Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đánh giá năng suất sinh sản của tổ hợp lai giữa lợn nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đực pidu, duroc và sinh trưởng của con lai đến 60 ngày tại trại lợn giống sơn đồng công ty cổ phần giống vật nuôi hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.53 KB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHUẤT THANH LONG

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA
TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI
F1(LANDRACE×YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC PIDU,
DUROC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
CON LAI ĐẾN 60 NGÀY TẠI TRẠI LỢN GIỐNG SƠN ĐỒNG
- CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VẬT NUÔI HÀ NỘI

Chuyên ngành :

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phan Xuân Hảo

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Khuất Thanh Long

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Phan Xuân Hảo người hướng dẫn khoa học về sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo và cán bộ phòng Chăn nuôi - Sở
Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội, phòng Kinh tế UBND huyện Phúc
Thọ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong bộ môn Di truyềnGiống vật nuôi - Khoa Chăn nuôi đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Trại lợn giống Sơn Đồng - Công ty cổ phần giống
vật nuôi Hà Nội đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài...
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã giúp đỡ động viên và tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Khuất Thanh Long

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................................
ii Mục lục .................................................................................................................................
iii Danh mục các bảng...............................................................................................................
vi Danh mục các biểu đồ.........................................................................................................
viii

Danh

mục

các

chữ

viết


tắt..................................................................................................... vi Trích yếu luận văn
................................................................................................................

ix

Thesis

abstract....................................................................................................................... xi Phần
1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

1.2
2

Mục đích đề tài .........................................................................................................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................. 3
2.1
3

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................

2.1.1

Tính trạng số lượng .................................................................................................. 3

2.1.2

3

Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ........................................................

2.1.3
5

Bản chất di truyền của ưu thế lai ..............................................................................

2.1.4

Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn.................................................................................. 7

2.2

Cơ sở sinh lý của sự sinh sản ................................................................................... 9

2.2.1
9

Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái ......................................................................

2.3
11

Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng .......................................

2.3.1

Năng suất sinh sản của lợn nái ............................................................................... 11


2.3.2
14

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản .........................................................

2.4

Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng ............................................................................................................. 16

2.4.1
16

Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng ............................................................................

2.4.2

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng ................................................... 18
3


2.5
22

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................

2.5.1
22


Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................................

2.5.2
23

Tình hình nghiên cứu trên thế giới .........................................................................

4


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 26
3.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 26

3.2

Địa điểm thời gian nghiên cứu ............................................................................... 26

3.3

Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 26

3.3.1

Xác định năng suất sinh sản theo 2 tổ hợp lai ........................................................ 26

3.3.2

Xác định tiêu tốn TA/kg lợn cai sữa ...................................................................... 27


3.3.3

Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con từ cai
sữa đến 60 ngày tuổi............................................................................................... 27

3.4

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.1

Theo dõi năng suất sinh sản của các tổ hợp lai ...................................................... 27

3.4.2

Xác định tiêu tốn TA/kg lợn cai sữa ...................................................................... 28

3.4.3

Xác định tăng KL và TTTA của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi ................... 28

3.5

Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................... 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................ 29
4.1

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY) phối với đực Duroc và

đực PiDu................................................................................................................. 29

4.2

Năng suất sinh sản của lợn nái f1(lxy) phối với lợn đực pidu và duroc qua
các lứa đẻ................................................................................................................ 38

4.2.1

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với lợn đực PiDu và Duroc
ở lứa đẻ nhất ........................................................................................................... 38

4.2.2

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với lợn đực PiDu và Duroc
ở lứa đẻ hai ............................................................................................................. 41

4.2.3

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với lợn đực PiDu và Duroc
ở lứa đẻ ba .............................................................................................................. 43

4.2.4

Năng suất sinh sản của lượn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và Duroc ở
lứa đẻ tư .................................................................................................................. 45

4.2.5

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và Duroc ở

lứa đẻ năm. ............................................................................................................. 47

4.2.6

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và Duroc ở
lứa đẻ sáu................................................................................................................ 49

4.3

Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn cai sữa .................................................... 54

4


4.4

Sinh trưởng của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của hai tổ hợp lai
DurocxF1(LxY) và (PiDu)xF1 (LxY) .................................................................... 56

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 60
5.1

Kết luận .................................................................................................................. 60

5.2

Kiến nghị ................................................................................................................ 60

