Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông học của một số dòng lai lan huệ sau in vitro tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA MỘT SỐ
DÒNG LAI LAN HUỆ SAU IN
VITRO
TẠI GIA LÂM - HÀ
NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA MỘT SỐ
DÒNG LAI LAN HUỆ SAU IN
VITRO
TẠI GIA LÂM - HÀ
NỘI

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Hạnh Hoa


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ
nông nghiệp này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong bất kỳ tài liệu nào
trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn thạc sỹ
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Phượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ nông nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa - Bộ
môn Thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn
tận tình, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo cùng toàn thể các
cán bộ nhân viên trong Bộ môn Thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo trong
Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Vũ Thị Phượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục Lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Danh mục chữ viết tắt

viii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1

1.1


Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

1.3

Ý nghĩa của đề tài

2

1.3.1


Ý nghĩa khoa học

2

1.3.2

Ý nghĩa thực tiễn

2

PHẦN 2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

3

2.1

Giới thiệu chung về chi Hippeastrum

3

2.1.1

Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố

3

2.1.2

Đặc điểm thực vật học của chi Hippeastrum


4

2.1.3
5

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các loài thuộc chi Hippeastrum

2.1.4

Đặc điểm thực vật học của loài Hippeastrum equestre Herb. (Lan huệ,
Loa kèn đỏ)

2.1
.5
2.2
2.2
.1
2.2
.2
2.3
2.3
.1
2.3
.2

Yêu
cầu
KHe
ỹrb.
K 8


C 8
h
S 1
â 0
S 1
â 0
B 1
ệ 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

6

Page 3


2.4
2.5
2.5
.1
2.5
.2
2.6
2.6
.1
2.6
.2
2.7
2.7.1


C11
ơ
N12
u
P 12
h
Ư13
u
T14
ì
N14
h
S 14

M15


Một số nghiên cứu về giá thể đối với cây trồng nói chung và hoa cây
cảnh nói riêng

2.7.2

15

Phân bón gốc đối với cây trồng nói chung và các cây thuộc họ Hành
(Liliaceae) nói riêng

2.7.3


17

Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế giới và Việt Nam
18

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1

Đối tượng, vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu

22

3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

22

3.1.2

Vật liệu nghiên cứu

22

3.1.3

Địa điểm nghiên cứu


25

3.1.4

Thời gian nghiên cứu

25

3.2

Nội dung nghiên cứu

25

3.3

Phương pháp nghiên cứu

28

3.3.1

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu

28

3.3.2

Phương pháp xử lý số liệu


29

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

31

4.1

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ DÒNG LAI LAN
HUỆ SAU IN VITRO

4.1.1

31

Sự tăng trưởng kích thước lá và sự ra lá của một số dòng Lan huệ
sau in vitro

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

31
Page 4


4.1.2

Sự tăng trưởng đường kính thân hành của một số dòng lai Lan huệ
sau in vitro


4.2

35

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA DÒNG H19

4.2.1

37

Ảnh hưởng của giá thể tới sự tăng trưởng kích thước lá và sự ra lá
của dòng H19

4.3

37

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN GỐC ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA DÒNG H2

4.3.1

42

Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự ra lá và tăng trưởng kích thước
lá của dòng H2

4.3.2


43

Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng đường kính thân
hành của dòng H2

4.4

47

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
DÒNG T1

4.4.1
4.5

48

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự tăng trưởng kích thước lá và sự
ra lá mới của dòng T1

48

TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY LAN HUỆ

53

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54


5.1

KẾT LUẬN

54

5.2

KIẾN NGHỊ

54

TÀ 55
I
PH 58

K 63
ẾT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Sự ra lá của một số dòng lai Lan huệ sau in vitro

31


Bảng 4.2 Sự tăng trưởng chiều dài lá của một số dòng lai Lan huệ sau in vitro 33
Bảng 4.3 Sự tăng trưởng chiều rộng lá của một số dòng lai Lan huệ sau in
vitro

34

Bảng 4.4 Sự tăng trưởng đường kính thân hành (củ) của một số dòng lai Lan
huệ sau in vitro

36

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của giá thể tới sự ra lá của dòng H19

38

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của giá thể tới sự tăng trưởng chiều dài lá dòng H19

39

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của giá thể tới sự tăng trưởng chiều rộng lá dòng H19

41

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự ra lá của dòng H2

43

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng chiều dài lá của
dòng H2


44

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng chiều rộng lá của
dòng H2

45

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng đường kính thân
hành của dòng H2

47

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phân bón lá tới sự ra lá dòng T1

49

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của phân bón lá tới sự tăng trưởng chiều dài lá của dòng
T1

50

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phân bón lá tới sự tăng trưởng chiều rộng lá của
dòng T1
Bảng 4.15 Tình hình nhiễm sâu, bệnh hại trong thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

51
53


Page 6


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Sự ra lá của một số dòng lai Lan huệ sau in vitro

32

Hình 4.2 Sự tăng trưởng chiều dài lá của một số dòng lai Lan huệ sau in vitro 33
Hình 4.3 Sự tăng trưởng chiều rộng lá của một số dòng lai Lan huệ sau in
vitro

