Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng xuất khẩu gạo Việt NamPhương hướng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.71 KB, 25 trang )

Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống trong nền kinh tế “mở” đòi hỏi
phải tăng nhập khẩu. Vì vậy tăng nhập khẩu là nhu cầu bức xúc đối với nước ta.
Từ năm 1990 đến nay chúng ta đã duy trì được mức thu nhập xuất khẩu tương
đối cao, khắc phục được hậu quả của thị trường truyền thống giảm xút đột ngột
sau khi Liên Xô tan rã và các nước Đông Âu sụp đổ.
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nước ta đã và đang trên đà
phát triển nền kinh tế theo cơ chế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bởi
thế công nghiệp hóa là yếu tố rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong nền
kinh tế Việt Nam cũng như là của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong thời điểm hiện nay các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam rất đa dạng,
đạt chất lượng cao và được phổ biến trên thương trường quốc tế nên được sự ưa
chuộng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặt biệt là mặt hàng gạo của Việt Nam.
Mặt dù đứng sau Thái Lan nhưng đó là mặt hàng chủ chốt trong các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam. Nó chẳng những là mặt hàng quan trọng trong nước mà
còn rất quan trọng trên thị trường thế giới.
II. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU:
Nhằm hiểu biết thêm về tình hình xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam, nắm
bắt thêm về thực trạng xuất khẩu gạo ở nước ta trong thời điểm hiện nay, tìm ra
được những phương hướng để phát triển thế mạnh ngành, khắc phục những hạn
chế yếu kém, góp phần nâng cao chất lượng và thúc đẩy ngành phát triển. Mặt
khác nhằm tìm hiểu và nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo sẻ giúp cũng cố

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân


Trang 1


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

chuyên ngành, trao đổi kinh nghiệm để biết vận dụng vào thực tế hoạt động sản
xuất kinh doanh.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện chuyên đề này thì phương pháp chủ yếu là tham khảo tài
liệu, số liệu truy cập từ các loại sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet… từ đó
áp dụng lý thuyết và tham khảo ý kiến hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Lương làm
nền tảng cho quá trình thực hiện chuyên đề.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Chuyên đề nghiên cứu thị trường trong nước và trên thế giới, số lượng và
chất lượng cũng như các vấn đề liên quan đến nguồn gạo xuất khẩu.
Thời gian nghiên cứu của đề tài là những tháng cuối năm 2005 và 3 tháng
đầu năm 2006.
Vấn đề nghiên cứu còn rất rộng nhưng vì thời gian và kiến thứ có hạn chế
nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót mong quí thầy cô và các
bạn đọc thông cảm, sẳn sàng góp ý kiến để chuyên đề này thêm hoàn chỉnh hơn.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 2


Chuyên đề năm 3


GVHD:Nguyễn Thị Lương

Phần II: Nội Dung:
Chương I:

NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM


I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU:

I.1.1. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh:
Tiếp tục đà tăng trưởng xuất khẩu của những tháng cuối năm 2005, đầu
năm 2006 các nhóm mặt hàng chính như dầu thô liên tục đứng đầu về kim ngạch
xuất khẩu, 11 tháng năm 2005 đã đạt 6.769 triệu USD, tăng 30,3% so với năm
trước; dệt may là mặt hàng lớn thứ hai sau dầu thô, Bộ Thương mại dự ước kim
ngạch hàng dệt may 2006 có thể đạt 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 700 triệu USD...
Theo Bộ Thương mại, tháng 3, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước
ước lượng đạt 3,1 tỷ USD. Đây là mức cao nhất kể từ đầu năm 2006 đến nay và
góp nâng tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa quý I/2006 lên hơn 8,5 tỷ USD, tăng
20% so với cùng kỳ năm 2005.
Nhóm hàng công nghiệp tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kim ngạch
trong 3 tháng qua, điển hình là mặt hàng dệt may với sự phục hồi nhanh tại thị
trường Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, tăng 31% so với cùng
kỳ năm trước. Các mặt hàng gỗ, nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, xe đạp và phụ
tùng... tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao. Giá trị xuất khẩu giày dép tuy bị ảnh
hưởng khá nặng nề từ vụ kiện bán phá giá từ thị trường EU, nhưng trong 3 tháng
vẫn đạt 816 triệu, tăng 23%; so với mức tăng 40% của năm trước. Xuất khẩu sản
phẩm gỗ có xu hướng chựng lại và chỉ tăng khoảng 21%, đạt kim ngạch 444
triệu USD.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 3


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

Cũng nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực nhưng các mặt hàng nông,
lâm thủy sản trong quý I hầu như không có sự tăng trưởng đột biến./.

I.1.2. Tình hình một số mặt hàng chủ lực:
Nhìn chung khối lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực: gạo, đồ gổ
đều, dệt may, giày dép… cũng như kim ngạch bình quân mà nó mang lại khá
cao. Bên cạnh đó thì chất lượng hàng hóa xuất khẩu cũng có bước cải thiện đáng
kể nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, gia dụng…
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 8,4% so với tháng
8, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2004. Nếu không có những biến động mang
tính đột biến, dựa trên kết quả xuất khẩu tháng 8 và tháng 9 cho thấy kim ngạch
xuất khẩu cả năm 2005 có thể vượt mức kế hoạch 31,5 tỷ USD do Bộ Thương
mại đặt ra từ đầu năm.
Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005
Các Mặt Hàng
Chủ Yếu
1. Thủy sản
2. Gạo
3. Cà phê
4. Hàng rau quả
5. Cao su

6. Hạt tiêu
7. Hạt điều nhân
8. Chè các loại
9. Lạc nhân
10. Dầu thô
11. Than đá
12. Hàng dệt và
may mặt
13. Giày dép các
loại
14. Hàng điện tử
và máy tính
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Thực Hiện T9/2005

9T/2005 So Với KH
2005

S. Lượng
(Nghìn
tấn)

S. Lượng
(Nghìn
tấn)

300
35
60

9
9
9
5
1.400
1.000

Trị Giá
(Tr. USD)

270
76
33
17
83
11
40
10
3
650
36
460

109.5
69.2
67.9
72.2
62.3
57
93.3

68.2
103.1

Trị Giá
(Tr. USD)