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 61


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Cs cs

Cai sữa

CTV

cộng sự

Du

Cộng tác viên

KL

Giống lợn Duroc

L

Khối lượng

LxY


Giống lợn Landrace

Pi

Lợn lai Landrace và Yorkshire

PiDu

Giống lợn Pietrain

SS

Lợn lai giữa Pietrain và Duroc



Sơ sinh

TTTĂ

Thức ăn

Y

Tiêu tốn thức ăn
Giống lợn Yorkshire

6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc ..... 30
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc và
PiDu ở lứa đẻ 1 ............................................................................................... 39
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu
ở lứa đẻ 2 ........................................................................................................ 42
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu
ở lứa đẻ 3 ........................................................................................................ 44
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu
ở lứa đẻ 4 ........................................................................................................ 46
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu
ở lứa đẻ 5 ........................................................................................................ 48
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu
ở lứa đẻ 6 ........................................................................................................ 50
Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa................................................................ 55
Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn từ cai sữa đến 60 ngày ................................. 57

vii



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1

Biểu đồ 4.3

Số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, số con để nuôi và số con cai sữa của
lợn nái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc ............................................ 36
Số con đẻ ra/ổ của lợn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và Duroc qua
các lứa đẻ .................................................................................................... 51
Số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và

Biểu đồ 4.4

Duroc qua các lứa đẻ .................................................................................. 52
Số con cai sữa/ổ của lợn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và

Biểu đồ 4.5

Duroc qua các lứa đẻ .................................................................................. 53
Khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(LxY) phối với đực PiDu và

Biểu đồ 4.6

Duroc qua các lứa đẻ .................................................................................. 54
Khả năng tiêu tốn thức ăn cho lợn con cai sữa ........................................... 56

Biểu đồ 4.2

8



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Khuất Thanh Long
Tên Luận văn: “Đánh giá năng suất sinh sản của tổ hợp lai gữa lợn nái
F1(Landrace×Yorkshire) phối với đực PiDu, Duroc và sinh trưởng của con lai đến 60
ngày tại trại lợn giống Sơn Đồng - Công ty cổ phần giống vật nuôi Hà Nội”.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh sản của một số tổ hợp lai được sử dụng tại trại chăn nuôi
lợn giống Sơn Đồng - Công ty cổ phần giống vật nuôi Hà Nội.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai đến 60 ngày tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu.
Xác định năng suất sinh sản theo 2 tổ hợp lai, tiêu tốn TA/kg lợn cai sữa, sinh
trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi.
2. Phương pháp nghiên cứu
Theo dõi thu thập các chỉ tiêu năng suất sinh sản của các tổ hợp lai, phân lô nuôi
theo dõi TTTA và sinh trưởng đến 60 ngày.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm SAS 9.0 theo phương pháp thống kê sinh học.
Các tham số tự tính toán gồm: Dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình ( ), sai số tiêu chuẩn
(SE), hệ số biến động Cv (%) và sai khác (P).
X
Kết quả chính và kết luận
- Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực PiDu và đực Duroc đạt khá
cao, cụ thể:

+ Tuổi đẻ lứa đầu của 2 tổ hợp trên lần lượt là 356,80 và 357,08 ngày;
+ Số con đẻ ra còn sống/ổ lần lượt là 11,83 và 11,16 con;
+ Số con cai sữa/ổ lần lượt là 11,14 và 10,80 con;
+ Khối lượng cai sữa/con ở tổ hợp lai PiDu x F1(LY) và Duroc x F1(LY) lần lượt là
6,60 và 6,63(kg).

9


- Năng suất sinh sản của nái lai F1(LxY) phối với đực PiDu, Duroc tăng dần từ lứa
đẻ 1 đến lứa đẻ 5 và có sự giảm dần từ lứa đẻ 6.
- Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn cai sữa của con lai ở hai tổ hợp lai chênh lệch nhau
không nhiều: Duroc x F1(LY) là 6,03kg; PiDu x F1(LY) là 5,97 kg.
- Tăng khối lượng/g/con/ngày của tổ hợp lai PiDu x F1(LY) tương đương so với tổ
hợp lai Duroc x F1(LxY). Cụ thể tăng khối lượng/ngày của công thức PiDu x F1(LY) là
280,56g với mức TTTA/kg tăng khối lượng là 1,10kg thức ăn; tương ứng ở công thức
Duroc F1(LY) là 277,39g và 1,17kg thức ăn.