35

Hình 4.4 Sự tăng trưởng đường kính thân hành (củ) của một số dòng lai Lan
huệ sau in vitro

36

Hình 4.5 Ảnh hưởng của giá thể tới sự ra lá của dòng H19

39

Hình 4.6 Ảnh hưởng của giá thể tới sự tăng trưởng chiều dài lá dòng H19

40

Hình 4.7 Ảnh hưởng của giá thể tới sự tăng trưởng chiều rộng lá của dòng H19
41

Hình 4.8 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự ra lá của dòng H2

44

Hình 4.9 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng chiều dài lá của
dòng H2

45

Hình 4.10 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng chiều rộng lá của
dòng H2

46

Hình 4.11 Ảnh hưởng của phân bón gốc tới sự tăng trưởng đường kính thân
hành của dòng H2

47

Hình 4.12 Ảnh hưởng của phân bón lá tới sự ra lá của dòng T1

49

Hình 4.13 Ảnh hưởng của phân bón lá tới sự tăng trưởng chiều dài lá của
dòng T1

50

Hình 4.14 Ảnh hưởng của phân bón lá tới sự tăng trưởng chiều rộng lá của
dòng T1


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

51

Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Công thức

ĐC
PBG

Đối chứng
Phân bón gốc

TB

Trung bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong văn hóa thưởng ngoạn xưa có câu “Nhất Chữ - Nhì Tranh - Tam
Sành - Tứ Cảnh”. Trong đó, Tứ Cảnh có đá cảnh, hoa cảnh, tiểu cảnh và phong
cảnh. Hoa cây cảnh luôn phát triển cùng với sự tiến triển của nền kinh tế đô thị,
siêu đô thị của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoa cây cảnh là một loại vật
phẩm vô giá thiên nhiên đã ban tặng cho con người, nó không những có giá trị
văn hóa tinh thần mà còn có giá trị kinh tế cao.
Trong sự đa dạng của các loài hoa thì Lan huệ thuộc chi Hippeastrum,
đang có tiềm năng phát triển do có hoa to, màu sắc hấp dẫn, mới lạ, có khả năng
thích ứng cao, và đặc biệt có thể sử dụng dưới nhiều hình thức như làm hoa cắt
cành, trồng chậu hoặc trồng thảm.
Lan huệ được nhập vào Việt Nam và trồng làm cảnh, chúng có khả năng
thích nghi cao với điều kiện sinh thái của các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, ở
Việt Nam thì bộ giống hoa thuộc chi Hippeastrum còn khá nghèo nàn về màu sắc
(chủ yếu là màu đỏ), thời gian ra hoa của chúng lại muộn hơn (khoảng từ giữa
tháng 3 đến cuối tháng 5). Như vậy, để phát triển Lan huệ ở Việt Nam cần tiến
hành nghiên cứu tăng độ đa dạng về màu sắc hoa và chọn tạo giống có thời gian
ra hoa phù hợp với dịp có nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.
Để nhân giống vô tính cây Lan huệ có thể sử dụng các phương pháp: Tách
chồi hoặc củ nhỏ từ cụm cây mẹ; kỹ thuật cắt lát hoặc sử dụng phương pháp nhân
giống in vitro.
So với phương pháp nhân giống in vitro, các phương pháp nhân giống
khác tuy đơn giản nhưng ít hiệu quả do thời gian nhân giống dài, hệ số nhân
giống thấp. Trong khi đó, phương pháp nhân giống in vitro có rất nhiều ưu điểm
tạo được cây con sạch bệnh, thời gian nhân giống ngắn, hệ số nhân giống cao,
cây đồng nhất, đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng giống.
Ở nước ta, Nguyễn Thị Phương Thảo và cs. (2009, 2010) đã bước đầu xác
định được một số kết quả nhất định để xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro hoa
Loa kèn đỏ nhung và cây Lan huệ mạng. Năm 2014, Nguyễn Hạnh Hoa và cs.

đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro sáu dòng hoa Lan
huệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


đó là các dòng: H1, H3, H5, H37, H85, H12, kết quả đã xác định được môi
trường khởi động thích hợp nhất với vật liệu vào mẫu và giá thể thích hợp để ra
cây.
Nhằm góp phần phân loại đánh giá được các dòng lai Lan huệ sau in vitro
để phục vụ cho công tác chọn tạo giống chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm nông học của một số dòng lai Lan huệ sau in vitro
tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục đích
- Xác định được công thức có ảnh hưởng tốt nhất tới sinh trưởng của các
dòng Lan huệ nghiên cứu trong mỗi thí nghiệm.
- Đánh giá ưu nhược điểm của từng dòng Lan huệ nghiên cứu trong thời
gian thí nghiệm.
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm được yêu cầu sinh thái, kỹ thuật chăm sóc, các loại sâu bệnh hại
cây Lan huệ và biện pháp phòng trừ.
- Theo dõi sự sinh trưởng của cây Lan huệ.
- Theo dõi ảnh hưởng của từng loại giá thể, phân bón lá, phân bón gốc đến
sự sinh trưởng của cây Lan huệ.
- Qua thí nghiệm tìm ra được loại giá thể, phân bón lá, phân bón gốc thích
hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây Lan huệ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài


1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về các đặc
điểm sinh trưởng của cây lai Lan huệ sau in vitro được trồng tại Gia Lâm – Hà
Nội cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác cần thiết để nâng cao năng suất và
chất lượng hoa.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về cây hoa Lan huệ.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung các biện pháp kỹ thuật
vào quy trình chăm sóc cây hoa Lan huệ tại Gia Lâm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI HIPPEASTRUM

2.1.1 Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
Chi Hippeastrum thuộc họ Hành (Liliaceae), bộ Hành (Liliales), phân lớp
Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida) (Nguyễn Tiến Bân, 1997).

Chi này có khoảng 90 loài và hơn 600 dạng lai. Tuy nhiên, tính đến tháng 11 năm
2013, WCSP (World Checklist of Selected Plant Families) đã chấp nhận
Hippeastrum có
91 loài (WCSP World Checklist of Selected Plant Families, 2011).
Hoa Lan huệ được tìm thấy đầu tiên vào năm 1828, bởi Eduard
Frederick Poepping trong quá trình tìm kiếm ở Chile. Chi Hippeastrum có
rất nhiều dạng lai tạo, với màu sắc phong phú, cánh hoa lớn hơn, dày hơn và
đẹp (Pacific Bulb Soci, 2013).
Trong tiếng Hy Lạp, “Hippeastrum” có nghĩa là “ngôi sao kỵ sĩ” (William
Herbert, 1837). Ngày nay, nó cũng được biết đến với cái tên “ngôi sao của chàng
hiệp sĩ” và đã được đặt tên từ năm 1837 bởi mục sư William Herbert. Không ai
biết lý do chắc chắn tại sao vị mục sư lại lựa chọn tên này mặc dù người ta cho
rằng cụm hoa khi chưa nở được bao bọc bởi 2 lá mo trông rất giống mắt ngựa và
khi bông hoa nở trông rất giống ngôi sao (Uphof and J.C.T., 1938; Mathew and
Brian, 1999; Carter and Kathie, 2010).
Sự mua bán các cây hoa thuộc chi Hippeastrum diễn ra lần đầu khi những
người trồng hoa ở Hà Lan nhập khẩu một vài loài từ Mexico và Nam Mỹ. Quá
trình nhân giống và lai tạo được diễn ra trong suốt thế kỷ 18, sau đó loài hoa này
được chú ý đến ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 19. Năm 1946, hai người trồng hoa ở
Hà Lan mang cây hoa này đến Nam Phi và bắt đầu trồng trọt tại đây (Carter and
Kathie, 2010).
Mặc dù, hầu hết các cây hoa trong chi Hippeastrum đều xuất phát từ Hà
Lan và Nam Phi nhưng ngày nay chúng lại rất phát triển ở Anh, Nhật, Israel, Ấn
Độ, Brazil và Australia (Mathew and Brian, 1999).
Hiện nay, hoa Lan huệ được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung
Quốc, người ta gọi là Hoa Lan huệ, ở Châu Âu gọi là hoa tình yêu - (tiếng Anh là
Valentine Flower) vì hoa nở đúng vào dịp Lễ hội tình yêu 14/2 (Quách Thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



Phương, 2009). Tại Mỹ, Lan huệ gần như nở thường xuyên trong các ngày lễ tết
và rất được ưa chuộng.
Hippeastrum equestre được trồng khắp Châu Mỹ nhiệt đới, từ Mehico và
phía nam Tây Ấn đến Brazil và Chile. Hoa nở xòe có màu đỏ cam tươi sáng
với một ngôi sao màu trắng hơi vàng nơi gốc phía trong bao hoa. Một cành hoa
cao khoảng 15 – 20 inch ( 38,1 – 50,8 cm), thường có hai đến bốn bông hoa.
Mỗi cây hoa thường có 6 đến 8 lá, lá dẹt dài khoảng 18 inch (45,72 cm), màu
lục. Những cây thuộc giống Loa kèn Hippeastrum equestre là loài dễ trồng nhất,
tươi tốt nhất và màu sắc rực rỡ nhất (Garden and Forest, 1897).
Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều loài trong chi Hippeastrum nhưng sự
phân bố của chúng là khá đa dạng, có thể bắt gặp các loài hoa trong chi này khắp
nơi trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở miền Nam thấy
xuất hiện các loài hoa thuộc chi này nhiều hơn miền Bắc, việc trồng trọt, nhân
giống, mua bán các loại cây này cũng diễn ra khá phổ biến trong khi đó ở miền
Bắc còn chưa nhiều. Cây Lan huệ (Hippeastrum Herb.) ở Việt Nam còn gọi là
Loa kèn đỏ, Lan huệ, Mạc chu lan hay Tứ diện thuộc chi Hippeastrum. Ở miền
Nam, xuất hiện một số loài khá đẹp như: Hippestrum esquestre var. alba: hoa
trắng; Hippestrum esquestre var. fulgidum: hoa màu vàng cam tươi, có viền màu
trắng; Hippestrum esquestre var. major: hoa màu vàng cam tươi, gốc cánh có
màu xanh (Võ Minh Châu, 2013).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của chi Hippeastrum
Hippeastrum là một trong những chi có tiềm năng phát triển của họ
Lilliaceae. Chi này rất đa dạng, phong phú về hình thái, màu sắc hoa, rất thích hợp
để sử dụng làm hoa cắt cành, trồng chậu hoặc trồng thảm (Nguyễn Hạnh Hoa &
cs., 2009).
Dạng thân hành, hình cầu, có áo mỏng bao ngoài. Lá tập trung ở gốc gần
như thành 2 dãy; phiến lá hình dải, hình kiếm, hình mũi mác, hơi khum thành
lòng máng, dài, cứng, có nhiều gân song song. Cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều

hoa. Trục hoa (cành mang hoa) hình trụ, thẳng đứng, rỗng. Lá bắc tổng bao dạng
mo, gồm 2 cái, mỏng, tồn tại. Hoa to, đều, lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ, có cuống.
Bao hoa hình phễu, nằm ngang hoặc rũ xuống, 6 mảnh, dạng tràng, phần dưới
dính nhau thành ống, ngắn, họng có 1 vòng vảy ngắn hoặc một vòng tràng phụ
cụp vào trong, phần trên 6 thuỳ, xếp 2 vòng, các thuỳ bằng nhau hoặc các thuỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


vòng trong hẹp hơn. Nhị 6; chỉ nhị tách rời nhau, đính ở họng ống bao hoa; bao
phấn 2 ô, đính lưng, hướng trong, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, 3 ô, đính noãn trung
trụ, mỗi ô nhiều noãn; vòi nhụy dài, mảnh; đầu nhụy dạng đầu hoặc 3 thuỳ. Quả
nang hình cầu hoặc hình thuôn, mở ở khe lưng ô thành 3 mảnh. Hạt nhiều, dẹp,
màu đen nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các loài thuộc chi Hippeastrum
Ở nước ta, nhiều loài trong chi Hippeastrum thường ra hoa vào khoảng
giữa tháng 2 cho đến hết tháng 5, nở tập trung nhất vào cuối tháng 3 đầu tháng 4
(Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Lan huệ có khả năng duy trì bộ lá xanh quanh năm nên vẫn giữ được
màu xanh trong suốt mùa đông. Vào những tháng có nhiệt độ xuống thấp, cây
vẫn có thể được trồng ngoài trời nhưng nên phủ rơm rạ hoặc lá khô quanh gốc
để hạn chế tác hại.
Nhìn chung, các củ Lan huệ từ lần ra hoa thứ 2 thì đều có khả năng ra hơn
một ngồng hoa, tuy nhiên còn phụ thuộc vào giống. Một số củ nhỏ có thể cho 2
ngồng hoa trong khi nhiều củ khá to chỉ cho một ngồng. Nhiều trường hợp củ
Lan huệ khi được trồng trong điều kiện tối ưu và được chăm sóc tốt đã cho tới 3
ngồng trong một vụ hoa. Một củ hoa phải ra ít nhất 4 lá to và khỏe vào năm trước
thì mới có khả năng cho hoa vào mùa hoa năm sau. Một số củ xuất hiện 2 ngồng
hoa cùng một lúc nhưng thường thì chúng ra hoa lệch nhau. Ngồng thứ 2 có thể

ra muộn hơn ngồng thứ nhất vài ngày cho đến vài tuần, cá biệt có thể đến vài
tháng. Ngồng sau thường có ít hoa hơn so với ngồng trước, thường là 2 đến 3
hoa/ngồng trong khi ngồng thứ nhất có 4 hoa.
Các cây trong chi Hippeastrum có một đặc điểm là ra lá trước khi cây ra
hoa. Nhiều khi bộ lá tàn lụi hẳn cây mới bắt đầu nhú ngồng hoa. Các củ hoa từ Hà
Lan thường thì ra hoa trước, đến khi hoa tàn thì mới bắt đầu ra lá. Còn các củ hoa
từ Nam Phi thì lại ra lá cùng lúc với sự xuất hiện ngồng.
Hầu hết các cây có thân hành và giò ngầm đều có thời kỳ ngủ nghỉ dưới
đất sau khi ra hoa và đây cũng là thời kỳ cần ít sự quan tâm chăm sóc nhất trong
năm. Các loài thuộc chi Hippeastrum cũng như hầu hết các cây họ Hành khác
đều yêu cầu đất thoáng khí, thoát nước tốt. Điều này vô cùng quan trọng vì thân
hành dễ bị thối vào thời kì ngủ nghỉ nếu đất quá ẩm và độ thoáng khí kém.
Nhiều giống thuộc chi Hippeastrum có khả năng sinh trưởng phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


