Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

Thuyết minh đồ án xây dựng đề tài ktx cao đẳng sư phạm hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 207 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1 PHẦN KIẾN TRÚC (10%)..............................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH..........................................2

1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH..........................................................................2
1.2.CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH............2
1.2.1. Giải pháp mặt bằng...........................................................................................2
1.2.2. Giải pháp cấu tạo và mặt cắt:...........................................................................2
1.2.3. Giải pháp thiết kế mặt đứng, hình khối không gian của công trình..............2
1.3. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TƯƠNG ỨNG CỦA CÔNG TRÌNH:.....3
1.3.1. Giải pháp thông gió chiếu sáng.........................................................................3
1.3.2. Giải pháp bố trí giao thông...............................................................................3
1.3.3. Giải pháp cung cấp điện nước và thông tin.....................................................3
1.3.4. Giải pháp phòng hoả..........................................................................................4
1.3.5.Giải pháp thoát nước mưa.................................................................................5
1.3.6.Giải pháp thu gom rác:.......................................................................................5
1.4. BẢO TRÌ VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH...................................................5
1.4.1. Quy trình bảo trì:...............................................................................................5
PHẦN 2 PHẦN KẾT CẤU (30%)...................................................................................8
CHƯƠNG I: GIẢI PHÁP KẾT CẤU....................................................................................9

1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU......................................................................9
1.1. CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.........................................................9
1.1.1. Cơ sở để tính toán kết cấu....................................................................................9
1.1.2. Phương án sàn......................................................................................................9
1.1.3. Hệ kết cấu chịu lực............................................................................................10
CHƯƠNG II : CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN....................................12

2.1. SÀN:...................................................................................................................12
2.1.1. Chọn tiết diện sàn tầng 1 đến tầng mái:.........................................................12


2.2.2. Chọn tiết diện sàn tầng hầm :.........................................................................12
2.2. CHỌN KÍCH THƯỚC DẦM:........................................................................12
2.3. CHỌN TIẾT DIỆN CỘT:..............................................................................13
2.4. CHỌN KÍCH THƯỚC HỆ VÁCH LÕI:..........................................................14
2.5. TƯỜNG CHẮN ĐẤT:.....................................................................................14
CHƯƠNG III: TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG...........................................................15

3.1. CƠ SỞ THIẾT KẾ:.........................................................................................15
3.2. CÁC DẠNG DAO ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH:.......................................15
3.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH:.................15
3.3.1. Tĩnh tải:............................................................................................................15
1


3.3.3. Tĩnh tải tác dụng lên bản thang và bản chiếu nghỉ............................................17
3.4. Trọng lượng bản thân tường ngăn và tường bao che.......................................17
3.4.1. Trọng lượng tường phân bố đều lên dầm tầng 1,2, TH......................................17
3.4.2. Trọng lượng tường phân bố đều trên dầm tầng điển hình..................................18
3.5. Hoạt tải sàn:........................................................................................................19
3.6. Áp lực đất và nước lên tường tầng hầm:......................................................20
3.7. THIẾT LẬP SƠ ĐỒ TÍNH.................................................................................21
3.5. Tải trọng động đất.................................................................................................24
3.9.TỔ HỢP TẢI TRỌNG:....................................................................................30
3.10 KIỂM TRA ĐỘ CỨNG CỦA CÔNG TRÌNH:(TCVN 198-1997)..................30
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ CẦU THANG BỘ............................................................31

4.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CỦA CẦU THANG:......................31
4.2. LẬP MẶT BẰNG KẾT CẤU VÀ SƠ ĐỒ TRUYỀN TẢI:...............................31
4.2.1. Giới thiệu về bản thang:..................................................................................31
4.2.2 Tính toán cốt thép...............................................................................................32

4.2.2.1. Tính toán cốt thép bản thang...........................................................................32
4.2.2.2. Tính toán thép bản chiếu nghỉ.........................................................................33
4.2.2.3. Tính toán thép bản chiếu tới...........................................................................34
4.2.2.4. Tính toán cốt thép dầm chiếu nghỉ.(DCN)).....................................................36
4.2.2.5. Tính toán cốt thép dầm chiếu tới.(DCT).........................................................37
CHƯƠNG V:THIẾT KẾ SÀN TẦNG HẦM 1...........................................................40

5.1.MẶT BẰNG KẾT CẤU:..................................................................................40
5.2. VẬT LIỆU SỬ DỤNG:....................................................................................40
5.2.1. Bêtông:..............................................................................................................40
5.2.2. Thép:................................................................................................................. 40
5.3.TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN SÀN:................................................................40
5.3.1.Tĩnh tải tác dụng lên sàn tầng hầm 1:.............................................................40
5.3.2Hoạt tải tác dụng lên sàn tầng hầm 1...................................................................41
5.3.3. Phân loại sàn......................................................................................................41
5.4 Tính thép ô sàn....................................................................................................42
5.5.BỐ TRÍ THÉP SÀN TẦNG HẦM 1...................................................................46
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHO CÁC CẤU KIỆN KHUNG 5....47

6.1THIẾT KẾ DẦM..................................................................................................47
6.1.1 Tính toán cốt thép...............................................................................................47
6.1.1.1 MỘT SỐ QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI DẦM.............................................................47
6.1.2 Quy định về cấu tạo cốt đai trong dầm................................................................48
6.1.2.1. Nguyên tắc tính toán.......................................................................................48
6.1.2.3. Cường độ tính toán của vật liệu......................................................................49
2


6.1.2.4. Tính thép cho tiết diện chịu momen âm...........................................................49
6.1.2.5. Tính thép cho tiết diện chịu momen dương.....................................................49

6.1.2.6. Tính cốt đai.....................................................................................................50
6.1.2.7. Tính toán dầm tầng 2 (phần tử thanh B663 (600x500)).................................51
6.1.2.8 Tính cốt đai...................................................................................................52
6.2 THIẾT KẾ CỘT...................................................................................................53
6.2.1 Nguyên tắc tính toán...........................................................................................53
6.2.2. Tính toán cốt thép..............................................................................................53
6.2.3. Tính cốt đai.....................................................................................................56
6.2 CẤU TẠO NÚT KHUNG....................................................................................57
PHẦN 3: PHẦN NỀN MÓNG (20%)..............................................................................58
CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH............................59

1.1

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH.........................................................................59

1.2

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ĐỊA CHẤT THỦY VĂN...................................59

1.2.1
1.3

Địa tầng:........................................................................................................59
ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT XÂY DỰNG CỦA CÁC LỚP ĐẤT.....................60

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TRUYỀN XUỐNG MÓNG...............................64

2.1. TẢI DƯỚI CHÂN CỘT DO CÔNG TRÌNH TRUYỀN XUỐNG..................64
2.2 Tải trọng do sàn tầng hầm dày 300 truyền vào:................................................64
2.3 TẢI TRỌNG DO GIẰNG MÓNG TRUYỀN VÀO:.........................................64

2.4

TẢI TRỌNG DƯỚI CHÂN CỘT:..................................................................64

CHƯƠNG 3:LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MÓNG....................................................66

3.1 LOẠI NỀN MÓNG:.............................................................................................66
3.2

GIẢI PHÁP MẶT BẰNG MÓNG:.................................................................66

CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ CỌC KHOAN NHỒI.............................................................67

4.1

CHỌN VẬT LIỆU LÀM CỌC, TIẾT DIỆN CỌC, CHIỀU DÀI CỌC:.....67

4.2

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC KHOAN NHỒI:........................67

4.2.1 Sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc.......................................................67
4.2.2Theo chỉ tiêu cơ lý. Theo TCVN 10304-2014: Móng cọc- Tiêu chuẩn thiết kế:
.............................................................................................................................. 68
4.2.3 Theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn.....................................................70
CHƯƠNG 5:THIẾT KẾ MÓNG TRỤC C5...................................................................73

5.1 THIẾT KẾ MÓNG TRỤC C5:...........................................................................73
5.2 Kiểm tra điều kiện Nmax truyền xuống cọc dãy biên..........................................73
5.3


Tính toán nền móng cọc theo trạng thái giới hạn thứ 2................................74

5.3.1Kiểm tra điều kiện áp lực ở đáy móng quy ước:.............................................74
5.3.1.1 Xác định kích thước khối móng quy ước:........................................................74
3


