhìn tổng quát và toàn diện về vấn đề.
Qua đó là cơ sở, căn cứ giúp chúng ta áp dụng dễ dàng vào
trong thực tiễn nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
quan hệ thương mại. Đồng thời, nhìn nhận được những hạn chế
của từng biện pháp để áp dụng vào trong thực tiễn một cách
hợp lý nhất.



×