tốt hơn khi được trồng trong điều kiện che bóng nhẹ. Vì vậy, có thể trồng cây
dưới tán cây lớn hoặc đưa chậu trồng cây vào ban công, hiên nhà, cây vẫn phát
triển tốt.
2.1.4 Đặc điểm thực vật học của loài Hippeastrum equestre Herb. (Lan huệ,
Loa kèn đỏ)
Loài Hippeastrum equestre Herb. có nguồn gốc Nam Mỹ, mang đầy đủ
các đặc điểm đặc trưng của chi Hippeastrum. Cây có thân hành, gần như hình
cầu, có áo mỏng bao ngoài. Lá tập trung ở gốc gần như thành 2 dải. Cụm hoa
tán, 2 - 4 hoa, trên 1 ngồng hoa chung, hình trụ, rỗng, dài 30 – 50 cm, đường
kính 1,5 – 2 cm, thẳng đứng mặt ngoài phủ phấn trắng. Lá bắc tổng bao dạng
mo gồm 2 cái, kích thước 6 – 7 x 3 – 4 cm, màu trắng xanh, mỏng, tồn tại. Hoa
khi nở đường kính lên tới 15 cm, đều, lưỡng tính, màu đỏ hoặc đỏ cam, gốc

màu xanh vàng hoặc vàng trắng, cuống dài 4 – 5 cm. Nhị 6, chỉ nhị rời nhau,
hình trụ, dài 6 – 7 cm, đầu hơi cong, đính ở họng cuống bao hoa, nghiêng về
một phía, bao phấn hình trụ dài 2 - 2,5 cm màu trắng ngà, 2 ô, đính lưng, mở
bằng khe dọc. Bầu hạ, vòi nhụy màu đỏ, dài tới 10 cm, đầu nhụy 3 thùy, màu
trắng. Quả nang, hình cầu hoặc hình thuôn.
Ra hoa vào mùa xuân hè thường được trồng làm cảnh, hoa rất đẹp.
Phân bố : Trồng tại một số địa phương, còn có ở một số nước Đông Nam
Á, Nam Mỹ.
Các chủng lai tạo có hoa màu sắc khác nhau như :
-

H. equestre var. alba : Hoa màu trắng

-

H. equestre var. splendes : Hoa màu đỏ, cuống dài.

- H. equestre var. fulgidum : Hoa màu vàng cam tươi, mép cánh có viền
trắng.
-

H. equestre var. major : Hoa lớn, màu vàng cam tươi, gốc cánh hoa
màu xanh.

2.1.5 Yêu cầu sinh thái của loài hoa Lan huệ Hippeastrum equestre Herb.
Lan huệ là cây trồng khá dễ tính, nó có thể chịu mọi chế độ khắc nghiệt
về dinh dưỡng, ánh sáng. Nó có thể sống được ở nơi ít nắng hoặc nhiều nắng, đất
tốt hoặc đất cằn, nơi khô hạn hay nơi đủ ẩm, trong điều kiện nào nó cũng có thể
ra hoa. Chính vì vậy mà nhiều khi người ta trồng củ ở đâu đó rồi quên đi, đến khi
hoa nở thì mới nhớ đến. Tuy nhiên, trong những điều kiện như vây, cây sẽ cho ít

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


hoa/cụm, hoa thường có kích thước nhỏ và độ bền hoa cũng giảm. Nhưng khi
trồng hoa với mục đích thương mại và với những người thực sự yêu thích loài
hoa này thì những yêu cầu về ngoại cảnh thích hợp cho sinh trưởng phát triển của
cây bắt đầu được quan tâm và tìm hiểu.
2.1.5.1 Nhiệt độ
Lan huệ có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao do có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới Nam Mỹ nơi mà mùa hè thường xuyên có nhiệt độ cao. Tuy nhiên,
o

nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây là 20 – 22 C. Nhiệt độ có ảnh
hưởng lớn đến sự phân hóa mầm hoa. Để Lan huệ ra hoa cần có thời gian cho củ
Lan huệ ngủ nghỉ trong điều kiện ánh sáng trung bình và có nhiệt độ khoảng 7 –
o

13 C.
Vào mùa đông, ở các nước xứ lạnh người ta thường đem chậu cây vào
trong nhà để lấy ánh sáng, nhiệt độ thoải mái đối với người là vừa đủ cho cây.
Nếu trồng ngoài trời thì nên lấy rơm rạ, lá khô phủ quanh gốc để tránh rét cho
cây (Tô Thị Mai Dung, 2008).
2.1.5.2 Đất và dinh dưỡng
Các loại đất thích hợp cho trồng hoa Lan huệ là các loại đất có thành phần
cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt, không nên
trồng trên đất cát hoặc đất thịt nặng.
Cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên cho cây như bón
phân hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài ra, cần cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây,