5.3.1.2 Tải trọng tại đáy móng quy ước.......................................................................75
5.3.1.3

Kiểm tra điều kiện áp lực ở đáy móng quy ước :....................................76

5.3.1.3

Kiểm tra điều kiện biến dạng:..................................................................77

5.4 Tính toán độ bền và cấu tạo đài cọc...................................................................77
5.4.1 Theo độ bền chống chọc thủng của cột đối với đài.........................................77
5.4.2

Kiểm tra chọc thủng do cọc ở góc:..............................................................78

5.4.1

Kiểm tra điều kiện cường độ trên tiết diện nghiêng theo lực cắt 1/1:
79

5.5


Tính toán lượng thép bố trí cho đài cọc:........................................................79

5.5.1

Tính toán mômen cho đài cọc:.....................................................................79

5.5.2

Tính toán cốt thép cho đài cọc :...................................................................80

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ MÓNG TRỤC D5..................................................................82

6.1 THIẾT KẾ MÓNG TRỤC D5:...........................................................................82
6.2 Kiểm tra điều kiện Nmax truyền xuống cọc dãy biên..........................................82
6.3 Tính toán nền móng cọc theo trạng thái giới hạn thứ 2....................................83
6.3.1Kiểm tra điều kiện áp lực ở đáy móng quy ước:.............................................83
6.3.1.1 Xác định kích thước khối móng quy ước:........................................................83
6.3.1.2 Tải trọng tại đáy móng quy ước.......................................................................84
6.5.2.3

Kiểm tra điều kiện áp lực ở đáy móng quy ước :....................................85

6.5.2.4

Kiểm tra điều kiện biến dạng:..................................................................86

6.6

Tính toán độ bền và cấu tạo đài cọc...............................................................86


6.6.3Theo độ bền chống chọc thủng của cột đối với đài..........................................86
6.6.1

Kiểm tra chọc thủng do cọc ở góc:..............................................................87

6.6.2

Kiểm tra điều kiện cường độ trên tiết diện nghiêng theo lực cắt 1/1:
88

6.7

Tính toán lượng thép bố trí cho đài cọc:........................................................89

6.7.1

Tính toán mômen cho đài cọc:.....................................................................89

6.7.2

Tính toán cốt thép cho đài cọc :...................................................................89

CHƯƠNG 7:THIẾT KẾ TƯỜNG BARETTE VÀ TÍNH TOÁN CHUYỂN VỊ.........91

7.1Nguyên tắc và căn cứ lựa chọn kết cấu chắn giữ................................................91
7.2 Lựa chọn sơ bộ kích thước các cấu kiện.............................................................91
7.3Tải trọng theo phương ngang:.............................................................................91
7.4

Xử lý số liệu đầu vào........................................................................................92


7.5.

Trình tự các giai đoạn thi công.......................................................................93

7.6.

Mô hình tính toán và kết quả nội lực, chuyển vị trong Plaxis......................93

7.6.1.

Mô hình tính toán như trong hình................................................................93

7.6.2.

Kết quả nội lực và chuyển vị của tường trong đất........................................93

95

4


7.6.3.

Thiết kế tường liên tục trong đất.................................................................95

PHẦN 4: PHẦN THI CÔNG.........................................................................................97

CHƯƠNG I. KỸ THUẬT THI CÔNG.....................................................................98
1. Giới thiệu công trình........................................................................................................98

2. Công tác chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công...............................................................98

2.1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công.........................................................98
2.2. Chuẩn bị máy móc, nhân lực phục vụ thi công................................................99
2.3. Định vị công trình...............................................................................................99
3. Lập biện pháp thi công cọc khoan nhồi và tường Barrette............................................100

3.1. Thi công cọc khoan nhồi...................................................................................100
3.2. Lựa chọn phương án thi công cọc....................................................................100
3.2.1. Cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách...............................................................100
3.2.2. Cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách.......................................................100
3.3. Công tác chuẩn bị thi công cọc.........................................................................101
3.3.1. Chuẩn bị tài liệu...............................................................................................101
3.3.2. Chuẩn bị về mặt bằng thi công........................................................................101
3.3.3. Chuẩn bị thiết bị phục vụ thi công...................................................................102
3.4. Quy trình thi công cọc khoan nhồi..................................................................102
3.4.1. Chọn máy thi công cọc.....................................................................................102
3.4.2. Quy trình thi công cọc......................................................................................105
3.4.2.1. Giác đài và cọc trên mặt bằng (định vị lỗ khoan)..........................................105
3.4.2.2. Hạ ống vách (ống casine), ống bao:.............................................................106
3.4.2.3. Khoan tạo lỗ cọc...........................................................................................108
3.4.2.4. Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lý cặn sạch đáy hố khoan..........................110
3.4.2.5. Công tác chế tạo và lắp dựng lồng thép.........................................................111
3.4.2.6. Lắp ống đổ bê tông.......................................................................................113
4.4.2.7. Công tác thổi rửa lòng hố khoan...................................................................113
3.4.2.8. Đổ bê tông và rút ống vách...........................................................................114
3.4.3. Công tác kiểm tra chất lượng cọc.....................................................................115
3.4.3.1. Kiểm tra trong giai đoạn thi công..................................................................115
3.4.3.2. Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đã thi công xong:.......................................116
3.4.4. Công tác bịt ống siêu âm..................................................................................117

3.4.4.1. Các sự cố khi thi công cọc khoan nhồi và cách giải quyết............................117
4. Thi công tường Barrete..................................................................................................117

4.1. Quy trình thi công tường tầng hầm.................................................................117
4.1.1 Các bước chuẩn bị chung cho việc thi công tường baret..................................117
4.2.Kỹ thuật thi công tường baret...........................................................................121
5


4.2.1. Cấu tạo tường trong đất....................................................................................121
4.2.2 Giải pháp kết cấu của tường trong đất...............................................................121
4.2.3. Quá trình thi công............................................................................................122
5. Lựa chọn biện pháp thi công phần ngầm.......................................................................124

Quá trình tính toán tường vây được chương trình Plasix 8.2 tự động tính toán 124
5.1.1 Xử lý số liệu đầu vào.......................................................................................124
5.1.2. Chạy chương trình.........................................................................................126
5.1.2.1 Mô hình tính toán như trong hình..................................................................127
5.1.2.2 Kết quả nội lực và chuyển vị của tường trong đất..........................................127
5.1.2.3 Kết quả nội lực và chuyển vị của tường trong đất..........................................129
5.2.1 Xử lý số liệu đầu vào.......................................................................................131
5.2.2 Chạy chương trình..........................................................................................131
5.2.1 Mô hình tính toán như trong hình.....................................................................132
5.2.2 Kết quả nội lực và chuyển vị của tường trong đất.............................................132
5.2.3 Kết quả nội lực và chuyển vị của tường trong đất.............................................133
6.Lập biện pháp kỹ thuật thi công tầng ngầm bằng phương án thi công đào hở chống bằng
thép hình.............................................................................................................................133

6.1. Quá trình thi công.............................................................................................133
6.2. Thi công đào đất................................................................................................134

6.2.1. Lựa chọn phương án thi công đào đất..............................................................134
6.2.2. Tính khối lượng đất đào...................................................................................135
6.2.2.1.Đào đất tầng hầm 1:.......................................................................................135
6.2.2.2.Đào đất tầng hầm 2 :......................................................................................136
6.3. Thi công đắp đất:..............................................................................................137
6.3.1. Tính toán khối lượng đất đắp:..........................................................................137
6.3.2 Kỹ thuật thi công đắp đất:.................................................................................138
7. Thi công đài, giằng móng, sàn tầng hầm 2....................................................................138

7.1. Yêu cầu kỹ thuật...............................................................................................138
7.1.1. Quá trình thi công............................................................................................138
7.1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác thi công.......................................................138
7.2. Công tác chuẩn bị trước khi thi công đài móng..............................................139
7.2.1. Giác đài cọc.....................................................................................................139
7.2.2. Phá bêtông đầu cọc..........................................................................................139
7.3. Cốt thép móng...................................................................................................139
7.4. Tính toán hệ thống cốp pha móng...................................................................139
7.5. Công tác thi công cốt thép, cốp pha móng, giằng móng.................................139
7.6. Thi công đổ bê tông...........................................................................................141
8.Biện pháp thi công cột, dầm sàn tầng hầm.....................................................................144
6


