Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại một số doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp đồng văn II, huyện duy tiên, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 141 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

TRẦN VĂN HUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN II,
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN HUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN II,
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành

HÀ NỘI, NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá
nhân tôi.
Tác giả luận văn

Trần Văn Huy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ:
“Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại một số doanh nghiệp
thuộc khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa
Môi trường, trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân
Thành – Giảng viên hướng dẫn khoa học đã trực tiếp đóng góp những ý kiến quý
báu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quan trắc Phân tích tài nguyên Môi
trường Hà Nam, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, Chi cục bảo vệ
môi trường Hà Nam, 3 Công ty (Công ty TNHH EIDAI Việt Nam, Công ty

TNHH hệ thống dây dẫn SUMI Việt Nam, Công ty TNHH TOKAI Việt Nam)
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi hoàn
thành học tập và luận văn thạc sĩ này.

Tác giả luận văn

Trần Văn Huy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan........................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.........................................................................................vi
Danh mục bảng .................................................................................................vii
Danh mục hình ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.
Tính
cấp
thiết
của
...................................................................................1


đề

tài

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................2
2.1. Mục đích ................................................................................................2
2.2. Yêu cầu ..................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................3
1.1. Quản lý môi
................................3

trường



các

công

cụ

quản



môi

trường


1.1.1. Khái niệm KCN...................................................................................3
1.1.2. Định nghĩa quản lý môi trường ............................................................3
1.1.3. Các công cụ quản lý môi trường ..........................................................4
1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp
.............6
1.3. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường ..........................................8
1.3.1. Tình hình phát triển KCN trên thế giới và tại Việt Nam.......................8
1.3.2. Những quy định của thế giới và Việt Nam về quản lý môi
trường KCN...................................................................................... 14
1.3.3. Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN ................................... 16
1.3.4. Công tác quản lý môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam .......
22
1.4. Các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp hiện nay........................ 26
1.4.1. Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải ............................. 26
1.4.2. Mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên .............. 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.4.3. Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất ........................................ 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


1.5. Tình hình thực thi pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp ở
Việt Nam và tỉnh Hà Nam ........................................................................... 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 33
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 33
2.2.1. Khái quát chung về KCN Đồng Văn II ............................................. 33
2.2.2. Thực trạng sản xuất tại 03 công ty nghiên cứu .................................. 33
2.2.3. Hiện trạng môi trường tại 03 công ty nghiên cứu ............................. 33
2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại 03 công ty
nghiên cứu. ....................................................................................... 33
2.2.5. Đề xuất giải pháp để nâng cao công tác quản lý môi trường tại
KCN Đồng Văn II ............................................................................ 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 34
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 34
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường ....................................... 34
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ........................................................ 34
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm
excell ................................................................................................ 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 37
3.1. Khái quát về KCN Đồng Văn II .................................................................. 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên KCN Đồng Văn II ............................................... 37
3.1.2. Cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn II ....................................................... 40
3.2. Thực trạng sản xuất tại 03 công ty nghiên cứu: TNHH EIDAI Việt Nam,
công ty TNHH Hệ Thống Dây Dẫn SUMI Việt Nam, công ty TNHH
Tokai Rubber Hose Việt Nam ......................................................... 42
3.2.1. Công ty TNHH EIDAI Việt Nam ...................................................... 42
3.2.2. Công ty TNHH Hệ Thống Dây Dẫn SUMI Việt Nam........................ 45
3.2.3. Công ty TNHH Tokai Rubber Hose Việt Nam .................................. 47
3.3. Hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II .......
49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 4


3.3.1. Hiện trạng môi trường nước .............................................................. 49
3.3.2. Hiện trạng môi trường không khí....................................................... 53
3.3.3. Hiện trạng phế thải rắn ...................................................................... 58
3.4. Công tác quản lý môi trường tại 03 doanh nghiệp thuộc KCN Đồng
Văn II.......................................................................................................... 61
3.4.1. Công tác thực thi và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường tại
03 doanh nghiệp ............................................................................... 61
3.4.2. Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường tại 03
doanh nghiệp .................................................................................... 62
3.4.3. Hệ thống thu gom và xử lý phế thải rắn, nước thải, khí thải ............... 62
3.4.4. Ý kiến của người dân về môi trường tại khu công nghiệp Đồng
Văn II ............................................................................................... 70
3.4.5. Đánh giá chung ................................................................................. 72
3.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho
KCN Đồng Văn II ....................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 77
Kết luận ............................................................................................................. 77
Kiến nghị........................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ KHCN&MT