10


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Khuat Thanh Long
Thesis
title:
Reproductive
performance
of
crossbred
between

F1(Landrace×Yorkshire) sows and PiDu or Duroc boars and the growth rate of hybrid
pigs up to 60 day in the pig breeding farm of Son Dong - JSC Hanoi livestock breeds.
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluate reproductive performance of crossbred pigs resulted from
F1(Landrace×Yorkshire) sows and PiDu or Duroc in the pig breeding farm of Son Dong JSC Hanoi livestock breeds, the growth performance of hybrids up to 60 days old and
determination of effective crossbred in the pig farms.
Materials and Methods
1. The content and research indicators.
To investigation of
reproductive performance of crossbred pig from F1
(Landrace×Yorkshire) sows and PiDu or Duroc boars, ADG (Average daily gain), FCR
(Feed conversion ratio) in period from weaning to 60 days.
2. Research methodology
Observation reproductive performance of hybrid combinations, ADG, FCR
3. Methods of data processing
Data is processed in SAS software 9.0 under bio-statistical methods.
Main findings and conclusions
- Reproductive performance of female pig interbreed with males Duroc PiDu boars
was high, for example:
+ Age of first farrowing of 2 complexes was 356,80 and 357,08 days respectively;
+ The number of surviving born piglets/litter was respectively 11,83 and 11,16 pigs;
+ The number of weaning pigs/letter was respectively 11,14 and 10,80 pigs;
+ The weaning weight of
respectively 6,60 and 6,63 (kg).


PiDu x F1(LY) and Duroc x F1(LY) pigs was

- Reproductive performance of female pigs F1(LxY) mate with PiDu, Duroc boars
increases regularly from first calving to fifth farrowing and decrease from sixth farrowing.

11


- FCR/1kg of crossbred pigs weaned at two different hybrid combinations not much
difference: Duroc x F1 (LY) was 6,03 kg; PiDu x F1 (LY) was 5,97 kg.
- The ADG and FCR of PiDu x F1 (LY) equivalents compared with Duroc x
F1(LxY). For example: ADG of PiDu x F1 (LY) was 280,56g with FCR was 1,10 kg, and
of Duroc F1 (LY) were 277,39 g and 1,17kg, respectively.
Through the result of our research, we suggest some open widely the using of the
same hybrid combinations 3 and 4 like DurocxF1(LY), PiDuxF1 (LY) to grow hybrids and
enables use this result as a reference makes construction plans raising extra-large.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là nghề truyền thống đã có từ lâu đời ở nước ta, trong đó chăn
nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng. Ước cả năm 2015, đàn lợn đạt khoảng 27,2 triệu
con (tăng 1,6%), đàn gia cầm đạt khoảng 339 triệu con (tăng 3,5%), đàn bò khoảng
5,31 triệu con (tăng 1,5%), riêng đàn bò sữa đạt 275 nghìn con, tăng 20,8% so với
năm 2014; đàn trâu đạt 2,51 triệu con, tương đương năm 2014. Sản lượng thịt hơi
các loại ước đạt 4,78 triệu tấn, tăng 3,9%; sản lượng sữa tươi đạt 645,6 nghìn tấn,
tăng 17,5%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 15,6 triệu tấn,

tăng 6,2% so với năm 2014 (Tổng cục Thống kê, năm 2015).
Thịt lợn chiếm tới trên 70% tổng lượng thịt tiêu thụ ở thị trường trong nước,
song với mức sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cả về
số lượng cũng như chất lượng. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng suất chăn nuôi
đặc biệt là chăn nuôi lợn. Năng suất chăn nuôi lợn của nước ta trong thời gian qua
đã không ngừng được nâng lên, đó là nhờ có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa
học đã nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giống, kỹ
thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn cũng như cải tiến chế độ quản lý tổ chức.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi hiện nay chăn nuôi lợn
đang tập trung phát triển theo mô hình chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn, đảm bảo
an toàn dịch bệnh, có năng suất và hiệu quả cao. Đặc biệt các giống lợn ngoại như
Landrace, Yorkshire đã được nước ta nhập từ lâu dễ thích nghi, có sức đề kháng tốt,
khả năng sinh sản cao, nuôi con khéo và chất lượng thịt thơm ngon, rất phù hợp với
tập quán chăn nuôi của người dân Việt Nam. Mục tiêu của chăn nuôi lợn là đổi mới
cơ cấu giống theo hướng tăng tỷ lệ máu ngoại và nâng cao sản lượng, chất lượng
thịt lợn đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới về
số lượng, chất lượng thịt theo định hướng, kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn của Bộ
NNPTNT đến năm 2020 đạt 30 triệu lợn có tỉ lệ nạc cao. Bên cạnh nâng cao tiến bộ
di truyền, chọn lọc tốt cải tiến chế độ chăm sóc… việc nhập một số giống lợn ngoại
có năng suất và chất lượng thịt tốt có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất chăn
nuôi. Các giống lợn có năng suất và chất lượng cao đã được nhập vào nước
ta như