nhất là giai đoạn cây ra hoa, giúp cho hoa có màu sắc tươi đẹp và độ bền lâu hơn
(Quách Thị Phương, 2009).
Đất cát là loại giá thể lý tưởng cho cây họ Hành nó chung và chi
Hippeastrum nói riêng do nó có khả năng thoát nước nhanh. Giá thể này ấm lên
khá nhanh khi đến mùa xuân và khô vào mùa hè. Trên đất cát nhiều mùn thì
không cần phải bón phân cho cây trong năm đầu tiên (Tô Thị Mai Dung, 2008).
Sự ra hoa của cây sẽ làm giảm kích thước củ, do đó muốn năm sau cây
tiếp tục ra hoa, cho hoa to và nhiều thì sau mùa hoa phải cung cấp dinh dưỡng
cho cây càng sớm càng tốt.
2.1.5.3 Ánh sáng
Lan huệ thích hợp trồng cả ở những nơi bóng râm hay nơi nhiều nắng.
Tuy nhiên, nên trồng ở những nơi có nắng nhẹ vào buổi sáng và đảm bảo thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


gian chiếu sáng khoảng 6 giờ/ ngày. Khi thấy cây xuất hiện ngồng hoa nên đưa
cây ra ngoài ánh sáng trực xạ sẽ giúp cây cứng cáp, ngồng hoa mập mạp, khỏe
mạnh và đứng thẳng. Trồng ở ngoài nắng hoa sẽ mọc nhanh hơn và trổ hoa sớm
hơn trong bóng râm. Nếu trồng Lan huệ ở nơi thiếu ánh sáng và ánh sáng bị
lệch, ngồng hoa sẽ bị cong, không đẹp (Tô Thị Mai Dung, 2008).
2.1.5.4 Nước
Lan huệ cũng như các cây họ Hành khác rất kị úng. Nếu tưới nhiều
nước hoặc khi trồng gặp trời mưa nhiều, củ hoa có thể bị thối. Tuy nhiên, việc
cung cấp nước thường xuyên giúp cho cây khỏe mạnh và không bị héo, nhất là
thời kỳ cây ra hoa. Đây là thời kỳ cây cần cung cấp nước nhiều nhất, thiếu nước
trong giai đoạn này ngồng hoa phát triển chậm, còi cọc, cánh hoa mỏng. Vào mùa
đông cây cần tưới ít hơn. Ở thời kỳ mới trồng củ xuống đất, rễ chưa bén cần cung
cấp ít nước.

Tưới cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất, tránh tưới
vào lúc trời nắng to. Mùa khô cần phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ để giữ ẩm cho
cây.
Giống như những cây khác, muốn ra hoa Lan huệ cũng đòi hỏi phải có một
thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Vì thế trong điều kiện tự nhiên, vào mùa
khô cây sẽ bị thiếu nước lá héo khô, cây sẽ phân hóa mầm hoa, khi mùa mưa đến có
nước, cây sẽ ra lá và trổ hoa
( />mnu=3&s=600007&id=3649).
2.2 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LAN HUỆ HIPPEASTRUM
EQUESTRE HERB.

2.2.1 Kỹ thuật trồng
Lan huệ có thể trồng từ củ, củ giống thích hợp để trồng có đường kính củ
từ 6 - 7 cm, vùi đất sâu từ 1/2 - 2/3 củ. Trồng củ Lan huệ đúng bài bản nhất là
chôn 2/3 củ xuống đất.
Lan huệ có thể trồng từ hạt hoặc từ củ, trước khi trồng cần xem xét điều
chỉnh tính chất của đất cho phù hợp, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ được ẩm
nhưng phải thoát nước kịp thời để củ không bị thối.
2.2.2 Chăm sóc
Khi cây trồng từ củ hoặc từ hạt đã đủ lớn thì có thể đưa ra ngoài trời vào
khoảng giữa cho đến cuối tháng 5. Với những củ trưởng thành và đã cho hoa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


cũng làm như vậy vì lưu ý rằng nguyên sản của Hippeastrum là ở vùng Nam Mỹ
nên điều kiện ánh sáng trong nhà là không đủ cho chúng. Có khoảng 85 - 90%
các loài cây trong chi Hippeastrum là giống có thể trồng trong nhà có mái che,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