: Bộ Khoa học công nghệ và môi trường

Bộ TN&MT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BQL

: Ban quản lý

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCN

: Cụm công nghiệp

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

ĐHQGHN


: Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KKT

: Khu kinh tế

NXB

: Nhà xuất bản

QLMT

: Quản lý môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân


VSMT

: Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Các văn bản về quản lý môi trường các KCN đã ban hành .............17

Bảng 1.2.

Danh sách thẩm định ĐTM, Xác nhận hoàn thành các hạng
mục bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành của các dự án đầu
tư hạ tầng KCN ..............................................................................24

Bảng 3.1.

Đặc điểm một số yếu tố khí hậu thời tiết Huyện Duy tiên...............38


Bảng 3.2.
42

Thực trạng sản xuất của công ty qua các tháng trong năm 2015............

Bảng 3.3.
46

Thực trạng sản xuất của công ty qua các tháng trong năm 2015............

Bảng 3.4.
48

Thực trạng sản xuất của công ty qua các tháng trong năm 2015...........

Bảng 3.5.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số doanh
nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II ( Ngày 24/12/2014) .....................49

Bảng 3.6.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số doanh
nghiệp thuộc KCN Đồng Văn II ( Ngày 26/06/2015) .....................50

Bảng 3.7.

Kết quả phân tích chất lượng không khí môi trường lao động ........54

Bảng 3.8.


Kết quả phân tích mẫu khí khu vực xung quanh .............................55

Bảng 3.9.

Kết quả phân tích chất lượng khí thải .............................................56

Bảng 3.10. Hiện trạng phế thải rắn tại công ty TNHH EiDai Việt Nam ............58
Bảng 3.11. Hiện trạng phế thải rắn tại công ty TNHH SUMI Việt Nam ..........59
Bảng 3.12. Hiện trạng phế thải rắn tại công ty TNHH TOKAI Việt Nam.........60
Bảng 3.13. Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường ..........................61
Bảng 3.14. Tổ chức đội ngũ quản lý môi trường tại các doanh nghiệp..............62
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá của người dân về môi trường KCN Đồng
Văn II.............................................................................................71
Bảng 3.16. Kết quả phân tích điều kiện vi khí hậu, tiếng ồn và chất lượng
không khí ngày 01/04/2015 ............................................................73
Bảng 3.17. Kết quả phân tích chất lượng nước thải này 01/04/2015 .................74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
TT
Hình 1.1.

Tên hình

Trang


Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường Khu công nghiệp............................................................7

Hình 1.2.

Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam ..........................11

Hình 1.3.

Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo số lượng............................12

Hình 1.4.

Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo diện tích (ha) ....................13

Hình 1.5.

Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc.............................13

Hình 1.6.

Ước tính tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN của 6 vùng kinh tế .........14

Hình 1.7.

Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung .........21

Hình 3.1.


Sơ đồ khu công nghiệp Đồng Văn II ..............................................37

Hình 3.2.

Sơ đồ quy trinh sản xuất và dòng thải.............................................43

Hình 3.3.

Sơ đồ quy trình sản xuất và dòng thải.............................................46

Hình 3.4.

Sơ đồ quy trình sản xuất và dòng thải.............................................48

Hình 3.5.

Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải..........................................52

Hình 3.6.

Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước thải .......................................52

Hình 3.7.