1


Yorkshire, Landace, Duroc, Pietrain để nuôi thuần chủng hoặc cho lai để tạo ra tổ
hợp lai mới có năng suất, chất lượng thịt cao, được ứng dụng rộng rãi và mang lại
hiệu quả thiết thực.

Lợn Landrace và Yorkshire được đưa vào chăn nuôi từ năm 2000 đến nay tại
trại giống lợn ngoại Sơn Đồng - thành phố Hà Nội. Tại đây hai giống lợn này được
chăn nuôi dưới hình thức chăn nuôi công nghiệp, chuồng trại tiên tiến, mô hình
chuồng nuôi khép kín.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tổ hợp lai cho tốc độ sinh trưởng
nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu cụ thể về tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối với lợn giống thuần Duroc,
đực lai như Pietrain × Duroc… Với mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn toàn
diện và bền vững, nhằm tăng nhanh sản lượng thịt và nâng cao chất lượng thịt phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, nghiên cứu các công thức lai nhằm xác định
những cặp lai phù hợp là yêu cầu cấp thiết đối với sản xuất hiện nay. Xuất phát từ cơ
sở thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của tổ hợp
lai giữa lợn nái F1(Landrace×Yorkshire) phối với đực PiDu, Duroc và sinh
trưởng của con lai đến 60 ngày tại trại lợn giống Sơn Đồng - Công ty cổ phần
giống vật nuôi Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Đánh giá khả năng sinh sản của một số tổ hợp lai từ đó xác định được tổ
hợp lai phù hợp và có hiệu quả tại trại lợn giống Sơn Đồng - Công ty cổ phần giống
vật nuôi Hà Nội.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của con lai đến 60 ngày tuổi.
- Trên cơ sở đó xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn nuôi
lợn trang trại tại trại lợn giống Sơn Đồng - Công ty cổ phần giống vật nuôi Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mỗi giống vật nuôi được hình thành trong điều kiện ngoại cảnh nhất định.
Trải qua nhiều thế hệ, chúng có đặc tính sinh học ổn định và có khả năng truyền lại

những đặc tính đó cho thế hệ kế tiếp. Đó là đặc tính sinh học của động vật nói
chung và vật nuôi nói riêng. Để giúp cho công tác chọn lọc giống vật nuôi đạt được
kết quả tốt, trước hết cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về di truyền và ưu
thế lai.
2.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng được quy định bởi nhiều cặp gen,
trong đó mỗi cặp gen chỉ tác động, đóng góp một hiệu ứng nhỏ nhất định. Tính
trạng số lượng bị tác động lớn bởi các nhân tố môi trường và sự sai khác giữa các cá
thể là sự sai khác vê mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính
trạng đa gen. Hầu hết những tính trạng có giá trị kinh tế cao của gia súc đều là
những tính trạng số lượng.
Có hai hiện tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng và mỗi
một hiện tượng di truyền này là một cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền giống
vật nuôi, đó là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc hay còn gọi là quan hệ
thân thuộc và hiện tượng suy hoá cận huyết. Quan hệ thân thuộc là cơ sở di truyền
của chọn lọc còn hiện tượng suy hoá cận huyết liên quan đến sức sống, sức sinh sản
đời con và đó cũng chính là cơ sở di truyền của chọn phối để nhân thuần hay tạp
giao.
Các tính trạng liên quan đến năng suất của vật nuôi là các tính trạng số lượng
do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành
năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố
liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng nào cũng có thể phân chia thành giá
trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình được minh họa như sau:
P=G+E
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình (Phenotype Value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotyp Value)
E: Sai lệch môi trường