8.1.Giải pháp thi công..............................................................................................144
8.1.1 Lựa chọn giải pháp thi công bê tông.................................................................144
8.1.2. Lựa chọn phương tiện thi công........................................................................144
8.2. Lập biện pháp thi công....................................................................................147
8.2.1 Tính toán cốp pha, cây chống............................................................................147
8.2.3. Công tác cốt thép, cốt pha, bêtông dầm, cột, sàn.............................................157
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG.......................................................164

1. Mục đích và ý nghĩa của thiết kế tổ chức thi công........................................................164
2. Yêu cầu, nội dung và những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công............164

2.1.Yêu cầu...............................................................................................................164
2.2. Nội dung............................................................................................................. 164
2.3. Những nguyên tắc chính...................................................................................165
3.Lập tiến độ thi công........................................................................................................165

3.1. Ý nghĩa của tiến độ thi công...............................................................................165
3.2. Yêu cầu và nội dung của tiến độ thi công........................................................165
3.3. Lập tiến độ thi công............................................................................................165
4.Lập tổng mặt bằng thi công............................................................................................168

4.1. Cơ sở tính toán..................................................................................................168
4.2. Mục đích............................................................................................................169
4.3. Tính toán lập tổng mặt bằng thi công..............................................................169
4.3.1 Diện tích sử dụng..............................................................................................169
4.4. Tính diện tích kho bãi.......................................................................................170
4.4.1. Kho chứa xi măng............................................................................................170
4.4.2. Kho chứa thép..................................................................................................170
4.4.3. Kho chứa ván khuôn........................................................................................171
4.5. Tính toán điện trên công trường......................................................................171
4.5.1. Điện thi công và chiếu sáng sinh hoạt.............................................................171
4.5.2. Điện sinh hoạt..................................................................................................171
4.5.3. Chọn máy biến áp...........................................................................................172
4.5.4 Tính toán dây dẫn.............................................................................................172
4.6. Tính toán nước thi công và sinh hoạt..............................................................174
4.7. Đường tạm cho công trình................................................................................175
CHƯƠNG 3:. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.....................176
1. An toàn lao động............................................................................................................176


1.1. An toàn lao động trong thi công phần ngầm...................................................176
1.2. An toàn lao động trong thi công phần thân.....................................................176
1.3. An toàn lao động trong công tác hoàn thiện....................................................177
7


1.4. An toàn lao động khi vận hành, tiếp xúc với máy móc...................................177
1.5. Tai nạn ngã cao và tai nạn điện trong thi công công trình.............................177
1.6. Công tác vệ sinh môi trường............................................................................177

PHẦN 1
PHẦN KIẾN TRÚC (10%)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS.Trương Mạnh Khuyến
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
LỚP
:

NHIỆM VỤ
1. TÌM HIỂU CÁC BẢN VẼ KIẾN TRÚC
+ CÁC BẢN VẼ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH
+ CÁC BẢN MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH
+ CÁC BẢN MẶT CẮT CÔNG TRÌNH
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

8


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH.

Tên công trình: KTX CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HƯNG YÊN
Nhiệm vụ và chức năng: Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế –
xã hội, nhu cầu về Dịch vụ công cộng, dịch vụ thương mại cũng như nhà ở của xã hội
ngày càng cao. Vì vậy những tòa nhà cao tầng với tổ hợp Văn phòng – Thương mại
dịch vụ – Và căn hộ chung cư là giải pháp thiết yếu cho những đô thị hiện đại.
Địa điểm xây dựng: Hưng Yên.
1.2.CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH.
1.2.1. Giải pháp mặt bằng.
- Tòa nhà tổ hợp cao 10 tầng và 1 tầng hầm, trong đó:
+ 1 tầng hầm sử dụng làm diện tích để xe và các phòng kỹ thuật
+ Tầng 1 là diện tích cho dịch vụ, phòng ăn, phòng quản lý sinh viên, phòng
quản lý hành chính, không gian giải khát, cửa hàng tự chọn.
+ Tầng 2 là diện tích cho phòng ở và phòng văn hoá câu lạc bộ.
+ Tầng 3 – 9 là tổ hợp các căn hộ gồm 2 loại là phòng ở loại 1 và loại 2 với 2
phòng vệ sinh hoặc 1 phòng vệ sinh và 1 ban công.
+ Còn lại là 1 tầng kĩ thuật và tầng mái của tòa nhà.
+ Tòa nhà cao 39,2 m so với cos +0,00
1.2.2. Giải pháp cấu tạo và mặt cắt:
- Tầng hầm cao 3 m với cốt cao trình là -3.000. Ở khu vực và tầng cốt -1,350 là
tầng để đỡ phần công trình phía trên như sảnh tầng 1 và các bậc gạch, tầng cốt -1,350
chỉ cao 1,35m. Tầng 1 cao 4,2m và tầng kĩ thuật cao là 4,3 m, các tầng còn lại có chiều
cao 3,6m.
- Các tầng đều có hệ thống cửa sổ và cửa đi đểu lưu thông và nhận gió, ánh sáng.
- Toàn bộ công trình đều có 4 thang bộ và 6 thang máy phục vụ thuận lợi cho
việc di chuyển theo phương đứng của mọi người trong toà nhà.
- Toàn bộ tường nhà xây gạch blog với vữa XM #50, trát trong và ngoài bằng vữa
XM #50.
- Nền nhà lát gạch Ceramic,Garnite vữa XM #75 dày 20; trần làm trân thạch cao
- Tường bếp và khu vệ sinh ốp gạch men kính cao 1800 kể từ mặt sàn.
- Cửa gỗ dùng gỗ nhóm 3 sơn màu vàng kem, hoa sắt cửa sổ sơn một nước chống

gỉ sau đó sơn 2 nước màu vàng kem.
- Xung quanh nhà bố trí hệ thống rãnh thoát nước rộng 300 sâu 250 lãng vữa XM
#75 dày 20, lòng rãnh đánh dốc về phía ga thu nước.
1.2.3. Giải pháp thiết kế mặt đứng, hình khối không gian của công trình.
- Mặt đứng công trình được nghiên cứu trên cơ sở tổ hợp những phân vị ngang
liên tục và những yếu tố mặt đứng mang tính chất chung cư hiện đại và kinh tế nhất.
Các không gian chung và riêng được bố trí khéo léo trên mặt đứng không tạo những
khoảng trống thừa và mang tính hình thức.
- Phương án thể hiện cách tổ chức hình khối khúc triết và mạnh mẽ nhưng cũng
rất gần gũi với những hình thức che nắng, bóng đổ trên mặt đứng hiệu quả, nhẹ nhàng
và có giá trị lớn về mặt sử dụng,với những phân vị ngang thống nhất và cân bằng về
mặt tỉ lệ đặc và rỗng.
- Các thủ pháp xử lý mặt đứng về khối, mảng, phân vị được kết hợp tuần tự theo
quy luật và không theo quy luật nhằm tạo cho công trình có được hình thức kiến trúc
hiệu quả nhất, phù hợp với chức năng sử dụng của công trình. Mang nét hiện đại
nhưng hài hòa, không phá vỡ cảnh quan chung, tạo được điểm nhấn trong khu vực.