71.3
117.9
79.2
96.1
75.4
70.6
73.3
62.2
91.9
100
132.4
67.9

250

71.7

125

74.1
Trang 4


Chuyên đề năm 3


GVHD:Nguyễn Thị Lương

15. Hàng thủ
công mỹ nghệ
16. Sản phẩm gỗ
17. Sản phẩm
nhựa
18. Xe đạp và
phụ tùng
19. Dây điện và
cáp quang
20. Hàng hóa
khác
Tổng Kim Ngạch
Xuất Khẩu

45

90

110
30

76.9
80.3

7

38.3


45

79.3

459

71.6

2.800

74.6

( Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu quí IV năm 2005 đăng trên trang web của
Bộ thương mại )
Qua bảng những số liệu như trên ta thấy: chỉ trong vòng tháng 9 về mặt
sản lượng và trị giá của các mặt hàng xuất khẩu của nước ta tăng khá nhanh so
với những những tháng trước đó và so với những ước lượng thực hiện 9 tháng
trong năm 2005. Tốc độ các mặt hàng đem lại kim ngạch T9/9T: thủy sản 14%,
gạo (sản lượng: 6,8%, trị giá: 6,4%), cao su (sản lượng: 17%, trị giá: 18,4%),
dầu thô (sản lượng: 10.5%, trị giá: 11,9%), than đá (sản lượng: 8,8%, trị giá:
8,2%), giày dép 11,2%...và đó cũng chính là các mặt hàng mang lai kim ngạch
khá lớn cho nước ta trong những năm qua.
Các mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm
trước cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước là: Gạo, rau quả, lạc nhân,
dầu thô, than đá, điện tử và linh kiện máy tính, gỗ và sản phẩm gỗ, dây và cáp
điện, nhựa. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm
trước là: cà phê, hạt tiêu, chè các loại, xe đạp và phụ tùng.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân


Trang 5


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

I.2. TẤM QUAN TRỌNG CỦA MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM:

I.2.1. Tầm quan trọng của mặt hàng gạo xuất khẩu:
Nước ta từ một nước nông nghiệp đi lên, nên sản lượng lúa gạo chiếm tỷ
trọng lớn và rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy trong nhiều
năm liền lương thực đã không đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và phải nhập
khẩu từ nước ngoài, có năm lên đến hàng triệu tấn. Nhưng nhờ chuyển đổi cơ
chế sản xuất, phân phối và lưu thông lương thực, năm 1989 nước ta không
những đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nước ta là nước thứ 15
liên tiếp xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Cho đến nay thì gạo vẫn là mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam góp phần đáng kể tăng kim ngạch xuất khẩu
hàng năm. Tính tới tháng 9/2005 gạo xuất khẩu Việt Nam tăng rất mạnh, gạo
nằm trong nhóm các mặt hàng có tốc độ phát triển cao.
Đến nay mặt hàng gạo là mặt hàng đứng ở vị trí thứ 7 trong số các mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, sau dầu thô 7,8 tỷ USD, dệt may 4,8 tỷ
USD, da giày 3 tỷ USD, thủy sản 2,6 tỷ USD, sản phẩm gỗ 1,5 tỷ USD và linh
kiện điện tử 1,5 tỷ USD. hàng dệt may mặt (quý IV đạt 450 triệu USD kim
ngạch xuất khẩu). Năm 2005 Cả nước xuất khẩu được khoảng 4,9 triệu tấn đạt
kim ngạch 1,3 tỷ USD, nhưng chỉ riêng Tính đến hết tháng 5/2005 Việt Nam
xuất khẩu được 2,3 triệu tấn gạo, đạt xấp xỉ 650 triệu USD.
Trước tình hình thị trường gạo thế giới thì Việt Nam là nước xuất khẩu
gạo đứng thứ 3 sau các nước Thái Lan và Mỹ, nhưng tính đến nay đã vượt qua

được Mỹ và đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Xét về chất lượng thì gạo Việt Nam
đạt chất lượng ngày càng cao càng vượt trội hơn so với Mỹ, nên lượng gạo Việt
Nam ngày càng phổ biến rộng rãi trên thị trường và được sự chú ý quan tâm của
nhiều quốc gia nhập khẩu gạo trên thế giới đặc biệt là Châu Á, Châu Phi và
Đông Âu … Hiện tại, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã sang Philippines tham
gia đợt mở thầu với tổng số khoảng 300.000 tấn gạo. Sắp tới, Hàn Quốc mở thầu

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 6


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

350.000 - 400.000 tấn, Iraq mở thầu 150.000 tấn và đến cuối tháng 7, thị trường
châu Phi sẽ tiêu thụ gạo trở lại…
Số liệu thống kê từ Hải quan và các doanh nghiệp cũng cho biết: xuất
khẩu gạo năm 2005, tăng mạnh cả về lượng, giá và kim ngạch. Cụ thể kim
ngạch xuất khẩu đã tăng hơn 410 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó
do giá tăng là 160 triệu USD, lượng tăng 250 triệu USD. Các thị trường xuất
khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là Philippine 1,5 triệu tấn, châu Phi 760 ngàn
tấn, Cuba 600 ngàn tấn; thị trường mới Iran cũng đạt trên 300 ngàn tấn.

I.2.2. Kết quả đạt được trong 17 năm qua:
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 17 năm qua đã đạt được
những kết quả đáng kể như sau:
Bảng 2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm.
Năm

1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Khối Lượng
( 1000 tấn )
1.372
1.624
1.033
1.946
1.722
1.983
1.988
3.003
3.575
3.730

4.508
3.477
3.721
3.241
3.820
4.210
4.850

Kim Ngạch
( triệu USD )
310.2
275.4
229.9
405.1
335.7
420.9
538.8
868.4
891.3
1006.0
1035.0
667.8
625.0
726.0
719.0
941.0
1330.2

Giá Bình Quân
( USD/ tấn )

226.1
169.6
222.6
208.2
194.9
212.3
271.0
289.2
249.3
269.7
229.6
192.1
168.0
224.0
188.2
232.6
265.3

( Nguồn: Đăng trên trang web Bộ thương mại qua các năm tổng )