Diễn biến nồng độ NH4+ trong nước thải ........................................53

Hình 3.8.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải sinh hoạt ..........66


Hình 3.9.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải......................................................67

Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể xử lý nước thải sinh hoạt ..........68
Hình 3.11. Quy trình xử lý bụi từ xưởng sản xuất ............................................69
Hình 3.12. Quy trình xử lý khí thải từ công đoạn phun sơn.............................69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là "Mục tiêu phát triển
đất nước Việt Nam đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại". Những thập kỷ qua ở nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước đã và
đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Nhiều địa phương chuyển
dịch tỷ trọng giữa các ngành kinh tế rất mạnh. Kết quả tỷ trọng ngành công
nghiệp, thương mại du lịch tăng mạnh và ngược lại tỷ trọng của ngành nông
nghiệp giảm mạnh.
Phát triển mạnh trong những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) có vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN
đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm và thu nhập cho người dân. Cùng với sự phát triển các KCN, các đô thị mới,
các cơ sở phụ trợ và dịch vụ đã không ngừng phát triển, góp phần tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của các
KCN đang đặt ra những thách thức về môi trường ở hiện tại và trong tương
lai. Lượng rác thải, nước thải, khí thải thải ra môi trường tăng lên rất nhanh
chóng. Trong khi đó, hệ thống quản lý môi trường của nước ta chưa thực sự
hiệu quả, thiếu đồng bộ, đặc biệt đa số các nhà máy sản xuất công nghiệp
chưa có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, vấn đề
về môi trường thực sự trở thành một bài toán khó còn bởi cơ chế quản lý môi
trường còn lỏng lẻo và quan trọng hơn cả là ý thức của người dân chỉ quan
tâm tới lợi nhuận trước mắt mà không để ý đến môi trường quanh mình đang ô
nhiễm nghiêm trọng.
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, là cửa ngõ phía
Nam của Thủ đô, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50km, hệ thống giao thông thuận
lợi. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để Hà Nam phát triển công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


nghiệp. Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có 9 KCN đã được
Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Khu công nghiệp Đồng Văn II được
thành lập theo quyết định số 335/2006/ QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Nam ngày 22/3/2006 có tổng diện tích 264 ha. Sau hơn 8 năm đi
vào hoạt động, với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả đến nay KCN Đồng
Văn II đã lấp đầy được khoảng 90% diện tích (diện tích khoảng 237,6 ha) với
43 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, gồm các nhóm ngành nghề
chính: Sản xuất đồ gỗ nội thất; Sản xuất linh kiện điện, điện tử; Sản xuất các
chi tiết của các động cơ xe máy, ô tô; Công nghiệp lắp ráp. Ba doanh nghiệp
(công ty TNHH EIDAI, công ty TNHH SUMI, công ty TNHH TOKAI) thuộc
KCN Đồng Văn II đại diện cho 3 nhóm ngành nghề chính trong KCN với quy

mô sản xuất (nhỏ - vừa – lớn) , là các doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản. Các
doanh nghiệp đi vào hoạt động đã góp phần tạo điều kiện cho hàng nghìn lao
động ở địa phương có việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu
ngân sách cho tỉnh song bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi
trường. Chính vì thế mà việc quan tâm đến chất lượng môi trường ở đây là rất
cần thiết. Từ thực tế trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại một số doanh
nghiệp thuộc khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Đánh giá công tác quản lý môi trường tại một số doanh nghiệp thuộc
KCN Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN
Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
2.2. Yêu cầu
Chỉ ra được thực trạng công tác quản lý môi trường tại một số doanh
nghiệp thuộc khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam .
Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp mang tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường tại
địa điểm nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm KCN
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập,
hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, Khu chế xuất (KCX),
Khu kinh tế (KKT), KKT cửa khẩu thì KCN được định nghĩa như sau: “Khu

công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây
áp lực mạnh mẽ cho môi trường.
1.1.2. Định nghĩa quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện
cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi
trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả,
thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về
môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường.
trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả hệ thống
sản xuất và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh
hưởng của các hoạt động sản xuất.
Hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Theo tác
giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ
chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng
người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và các khách
thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm
đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ
hiện hành”; Theo Lưu Đức Hải (2005), “Quản lý môi trường là một hoạt động
trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các

vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định
lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục… Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy
mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện… (Hồ Thị Lam Trà, 2009).
1.1.3. Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà
các nhà quản lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường (Bộ
Tài nguyên & Môi trường, 2010).
1.1.3.1 Đặc điểm
Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện
công tác quản lý môi trường Quốc gia và rất đa dạng, không có một công cụ nào
có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và
phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau.
Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm
thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và là công tác trọng
tâm của ngành môi trường.
1.1.3.2 Phân loại công cụ quản lý môi trường và ưu nhược điểm của các công cụ
quản lý
Việc phân loại công cụ quản lý môi trường theo chức năng và theo bản chất.
Dựa theo chức năng, công cụ quản lý môi trường được phân ra thành 3
nhóm công cụ:
- Nhóm điều chỉnh vĩ mô: Phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm luật
pháp, chính sách
- Nhóm công cụ hành động: Phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể,
gồm các công cụ hành chính, xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 4


hoạt; công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội của cơ sở
sản xuất kinh doanh.
- Nhóm phụ trợ: Là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không
tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các
hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể
là các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa…
Dựa theo bản chất, công cụ quản lý môi trường được phân loại như sau:
- Công cụ luật pháp – chính sách: Bao gồm các quy định pháp luật và
chính sách môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi
trường, nhà nước.
Các định hướng cơ bản của công cụ luật pháp – chính sách là xây dựng
văn bản pháp quy về Bảo vệ môi trường; chấn chỉnh, tăng cường công tác xây
dựng, ban hành và hướng dẫn tiêu chuẩn môi trường; tạo cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực môi trường.
Công cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và phạm vi điều chỉnh
rộng lớn, có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với các loại công cụ
khác nhau. Nhược điểm của công cụ luật pháp là cứng nhắc và ít linh hoạt.
Công cụ chính sách gồm tổng thể các quan điểm, chuẩn mức, các biện
pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược
của đất nước.
- Công cụ kinh tế: Là những phương tiện, biện pháp có tác dụng làm thay
đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động đến môi
trường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy
hoạt môi trường.
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đưa ra các quy định
nhằm đạt được mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí bảo

vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế quan trọng bao gồm: Thuế tài nguyên và thuế môi
trường, phí và lệ phí môi trường, nhãn sinh thái và quỹ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Ưu điểm: Công cụ kinh tế môi trường giúp duy trì sử hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng
kế hoạch sản xuất phù hợp.
Nhược điểm: Tuy nhiên, để phát huy hiệu lực công cụ kinh tế cần có
những điều kiện sau: Nền kinh tế thị trường thực sự: Hàng hóa tự do trao đổi theo
chất lượng và giá trị; Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ để có thể
kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm; Hiệu
lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương; Thu
nhập bình quân cao đủ để đảm bảo tài chính cho vấn đề quản lý môi trường.
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách
môi trường. Do đó, cần luôn được nghiên cứ để hoàn thiện, tránh sự phản ứng
của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế môi trường có tác động rất
mạnh tới sự điều chỉnh chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển.
Do vậy, cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở
quy mô lâu dài.
- Công cụ kỹ thuật: Có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô
nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt
động sản xuất.
Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá tác động môi
tường, quan trắc môi tường, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, công
nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng. Các công cụ này có tác động mạnh

tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thể
được thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào.
- Công cụ phụ trợ: Không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh
ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này, có thể bao gồm:
GIS, mô hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường (Ngô
Thế Ân, 2012).
1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật,
liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên & Môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); Ủy ban nhân
dân tỉnh (UBND) (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc
thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy mô
nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định của
Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN
còn có: Ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
Thông tư 08/2009/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy
định trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến bảo vệ và
quản lý môi trường của các KCN như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường Khu công nghiệp
- BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường
KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ĐTM); chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát,

kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất,
kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi
trường trong KCN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
môi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi
trường và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm
quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về bảo vệ môi trường KCN.
- Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở
hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thông xử ý nước thải tập trung, các công
trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám
sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung của KCN (Bộ TN&MT, 2010).
1.3. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường
1.3.1. Tình hình phát triển KCN trên thế giới và tại Việt Nam
Phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn cầu
kết hợp với sự gia tăng dân số đã làm cho lượng chất thải tạo thành ngày càng
tăng. Trong đó, lượng chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát triển, đặc
biệt là chất thải tại các khu công nghiệp.
KCN đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. KCN
hiện nay có nguồn gốc từ dạng cổ điển, sơ khai là “cảng tự do”, bắt đầu được biết
đến từ thế kỷ 16 như Leghoan và Genoa ở Italia. Cảng tự do – cảng mà tại đó áp