9


- Được thiết kế hợp khối phần đế với chức năng công cộng nhằm mục đích tối ưu
hoá sử dụng đất.
- Mặt đứng của công trình đối xứng tạo được sự hài hoà phong nhã, phía mặt
đứng công trình ốp kính panel hộp dày 10 ly màu xanh tạo vẻ đẹp hài hoà với đất trời
và vẻ bề thế của công trình.
- Hình khối của công trình thay đổi theo chiều cao tạo ra vẻ đẹp, sự phong phú
của công trình, làm công trình không đơn điệu. Ta có thể thấy mặt đứng của công trình
là hợp lý và hài hoà kiến trúc với tổng thể kiến trúc quy hoạch của các công trình xung
quanh.
1.3. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TƯƠNG ỨNG CỦA CÔNG TRÌNH:

1.3.1. Giải pháp thông gió chiếu sáng.
- Mỗi phòng trong toà nhà đều có hệ thống cửa sổ và cửa đi, phía mặt đứng là
cửa kính lên việc thông gió và chiếu sáng đều được đảm bảo.
- Các phòng đều được thông thoáng và được chiếu sáng tự nhiên từ hệ thống cửa
sổ, cửa đi, ban công logia, hành lang và các sảnh tầng kết hợp với thông gió và chiếu
sáng nhân tạo.
1.3.2. Giải pháp bố trí giao thông.
- Đảm bảo mối liên hệ thuận tiện trong giao thông đối nội và đối ngoại và các
không gian chức năng bên trong toà nhà.
- Đảm bảo thoát người tốt trong các trường hợp khẩn cấp, tuân thủ các tiêu chuẩn
an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Giao thông theo phương ngang trên mặt bằng có đặc điểm là cửa đi của các
phòng đều mở ra sảnh của các tầng, từ đây có thể ra ba thang bộ và hai thang máy để
lên xuống tuỳ ý, đây là nút giao thông theo phương đứng (cầu thang).
- Giao thông theo phương đứng gồm hai thang bộ trừ tầng hầm lên tầng lửng 1
thang (mỗi vế thang rộng 1.2m) và 3 thang máy thuận tiện cho việc đi lại và đủ kích
thước để vận chuyển đồ đạc cho các căn hộ, đáp ứng được yêu cầu đi lại và các sự cố
có thể xảy ra như cháy nổ, động đất,…
1.3.3. Giải pháp cung cấp điện nước và thông tin.
- Hệ thống cấp nước:
+ Nước cấp được lấy từ mạng cấp nước bên ngoài khu vực qua đồng hồ đo lưu
lượng nước vào bể nước ngầm của công trình có dung tích 88,56m 3 (kể cả dự trữ cho
chữa cháylà 54m3 trong 3 giờ). Bố trí 2 máy bơm nước sinh hoạt (1 làm việc + 1 dự
phòng) bơm nước từ trạm bơm nước ở tầng hầm lên
+ Nước sẽ được phân phối qua ống chính, ống nhánh đến tất cả các thiết bị
dùng nước trong công trình. Nước nóng sẽ được cung cấp bởi các bình đun nước nóng
đặt độc lập tại mỗi khu vệ sinh của từng tầng.
+ Đường ống cấp nước dùng ống thép tráng kẽm có đường kính từ 15 đến
65. Đường ống trong nhà đi ngầm sàn, ngầm tường và đi trong hộp kỹ thuật. Đường
ống sau khi lắp đặt xong đều phải được thử áp lực và khử trùng trước khi sử dụng,

điều này đảm bảo yêu cầu lắp đặt và yêu cầu vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước và thông hơi:
+ Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh
trong khu nhà.
+ Có hai hệ thống thoát nước bẩn và hệ thống thoát phân. Nước thải sinh hoạt
từ các xí tiểu vệ sinh được thu vào hệ thống ống dẫn, qua xử lý cục bộ bằng bể tự hoại,
sau đó được đưa vào hệ thống cống thoát nước bên ngoài của khu vực.
+ Hệ thống ống đứng thông hơi 60 được bố trí đưa lên mái và cao vượt khỏi
mái một khoảng 700mm. Toàn bộ ống thông hơi và ống thoát nước dùng ống nhựa
PVC của Việt nam, riêng ống đứng thoát phân bằng gang.

10


+ Các đường ống đi ngầm trong tường, trong hộp kỹ thuật, trong trần hoặc
ngầm sàn.
- Hệ thống cấp điện:
+ Nguồn cung cấp điện của công trình là điện 3 pha 4 dây 380V/ 220V. Cung
cấp điện động lực và chiếu sáng cho toàn công trình được lấy từ trạm biến thế đã xây
dựng cạnh công trình.
+ Phân phối điện từ tủ điện tổng đến các bảng phân phối điện của các phòng
bằng các tuyến dây đi trong hộp kỹ thuật điện.
+ Dây dẫn từ bảng phân phối điện đến công tắc, ổ cắm điện và từ công tắc đến
đèn, được luồn trong ống nhựa đi trên trần giả hoặc chôn ngầm trần, tường.
+ Tại tủ điện tổng đặt các đồng hồ đo điện năng tiêu thụ cho toàn nhà, thang
máy, bơm nước và chiếu sáng công cộng. Mỗi phòng đều có 1 đồng hồ đo điện năng
riêng đặt tại hộp công tơ tập trung ở phòng kỹ thuật của từng tầng.
- Hệ thống thông tin tín hiệu:
+ Dây điện thoại dùng loại 4 lõi được luồn trong ống PVC và chôn ngầm
trong tường, trần.

+ Dây tín hiệu angten dùng cáp đồng, luồn trong ống PVC chôn ngầm trong
tường.
+ Tín hiệu thu phát được lấy từ trên mái xuống, qua bộ chia tín hiệu và đi đến
từng phòng.
+ Trong mỗi phòng có đặt bộ chia tín hiệu loại hai đường, tín hiệu sau bộ chia
được dẫn đến các ổ cắm điện. Trong mỗi căn hộ trước mắt sẽ lắp 2 ổ cắm máy tính, 2 ổ
cắm điện thoại, trong quá trình sử dụng tuỳ theo nhu cầu thực tế khi sử dụng mà ta có
thể lắp đặt thêm các ổ cắm điện và điện thoại.
1.3.4. Giải pháp phòng hoả.
- Bố trí hộp vòi chữa cháy ở mỗi sảnh cầu thang của từng tầng. Vị trí của hộp vòi
chữa cháy được bố trí sao cho người đứng thao tác được dễ dàng.
- Các hộp vòi chữa cháy đảm bảo cung cấp nước chữa cháy cho toàn công trình
khi có cháy xảy ra. Mỗi hộp vòi chữa cháy được trang bị 1 cuộn vòi chữa cháy đường
kính 50mm, dài 30m, vòi phun đường kính 13mmm có van góc.
- Bố trí một bơm chữa cháy đặt trong phòng bơm (được tăng cường thêm bởi
bơm nước sinh hoạt) bơm nước qua ống chính, ống nhánh đến tất cả các họng chữa
cháy ở các tầng trong toàn công trình.
- Bố trí một máy bơm chạy động cơ điezel để cấp nước chữa cháy khi mất điện.
- Bơm cấp nước chữa cháy và bơm cấp nước sinh hoạt được đấu nối kết hợp để
có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Bể chứa nước chữa cháy được dùng kết hợp với bể
chứa nước sinh hoạt có dung tích hữu ích tổng cộng là 88,56m 3, trong đó có 54m3 dành
cho cấp nước chữa cháy và luôn đảm bảo dự trữ đủ lượng nước cứu hoả yêu cầu, trong
bể có lắp bộ điều khiển khống chế mức hút của bơm sinh hoạt.
- Bố trí hai họng chờ bên ngoài công trình. Họng chờ này được lắp đặt để nối hệ
thống đường ống chữa cháy bên trong với nguồn cấp nước chữa cháy từ bên ngoài.
- Trong trường hợp nguồn nước chữa cháy ban đầu không đủ khả năng cung cấp,
xe chữa cháy sẽ bơm nước qua họng chờ này để tăng cường thêm nguồn nước chữa
cháy, cũng như trường hợp bơm cứu hoả bị sự cố hoặc nguồn nước chữa cháy ban đầu
đã cạn kiệt.
1.3.5.Giải pháp thoát nước mưa.