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 7


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

Trong 17 năm qua tổng lượng gạo đã xuất khẩu đã đạt khoảng 49.803

nghìn tấn, với tổng kim ngạch mang lại khoảng 1.1325,7 triệu USD và có giá
bình quân 224,27 USD/tấn.
Trong những năm gần đây sản lượng gạo nước ta không ngừng tăng cả về
số lượng lẫn chất lượng, việc xuất gạo đã đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn
cho đất nước, góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của đất nước. Hiện nay xuất
khẩu gạo chính là giải pháp thúc đẩy kinh tế trong nước mà đảng và nhà nước ta
đang chú trọng đầu tư phát triển.
I.3. NHỮNG THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG:
Thị trường Châu Á: dân số 3637 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực
chiếm dân số khoảng 145,5 triệu người, hàng năm đang phải nhập khẩu 11-12
triệu tấn gạo. Châu Á thiếu gạo tập trung ở một số nước đông dân như: Trung
Quốc (2,3 triệu tấn), Ấn Độ (1,9 triệu tấn), Inđônêsia (1,2 triệu tấn), Bangladesh
(1 triệu tấn), Iran (0,5 triệu tấn), Irac (0,3 triệu tấn)… Trong thời gian tới sản
xuất tăng nhanh nhưng chưa đủ kịp đà cung cấp gạo cho sự tăng dân số ở châu
lục này. Tính đến năm 2006 Châu Á phải nhập ít nhất là 17 triệu tấn gạo.
Thị trường Châu Phi: dân số 771 triệu dân, trong đó 231,3 triệu người
chiếm 30% dân số đang trong tình trạng thiếu gạo và nhu cầu cần gạo phải nhập
khẩu 10-11 triệu tấn gạo mỗi năm. Bình quân đạt 3-4% trong 5 năm tới vì vậy số
hộ nghèo lương thực có thể giảm xuống còn 25%. Để đảm bảo đủ lương thực
cho dân số nhập khẩu phải tăng thêm 2 triệu tấn từ nay đến năm 2007.
Thị trường Mỹ Latinh và Caribe: dân số 513 triệu dân, đang phải nhập
khẩu hàng năm 1-1,5 triệu tấn gạo, khu vực Mỹ Latinh và Caribe hiện đang sản
xuất được 6 triệu tấn gạo mỗi năm với mức tăng 2% sản lượng, đến năm 2006
đạt 7 triệu tấn gạo phải nhập khẩu thêm khoảng 3,5 triệu tấn gạo mới đủ nhu cầu
còn thiếu. khu vực Mỹ Latinh và Caribe có tốc độ tăng dân số bình quân 1,7%
đến năm 2010 dự kiến khoảng 615 triệu người, với tốc độ tăng sản lượng 2,5 %
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 8



Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

có thể đáp ứng yêu cầu tiêu dùng gạo. Với lợi thế mở rộng đàn gia súc để cung
cấp thịt, sữa và diện tích các cây công nghiệp (bông, cacao, cà phê…) là những
nông sản có nhu cầu thị trường lớn trong thời gian tới. Nhưng khu vực này sẻ
tiếp tục nhập khẩu để thay thế sản xuất trong nước, trong đó gạo có số lượng
tương đối lớn có thể lên đến 5-5,5 triệu tấn gạo.
Các khu vực khác: Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương hiện mỗi năm
nhập khẩu khoảng 0,8 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo chất lượng cao. Trong 5 năm
tới nhu cầu tăng thêm nhập khẩu không lớn khoảng 200-300 tấn/năm. Đến năm
2010, các thị trường này chủ yếu là khu vực Bắc Mỹ do chi phí lao động cao nên
sẻ giảm xuất khẩu và thay thế sản xuất bằng nhập khẩu gạo lên 1,4 triệu
tấn/năm. Vì vậy nó sẽ là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu gạo phẩm
chất cao.
Các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam trong thời gian gần
đây là: thị trường Châu Á 8%, Châu Mỹ 1%, Châu Phi 10%.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 9


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

Chương II:


THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
VIỆT NAM

II.1. NHÌN NHẬN THÀNH QUẢ NĂM 2005:

II.1.1. Thành tựu mà xuất khẩu gạo đạt được trong năm 2005:
Số liệu thống kê từ Hải quan và các doanh nghiệp cũng cho biết, xuất
khẩu gạo năm 2005, tăng mạnh cả về lượng, giá và kim ngạch so với cùng kỳ.
Cụ thể kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn 410 triệu USD so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó do giá tăng là 160 triệu USD, lượng tăng 250 triệu USD. Các thị
trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là Philippine 1,5 triệu tấn, châu Phi
760 ngàn tấn, Cuba 600 ngàn tấn; thị trường mới Iran đạt trên 300 ngàn tấn.
Giá gạo xuất khẩu năm 2005 đang có lợi cho các doanh nghiệp và nông
dân, giá gạo 5% tấm những ngày cuối tháng 9 đạt 265 USD/tấn, 10% tấm là 263
USD/tấn và 25% tấm là 255 USD/tấn; thậm chí có những hợp đồng ký được giá
khá cao với mức trung bình lên đến 279 USD/tấn. Điều này tạo hưng phấn, kích
thích cho doanh nghiệp và người nông dân trong nước để bước sang năm mới
2006 với nhiều triển vọng hơn.
Theo ông Phan Thế Ruệ, xuất khẩu gạo năm 2005 của Việt Nam đảm bảo
được các mục tiêu Chính phủ đặt ra là tiêu thụ hết lúa hàng hoá của nông dân
với giá có lợi cho nông dân. Thứ hai, mặc dù lượng gạo xuất khẩu cao nhất từ
trước đến nay với giá tương đối cao nhưng không làm biến động giá thị trường
trong nước. Thứ ba, doanh nghiệp có lợi và đảm bảo được an ninh lương thực
quốc gia. Còn ông Trương Thành Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt
Nam nhận định, một trong những nguyên nhân thắng lợi lớn về xuất khẩu gạo
năm 2005 là công tác xúc tiến thương mại được tăng cường, nên số lượng khách
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 10



Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

hàng mua gạo của Việt Nam ngày càng nhiều. Nếu như khách hàng mua gạo số
lượng nhiều nhất các năm trước khoảng 100.000 tấn thì năm 2005 đã có 10
khách hàng mua từ 100.000 tấn đến hơn 300.000 tấn.
Có được thành công này, một lý do nữa là nhiều doanh nghiệp (DN) đã
trưởng thành do xây dựng quy trình khép kín từ khâu khai thác nguyên liệu đến
xuất khẩu. Đặc biệt gạo Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách về giá với gạo Thái
Lan, chỉ còn chênh lệch từ 4-5 USD/ tấn. Điều băn khoăn còn lại là tỷ lệ xuất
khẩu chất lượng cao vẫn còn thấp so với chỉ tiêu ban đầu
Không chỉ tăng nhanh về lượng xuất khẩu mà chất lượng gạo Việt Nam
ngày càng được nâng cao; trên thị trường. Hiện nay, một số loại gạo thơm Việt
Nam đang được giá. Gần đây nhất, Nhật Bản - một thị trường khó tính đã nhập
90 ngàn tấn gạo thơm của Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia
có thể nhập khẩu thường xuyên vào Nhật Bản.

II.1.2. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong năm 2005:
A_ Thuận lợi:
 Thứ 1: nhu cầu gạo trên thị trường thế giới đang tăng mạnh, nhiều

quốc gia nhập khẩu gạo đang chỉa mủi nhọn vào lượng gạo xuất khẩu ở Việt
Nam và Thái Lan. Đặt biệt là mới đây Trung Quốc là nước xuất khẩu gạo lại
tăng cường nhập khẩu gạo, và bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam. Các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo đến nay đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo gần 3 triệu
tấn( 5/2005), trong đó có gần 2,2 triệu tấn phải giao trong tháng 6/2005, điều
này có nghĩa là cầu xuất khẩu gạo năm 2005 có triển vọng nhiều hơn năm khác

cùng kỳ.
 Thứ 2: sản lượng lúa của vụ đông xuân đạt mức sản lượng cao vào

năm nay, nên cung về gạo xuất khẩu của vụ này có triển vọng đạt cao. Theo ước
tính ban đầu, lúa vụ đông xuân hè thu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt khá cao,
sản lượng đạt 8,7 triệu tấn. Nếu trừ đi phần tiêu dùng trong nước thì lượng gạo
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 11


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

xuất khẩu từ sản lượng vụ đông xuân có thể đạt 2,5 triệu tấn và có thể xuất khẩu
ngay trong 6 tháng đầu năm nay có thể đạt 3 triệu tấn gạo. Bên cạnh thì giá lúa ở
ĐBSCL ở mức cao, với giá này thì người nông dân được lợi trong vụ mùa, tạo
thêm động lực sản xuất, nâng cao lượng gạo xuất khẩu ở Việt Nam.
 Thứ 3: Việc dự trữ mặt hàng gạo cho xuất khẩu sẽ được rãi ra cho toàn

bộ xã hội. Qui trình vận hành hạt lúa hạt gạo từ người nông dân đến nhà sản
xuất ở một số khâu đang có xu hướng mới: hộ nông dân có số gạo hàng hoá sẽ
bán dần, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm gạo cung ứng cho xu hướng “đầu cơ
tích lũy” lúa gạo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà sản xuất với số lượng
vừa và nhỏ “đánh nhanh thắng nhanh” có hiệu quả cao.
 Thứ 4: xuất khẩu gạo là cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, được sự

quan tâm đặt biệt của nhà nước. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sach hổ trở
làm “giá đở” về giá cho các doanh nghiệp, và một số chính sách ưu đãi đối với

người nông dân sản xuất lúa. Điều này tạo đà cho doanh nghiệp đẩy mạnh ký kết
các hợp đồng xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân nâng
cao nguồn gạo xuất khẩu cả về chất lẫn số lượng. Bất chấp những trở ngại gay
gắt hiện nay, nông dân nước ta đang phấn đấu để đưa khối lượng gạo xuất khẩu
tăng lên cao hơn.
 Thứ 5: giá gạo xuất khẩu luôn tăng cao trong những năm gần đây nên

kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta tăng cường hoạt động, đẩy
mạnh việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo.

B_ Khó khăn:
- Gần đây có hiện tượng một số doanh nghiệp (DN) tranh nhau ký hợp
đồng bán gạo với giá thấp, gây thiệt hại không chỉ cho nông dân mà cả DN cũng
như quyền lợi quốc gia.
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ mức giá hơn 260 USD/tấn, loại gạo 5% tấm
liên tục rớt giá và hiện được DN ký bán với giá chỉ 242-245 USD/tấn, trong khi
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 12


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

giá thành của loại gạo này lên đến 248 USD/tấn. Hiệp hội rất bức xúc và đã
khuyến cáo DN về nguy cơ lỗ “ tan tác” như đã từng diễn ra vào tháng 7 năm
trước. Nếu giá gạo trong nước thời gian tới tăng mạnh, chắc chắn các DN sẽ bị
thua lỗ nặng.
- Có một thực tế khách quan là cho đến thời điểm này thị trường gạo cao cấp

của chúng ta đang gặp khó khăn và các thương nhân nước ngoài lợi dụng để ép
giá. Thông thường mọi năm các DN VN đã có được những hợp đồng xuất khẩu
gạo cấp cao với số lượng lớn đi Iran, Iraq và một số nước châu Phi.
Hiện nay số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu dù lên tới 1,9 triệu tấn
(chưa kể 300.000 tấn đã ký hợp đồng nhưng giao từ quí 3-2006) nhưng phần lớn
là gạo cấp thấp (25% tấm) và trung bình (15% tấm). Trong khi vụ đông xuân tại
ĐBSCL đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ cũng gây nhiều áp lực cho các
DN kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo số liệu của VFA, trong tháng 7-2005, nhiều DN xuất khẩu gạo VN đã
bị thua lỗ nặng ở một số thương vụ, ít thì 7-8 tỉ đồng, nhiều lên đến 10 tỷ cũng
do ký hợp đồng bán gạo với giá thấp. Tính cả năm thì DN vẫn lãi nhưng lẽ ra
mức lãi phải cao hơn nếu các DN không “đua nhau” bán gạo giá thấp.
- Các DN đang thiếu vốn, đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bán
rẻ gạo ngon. Để có 10.000 tấn gạo giao cho khách hàng, DN phải có một khoản
tiền lên tới 38-40 tỉ đồng, chưa kể các khoản vốn khác để quay vòng lên đến
hàng trăm tỉ đồng. Trong khi, theo qui định của ngân hàng, DN muốn vay được
vốn phải có hợp đồng, có L/C. Để có tiền trang trải các chi phí sản xuất và kinh
doanh, DN phải “xoay xở” bằng cách chấp nhận ký hợp đồng với giá thấp.
Điều đáng lưu ý nữa là, tuy Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,
nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4, nếu xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam phải bán gạo
rẻ vì hệ thống chế biến và tiếp thị yếu. Mặt khác, tuy nông dân Việt Nam đã đạt
mức kỷ lục về năng suất, sản lượng lúa và lợi nhuận tính theo ha, song do hầu
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 13