dụng “ quy chế ngoại quan”, cảng tự do được thành lập với mục đích ủng hộ tự
do thông thương, hàng hóa từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển
một cách tự do mà không phải chịu thuế. Chỉ khi hàng hóa vào nội địa mới phải
chịu thuế quan. Các cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền ngoại
thương của các nước, hình thành các đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ như
New York, Singapore và dần dần khái niệm cảng tự dọ đã được mở rộng, vận
dụng thành loại hình mới là KCN (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Nền tảng của các khu công nghiệp được tìm thấy tại Anh, là nơi có hệ thống
nhà máy và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập. Đây là những thiết lập bởi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


nhiều đơn vị sản xuất, các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên, tuy nhiên,
sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


xuất hiện sau đó lại đại diện cho một hành động có tổ chức theo ý tưởng nhất định
về quy hoạch đô thị và chính sách khu vực. Khu công nghiệp đầu tiên, Trafford
Park, được thành lập bởi một công ty tên là Shipcanal và Docks gần Manchester
vào năm 1896 (Geneva, 1993).
Các khu công nghiệp được thành lập ở Đức, cũng vậy. Khu công nghiệp
đầu tiên được thành lập năm 1963 (Euro-Industriepark Munchen). Số lượng lớn
khu công nghiệp và công viên với các công ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện

sớm hơn trong nửa cuối của năm 1980 và cơ bản là một sáng kiến của nhà đầu tư
tự do. Có 22 khu công nghiệp và đầu tư xuất hiện ở Tây Đức vào năm 1984. Bên
cạnh đó, các khu tư nhân được thành lập. Có sự xuất hiện ở khu vực đông dân cư,
diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thị trường khác nhau. Khu vực
với nhiều loại hình khác nhau có thế kể đến khu Dussseldorf (23 dự án hoàn
thành vào năm 1992) và Frankfurt am Mein (19 dự án hoàn thành vào năm
1992), vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay (Geneva, 1993).
Năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thống kê thế giới có khoảng 12.000 KCN
với diện tích nhỏ nhất là 1ha, lớn nhất đến 10.000ha (Nguyễn Mộng, 2010). Theo
chương trình môi trường Liên Hợp Quốc có thể phân các khu công nghiệp trên
thế giới thành các loại hình sau đây: Khu công nghiệp tập trung; khu chế xuất;
khu tự do; khu chế biến công nghiệp; trung tâm công nghệ cao; khu công nghệ
sinh học; khu công nghệ sinh thái.
Trong những năm mới phát triển, khu công nghiệp được xem là một mô
hình quy hoạch công nghiệp. Khu công nghiệp được sử dụng như một công cụ
phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này ngày càng được chú trọng, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Vì vậy, ngay từ rất sớm, một số nước đang phát triển ở
Đông Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng lên đáng kể nhằm tạo bước đột phá
trong nền kinh tế của họ. Hoạt động của các KCN một mặt mang lại lợi ích kinh
tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do hoạt động công nghiệp đã không
được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài.
Tại Thái Lan, KCN đầu tiên được thành lập năm 1972, đó là khu
Bangchan rộng khoảng hơn 108 ha ở huyện Min Buri của Bangkok. Cùng năm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page
10