- Đối với công trình: nước mưa từ mái và các Lôgia được dẫn xuống tầng trệt
bằng các ống thoát nước mưa vào các hố ga ở mặt nền trước khi thoát ra hệ thống cống
khu vực.
- Đối với thoát nước mặt: tạo độ dốc thoát nước ở nền từ chân công trình ra
hướng các đường nội bộ kết nối vối đường ống thoát nước khu vực.
11


1.3.6.Giải pháp thu gom rác:
- Mỗi tầng có một ống thu rác ở phía ngoài cầu thang thoát hiểm.
- Rác được thu từ các tầng xuống thùng chứa rác ở tầng trệt và vận chuyển ra
ngoài chung cư bởi xe chở rác chuyên dùng.
- Phòng thu rác tại chỗ của tầng trệt được bố trí tại các góc khuất gần cầu thang
bộ và thang máy. Buồng thu rác có lối vào riêng và có cửa mở ra ngoài. Cửa buồng thu
rác được bố trí ở lối vào sau của tòa nhà.
- Bên trong mỗi phòng thu rác, sử dụng gạch men để ốp các mảng tường xung
quanh, gạch ceramic để lát nền sàn. Trong mỗi phòng thu rác bố trí phễu thu sàn, thu
nước chảy từ buồng thu rác vào hệ thống thoát nước bẩn. Biện pháp để chống các mùi
hôi bay vào tòa nhà, bên trong mỗi phòng thu rác bố trí quạt hút, dùng thùng rác có
bánh xe và nắp đậy có nắp kín.
1.4. BẢO TRÌ VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH
- Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình
đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế trong
suốt quá trình khai thác sử dụng.
- Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có
các hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.
1.4.1. Quy trình bảo trì:
a. Lập hồ sơ bảo trì:
- Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng do Chủ đầu tư, chủ
quản lý sử dụng lập bao gồm:

+ Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất
lượng);
+ Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
+ Quy trình bảo trì công trình xây dựng (do nhà thầu thiết kế lập);
+ Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công
trình trong thời gian khai thác sử dụng công trình;
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.
- Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì phải được lưu giữ và bổ sung kịp thời
những thay đổi của công trình trong suốt thời gian tồn tại của công trình.
b. Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình:
- Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng
công trình nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp của công trình. Hoạt động kiểm tra thực hiện
theo các thời điểm như sau:
+ Kiểm tra thường xuyên: Do chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện để
phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.
+ Kiểm tra đột xuất (kiểm tra bất thường): được tiến hành sau khi có sự cố bất
thường (lũ bão, hoả hoạn, động đất, va chạm lớn,...), sửa chữa, nghi ngờ về khả năng
khai thác sau khi đã kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên nhân hoặc khi cần
khai thác với tải trọng lớn hơn. Công việc này phải do các chuyên gia và các tổ chức
có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
+ Kiểm tra định kỳ: Không quá 05 năm/1 lần. Do các tổ chức và chuyên gia
chuyên ngành có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của
chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng.
c. Nội dung và các hạng mục kiểm tra:
- Hạ tầng, sân vườn: kiểm tra tình trạng (lún sụt, ngập úng, ứ đọng…) của sân
vườn, hè rãnh và hệ thống thoát nước mưa; tình trạng rò rỉ mùi từ hệ thống cống ngầm,
hố ga, bể phốt...;

12



- Phần thân công trình: kiểm tra phát hiện sự rạn nứt, thấm dột của các lớp mái;
sự bong rộp của các lớp hoàn thiện trần, tường, sàn, cửa; các biểu hiện lạ thường của
các cấu kiện (dầm, cột, tường, cầu thang, cửa sổ, cửa đi…);
- Hệ thống cơ điện: kiểm tra tình trạng và khả năng hoạt động so với thiết kế của
trạm điện tổng; phòng kỹ thuật; các tủ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống thông gió
công trình; hệ thống thang máy; hệ thống chống sét…
d. Xác định phạm vi trách nhiệm và nguồn kinh phí thực hiện bảo trì:
- Căn cứ vào các văn bản pháp lý, các văn bản thỏa thuận giữa các bên để xác
định chủ sở hữu, phạm vi sở hữu chung, riêng để xác định quyền và trách nhiệm bảo
trì, cải tạo công trình tương ứng với phần quyền sở hữu của mình theo các quy định
của pháp luật;
- Việc phân chia kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung do các chủ sở hữu
nhà ở thuộc sở hữu chung thoả thuận và được lập thành văn bản có chữ ký của các
bên.
e. Chọn cấp bảo trì:
- Sau khi có kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lượng công trình
mà chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì cho phù hợp như
dưới đây:
+ Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng
của từng chi tiết, bộ phận công trình.
+ Cấp sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ
phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
+ Cấp sửa chữa vừa: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số
bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình đó.
+ Cấp sửa chữa lớn: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ
phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
- Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng tự thực hiện công tác bảo trì công trình xây
dựng (nếu đủ điều kiện năng lực) hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng
lực thực hiện bảo trì công trình theo các cấp bảo trì.

f. Tiến hành bảo trì:
- Công tác bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi trường.
Thực hiện bảo trì theo hình thức lần lượt (cuốn chiếu), tránh làm ồ ạt gây ảnh hưởng
đến đời sống, sinh hoạt của người sử dụng.
- Các yêu cầu cụ thể:
+ Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công,
người sử dụng và các phương tiện giao thông, vận hành trên công trình;
+ Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa
ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động,... do xe, máy và các thiết bị thi công
khác khi
thực hiện các hoạt động bảo trì gây ra;
Tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường; các quy phạm an toàn lao
động; an toàn trong thi công; an toàn lao động trong sử dụng máy móc, thiết bị thi
công.
g. Giám sát, nghiệm thu và bảo hành công tác bảo trì công trình:
- Theo các quy định của pháp luật về bảo hành, bảo trì.
h. Bổ sung và hoàn thiện hồ sơ bảo trì để lưu trữ.

13


PHẦN 2
PHẦN KẾT CẤU (45%)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :ThS.Trương Mạnh Khuyến
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Hiếu
LỚP
: 2013 X6

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ:
1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU

2. SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN VÀ LẬP MẶT BẰNG KẾTCẤU
3. TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG
4. TÍNH CẦU THANG THANG BỘ TRỤC 3- 4
5. TÍNH SÀN TẦNG HẦM
6. TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ THÉP KHUNG TRỤC 5
....

14


CHƯƠNG I: GIẢI PHÁP KẾT CẤU
1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU.
1.1. CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.
1.1.1. Cơ sở để tính toán kết cấu.
Căn cứ vào giải pháp kiến trúc và hồ sơ kiến trúc công trình
Căn cứ vào tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737 – 1995
Căn cứ vòa tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386 – 2012
Căn cứ vào tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 5574 – 2012
Căn cứ vào tiêu chuẩn phân cấp công trình, nguyên tắc chung TCVN 2748 – 1991
Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304 – 2014
Căn cứ vào tiêu chuản, chỉ dẫn và tài liệu được ban hành
Căn cứ vào cấu tạo bê tông cốt thép và các loại vật liệu khác.
1.1.2. Phương án sàn.
Trong công trình hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng không gian của hệ kết
cấu. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là điều quan trọng. Do vậy cần phải có sự
phân tích đúng để lựa chọn ra phương án thích hợp nhất với kết cấu công trình và giá
trị sử dụng.
Sàn sườn toàn khối: Cấu tạo bao gồm hệ dầm và bản sàn
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công
phong phú nên thuận tiện cho việc lựa chọn công nghệ thi công

Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt nhịp khẩu độ lớn,
dẫn đến chiều cao tầng của công trình lớn nên gây bất lợi cho kết cấu công trình khi
chịu tải trọng ngang, nhất là không tiết kiệm vật liệu. Không gian sử dụng bị hạn chế.
Sàn ô cờ: Cấu tạo gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản
sàn thành các ô bản kê 4 cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các
dầm không quá 2m.
Ưu điểm: Tránh được trường hợp xuất hiện nhiều cột trong kết cấu công trình nên tiết
kiệm được không gian sử dụng, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và
không gian sử dụng lớn như hội trường, nhà khách…
Nhược điểm: Không tiết kiệm vật liệu, thi công phức tạp. Mặt khác, khi mặt bằng sàn
quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính, vì vậy không tránh được những hạn chế
do chiều cao dầm đem lại.
Sàn không dầm(sàn nấm): Cấu tạo bao gồm các bản kê trực tiếp lên cột.
Ưu điểm: Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình và tăng không
gian sử dụng, dễ phân chia không gian, thích hợp với những công trình có khẩu độ
vừa(6 – 8m).
Nhược điểm: Tải trọng lớn, độ cứng ngang của công trình nhỏ nên ít sử dụng trong nhà
cao tầng.
Sàn Composite: Cấu tạo bao gồm hình dập nguội và tấm đan bằng bê tông cốt
thép.
Ưu điểm: Khi thi công tấm tôn đóng vai trò sàn công tác, khi đổ bê tông đóng vai trò
cốp pha cho vữa bê tông, khi làm việc đóng vai trò cốt thép lớp dưới của bản sàn.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp, chi phí vật liệu cao, công nghệ thi công chưa phổ
biến ở Việt Nam hiện nay.
Tấm Panel lắp ghép: Cấu tạo gồm những tấm panel ứng lực trước được sản xuất
trong nhà máy. Các tấm này được vận chuyển ra công trường và lắp dựng lên dầm,
vách rồi tiến hành rải thép và đổ bù bê tông.
Ưu điểm: Khả năng vượt nhịp lớn, tiết kiệm thời gian thi công, tiết kiệm vật liệu, khả
năng chịu lực lớn và độ võng nhỏ.
Nhược điểm: Kích thước cấu kiện lớn, quy trình tính toán phức tạp.

