Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bình giảng văn học – khâu then chốt giúp học tốt hơn môn văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.17 KB, 24 trang )

I - PHẦN MỞ ĐẦU
I.1.Lý do chọn đề tài.
Đổi mới nội dung giáo dục theo tinh thần tích hợp đã diễn ra hơn mười năm “ Mười năm” trong sự nghiệp “trăm năm trồng người ”vẫn là quá trẻ. Trên chỗ đứng
của hôm nay nhìn lại đổi mới về phương pháp dạy học tích cực đã để lại những dấu ấn
, những tín hiệu khả quan hơn (cho cả người dạy và người học ) so với phương pháp
dạy học truyền thống và điều đó cũng đồng nghĩa với việc những người làm công tác
giáo dục như chúng tôi luôn luôn hưởng ứng tích cực trong việc tìm tòi đúc rút kinh
nghiệm để phục vụ cho công tác dạy học của mình trong quá trình đổi mới – để
thuyết phục nhau những hướng đi đúng cần tiếp tục và để làm rõ những việc thiết yếu
chưa kịp làm nhưng chắc chắn không thể không làm nếu còn muốn đi tiếp trên con
đường đổi mới. Bởi con đường đổi mới không chỉ được nghĩ ra một lần là đủ , một
thời gian là xong . Ngược lại quan niệm đổi mới là luôn luôn phải tìm tòi ,sáng tạo và
tìm ra những phương pháp dạy học tích cực .
Mặt khác , tôi nhận thấy môn Văn trong nhà trường vừa mang tính khoa học ,
vừa mang tính nguyên tắc – Nó là chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa
học , mọi hoạt động xã hội. Nó tác đông sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và
trí tuệ của các em nói riêng và là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực ” tác động sâu
sắc , mạnh mẽ đến tư tưởng , tình cảm , cảm xúc của con người. Nói chung, môn Văn
trong nhà trường còn có thế mạnh vô song trong việc giúp học sinh cân bằng giữa hiểu
biết hướng ngoại ( hướng ra tương lai ) và hướng nội ( hướng vào con người ) giữa trí
tuệ và tâm hồn , tư duy và xúc cảm giữa lý trí và trực giác mà không một môn học
nào có thể thay thế được .
Nội dung phong phú của tri thức văn học với tính chất là môn nghệ thuật ngôn
từ đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù , đa dang để học sinh lĩnh hội tri thức
một cách vững chắc đáp ứng một sự phát triển về thẩm mỹ , đạo đức , trí tuệ . Để cảm
thụ sâu sắc một tác phẩm văn chương , để giờ văn mang đậm chất văn chương thì giáo
viên không chỉ nêu câu hỏi, không chỉ đàm toại , mở vấn đề mà còn phải hướng dẫn
học sinh biết cách nhận xét , đánh giá , bình phẩm tác phẩm văn học . Có nghĩa là giáo
viên cần phải chú ý tới phương pháp bình giảng trong giờ văn – một trong những
phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt hơn về bộ môn Ngữ văn . Đó là lý do vì
sao tôi lựa chọn đề tài “ Bình giảng văn học – khâu then chốt giúp học tốt hơn môn


văn học ”để nghiên cứu nhằm đề cao , tôn vinh sâu sắc năng lực diễn đạt bằng lời của
học sinh ( theo phương pháp dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm ) đồng thời
cũng muốn nghiên cứu cặn kẽ ,chu đáo năng lực diễn đạt giàu tính nghệ thuật , giàu
tính văn chương của người thầy trong cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm do ngành
giáo dục phát động trong năm học 2013-2014 này .