nếu cho rằng cây không cần điều kiện chiếu sáng trong suốt thời gian trước khi ra
hoa là hoàn toàn sai lầm. Chỉ đưa cây vào trong nhà khi nhiệt độ ngoài trời là quá
thấp để bảo vệ và để thưởng thức khi cây ra hoa. Cây hoa cần điều kiện chiếu
sáng vài giờ trong ngày, tuy nhiên nếu để cây ở ngoài nắng trong suốt cả mùa hè
thì nhiệt độ cao và ánh sáng trực xạ có thể gây cháy lá. Do đó tốt nhất là để cây
dưới dàn che có ánh nắng vào buổi sáng. Chú ý tưới nước đều đặn, có thể kết hợp
với tưới phân hòa tan hoặc rắc phân đã được nghiền nhỏ cho cây (Tô Thị Mai
Dung, 2008).
Vào tháng 9, bắt đầu giảm lượng nước tưới cho cây (trừ khi nhiệt độ còn
quá cao), điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị thối rễ đồng thời củ hoa cũng bước
vào thời kỳ nghỉ ngơi nên đòi hỏi lượng nước không nhiều. Vào thời gian có mưa
nhiều nên đưa cây vào nơi ít chịu ảnh hưởng như hiên nhà, hành lang. Người ta
thường tiến hành chuyển cây vào khoảng tháng 10 cho đển đầu tháng 11. Với cây
trồng chậu có thể chuyển sang chậu lớn hơn khi củ đã trưởng thành và đẻ nhánh.
Nên tách các củ con đã có rễ trồng ra nơi khác để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
Khi nhổ củ cần quan sát bộ rễ để phát hiện vật ký sinh, bệnh hoặc sự thối nhũn.
Một bộ rễ khỏe mạnh có nhiều rễ mập, màu trắng, ít bị xơ. Mỗi lần thay chậu,
yêu cầu thay toàn bộ lượng đất mới, không dùng lại đất cũ đã bị khô xác, nghèo
kiệt dinh dưỡng và có thể mang nguồn bệnh.
Nếu muốn cây đẻ nhánh nhanh thì có thể chuyển cây ra đất, khi đó cũng
cần ít sự chăm sóc hơn. Tuy nhiên, chú ý rằng bộ rễ của Lan huệ rất cần oxy nên
khi trồng cần làm đất kỹ, tơi xốp để tạo độ thoáng khí, tránh bị thối củ.
Vào mùa đông ở các nước xứ lạnh có băng tuyết và sương giá, người ta
thường đưa cây vào nhà để tránh tác hại cho cây. Khi nhiệt độ ngoài trời giảm
o


đến 10 C là cây bắt đầu bị hại. Khi đưa cây vào nhà nên để cây gần cửa sổ để
đón ánh sáng, nhiệt độ thoải mái với người là thích hợp cho cây. Vào mùa xuân,
nhiệt độ ấm lên và ánh sáng mặt trời sẽ làm cây phục hồi rất nhanh. Ngay khi
thấy cây có dấu hiệu sinh trưởng cần tưới nước để cây ra hoa vào mùa xuân (Tô
Thị Mai Dung, 2008).
Trong suốt thời gian từ sau trồng cho tới khi nảy lộc mới cần giữ ẩm và
bón dinh dưỡng cần thiết. Khi tưới chú ý tưới bằng nước ấm là tốt nhất, không
nên dùng nước lạnh, đặc biệt không nên tưới lên đỉnh ngọn cây, nên tưới xung
quanh gốc sẽ tốt hơn (Cao Thị Thoa, 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page
10


Yêu cầu về phân bón của cây hoa Lan huệ không cao, thông thường vào
mùa xuân chỉ bón một ít lúc ra hoa là đủ, để cho củ to thời kỳ ra hoa bón 1 - 2 lần
P, K. Sau khi trồng, khi đã thấy chồi xuất hiện, cung cấp phân bón 2 lần 1 tuần,
bón phù hợp với nhu cầu của cây về các yếu tố dinh dưỡng vi lượng và đa lượng.
Sau khi cây ra hoa, cắt bỏ những hoa tàn, làm giảm bớt sự tiêu hao dinh
dưỡng, chú ý tránh làm tổn thương bộ lá. Đối với cây trồng trong chậu hoặc tạo
cảnh trong bình thủy tinh để trong nhà, sau khi cắt những hoa tàn nên cho củ tiếp
xúc với ánh nắng mặt trời.
Trong mùa sinh trưởng cần phải tưới nước, nhưng phải xới xáo để đất
được thông thoáng tránh củ và rễ bị thối. Mỗi năm phải thay chậu một lần.
Tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và nước tưới cho cây , bón thêm phân Kali
o

khoảng 1 tuần sau khi cây ra hoa. Ở nhiệt độ 21 - 30 C nhiều ánh sáng và thoáng

gió cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh (Cao Thị Thoa, 2010).
2.3 SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

2.3.1 Sâu hại
Lan huệ thường bị một loại sâu phá hoại vô cùng nghiêm trọng, đó là
Brithys crini, là loài sâu hại chính trên cây Trinh nữ hoàng cung. Sâu thường xuất
hiện và gây hại khi cây bắt đầu ra hoa. Là loài sâu biến thái hoàn toàn, cơ thể hình
ống thon dài, mình phủ đầy lông, trên mỗi đốt của cơ thể có 2 hàng vân trắng.
Sải cánh của loài sâu bướm này là khoảng 40 mm. Ngực của nó và trước
cánh màu nâu sẫm, nhưng nhạt màu về phía đầu cánh. Các cánh sau có màu
trắng. Các đầu của chân có sọc đen và trắng. Có rất nhiều lứa mỗi năm, mặc dù
phát triển chậm lại trong mùa lạnh.
Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn
khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ
hoa. Sức ăn của sâu tuổi lớn khỏe hơn gấp nhiều lần so với sâu tuổi nhỏ.
Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10
- 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC
liều lượng 8 - 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít...
(Phạm Thị Thắm, 2013).
2.3.2 Bệnh hại
Lan huệ thường bị một loài nấm (Stagonosphora curtsii) ký sinh và gây ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