15


Sàn bê tông BubbleDeck: là công nghệ xây dựng mới tiên tiến trên thế giới. Sử
dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực
ở thớ dưới của sàn, làm giảm trọng lượng bản thân và tăng khả năng vượt nhịp lên
50%. Bản sàn bê tông BubbleDeck phằng không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột,
vách chịu lực.
Ưu điểm: + Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế và thi công, có khả năng thích nghi
với nhiều loại mặt bằng. Tạo không gian rộng cho thiết kế nội thất.
+ Giảm trọng lượng bản thân kết cấu tới 35%, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu móng.
+ Tăng khoảng cách lưới cột và khả năng vượt nhịp rất lớn có thể lên tới 15m mà
không cần ứng suất trước, giảm hệ tường, vách chịu lực.
+ Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo
+ Tiết kiệm khối lượng bê tông
+ Cách âm và cách nhiệt tốt
+ Rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và Cacbon.
Nhược điểm: + Là công nghệ xây dựng mới vào Việt Nam nên nguyên lí tính toán
chưa được cập nhật cụ thể
+ Khả năng chịu cắt của sàn bê tông BubbleDeck = 0,63 sàn bê tông đặc có cùng cấp
độ bền vật liệu.
1.1.3. Hệ kết cấu chịu lực.
Công trình là một khối cao tầng gồm có 11 tầng nổi và 02 tầng hầm, chiều cao
tính từ cốt 0,00 đến đỉnh công trình là 35,4m. Mặt bằng công trình tầng điển hình có
kích thước
33,2 m x 22,5m. Công trình có 2 tầng hầm, chiều cao mỗi tầng là 3,3m.
Công trình có 3 thang máy chính và 02 thang bộ nên kết cấu dùng để tính toán
có thể là:
Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng:
Hệ kết cấu vách cứng có thể bố trí thành hệ thống theo một phương, hai hoặc

liên kết thành hệ không gian gọi là lõi cứng. Loại kết cấu này có khả năng chịu lực
ngang tốt nên được sử dụng cho các công trình cao hơn 20 tầng. Tuy nhiên hệ thống
vách cứng trong công trình là sự cản trở để tạo không gian rộng.
Hệ kết cấu khung giằng(khung và vách cứng):
Hệ khung lõi chịu lực thường được sử dụng hiệu quả cho các nhà có độ cao
trung bình và thật lớn, có mặt bằng hình chữ nhật hoặc vuông. Lõi có thể đặt trong
hoặc ngoài biên trên bằng. Hệ sàn các tầng được gối trực tiếp vào tường lõi – hộp hoặc
qua các hệ cột trung gian. Hệ kết cấu khung giằng được tạo ra bằng sự kết hợp hệ
thống khung và hệ thống vách cứng . Hệ thống vách cứng thường được đặt tại vị trí
cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc ở các tường biên là khu vực có
tường liên tục nhiều tầng. Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi
nhà.
Hệ thông kết cấu khung – giằng tỏ ra là kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình
cao tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà trên 40 tầng được thiết
kế cho vùng có động đất ≤ cấp 7.
Kết cấu khung vách là tổ hợp của 2 hệ kết cấu: kết cấu khung và kết cấu vách (lõi)
cứng. Tận dụng tính ưu việt của mỗi loại vừa có thể cung cấp không gian sử dụng khá
lớn đối với việc bố trí mặt bằng kiến trúc lại có tính năng chống lực ngang tốt. Vách
cứng trong kết cấu khung cách có thể bố trí độc lập, cũng có thể lợi dụng vách của
giếng thang máy. Vì vậy loại kết cấu này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các
công trình xây dựng hiện nay. Hơn nữa, biến dạng của kết cấu khung vách là biến dạng
cắt uốn: biến dạng của kết cấu khung là biến dạng cắt, biến dạng tương đối giữa các
tầng bên trên nhỏ và các tầng bên dưới lớn hơn. Đối với kết cấu khung vách do điều
16


tiết biến dạng của hai dạng kết cấu này cùng làm việc tạo thành biến dạng cắt uốn, từ
đó giảm tỉ lệ biến dạng tương đối giữa các tầng của kết cấu và tỉ lệ chuyển vị của điểm
đỉnh làm tăng độ cứng biên của kết cấu. Tải trọng ngang chủ yếu do kết cấu vách chịu,
từ đặc điểm chịu lực đó có thể thấy độ cứng chống uốn của vách lớn hơn nhiều độ

cứng chống uốn của khung trong kết cấu khung – vách dưới tác dụng của tải trọng
ngang.
Nói chung vách cứng dảm nhận trên 80% khả năng chịu lực của khung kết cấu, vì vậy
lực cắt của tầng mà kết cấu khung phân phối dưới tác dộng của tải trọng ngang được
phân phối tương đối đều theo chiều cao moment uốn của cột dầm tương đối bằng
nhau, có lợi cho việc giảm kích thước dầm cột, thuận lợi cho công tác thi công.

17


CHƯƠNG II : CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN
- Để tính toán kết cấu, trước tiên chúng ta phải lựa chọn sơ bộ kích thước các cấu
kiện theo công thức kinh nghiệm. Sau đó sử dụng kích thước sơ bộ này để tính tải
trọng, tìm nội lực trong cấu kiện. Trong trường hợp cốt thép tính toán được không thoả
mãn, ta phải chọn lại kích thước cấu kiện và tính lại thép. Quá trình này lặp lại cho đến
khi đạt được sự hợp lý.
2.1. SÀN:
2.1.1. Chọn tiết diện sàn tầng 1 đến tầng mái:
- Chiều dày sàn được chọn sơ bộ theo công thức :
hb 

D
l
m

Trong đó : m = 40-45 với bản kê 4 cạnh
m = 30-35 với bản loại dầm
m = 10-18 với bản congxon.
l : nhịp của bản theo phương chịu lực lớn hơn.
D = 0.8-1.4 phụ thuộc vào loại tải trọng.

 Với bản sàn loại kê 4 cạnh:
- Bản sàn loại kê 4 cạnh: kích thước lớn nhất là 6,3 x 7,2. Do đó chiều dày bản
sàn được chọn theo công thức kinh nghiệm:
�1 1 � �1 1 �
hb  � � �L  � � ��6,3m  0,14 �0,1575m
�45 40 � �45 40 �

� Chọn: hb  12cm .
 Với bản sàn loại dầm:
- Bản sàn loại dầm có kích thước lớn nhất là: 2,4 x 7,2. Do đó chiều dày bản sàn
được chọn theo công thức kinh nghiệm:
�1 1 � �1 1 �
hb  � � �L  � � ��2, 4m  0,07 �0,08m
�35 30 � �35 30 �

� Chọn: hb  12cm .
2.2.2. Chọn tiết diện sàn tầng hầm :
- Với tầng hầm, chủ yếu ding làm gara và đặt các khu vực kĩ thuật nên yêu cầu về
kiến trúc không quá quan trọng. Do đó ta chọn sàn sườn. Mặt khác, hoạt tải của gara
cũng khá lớn (6kN/m2) và để thỏa mãn các yêu cầu về chống cháy, cách âm, đảm bảo
độ cứng chung toàn nhà, chống thấm v…v… ta chọn chiều dày tầng hầm là 15cm
2.2. CHỌN KÍCH THƯỚC DẦM:
Chiều cao tiết diện dầm được chọn theo công thức: .
Chiều rộng dầm được chọn theo công thức:
Trong đó :
- md : hệ số
- Đối với dầm chính md = 8  12
- Đối với dầm phụ md = 12  20
- ld : nhịp của dầm đang xét
Chọn sơ bộ kích thước dầm :

DC1 : Dầm giữa
�1 1 �
h �� �
.7, 2   0,9 �0, 6  m
�8 12 �
 chọn h  0, 7m .

18


b   0,3 �0,5  h   0, 21 �0,35 

 chọn b = 0,3m .