3


Giá trị kiểu gen
Giá trị kiểu gen của từng tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Tuỳ
theo tác động khác nhau của các gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị di
truyền cộng gộp hay giá trị giống, sai lệch trội D và sai lệch tương tác gen I.
G=A+D+I
Giá trị cộng gộp (A): Bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gen của chúng chứ
không phải truyền đạt kiểu gen cho thế hệ sau. Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố
mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có
liên quan đến kiểu gen, đó là “hiệu ứng trung bình” của các gen. Hiệu ứng trung
bình của một gen là sai lệch trung bình của cá thể so với trung bình của quần thể
mà nó đã nhận gen đó từ bố hoặc mẹ nào đó còn gen kia nhận được từ bố hoặc mẹ
khác trong quần thể. Tổng thể các hiệu ứng trung bình của quần thể mà nó mang
được gọi là giá trị cộng gộp giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần
quan trọng của kiểu gen, vì nó cố định và có thể di truyền được cho thế hệ sau. Do
đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, đây
cũng là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của
quần thể đối với chọn lọc. Hơn nữa, đó chính là thành phần duy nhất mà người ta có
thể xác định được từ sự đo đạc các tính trạng đó ở quần thể.
Tác động của các gen gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen dị
hợp luôn luôn là kiểu hình trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gen đồng hợp.
Bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời
con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá
trị di truyền của con vật hay giá trị giống. Giá trị giống dùng để chọn lọc và có khả
năng di truyền cho đời sau.
Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các
cặp alen trong cùng một locus (đặc biệt là cặp gen dị hợp tử). Sai lệch trội cũng là
một phần thuộc tính của quần thể, sai lệch trội của bố mẹ không được truyền sang

con cái.
Sai lệch tương tác gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại
giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch tương tác gen không có khả năng
di truyền cho thế hệ sau.

4


Sai lệch môi trường (E): sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai
lệch môi trường chung và sai lệch môi trường riêng.
Sai lệch môi trường chung Eg: là sai lệch do loại môi trường tác động lên
toàn bộ con vật trong suốt cuộc đời của nó.
Sai lệch môi trường riêng Es: là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên
một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời của chúng.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị
kiểu hình chi tiết như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng, chúng ta
có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải:
Tác động về mặt di truyền (G), bao gồm:
Tác động vào hiệu ứng cộng gộp A bằng cách chọn lọc
Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và tương tác gen (I) bằng cách phối
giống và tạp giao. Tác động về mặt môi trường bằng cách cải tiến các điều kiện
chăn nuôi thức ăn, thú y, chuồng trại, quản lý…
2.1.3. Bản chất di truyền của ưu thế lai
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái
giống thuộc hai quần thế khác nhau phối giống với nhau, hai quần thế này có thể là
hai dòng, hai giống, hay hai loài khác nhau. Do đó đời con của chúng mang đặc
điểm di truyền của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai ở đời con
một số tính trạng nhất định. Hiệu ứng cộng gộp của gen đực và cái là nguyên nhân

tạo nên ưu thế lai.

X P1 + X P2

X P1P2 =

2

Trong đó : XP1P2 là trung bình giá trị kiểu hình của quần thể; XP1 là trung
bình giá trị kiểu hình quần thể thứ nhất; XP2 là trung bình giá trị kiểu hình quần thể
thứ hai.

5


Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định
1
1
(BA  AB )
(AA  BB)

2
H (% )  2
1
(BA  AB )
2
Trong đó: H là ưu thế lai (tính theo %);
AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B;
BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A;
AA: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A;

BB: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B.
Như vậy không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng suất
của chính bố mẹ chúng. Nếu như giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp
tử và giảm mức độ dị hợp tử của các kiểu gen thì ngược lại lai giống làm tăng mức
độ dị hợp tử, giảm mức độ đồng hợp tử các kiểu gen. Vì thế ưu thế lai gắn liền với
tác động của các thể dị hợp tử của các locus. Trong một quần thể vật nuôi, nếu
giao phối giữa các con vật họ hàng sẽ gây suy thoái cận huyết, nhưng sau đó giao
phối không cận huyết giữa những con vật đã bị cận huyết sẽ có ưu thế lai. Như
vậy những tính trạng bị mất đi do giao phối cận huyết đã được bù đắp lại khi cho
những cá thế cận huyết giao phối với nhau. Do đó, khi nhân giống các dòng cận
huyết quần thể chịu ảnh hưởng của suy thoái cận huyết. Nhưng khi lai giữa các
tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao
nhất, các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì thế trong
chăn nuôi lợn sinh sản việc lai giống là giải pháp nâng cao năng suất sinh sản
nhanh nhất.
Bản chất của hịên tượng ưu thế lai được Nguyễn Thiện và cs. (1995) giải
thích bởi ba giả thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
- Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được nhiều
gen trội hơn bố mẹ, các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt là
những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít khi có đồng hợp tử,
thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các gen trội của bố và mẹ.
- Thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu
quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen di hợp tử có tác động lớn hơn các
cặp alen đồng hợp tử Aa> AA>aa.