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương


hết nông dân đều trồng lúa trên diện tích nhỏ nên không thể thoát nghèo – nếu
chỉ trồng lúa.
II.2. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG:

II.2.1. Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam:
- Về kinh tế xã hội:
Hoạt động xuất khẩu trong thời gian gần đây đã có những đóng góp quan
trọng vào công cuộc phát triển chung của nền kinh tế và góp phần đẩy mạnh tiến
trình hòa nhập của Việt Nam với tiến trình thế giới bằng hình ảnh một cường
quốc xuất khẩu gạo, đánh dấu bước thành công của chiến lược kinh tế mở.
Trong thời gian gần đây do giá gạo xuất khẩu tăng đã kéo theo giá lúa lên, đảm
bảo tăng thu nhập cho nông dân sản xuất lúa.
Thu nhập ngoại tệ thuần được tạo ra từ hoạt động xuất khẩu gạo lên đến
85% kim ngạch xuất khẩu, góp phần rất quan trọng trong việc tích lũy ngoại tệ
cho bước đầu công nghiệp hóa.
Xét về hiệu quả kinh doanh của các đơn vị xuất khẩu gạo trực tiệp thì đa
số trường hợp là kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân tác động như: trình độ
quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, bị ràng buột bởi một số qui định của nhà
nước, giá cả thị trường nội địa và thế giới biến động.

- Giá cả :
Gạo Việt Nam có điểm mạnh là giá rẻ, nhưng không do ta tự chủ động hạ
giá để cạnh tranh mà bị bắt buột để chấp nhận mức giá thấp. Mặt khác thì ta
cũng chưa áp dụng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường: qui cách,
chất lượng sản phẩm còn thấp và không đồng điều, cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất gạo vừa thiếu vừa kém năng lực, năng lực bốc xếp thấp nhưng chi phí cao.
Do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao nên có sự chênh lệch
giữa giá gạo trong nước và giá gạo giao tại cơ sở khá lớn. Đó là do sự yếu kém
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân


Trang 14


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

của cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc xếp… Cảng Saigon 1,6% giá xuất khẩu, ở Thái
Lan chi phí hàng ngày bằng 1/2 Việt Nam, tốc độ bốc xếp chậm hơn 6 lần so với
Thái Lan. Ngoài ra do tổn thất sau thu hoạch ở nước ta khá cao, tổn lên đến
15%, cũng có nghĩa là giá thành lên đến 15%.

- Nguyên nhân chất lượng gạo còn thấp:
Nguyên nhân là trong khâu sản xuất ta chỉ chạy theo số lượng mà chưa
quan tâm đúng mức đến vấn đề nâng cao chất lượng lúa gạo.
Xét về chất lượng thì nó do nhiều yếu tố tạo nên, nhưng yếu tố quan trọng
nhất là giống lúa và các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đồng thời khâu sau thu
hoạch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng hạt gạo. Yêu
cầu hạt thóc phải khô sau thu hoạch. ĐBSCL nơi cung cấp hơn 90% lượng gạo
xuất khẩu thì cũng phải 90% phơi thóc trên đường giao thông, bờ kênh rạch,
ngay trên ruộng…Cách phơi này gây tình trạng lẫn giống, lẫn tạp, nhất là hạt
thóc không khô điều nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, tấm cao và làm giảm giá trị
hạt thóc. Khâu bảo quản cũng là một tác nhân làm giảm chất lượng gạo thóc,
thóc sau khi phơi khô phảo được đặt để ở những nơi khô thoáng. Ở nước ta lũ
lụt là yếu tố tác động rất mạnh đến việc làm cho thóc gạo có những tác động
không nhỏ. Xay xát theo lối cổ truyền tỷ lệ thu hồi gạo nguyên chất rất cao trên
70%, đặc biệt có mùi rất thơm, đậm vì giữ được vitamin. Ngày nay (trừ vùng
cao) đa số xay xát bằng máy (95% số lượng thóc) do có hộ tư nhân đảm nhận.
Xay xát bằng máy có nhanh hơn, năng suất cao hơn, giảm nhẹ sức lao động

nhưng tỷ lệ gạo gãy và tấm nhiều hơn.

- Việc cung ứng nguồn gạo xuất khẩu:
Một vấn đề gây tranh luận khá nhiều xuất phát từ nhận định của một số
giới chức chính phủ cho rằng việc cung ứng gạo xuất khẩu hiện nay do tư nhân
nắm tuyệt đại bộ phận từ khâu gom lúa đến khi giao gạo lên mạng tàu (theo điều
kiện của FOB), tần lớp trung gian tư thương đã thao túng thị trường, ép giá nông
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 15


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

dân, chiết khấu 30% thu nhập, còn các doanh nghiệp nhà nước làm đầu mối xuất
khẩu gạo trực tiếp chỉ lo thủ tục xuất khẩu để hưởng một phần chênh lệch giá.

– Tình hình quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo:
Đa số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ mới bước đầu tham gia
thị trường quốc tế đã tạo được những thành quả đáng kể bình quân mỗi năm xuất
hơn 2000 tấn gạo. Tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp còn nhiều yếu
kém, nhịp điệu đổi mới kỹ thuật chế biến, bảo quản sản phẩm còn chậm chạp.
Đặt biệt trong những năm đầu tham gia xuất khẩu gạo, do chưa có nhiều kinh
nghiệm giao dịch quốc tế, thiếu thông tin giá cả thị trường, điều đó gây thiệt hại
không ít cho nền kinh tế nước nhà.