DC1A : Dầm biên
�1 1 �
h �� �
.7, 2   0,9 �0, 6  m
�8 12 �
 chọn h  0,5m .

b   0,3 �0,5  h   0, 21 �0,35 

 chọn b = 0,3m .

DC2
�1 1 �
h �� �
.9, 6   1, 2 �0,8  m
�8 12 �

 chọn h  0,8m .

b   0,3 �0,5  h   0, 3 �0,5 

 chọn b =0,3m .

DC3
�1 1 �
h �� �
.2, 4   0,3 �0, 2  m
�8 12 �
 chọn h  0,3m .

b   0,3 �0,5  h   0, 09 �0,15 

 chọn b =0,3m .

DC4 : Dầm giữa
�1 1 �
h �� �
.6,3   0, 7875 �0,525  m
�8 12 �
 chọn h  0, 7m .

b   0,3 �0,5  h   0, 21 �0,35 

 chọn b =0,3m .

DC4A : Dầm biên
�1 1 �

h �� �
.7, 2   0,9 �0, 6  m
�8 12 �
 chọn h  0, 4m .

b   0,3 �0,5  h   0, 21 �0,35 

 chọn b = 0,3m .

DC4B
�1 1 �
h �� �
.7, 2   0,9 �0, 6  m
�8 12 �
 chọn h  0, 4m .

b   0,3 �0,5  h   0, 21 �0,35 
19

 chọn b = 0,3m .


DC5
�1 1 �
h �� �
.4, 2   0,525 �0,35  m
�8 12 �
 chọn h  0, 4m .

b   0,3 �0,5  h   0,15 �0, 25 


 chọn b =0,3m .

DC6
�1 1 �
h �� �
.3,3   0, 4125 �0, 275 
�8 12 �
 chọn h  0,3m .

b   0,3 �0,5  h   0, 09 �0,15 

 chọn b =0,15m .

DP1
1 �
�1
h � � �
.6,3   0,525 �0,315  m
12 20 �

 chọn h  0, 4m .

b   0,3 �0,5  h   0,15 �0, 25 

 chọn b =0,3m .

DP2
1 �
�1

h � � �
.7, 2   0, 6 �0,36  m
12 20 �

 chọn h  0, 4m .

b   0,3 �0,5  h   0, 09 �0,15 

 chọn b =0,3m .

DP3
1 �
�1
h � � �
.2, 2   0,183 �0,11 m
12 20 �

 chọn h  0, 3m .

b   0,3 �0,5  h   0, 06 �0,1

 chọn b =0,15m .

2.3. CHỌN TIẾT DIỆN CỘT:

N
Ak�
Rb
Ta có công thức xác định tiết diện cột:
Trong đó: A – Diện tích tiết diện cột

N – Lực nén được tính toán gần đúng theo công thức
20


N = n.S.q
S – diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét
n – số sàn phía trên tiết diện đang xét.
q – tải trọng tương đương tính trên mỗi m 2 mặt sàn trong đó gồm có tải trọng thường
xuyên và tải trọng tạm thời trên bản sàn, trọng lượng dầm, cột đem tính ra phân bố đều
trên mặt sàn. Để đơn giản cho tính toán và theo kinh nghiệm ta tính N bằng cách cho tải
trọng phân bố đều trên sàn là 15(kN/m2).
Rb – cường độ chịu nén của vật liệu làm cột. Bê tông cấp độ bền B25
có Rb =14,5(Mpa) = 14500(kN/m2)
k – là hệ số được lấy tùy thuộc vào độ lớn của momen trong cột. Với các cột bên
trong có thế lấy k=1.2 �1.3. Với các cột ngoài cùng, hoặc tầng trên cùng hệ số k nên được
lấy lớn hơn.

Ta có bảng sau :
Cột từ tầng hầm đến tầng 6 :


n
cột

A1
A2
A3
A4
A5
A6

A7
A8
A9
A1
0
A1
1
A1
2
A1
3

Kích thước diện truyền tải (m)
k

n
Cạnh dài
Cạnh ngắn
Nhịp Nhịp Nhịp Nhịp
1
2
1
2
7.2
6.3
7.2
2.4
6.3
7.2
6.3

6.3
7.2
2.4
6.3
6.3
7.2
2.4
7.2
6.3
7.2
6.3
3.3
7.2
7.2
2.4
4.2
2.4
7.2
9.6
7.2
2.4

1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2

1.2

10
10
10
10
10
10
10
10
10

1.2

10

4.2

6.3

7.2

1.2

10

7.2

2.4


1.2

10

7.2

1.2

10

6.3

9.6

Diện
tích
truyền
tải
(m2)
(S)

q
(kN/m2
)

A (m2)

Chọn kích
thước cột
(mm)


b

h

Chọ
n cột

11.34
15.12
22.68
30.24
32.4
17.28
17.28
2.52
27.36

15
15
15
15
15
15
15
15
15

0.1408
0.1877

0.2815
0.3754
0.4022
0.2145
0.2145
0.0313
0.3396

400
400
400
400
450
400
400
400
450

500
500
500
500
600
500
500
500
600

C1
C1

C1
C1
C2
C1
C1
C1
C2

2.4

17.64

15

0.2190

450

600

C2

6.3

3.3

17.1

15


0.2123

450

600

C2

7.2

6.3

24.3

15

0.3017

400

500

C1

7.2

2.4

22.68


15

0.2815

450

600

C2

Cột từ tầng 6 đến tầng mái:

21



n
cột

A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
A9
A1
0

A1
1
A1
2
A1
3

Kích thước diện truyền tải (m)
k

n
Cạnh dài
Cạnh ngắn
Nhịp Nhịp Nhịp Nhịp
1
2
1
2
7.2
6.3
7.2
2.4
6.3
7.2
6.3
6.3
7.2
2.4
6.3
6.3

7.2
2.4
7.2
6.3
7.2
6.3
3.3
7.2
7.2
2.4
4.2
2.4
7.2
9.6
7.2
2.4

1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2

5
5
5

5
5
5
5
5
5

1.2

5

4.2

6.3

7.2

1.2

5

7.2

2.4

1.2

5

7.2


1.2

5

6.3

9.6

Diện
tích
truyền
tải
(m2)
(S)

q
(kN/m2
)

A (m2)

Chọn kích
thước cột
(mm)

b

h


Chọ
n cột

11.34
15.12
22.68
30.24
32.4
17.28
17.28
2.52
27.36

15
15
15
15
15
15
15
15
15

0.0704
0.0938
0.1408
0.1877
0.2011
0.1073
0.1073

0.0156
0.1698

400
400
400
400
400
400
400
400
400

450
450
450
450
500
450
450
450
500

C3
C3
C3
C3
C1
C3
C3

C3
C1

2.4

17.64

15

0.1095

400

500

C1

6.3

3.3

17.1

15

0.1061

400

500


C1

7.2

6.3

24.3

15

0.1508

400

450

C3

7.2

2.4

22.68

15

0.1408

400


500

C1

Kiểm tra điều kiện cột về độ mảnh.
Kích thước cột phải bảo đảm điều kiện ổn định. Độ mảnh  được hạn chế như sau:
l
  o �o
b
, đối với cột nhà o  30
lo: chiều dài tính toán của cấu kiện, đối với cột nhà cao tầng, l o = 0,7.l(liên kết một đầu
ngàm 1 đầu khớp).
Chiều cao cột tầng áp mái là lớn nhất, với l = 4,3 m, do đó lo = 0,7.4,3 = 3,36(m)
l
3, 01
�  o 
 4,3 �o  30
b 0, 7
Vậy cột đảm bảo điều kiện ổn định.
2.4. CHỌN KÍCH THƯỚC HỆ VÁCH LÕI:
Chọn chiều dày lõi: Ta chọn sơ bộ theo cấu tạo.
- Theo yêu cầu kiến trúc, công trình có 1 hệ thống thang máy và thang bộ cạnh
nhau chúng ta có thể sử dụng vách thang như 1 hệ lõi chịu lực dọc theo chiều cao nhà.
Độ dày vách phải lớn hơn giá trị sau(TCXDVN 198:1997):
Chiều dày lõi cầu thang máy được xác định theo công thức sau:
150mm