- Thuyết át gen: cho rằng lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới
trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra
ưu thế lai.
2.1.4. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn

Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống đã
mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới trong
chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là con lai. Trong thực tế nhân
giống lợn hiện nay đang sử dụng công thức lai “ba giống” với sơ đồ:
♀ dòng A

♂ dòng B

♀ lai



F1(AB)

dòng C





Con lai F1 (AB)C
Kiểu hình con lai F1(AB)C sẽ là:
PF1(AB)C = ¼ aA + 1/4aB + 1/4aC +BC + HM + HI + E
H1: Uu thế lai của con lai
HM: Ưu thế lai của mẹ (do mẹ là con lai F1)
aA, aB, aC: Giá trị di truyền cộng gộp của giống A, B, C
BC: Ảnh hưởng ngoại cảnh của giống C
E: Ảnh hưởng của môi trường
Như vậy trong lai 3 giống hay dòng, do sử dụng mẹ lai (hoặc bố lai) nên con
lai F1(AB)C ngoài ưu thế lai cá thể còn có ưu thế lai của mẹ (hoặc bố)

Theo William (1997), ở lợn có 3 loại ưu thế lai:
- Ưu thế lai ở lợn mẹ có lợi cho cá thể đời con là ưu thế lai quan trọng nhất
bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số con cai sữa/lứa, đây là chỉ tiêu kinh tế
quan trọng nhất.


- Ưu thế lai của con có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở tăng khối
lượng, sức sống, đặc biệt là sau khi cai sữa.
- Ưu thế lai của bố được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết
quả giao phối. Ưu thế lai của đực giống thể hiện rất hạn chế, kiểu gen của lợn đực
giống không ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con đẻ ra và số lượng con còn sống đến 21
ngày tuổi, khối lượng lợn con sơ sinh của đực lai cao hơn đực thuần.
Ưu thế lai đạt được ở các chỉ tiêu năng suất là khác nhau phụ thuộc vào
phương pháp lai, giữa các cặp lai ưu thế lai thể hiện cao đối với các chỉ tiêu sinh sản,
thể hiện trung bình đối với các chỉ tiêu vỗ béo và thấp đối với các chỉ tiêu giết thịt.
Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng thấp, tỉ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo
sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, nhiều giống khác
nhau, hệ thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ - kỵ: Nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần.
- Đàn ông bà (GP): Lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời ông
bà, nếu dùng công thức lai giữa 4 dòng giống khác nhau thì cần có 2 đàn ông bà
khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn bố, còn đàn kia tạo ra đàn mẹ. Nếu sử dụng
công thức lai giữa 3 dòng khác nhau, thì chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thường
dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ kỵ.
- Đàn bố - mẹ (P): Lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con là con lai giữa 3 hay
4 dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm: Các con lai được tạo ra từ đàn nái bố mẹ với dòng đực
cuối cùng.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có năng

suất cao chất lượng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then chốt, để có tổ
hợp lai thì nguyên liệu chính là các con giống ở đàn hạt nhân do đó chọn giống trong
đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất chăn nuôi lợn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới ưu thế lai:
- Nguồn gốc di truyền của bố và mẹ: Bố và mẹ có nguồn gốc di truyền càng
xa nhau thì ưu thế lai càng cao và ngược lại.
- Tính trạng nghiên cứu: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì các tổ hợp
lai thường đạt ưu thế lai cao và ngược lại.