I .2/ Mục tiêu ,nhiệm vụ của đề tài .
I .2.1 / Mục tiêu:
Bình giảng văn học là một hoạt động diễn ra vô cùng phong phú và đa dạng với
nhiều chủ thể và đối tượng có trình độ học vấn khác nhau , không chỉ trong nhà trường
mà cả ngoài xã hội ( Bằng những kênh thông tin khác nhau : bình giảng trực tiếp trước
công chúng , bình giảng trên đài truyền thanh – truyền hình , bình giảng in trên sách
báo …)
Còn môn Văn ở nhà trường lấy tác phẩm văn học làm phạm trù “ hạt nhân ” .
Tác phẩm văn học là những sáng tạo nghệ thuật ngôn từ độc đáo của nghệ sĩ nhằm
phản ánh nhận thức , đời sống bằng hình tượng với những hình ảnh , đầy cảm tính ,
cảm giác và ấn tượng chứ không phải bằng những khái niệm trừu tượng, xơ cứng . Đó
cũng chính là cội nguồn của tính đa nghĩa trong văn học . Điều này xác nhận sự
phong phú và đa dạng trong việc cắt nghĩa , diễn giải ý nghĩa của tác phẩm cũng như
mở ra chân trời tự do cho sự tiếp nhận và giải phóng tiềm năng sáng tạo của người
đọc ( học sinh ) .Từ những đặc điểm trên cho thấy phương pháp dạy học tốt nhất giúp
học sinh tiếp nhận , cảm thụ và thẩm thấu sâu sắc , độc đáo , tinh tế , thú vị nhất của
tác phẩm văn học phải nói đến phương pháp bình giảng . Vì bình giảng có thể giúp
cho tác phẩm văn học được phân tích , được cắt nghĩa và được làm rõ ý nghĩa tư
tưởng thẩm mỹ và nó có thể giúp cho học sinh nhận thấy vì sao những “ hình tượng
nghệ thuật trong văn học lại đạt hiệu quả đặc sắc; Và bình là sự đánh giá , bày tỏ ý
khen ( chê ) mặt được ( chưa được ) thành công ( chưa thành công ) của tác phẩm
nghệ thuật .
Nếu như trong phương pháp dạy học truyền thống khi bình giảng học sinh chỉ

được coi là khách thể thụ động , là đối tượng giáo dục chịu tác động một chiều từ giáo
viên . Học sinh bị cô lập , gián cách đối với tác phẩm văn học (văn bản ) và học sinh
chưa được quan tâm chú ý đến như là những thực thể , cá thể cụ thể cụ thể với đặc
điểm , nhân cách , vốn sống , trình độ , kinh nghiệm riêng mà như những “cái bóng
mờ mờ nhân ảnh ” Hoạt động chức năng chủ yếu của học sinh trong phương pháp
giảng bình cũ chủ yếu là lắng nghe , nghi nhớ , lặp lại , tái hiện lại những kiến thức có
sẵn trong sách giáo khoa , trong lời giảng của giáo viên thì mục tiêu của phương pháp
dạy học mới Bình giảng ở đây không phải là sự lắng nghe , nghi nhớ , lặp lại , tái
hiện lại những kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa và sự hiểu biết uyên thâm trong
lời giảng của người thầy mà học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy
học trong quan hệ tương tác đa chiều với các thành tố hữu cơ khác trong cấu trúc
giờ Văn . Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp cận ,chiếm lĩnh , tự thân vận
động tâm lý , cảm thụ, huy động kết hợp giữa kiến thức lời bình của thầy và đồng thời
kết hợp với năng lực chủ quan , kinh nghiệm cá nhân để thâm nhập chiếm lĩnh bài
văn một cách tích cực sáo tạo dưới sự chỉ đạo của người thầy .Đó chính là mục tiêu
của đề tài nghiên cứu khoa học “ Bình giảng văn học – khâu then chốt giúp học tốt
hơn môn văn học ” .


I .2.2/ Nhiệm vụ .
Đất nước bước vào thời kỳ hội nhập , đời sống văn hóa xã hội trong đó lĩnh vực
giáo dục cũng chịu ảnh hưởng của công cuộc đổi mới . Là những người làm công tác
giáo dục cần phải là những người tiên phong trong công việc tìm tòi , học hỏi , đúc
rút , tích lũy những kinh nghiệm , những phương pháp dạy học tích cực đáp ứng với
yêu cầu của xã hội để từ bỏ lối dạy học “ đường mòn ” ,“ sáo rỗng ” giúp người học
thanh thản bước vào thế giới sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ - cũng chính là mục tiêu
của môn văn học , của công tác giáo dục – đào tạo trong thời kỳ hiện tại đã được đề
cập trong thực tiễn và trên các kênh thông tin ….mà ta đã được nghe ,được học, được
biết , được thực hiện trong quá trình đổi mới công tác giáo dục hơn mười năm nay .
Về cơ bản nhiệm vụ của bình giảng văn học là góp phần đưa tác phẩm văn học