II.2.1. Khả năng ngành trong năm 2006:
Năm 2005 khép lại, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt ngưỡng 5 triệu tấn, giá trị

trên 1,3 tỉ USD là một thắng lợi lớn đánh dấu sự trưởng thành của các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Dự báo, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2006 sẽ
sôi động hơn.
Theo Thứ trưởng bộ thương mại Phan Thế Ruệ, gạo chắc chắn sẽ là mặt
hàng "nóng" trong năm nay. Nhu cầu gạo trong năm 2006 lên tới 412 triệu tấn,
trong khi nguồn cung chỉ khoảng 406 triệu tấn. Các nước xuất khẩu gạo chủ lực
vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan… Nhu cầu nhập khẩu gạo của
các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng tăng. Hàn Quốc mới dỡ
bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo. Indonesia cũng vừa mở ra khả năng nhập gạo sau
một thời gian cấm nhập… Thời tiết dự báo là khắc nghiệt, thiên tai nhiều nơi
cũng ảnh hưởng đến thị trường gạo khi nhu cầu nhập khẩu tăng lên. Đức sẽ là cơ
hội tốt cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.
Theo Bộ Thương mại, năm 2006 Chính phủ đã chính thức duyệt hạn mức
xuất khẩu gạo là 5 triệu tấn (tăng 500 ngàn tấn so năm 2005). Hoạt động xuất
khẩu gạo Việt Nam năm nay sẽ thuận lợi với sản lượng bội thu và giá gạo rẻ hơn
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 16


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

gạo xuất xứ khác. Khả năng Việt Nam đạt mức xuất khẩu 5 triệu tấn gạo trong
năm 2006 là rất cao.

II.2.2. Tình hình giá và lượng gạo xuất khẩu năm 2006:
Ngày 16.4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết: Từ đầu năm đến nay,
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta đã ký được các hợp đồng xuất khẩu trên

2 triệu tấn gạo, trong đó đã xuất hơn 1,5 triệu tấn (tăng 4,78% về lượng và
7,25% về giá trị so cùng kỳ năm 2005). Trong đó, gạo cấp thấp chiếm 48,57%,
trung bình 25,54% và gạo cấp cao chỉ 19,48%.
Ngoài thị trường truyền thống ở Philippines, Trung Đông, Việt Nam đã
xuất khẩu gạo với khối lượng lớn sang thị trường Nhật Bản, Nam Mỹ và châu
Phi. Giá chào bán gạo xuất khẩu từ đầu tháng 4 đến nay vẫn ổn định với các
mức: gạo 5% tấm là 263 USD/tấn; 10% tấm: 258 USD/tấn; 15% tấm: 248
USD/tấn; 25% tấm: 243 USD/tấn.
Năm 2006, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam vẫn là các nước
Châu Á, chiếm đến 75,24% tổng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, giá ký hợp
đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam với các thương nhân lại giảm liên tục và giảm
nhanh từ đầu tháng 3/2006 đến nay. Nguyên nhân, do khách quốc tế chỉ mua
cầm chừng với hy vọng giá gạo sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh
doanh gạo lại chỉ có thể vay vốn ngân hàng theo từng thương vụ. Nên xuất hiện
tình trạng (để giành lợi thế) một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng bán gạo với
giá thấp. Cụ thể hai tháng đầu năm, gạo 5% tấm được ký hợp đồng ở mức 258 260 USD/tấn. Sang đầu tháng 3/2006 đã giảm còn 245 - 250 USD/tấn. Và trung
tuần tháng 3/2006 giá gạo 5% tấm chỉ còn 240 - 242 USD/tấn. Dự báo, giá gạo
Việt Nam sẽ giảm thêm từ 3-7 USD/tấn trong những ngày cuối tháng 3 (tháng
thu hoạch cao điểm) sau đó sẽ hồi phục dần.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 17


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

II.3. VIỆT NAM ĐANG TIẾN HÀNH DỰ TRỮ GẠO XUẤT KHẨU:

Theo thứ trưởng Bộ thương mại thì nhu cầu gạo trên thị trường thế giới
trong năm 2006 sẽ là mặt hàng “nóng”. Theo dự tính thì nhu cầu số lượng sẽ
tăng và có thể tăng đến 500 triệu tấn trong khi đó nguồn cung cũng chi nằm
trong giới hạn 420-450 triệu tấn. Nhu cầu thị trường của các nước thị trường
Việt Nam cũng bắt đầu tăng cao, bên cạnh đó thì thời tiết cũng đang góp phần
quyết định làm tăng lượng cầu… Những vấn đề trên đang dần tạo cơ hội cho
Việt Nam vươn lên chiếm ngôi trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, và trước mặt là
việc ta cần tiến hành dự trữ gạo cho năm nay nhằm đáp ứng đủ nhu cầu xuất
khẩu khi đến thời cơ.
Vừa qua đoàn công tác của bộ Thương Mại và Hiệp Hội Lương Thực Việt
Nam (Vietfood ) đã đến các tỉnh ĐBSCL để kiểm tra tình hình sản xuất, lượng
lúa hàng hóa và các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký với các doanh nghiệp. Được
biết cho đến nay các doanh nghiệp đã giao khoảng 1.3 triệu tấn gạo trong tổng
số gần 3,3 triệu tấn gạo đã ký với khách hàng và doanh nghiệp, tuy nhiên lượng
gạo dành cho xuất khẩu không sợ thiếu. Qua kết quả kiểm tra tại 3 tỉnh Long An,
Tiền Giang, Đồng Tháp mặc dù lúa hàng hóa trong dân không còn, nhưng trong
kho của các doanh nghiệp và các nhà máy vẫn còn dự trữ một lượng khá lớn.
Hiện hàng lúa xuất khẩu chỉ dịch ra cục bộ ở một vài doanh nghiệp, còn các tỉnh
trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp,
An Giang …đã có đủ gạo xuất khẩu cho các họp đồng 5 tháng tới.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 18


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương


Chương III:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN NGUỒN GẠO XUẤT KHẨU