Ban quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) được thành lập. Hiện nay, IEAT đang
quản lý hoặc cùng quản lý 38 KCN đang hoạt động phân bố ở Bangkok và 14
tỉnh khác, với 400 nghìn lao động trong 3300 doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có các
KCN do chính quyền địa phương và tư nhân tự phát triển.
Tại Maylaisia, số lượng các KCN đang hoạt động tăng lên nhanh chóng từ
con số 0 năm 1970 lên 105 năm 2002. Trong khí đó, ở các vùng phát triển, con
số các KCN đã tăng từ con số 8 năm 1970 lên 188 năm 2002 và hầu như các
KCN được đặt tại các trung tâm tăng trưởng quan trọng.
Tại Indonesia, tính đến tháng 11/2007, Indonesia có 225 KCN đang hoạt
động với tổng diện tích 75.457 ha, hầu hết ở trên đảo Java. Số lượng các KCN ở
Indonesia tăng mạnh từ năm 1990 đến khi khủng hoảng 1997 nổ ra. Từ năm
2003, khi hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực, các KCN phát triển
khá mạnh trở lại. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy khá thấp, bình quân khoảng 42% vào
năm 2006.
Vào đầu những năm 1990, các KCN đã được xây dựng tràn lan tại Trung
Quốc. Đến cuối năm 1991, Trung Quốc chỉ có 117 KCN. Tuy nhiên, con số này
đã lên đến 2.700 vào cuối năm 1992 và các khu này được phê duyệt từ các cấp
khác nhau, từ cấp chính quyền trung ương, cấp tỉnh, thành phố, thị trấn cho đến
cấp quận và nhiều khu thậm chí được xây dựng mà không có cấp chính quyền
nào phê chuẩn. Và trong những năm gần đây, trước chiến lược mới của Trung
Quốc nhằm phát triển miền Tây nước này, nhiều KCN mới chính thức được
chính quyền Trung ương phê duyệt. Do vậy, số lượng các KCN lại có cơ hội
bùng nổ lần nữa. Theo Bộ Tài nguyên và đất đai, trong số 3.837 KCN chỉ có 6%
được phê duyệt bởi Quốc vụ viện và 26,6% được phê duyệt bởi chính quyền cấp
tỉnh (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển
khá nhanh. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập ngày 25/01/1991 là KCN
đầu tiên của cả nước (Lê Thế Giới, 2008). Tiếp theo là KCX Linh Trung I thành
lập năm 1992. Cả hai khu này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế
nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông. Giai đoạn 1991 - 1994 có chỉ có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


12 khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên
2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ
thể trong 5 năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên
9.706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5
năm 1991 – 1995; (khucongnghiep.com.vn).
Tính tới tháng 3/2011 thì cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng
diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN
đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong đó, 105 KCN đã xây dựng
và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các
KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử lý
nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới (Vũ Quốc
Huy, 2011). Tháng 12/2011, đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng công
trình xử lý nước thải tập trung (khucongnghiep.com.vn). Và tính đến tháng 9/
2012 trong cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
80.100 ha (Vũ Đại Thắng, 2012).
300

Số lượng KCN (khu)

Diện tích KCN (ha)
80100
71000

KCN Diện tích


70000

223

KCN

200

80000

260

Số lượng

250

283

60000

57264
179

150

139

131


50000

42986

40000

29392

100

30000

26986

20000
65

50
0

11964

10000

1 2360 12
300

1991

1995


0
2000

2005

2006

2007

2008

2011

2012

Hình 1.2. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân
bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa hình kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế
trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa
phương từng bước phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với
điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Quy mô trung bình của
các KCN, KCX đến 12/2011 là 268ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó

khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp có quy mô KCN, KCX trung bình thấp
hơn so với các vùng khác, như vùng Trung du miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây
Nguyên (157,6 ha), vùng Đông Nam Bộ có quy mô KCN trung bình cao nhất
(378,3 ha) (Khucongnghiep.com.vn).
Tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Tỷ
lệ lấp đầy tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cở bản của các
vùng dao động trong khoảng 50 – 60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì
ở mức 65- 75%. Một số vùng phát triển KCN từ lâu như Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã vận
hành ở mức cao. Tính trung bình: Đông Nam Bộ ( bao gồm cả Long An) 73%,
đồng bằng sông Hồng 73%, đồng bằng sông Cửu Long 89% (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2010).

Hình 1.3. Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo số lượng
Nguồn: Khucongnghiep.com.vn


Hình 1.4. Phân bố KCN – KCX ở Việt Nam theo diện tích (ha)
Nguồn: Khucongnghiep.com.vn

Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng các KCN
cũng tăng lên nhanh chóng và kéo theo đó là tác động xấu tới môi trường của các
loại chất thải.
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn.
Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các
lĩnh vực trong toàn quốc.

Hình 1.5. Tỷ lệ gia tăng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010



×