- Công thức lai: ưu thế lai còn phụ thuộc vào công thức lai và việc sử dụng
cá thể nào làm bố, cá thể nào làm mẹ. Trong lai tạo, nên chọn tổ hợp lai nào làm bố
hay mẹ để có ưu thế lai của mẹ hay của bố lai cao.
- Điều kiện nuôi dưỡng: Nếu điều kiện nuôi dưỡng kém thì mức độ thể hiện
ưu thế lai thường thấp và ngược lại.
2.2. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA SỰ SINH SẢN
2.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái
Sinh sản là một thuộc tính của sinh vật, là quá trình sinh lý phức tạp nhằm
đáp ứng chức năng duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hoá của sinh vật. Trong
chăn nuôi còn mang ý nghĩa tái sản xuất ra các sản phẩm phục vụ lợi ích con người.
Vì vậy, thuộc tính sinh sản được quan tâm nhiều, nhằm mục đích làm sao trong thời
gian ngắn nhất sinh sản được nhiều nhất, thế hệ sau có đặc tính tốt hơn thế hệ trước,
trong đó năng suất sinh sản ngày càng được nâng cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngành chăn nuôi.
2.2.1.1. Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có
khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển
hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các
phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Khi đó ở con cái các noãn bao chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có phản xạ sinh

tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính khác nhau,
ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại (180 - 210 ngày).
Kết quản nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2001), cho biết lợn Landrace
thành thục về tính là 213,1 ngày.
Sự thành thục về tính bao gồm các biểu hiện sau:
+ Bộ máy sinh sản đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng lần
đầu và con đực sinh tinh. Trứng và tinh trùng gặp nhau có khả năng thụ thai.
+ Các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp xuất hiện.
+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: Con cái động dục thích gần con đực và
chịu đực, con đực có phản xạ giao phối.


Sự thành thục về tính của lợn nái được tính từ lần động dục đầu tiên. Ở lần
động dục này lợn cái có rụng trứng và có khả năng thụ thai nhưng trên thực tế người
ta bỏ qua lần động dục này, không phối giống bởi vì bộ máy sinh dục vẫn chưa phát
triển hoàn thiện. Thời gian thành thục về tính thường là 200 ngày và biến động
trong phạm vi 135 – 250 ngày. Lợn nội ở nước ta thành thục về tính lúc 4 – 5 tháng
tuổi, lợn ngoại từ 6 – 7 tháng tuổi.
Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như giống, chế
độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá thể…
+ Giống: Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần.
Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg.
Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi
lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4 - 5
tháng tuổi. Cụ thể lợn Landrace nhập vào nuôi ở Việt Nam có tuổi động dục lần đầu
là 208 - 209 ngày.
+ Chế độ dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn
cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính
sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. Browska et al.
(1997) chỉ rõ, lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ

tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn
chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi)
và khối lượng cơ thể là 48,4 kg.
Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên
tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không
tốt tới sự thành thục là do sự tích lũy mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh
dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng
tới các hocmon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm lượng của chúng
trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục.
+ Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi
động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều
đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng
thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành
thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày
(mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác

10


trong năm, bóng tối cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động
ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 112 giờ mỗi ngày.
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong suốt
thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái hậu bị
tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt
lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn cái được
nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giống cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị. Nếu cái hậu bị
thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cái hậu bị không tiếp
xúc với lợn đực giống. Theo Hughes và James (1996), lợn cái hậu bị ngoài 90 kg
thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực, mỗi lần tiếp xúc 15 20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị động dục lần đầu.

2.2.1.2. Thành thục về thể vóc
Tuổi thành thục về thể vóc hay còn gọi là tuổi trưởng thành, là tuổi mà khi đó
toàn bộ cơ quan, bộ phận cơ thể đã phát triển hoàn thiện. Nói cách khác khi ngoại
hình và thể vóc của con vật đạt tới mức hoàn chỉnh, xương đã cốt hóa hoàn toàn,
tầm vóc ổn định gọi là thành thục về thể vóc. Tuổi thành thục về thể vóc thường
chậm hơn tuổi thành thục về tính.
Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn tiếp tục, trong giai đoạn
lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ
thai nhưng cơ thể mẹ vẫn chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng
đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu còn hẹp dễ gây
hiện tượng khó đẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau
này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn nội khi được 6 – 7
tháng tuổi, khối lượng đạt 40 – 50 kg mới cho phối; đối với lợn ngoại khi được 8 –
9 tháng tuổi, khối lượng đạt 120 – 140 kg mới nên cho phối.
2.3. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.3.1. Năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu có liên quan
đến khả năng sinh sản của từng giống, chất lượng đàn con sinh ra nhưng nhìn chung
mỗi chỉ tiêu chỉ đánh giá được một mặt nào đó chất lượng của nái đẻ. Các chỉ tiêu
thường được dùng là:

11


×