tới công chúng một cách thuận lợi và có hiệu quả cao như sau :
- Thông qua sự nhận xét đánh giá bàn luận một cách khoa học , giáo viên định
hướng học sinh hiểu đúng , hiểu rõ và hiểu sâu tác phẩm .
- Trên cơ sở hiểu đúng mà bình xét một cách tinh tế , nghệ thuật làm theo mối
quan hệ đa chiều giúp học sinh cảm thụ được cái hay , cái đẹp của tác phẩm .
- Từ sự cảm thụ hiểu biết sâu sắc về tác phẩm , giáo viên định hướng học sinh bồi
đắp cho mình về mặt tư tưởng , tình cảm , tâm hồn thông qua sự giảng – bình
khoa học và nghệ thuật chứ không phải sự giáo dục trực tiếp khô khan hoặc sự
liên hệ “ chắp đuôi ” khiên cưỡng .
Ba nhiệm vu cơ bản trên đây của bình giảng văn học có quan hệ mật thiết , trong
đó hai nhiệm vụ đầu vừa là cơ sở , điều kiện của nhiệm vụ thứ ba , vừa là cơ sở điều
kiện của nhau .
I.3 / Đối tượng nghiên cứu .
Điều tra đối tượng học sinh trường THCS ...
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .
“ Bình giảng văn học ” cơ bản áp dụng cho phương pháp dạy học phần tác phẩm văn
học ( văn bản ) và ứng dụng nó vào quá trình tạo lập văn bản của phân môn tập làm
văn ( văn nghị luận tác phẩm văn học,phát biểu cảm nghĩ tác phẩm văn học. ), kỹ năng
lựa chon trật tự từ đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.
I.5 Phương pháp nghiên cứu .
Để đề tài của mình mang tính thuyết phục , đặc biệt hơn là có sự khả thi và mang
tính ứng dụng tôi đã lựa chọn rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trên cùng
một đối tượng nghiên cứu như sau :
I.5.1 Về mặt lý luận ( hay còn gọi là nghiên cứu lý thuyết )
- Tôi căn cứ vào các tài liệu chuyên ngành để tìm hiểu sâu hơn về đặc tính của môn
học để hỗ trợ cho quá trình đúc rút kinh nghiệm cho quá trình thực nghiệm của mình .
I.5.2 Nghiên cứu tìm hiểu


Là phương pháp tìm hiểu thực trạng , từ đó hình thành giải pháp , những cách

thức mới trong quá trình nghiên cứu để đúc rút thành kinh nghiệm . “ Bình giảng ”
trong các mối quan hệ tương tác đa chiều .
I.5. 3 Kiểm tra khảo sát
Là phương pháp nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân và kiểm nghiệm chất lượng
của quá trình thực nghiệm , qua những lần kiểm tra , thăm dò ….người dạy kịp thời
điều chỉnh giải pháp cũng như biện pháp đi đúng quĩ đạo – mục tiêu mà mình đã lựa
chọn khi viết đề tài để đề tài đạt tính khả thi , tính áp dụng cao vào thực tiễn .
I.5.4/Phương pháp cũng cố , chuyên gia .
Phương pháp – củng cố chuyên gia : đóng vai trò cố vấn, chuyên gia tháo gỡ những
cản trở của các em trong quá trình thực hiện nội dung bài học theo phương pháp mà
người dạy thiết kế . Cũng là yếu tố tạo được môi trường học tập thân thiện , tích cực.
Đấy chính là đích đến của nhiệm vụ giáo dục và cũng là mục tiêu của đề tài mà tôi
đang thực hiện tại trường trung học cơ sở ....
I.5.5/Phương pháp học tập bộ môn.
Học đi đôi với hành,học qua hành và bằng hành . Nắm vững lý thuyết chú trọng
thực hành ,rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ,coi trọng việc liên thực tế với đối tượng.
Kết hợp các hình thức hoạt động:nghe,đọc, suy nghĩ liên tưởng, thực hành luyện tập.
PHẦN NỘI DUNG
II / THỰC TRẠNG
II.1. Cơ sở lý luận
Văn bản là một hình thức tồn tại khách quan của tác phẩm văn chương , nó không
chỉ là dạng tồn tại vật chất mà còn là một “ cấu tạo nghĩa ‘” mang chức năng giao tiếp
và ý nghĩa thẩm mỹ , là một quan hệ thống nhất hữu cơ biện chứng giữa nội dung và
hình thức , giữa chỉnh thể và bộ phận , giữa khách quan và chủ quan , giữa phản ánh
và biểu hiện , giữa sáng tạo và tiếp nhận …có thể nói không có sự tiếp nhận của người
đọc thì không có tác phẩm văn chương nào tồn tại đích thực cả .
Phương pháp bình giảng truyền thống cơ bản mới chỉ dừng lại ở hoạt động lựa
chọn, tìm hiểu,phân tích bình giá của người thầy nên dẫn đến mối liên hệ giữa học
sinh và tác phẩm vốn là mối liên hệ quan trọng trong cấu trúc giờ văn bị cắt đứt , bị
thủ tiêu. Học sinh không được trực tiếp tham gia vào học sinh không được trực tiếp