 ��1

1
H t  .4300  215mm

20
�20
Ta chọn   300mm
Chọn chiều dày vách cầu thang bộ   300mm

22


CHƯƠNG III: TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG
3.1. CƠ SỞ THIẾT KẾ:
- Tải trọng và tác động được lấy theo TCVN 2737-1995. “Tải trọng và tác động
tiêu chuẩn thiết kế”
- Tính toán kháng chấn theo TCVN 9386-1:2012. “Thiết kế công trình chịu động
đất”
3.2. CÁC DẠNG DAO ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH:
- Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, được lặp đi lặp lại
xung quanh một vị trí cân bằng.
- Trong thực tế nhà cao tầng có dạng con lắc ngược khi chịu tác dụng của ngoại
lực, kết cấu này thường phát sinh những dao động ảnh hưởng đến sự bền vững và
ổn định của công trình.
- Nếu coi kết cấu công trình như dạng một thanh côngxon có độ cứng tương
đương được đặt tại trọng tâm trên mặt bằng công trình và có khối lượng các tầng được
quy về tập trung tại cao độ mức sàn tương ứng. Khi đó ta có thể hiểu số bậc dao động
được phát biểu như sau: Số bậc dao động là số bậc của hàm số mà đồ thị được tạo bởi
từ sự biến dạng của thanh côngxon khi dao động. Nói cách khác, là số lần chuyển vị
của khối lượng tập trung tại cao độ mức sàn thay đổi dấu so với trục thẳng đứng OZ
- Số dạng dao động khi phân tích không gian là 3n (x,y,z); và khi phân tích phẳng

là n với n là số tầng.
- Dao động của công trình được tính toán bằng phần mềm ETABS V9.7.4
3.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH:
- Tải trọng tác dụng lên công trình gồm có:
+ Tĩnh tải: trọng lượng các bộ phận công trình,
+ Hoạt tải sử dụng, sửa chữa, thi công.
+ Tải trọng gió: gió tĩnh
+ Tải trọng động đất.
- Trị số của tải trọng được xác định theo các số liệu thiết kế tiết diện cấu kiện và
các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành TCVN 2737 – 1995, TCXD 229: 1999 và TCVN
9386-1:2012
3.3.1. Tĩnh tải:
a. Xác định tải trọng đứng tác dụng lên công trình:
Tải trọng bản thân
- Tải trọng bản thân các cấu kiện dầm, cột, vách, sàn được chương trình tự tính.
Hệ số độ tin cậy lấy bằng 1.1.
Trọng lượng các lớp trát kiến trúc bề mặt kết cấu
- Trọng lượng này được bổ sung thành tải trọng phân bố đều trên mặt các phần tử
shell theo phương lực tác dụng.
*Trọng lượng các lớp cấu tạo sàn tầng hầm đến tầng mái

- Tĩnh tải sàn mái(M):
Các lớp sàn
Lớp gạch lá nem
Lớp vữa lót

Chiều
dày
(m)
0,02

0,02
23


(kN/m3)

gtc
(kN/m2)

Hệ số vượt
tải

gtt
(kN/m2)

15
18

0,3
0,36

1,1
1,3

0,33
0,468


Lp bờ tụng chng thm
0,05

25
Lp gch rng chng núng
0,15
15
Sn bờ tụng ct thộp
0,12
25
Lp va trỏt trn
0,015
18
Tng ti trng
Tng ti trng trong ETAB
- Tnh ti tỏc dng lờn sn tng in hỡnh(S)
Chiu

Cỏc lp sn
dy
(kN/m3)
(m)
Lp gch lỏt sn Ceramic
0,01
20
Lỏng va ximng mỏc 50
0,02
18
Sn bờ tụng ct thộp
0,12
25
Lp va trỏt trn
0,015

18
Tng ti trng
Tng ti trng trong ETAB
- Tnh ti tỏc dng lờn sn ban cụng (SB)
Chiu

Cỏc lp sn
dy
(kN/m3)
(m)
Gch chng trn Garinite
300x300
0,02
20
Lỏng va ximng mỏc 50
0,02
18
Sn bờ tụng ct thộp
0,12
25
Lp va trỏt trn
0,015
18
Tng ti trng
Tng ti trng trong ETAB
- Tnh ti tỏc dng lờn sn v sinh(SW)
Chiu
Cỏc lp sn
dy
(m)

Gch chng trn Garinite
300x300
0,02
Lp mng chng thm
0,005
Sn bờ tụng ct thộp
0,07
Lng ximng mỏc 75
0,03
Thit b v sinh
Tng ti trng
Tng ti trng trong ETAB

1,25
2,25
3
0,27
7,43

1,1
1,3
1,1
1,3

1,375
2,925
3,3
0,351
8,749
5,449


gtc
(kN/m2)

H s vt
ti

gtt
(kN/m2)

0,2
0,36
3
0,27
3,83

1,1
1,3
1,1
1,3

0,22
0,468
3,3
0,351
4,339
1,039

gtc
(kN/m2)


H s vt
ti

gtt
(kN/m2)

0,4
0,36
3
0,27
4,03

1,1
1,3
1,1
1,3

0,44
0,468
3,3
0,351
4,559
1,259


(kN/m3)

gtc
(kN/m2)


H s vt
ti

gtt
(kN/m2)

20
10
25
18

0,4
0,05
1,75
0,54
0,5
3,24

1,1
1,3
1,1
1,3
1,1

0,44
0,065
2,75
0,702
0,55

3,68
0,93

3.3.3. Tnh ti tỏc dng lờn bn thang v bn chiu ngh.
- Tnh ti tỏc dng lờn bn thang b:
Chiều
TT tiêu
Các lớp

dày lớp
chuẩn
- Mặt bậc ốp đá

0,020

20

24

0,40

Hệ số
vợt tải

TT tính
toán

1,3

0,52



- Bậc xây gạch
- Bản bêtông chịu
lực
- Lớp vữa lót, trát
trần
- Tổng tĩnh tải
- Tnh ti bn chiu ngh:
Cỏc lp sn

0,150

9

1,35

1,1

1,49

0,100

25

2,50

1,1

2,75


0,040

18

0,72

1,3

0,94

4,97
Chiu
dy
m
0,020


(kN/m3)

5,69

gtc
(kN/m2)

H s
vt ti

gtt
(kN/m2)


- Mặt bậc ốp đá
20
0,40
1,3
0,52
- Bản bêtông chịu
0,100
25
2,50
1,1
2,75
lực
- Lớp vữa lót, trát
0,040
18
0,72
1,3
0,94
trần
Tng ti trng
4,18
4,86
3.4. Trng lng bn thõn tng ngn v tng bao che.
Tng bao chu vi dy 220mm, tng nh v sinh v tng ni b trong cỏc
phũng dy 110mm, c xõy dng bng gch rng cú 15 kN/m3.
Trng lng tng ngn trờn dm chớnh tớnh cho ti trng tỏc dng lờn 1m
tng. Chiu cao tng c xỏc nh bng cụng thc: ht = H - hd
Trong ú: ht Chiu cao ca tng
H Chiu cao ca tng nh

Hd Chiu cao dm trờn tng tng ng
Mi bc tng cng thờm 3cm va trỏt(trỏt u 2 mt) cú = 18 kN/m 3
Ta tớnh trng lng tng cỏch gn ỳng ta coi tng xõy c(khụng tr i l
ca chớnh v l ca s).
3.4.1. Trng lng tng phõn b u lờn dm tng 1, TH
- Trng lng tng bờn trong cụng trỡnh
Tng 220 khụng ca:
Chiu
dy(m
Vt liu
)
Tng
0,22
Va trỏt
0,03
Tng ti trng
- Tng 220 cú ca:
Chiu
Vt liu
dy(m)
Tng
0,22
Va trỏt
0,03
Tng ti trng
- Tng 110 cú ca:
Vt liu
Chiu

h(m)


(kN/m3
)

3,5
3,5

18
18

h(m)

H s
vt ti

13,86
1,89
15,75

(kN/m3) gtc(kN/m2)

3,5
3,5

h(m)

gtc(kN/m2)

18
18


13,86
1,89
12,6

(kN/m3) gtc(kN/m2)
25

1,1
1,3

H s
vt ti
1,1
1,3

H s

gtt(kN/m2)
15,246
2,457
17,703

gtt(kN/m2)
15,246
2,457
14,16

gtt(kN/m2)



×