III.1. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN:
Trước tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu gạo rẻ như hiện nay, thì các
doanh nghiệp nên giản thời gian giao hàng đối với các họp đồng đã ký nhằm
bình ổn thị trường, tránh tình trạng tập trung thu mua ồ ạt một lúc đẩy giá gạo
lên cao hơn nữa so với giá xuất khẩu đã ký.
Bằng mọi cách nắm vững cán cân đối lương thực của các nước nhập khẩu
gạo, để xác minh cung cầu của họ đến từng mùa vụ; từ đó các doanh nghiệp mới
quyết định ký kết họp đồng, ấn định cả lượng lẫn giá, thời điểm giao hàng nhằm
hạn chế tối đa bán “hớ” để rồi chịu thua lỗ nặng nề.
Kinh nghiệm nhiều năm qua, cứ vào thời điểm cuối năm trước đầu năm
sau, các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài “xâm nhập” tìm mua gạo Việt Nam
với số lượng lớn, tạo giao dịch thị trường động thì y rằng năm đó giá gạo thế
giới ngày càng tăng, kéo theo tăng giá gạo trong nước. Ngược lại thì giá lúa gạo
trong nước và thế giới lại giảm.
Phải chủ động điều hành xuất khẩu gạo trong những tháng trước mắt.
Hiệp hội lương thực Việt Nam phải có kế hoạch họp bàn với các hội viên để
cùng phối hợp hành động trong công việc giao dịch ký kết họp đồng xuất khẩu
gạo, thống nhất điều hành thực hiện các họp đồng gạo đã ký một cách có hiệu
quả và đáp ứng tình hình thực tiễn hiện nay. Trước mắt có thể ngưng ký kết các
họp đồng xuất khẩu gạo giao trước và có quyết định thông báo để các thành viên
hiệp hội quán triệt và thống nhất hành động.
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 19



Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

Nhà nước cần chỉ đạo doanh nghiệp ngoài chủ động thương thảo và ký
hợp đồng xuất khẩu gạo; phải tổ chức thu mua hết lúa hàng hóa với giá đảm bảo
có lợi cho người dân. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ hợp đồng xuất khẩu gạo. Nếu
doanh nghiệp xuất khẩu gạo với giá thấp so với trong nước thì dứt khoát không
cho xuất khẩu, trái với qui định thì có biện pháp phạt nặng.
III.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN GẠO XUẤT KHẨU:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo
định hướng hình thành nền công nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với yêu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cơ
cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn, đưa nhanh tiến
bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình
độ công nghệ và thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích… góp phần tăng đáng kể thị
phần của các loại lúa gạo trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng gạo trong
khu vực sản xuất, tạo nguồn cung lớn trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt
Nam.
Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất lúa hàng hóa, điều chỉnh quy hoạch sản
xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi
với nâng cao chất lượng. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa;
tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để đưa sản xuất lúa hàng hóa
có hiệu quả cao hơn, nâng cao giá trị và đạt xuất khẩu cao. Có chính sách bảo
đảm lợi ích của người sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất lúa gạo,
nhất là công nghệ sinh học và hoá chất, phân bón. Chú trọng tạo và sử dụng
giống lúa có năng suất cao và cho chất lượng tốt. Xây dựng một số khu công

nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao để khai thác và chế biến lúa gạo trước khi
xuất ra nước ngoài. Tăng cường đội ngủ, nâng cao năng lực và phát huy tác

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 20


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

dụng của cán bộ khuyến nông, tổ chức hội thảo, khuyến nông, cử cán bộ ra nước
ngoài học tập.
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ cấu hệ thống thủy lợi đảm bảo cung
nước vào mùa khô và tháo nước khi ngập úng; giữ ngọt, hạ độ phèn, kiểm soát
lũ đảm bảo tưới tiêu an toàn. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư đối với
vùng thường bị lũ lụt hạn hán thiên tai. Nâng cao chất lượng dự báo thời tiết và
khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại và mất mùa.
Các nhà lãnh đạo chủ trương xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị
trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Indonexia và Philippines, đồng thời tiếp
cận với những thị trường mới, trong đó có Iraq, Iran, Hàn Quốc và một số nước
châu Phi.
III.3. CẢI THIỆN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT:

III.3.1. Thời vụ:
Khác với Thái Lan trồng lúa quảng canh, trồng lúa ở nước ta là thâm canh
tăng vụ, vòng quay của đất cực nhanh và tạo ra sản lượng lớn, thu hoạch hầu
như quanh năm để sản xuất nhằm nâng cao sản lượng lúa gạo phục vụ cho việc
tạo ra hàng hóa lương thực hiệu quả.


III.3.2. Giống:
* Cần hoạch định thứ tự ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu:
Tính chống chịu mặn
Tính chống chịu lạnh
Tính chống chịu ngập úng, đất có axít, thiếu lân, đất sét, nhôm, kẽm…
* ĐBSCL: hiện có 63 giống lúa đang sử dụng trong sản xuất, phổ biến nhất là:
OM 1490, OMCS 2000, VN-D95-20, OM 576, Jasmine 85,…
Trong hè thu những vùng đất khó khăn do khô hạn kết hợp xâm nhập
mặn, nên khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa OM 1490, OM 576.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 21


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

Nơi thuận lợi hơn về nước tưới nên sử dụng các giống lúa cực sớm như:
OMCS 2000, OM 3536, và nên hạn chế sử dụng IR 64 là giống dể ngã trong
mưa gió mặc dù vậy nhưng đây là giống lúa cho gạo xuất khẩu đang được ưu
chuộng.
Vùng đất phèn thì dùng OM 4498, AS 996 trong nhiều nguyên nhân góp
phần làm nên thành công của vụ đông xuân 2005-2006 ở nước ta, việc mở rộng
diện tích gieo trồng lúa giống, đánh giá một cách chính xác thời điểm gieo trồng
cũng như sử dụng đúng giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến thành công.
Các tỉnh có diện tích sử dụng giống tiêu chuẩn là: Vĩnh Long 57.500 ha
(chiếm 81,22 % diện tích gieo trồng), Cần Thơ 70.000 ha (75 % diện tích gieo

trồng), Hậu Giang 60.000 ha ( 71,12 % ) An Giang 101.000 ha ( 45,23 %), Long
An 87.000 ha.