những vết màu nâu đỏ trên lá hay hoa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm
độ cao. Bệnh có khả năng lây lan từ cây này sang cây khác, sau một thời gian bị
hại, trên lá sẽ có nhiều vết nâu đỏ, khô đi sau đó lá bị rụng. Các nghiên cứu đã
o


chỉ ra rằng loại nấm này có thể bị tiêu diệt khi nhiệt độ ban ngày lên tới 46 C. Ở
o

o

nơi nguyên sản của Lan huệ, nhiệt độ có thể lên tới 40 C - 50 C trong bóng râm.
Vì vậy, xử lý củ Lan huệ ở nhiệt độ như vậy trong thời gian ngắn thì cũng không
gây tác hại nghiêm trọng đến cây.
2.4 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DINH DƯỠNG QUA LÁ

Bên cạnh quá trình hút chất dinh dưỡng bằng rễ là chính và chủ yếu, cây
vẫn có thể hút chất dinh dưỡng qua lá thông qua khí khổng và tầng cutin.
Đây là con đường hấp thu bị động chất khoáng nên không cần năng lượng.
Khả năng hấp thu chất khoáng qua lá phụ thuộc vào một số yếu tố như: nồng độ
chất khoáng, pH dung dịch, loại cây, tuổi lá…
Phạm vi biến đổi là rất lớn. Cùng là một nguyên tố nhưng tốc độ thấm qua
lá sẽ không giống nhau nếu chúng ta sử dụng ở các dạng khác nhau.
Thường nên phun vào lúc cây còn non khi màng lớp cutin chưa thật phát
triển hoặc vào lúc cây sắp đạt được cường độ cực đại của quá trình trao đổi chất.
(Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, 2000).
Hiện nay, các chế phẩm phân bón lá trên thị trường rất phong phú. Trong
đó chủ yếu là các loại phân bón lá do các cơ sở trong nước sản xuất, chỉ có một
số chế phẩm phân bón lá là nhập từ nước ngoài. Loại phân bón lá do các cơ sở
trong nước sản xuất được chia thành hai nhóm chính:
+ Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín
hoặc làm nhanh ra rễ.
+ Nhóm không chứa các chất kích thích sinh trưởng mà chỉ chứa các
nguyên tố khoáng vi lượng, đa lượng được phối trộn theo một tỷ lệ hợp lý giúp

cây sinh trưởng ổn định một cách tự nhiên.
Tác giả Trịnh Văn An (1995) cho rằng, nếu xét về khía cạnh bền vững và
lành mạnh môi trường thì sử dụng phân vi sinh, phân sinh hóa hữu cơ vào sản
xuất nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Vũ Cao Thái (1996) đã nhận định, phân bón lá là một giải pháp chiến lược
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


an toàn dinh dưỡng cây trồng. Cũng theo tác giả, vì diện tích lá của cây bằng 15 20 lần diện tích đất do tán che phủ, do đó nhận được dinh dưỡng bằng phun qua
lá nhiều hơn. Biện pháp bón phân qua lá là biện pháp có tính chiến lược của
ngành Nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng phân bón lá giúp cây sinh trưởng, phát
triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận. Bón
phân qua lá giúp cây mau chóng phục hồi đồng thời cho hiệu quả kinh tế trên đơn
vị diện tích cao hơn bón vào đất hoặc không bón.
Việc bón phân qua lá cần tiến hành thường xuyên, nhất là giai đoạn khi cây
bắt đầu ra nụ đến nở hoa. Việc bón phân qua lá giúp cây sinh trưởng ổn định, chắc
khỏe, ít sâu bệnh và cho năng suất cao hơn. Vì vậy, trước khi sử dụng phân bón lá
cần chọn đúng loại ứng với từng cây trồng khác nhau. Sử dụng đúng lúc, đúng
cách (khi phun phân cần tránh lúc trời nắng, trước hoặc sau khi mưa), nên
phun vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều hết nắng (Nguyễn Văn Uyển,
1995).
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh,
Úc, Thái Lan… đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác
dụng làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, tăng chất lượng hoa, không làm
ô nhiễm môi trường…
2.5. NUÔI CẤY IN IVTRO
2.5.1. Phương pháp nhân giống in vitro cây Lan huệ


Phương pháp này có ưu điểm là tạo được cây con trẻ hóa và sạch bệnh nên
cây có tiềm năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cao. Đồng thời, thời gian
nhân giống ngắn, hệ số nhân giống cao, cây đồng nhất do vậy đáp ứng được nhu
cầu về số lượng giống có chất lượng cao, ổn định, có thể cung ứng cho sản xuất
trên quy mô rộng.
Đã có một số nghiên cứu bước đầu về nhân in vitro cây Lan huệ, các tác
giả cho biết: Môi trường thích hợp nhất cho sự tạo chồi ở cây Lan huệ (Loa kèn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


đỏ nhung Hippeastrum equestre Herb.) là môi trường MS có bổ sung 5mg/l BA
(Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2009) và cây Lan huệ mạng là môi trường MS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


×