III.3.3. Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất:
Nước ta, nông nghiệp còn lạc hậu, đa số những phương pháp áp dụng cho
sản xuất nông nghiệp chỉ bằng thủ công. Trong thời gian gần đây có một số máy
móc được chế tạo phục vụ cho việc sản xuất như: máy xạ lúa theo hàng, máy gặt
lúa, máy tuốt lúa, xới, phay…Nhà nước nên cần quan tâm hơn về thiết bị máy
móc, đầu tư nghiên cứu cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông
nghiệp đang dần dần đổi mới theo xu thế hội nhập và cơ giới hóa nông nghiệp.
Nông dân thường sản xuất 2 đến 3 vụ lúa/năm, sản lượng trung bình 17
triệu tấn/năm, hao phí sau thu hoạch rất lớn từ 10-25% trong đó khâu phơi
chiếm 10%.
Trong mùa mưa ẩm độ hạt lúa ngoài đồng lúc thu hoạch khoảng 28 o nếu
không phơi sấy kịp thời thì hạt sẻ nẩy mầm. Với thời tiết thất thường khi phơi
lúa sẻ gặp nhiều khó khăn như: không phơi được trong ngày mưa dầm, phụ
thuộc nhiều vào sân bải, chi phí lao động cao, hạt dể bị lẫn tạp chất, hạt phơi
không điều,… chất lượng hạt sẽ bị giảm đáng kể.
SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 22


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

Khi áp dụng biện pháp sấy lúa đúng kỷ thuật sẽ làm giảm ẩm độ hạt đến
mức an toàn cho tồn trữ và xay xát, giữ được phẫm chất hạt về màu sắc, mùi vị,
giá trị dinh dưỡng,…Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu trong khâu sấy lúa

cần chú ý mấy vấn đề sau:
* Nếu lúa dể lên mộng, mốc, ẩm, vàng,… thì dù có sấy thì chất lượng lúa
vẫn không cao do đó cần đi sấy lúa đúng lúc và kịp thời.
* Lúa đem đi sấy không được lẫn nhiều tạp chất như: rơm vụ, dây buộc
bao, bùn đất,…
* Chọn máy sấy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
* Chọn chủ lò có uy tín, giá sấy chấp nhận được.

Hiện nay ở ĐBSCL có một số loại máy sấy như: máy sấy SRR, máy sấy
đổ đống, máy sấy chạy lũ, máy sấy vĩ ngang. Tùy theo mục đích sử dụng mà
chọn loại máy sấy cho phù hợp.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 23


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:
Nhìn chung trình độ xuất khẩu của nước ta trong khoảng thời gian gần
đây có nhiều biến động gay gắt. Lượng gạo xuất khẩu có lúc tăng cao và đôi khi
cũng giảm xuống nghiêm trọng. Đặc biệt là trong những tháng đầu năm thì
lượng gạo xuất khẩu tăng rất nhanh thậm chí chiếm được và đứng vững ở vị trí
thứ 2 trên thương trường xuất khẩu gạo thế giới chỉ đứng sau đại gia Thái ( xuất
khoảng 7 triệu tấn năm 2005).

Vào những tháng đầu năm 2006 thì lượng và giá gạo xuất khẩu tăng cao
và đang giữ ở mức ổn định so với cùng kỳ năm 2005, thị trường càng được mở
rộng hơn với những khách hàng và hợp đồng lớn. Điều này đã khiến các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo trong và ngoài nước càng hăng say hơn, không còn bị thua
lổ vì bán “hớ” như năm vừa rồi, bên cạnh đó thì cũng phải bàn tới những chính
sách những chủ trương vững vàng của bộ Thương Mại cũng như Chính Phủ đã
mở đường cho ngành.
Lượng gạo xuất khẩu sẽ không còn sợ thiếu hay bị “đầu cơ tích lũy” trong
dân như năm trước, điều đó đã được khẳng định qua kết quả kiểm tra tại các
tỉnh, các vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu. Trong các doanh nghiệp và kho chứa dự
trữ, nhà máy thì được biết gạo vẫn còn một lượng lớn không đến nỗi phải thiếu
gạo xuất khẩu.
II. KIẾN NGHỊ:
Trước tình hình hiện nay thì bộ Thương Mại, Chính Phủ cần phải phối
họp chặt chẻ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để kiểm tra tính toán, cân đối,
xác định lại nguồn gạo hàng hóa xuất khẩu trong những tháng sắp tới. Hiệp hội

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 24


Chuyên đề năm 3

GVHD:Nguyễn Thị Lương

lương thực phải chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp giao dịch, ký kết các họp
đồng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp cần kịp thời phối họp với các cơ quan chức năng để
nắm rỏ thông tin và có sự thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường.

Các hội viện trong hiệp hội khi ký họp đồng giao dịch phải trực tiếp khai báo
cho hiệp hội biết về thời điểm giao hàng, sản lượng bao nhiêu để hiệp hội chủ
động trong phân phối, điều tiết cũng như thống nhất giá bán ra thị trường khu
vực, nhằm tránh tình trạng mạnh ai nấy ký; mỗi doanh nghiệp ký một giá, hoặc
tập trung mua và giao hàng dồn dập tại 1 thời điểm tạo nên sự biến động lớn.
Một điều nữa là ngoài việc nắm bắt thông tin từ một số nguồn như trên thì
hiệp hội phải dành nhiều kinh phí hơn nữa để thu mua thông tin độc quyền của
một số cty uy tín nước ngoài nhằm nắm rỏ hơn thông tin.
Hiện nay thì hiện tượng “gặm lúa” chờ giá lên của người nông dân ở
ĐBSCL khá phổ biến nên các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu gạo phải hết sức
chú ý để để xây dựng kế hoạch tính toán chiến lược kinh doanh, ký kết họp đồng
xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Về phía chính phủ cần phải điều chỉnh nội dung liên quan tới quản lý xuất
khẩu gạo như: 46/2001/TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu gạo để khuyến
khích hơn nữa tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị
trường và nâng cao vai trò của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam trong việc điều
hành xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó thì chính phủ cần phải cho doanh nghiệp đã ký
họp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp vào thị trường Châu Phi được vai vốn với lãi
suất ưu đãi từ ủy hổ trợ và phát triển.

SVTH: Nguyễn Hiền Nhân

Trang 25


×