tham gia vào quá trình tìm tòi,phát hiện,phân tích, chiếm lĩnh tác phẩm.Học sinh chỉ
đóng vai trò “thính giả” là “người ngoài cuộc” trong hoạt động bình giảng, nên tiếng
nói nội tâm của nhà văn không đến được với học sinh- dẫn đến học sinh có thói quen
thờ ơ và ỉ lại ngại đọc , ngại học vì đã có thầy(cô) giáo khám phá hộ rồi truyền đạt
kiến thức cho mình theo kiểu bảo mẫu mớm cơm cho trẻ. Trong khi đó,tác phẩm văn
chương chỉ thực sự trở thành đối tượng chiếm lĩnh thẩm mỹ của chủ thể tiếp nhận là


học sinh khi nó được “ nội nhập ” vào quĩ đạo cảm xúc suy tư của học sinh, được
“nội tâm hóa”, “chủ quan hóa” , trở thành thế giới tinh thần , tiếng nói nội tâm của
học sinh , được học sinh quan tâm , hứng thú , khám phá , phát hiện , sáng tạo . Nói
cách khác , khi chưa tạo ra được sự tiếp xúc gặp gỡ giữa tiếng nói , tình cảm của nhà
văn với tâm trí , cảm xúc của học sinh thì tác phẩm văn chương vẫn chỉ là một thực
thể khách quan xa lạ , vẫn chưa phải là đối tượng cảm thụ chiếm lĩnh thẩm mỹ thực sự
của chủ thể tiếp nhận là học sinh – Vậy nên, phương pháp bình giảng theo mối quan
hệ đa chiều sẽ là phương pháp đáp ứng được những điều kiện đã phân tích , đánh giá ở
trên để giúp giờ dạy – học văn đi đúng quĩ đạo của sự đổi mới giáo dục : học sinh
được trực tiếp tiếp cận , khám phá , đánh giá , phân tích văn bản để tự chiếm lĩnh
những giá trị tư tưởng và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm văn chương cho mình, còn
giáo viên tránh được sự phiến diện hóa, đơn phương hóa ,tránh được áp đặt quyền
uy , độc đoán , tránh suy nghĩ có tính chất giáo điều sách vở …
a/ Thuận lợi – khó khăn :
* Thuận lợi
Xã hội đổi mới và phát triển tạo điều kiện giúp học sinh tiếp cận vấn đề văn học
ở nhiều kênh thông tin tạo điều kiện cho người dạy và người học thuận tiện hơn trong
quá trình thực hiện hoạt động dạy – học trong nhà trường .
Vấn đề văn học trong nhà trường cũng như ngoài xã hội đã được quan tâm hơn ,
việc xây dựng chương trình dạy – học cũng đã có bước phát triển và đổi mới , việc bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn – nghiệp vụ được diễn ra liên tục.
Tất cả những thuận lợi trên đều hướng tới việc phục vụ cho công tác giáo dục và

đào tạo nói chung cũng như phương pháp dạy – học văn nói riêng đạt những kết quả
cao hơn , bền vững hơn , ổn định hơn .
* Khó khăn
- Về phía phụ huynh và học sinh:
Rõ ràng văn học nghệ thuật có chức năng , nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự
nhận thức , sự hiểu biết và sự phát triển năng lực ở học sinh không có gì có thể thay
thế được – vậy mà một thực trạng đáng lo ngại chung đó là học sinh bây giờ không
còn thích học văn mà môn văn chỉ là môn học điều kiện để lên lớp hoặc đủ điều kiện
để thi tốt nghiệp mà thôi .
Hiện tượng các cháu không thích học, chỉ thích sớm kiếm ra tiền tiêu xài thỏa
thích những ham muốn ,những cám dỗ …. Đến nay không còn là cá biệt nữa .
Về phía giáo viên:
Trong đội ngũ nhà giáo không phải tất cả đều có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi
của sự phát triển. Nhiều giáo viên chưa có sự cố gắng học hỏi thêm, trong khi đó trình
độ đào tạo, nguồn kiến thức ngày một nhiều, ngày một khó.
- Về phía chương trình:


Các văn bản trong chương trình ngữ văn đều được chọn lọc rất kĩ, và là những tác
phẩm tiêu biểu đặc sắc. Nó giúp học sinh nhận thức cuộc sống, đưa đến những bài học,
những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn và trong tình cảm của con
người. Nhưng điều này lại phụ thuộc vào bề dày vốn sống, tri thức khinh nghiệm sống
của mỗi cá nhân mà tâm hồn học sinh thì còn quá non trẻ, một số anh, chị em giáo viên
mới vào nghề còn có nhiều mặt non yếu “vốn sống, vốn nghề”…cũng làm cho việc
dạy và học văn khó có thể cảm nhận hết được chiều sâu của văn chương để gây hứng
thú trong quá trình dạy – học văn.
b. Thành công - Hạn chế:
* Thành công
Nếu như trong dạy – học truyền thống , phương pháp bình giảng , chức năng chủ
yếu của người giáo viên là truyền đạt một chiều kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa

, trong bài giảng theo lối “ từ mồm đến tai ” là cảm thụ thay đổi rồi truyền thụ theo
kiểu “ bảo mẫu mớm cơm cho trẻ ” thì đối với bình giảng đa chiều trong phương
pháp dạy – học tích cực chức năng của giáo viên đã thay đổi căn bản : giáo viên trở
thành người “ đạo diễn ” , “ thiết kế ”, tổ chức hệ thống , các hành động , việc làm ,
thao tác cụ thể nhằm hướng dẫn , định hướng học sinh tự thân vân động tâm lý cảm
thụ , đi từ kinh nghiệm cá nhân , từ sự chủ quan hóa sâu sắc để tiếp cận thâm nhập ,
chiếm lĩnh tác phẩm một cách chủ động , hứng thú tích cực và sáng tạo . Từ đó học
sinh không còn thái độ thờ ơ , chán nản – ngại đọc , ngại tìm hiểu môn văn học “ bộ
môn học làm người “ . Vậy nên chất lượng và hiệu quả về môn học tại trường
THCS ...trong những năm ngần đây đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể cả về
số lượng và chất lượng , học sinh đọc không thông , viết không thạo được giảm một
cách rõ rệt chỉ còn là cá biệt . Tỷ lệ học sinh khá , giỏi các cấp cũng được cải thiện
hơn trước rất nhiều , giờ dạy – học Văn trở nên sôi nổi , phần lớn các em đã tạo lập
được kỹ năng : nghe , nói , đọc , viết đồng thời từ bốn kỹ năng này các em đã hình
thành cho mình năng lực phân tích , bình giá , văn học một cách chân thực , chủ động
. Từ đó tạo lập cho các em một năng lực giao tiếp tốt , một kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
linh hoạt , nội dung đơn vị kiến thức sẽ được sâu sắc và lâu bền . Thực nghiệm đề tài
cho thấy phương pháp bình giảng đa chiều có thể giúp cho học sinh học để hiểu chứ
không phải học chỉ để biết .
*Hạn chế :
Bình giảng văn học là hoạt động chuyên môn khá lý thú , hấp dẫn nhưng cũng
không ít những điều khó khăn , nan giải :
- Về phía Học sinh :
Khi học sinh thực hành tập bình giảng các chi tết hình ảnh nghệ độc đáo mang
màu sắc thẩm mỹ của tác phẩm văn học hoặc tạo lập văn bản viết ( nói ) học sinh
thường gặp phải những trở ngại : vốn hiểu biết về ngôn ngữ còn nghèo nàn , tâm
hồn còn quá non trẻ , thiếu kinh nghiệm sống nên năng lực “ thẩm văn ” còn hạn
chế dẫn đến lời bình chỉ mang tính chất nhận xét , đánh giá , cảm tính chủ quan ,



thiếu căn cứ , giọng văn chưa “ bay bổng ” khai thác vấn đề chưa sâu sắc hoặc dễ đi
xa tán rộng …
- Về phía giáo viên :
Nếu không biết kết hợp khéo léo và đúng nghĩa , phương pháp bình giảng đa
chiều , trình độ non yếu , kém cỏi thì sẽ khiến cho giáo viên sự tự do tùy tiện giải
thích qua loa , vô bổ thậm chí dẫn dắt học sinh đi lạc hướng và hiểu sai tác phẩm .
c.Mặt mạnh – Mặt yếu :
* Mặt mạnh :
Mục tiêu tổng quát của chương trình Ngữ văn THCS được cụ thể hóa trong việc
dạy của thầy , việc học của trò ở các phương diện kiến thức , kỹ năng , thái độ và tình
cảm . Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài : “ Bình giảng văn học khâu then chốt giúp học tốt
môn văn ”giúp người học hình thành cho mình hệ thống kỹ năng :
- Biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng từ đọc đến suy ngẫm rồi liên tưởng và
biết trình bày những điều mình đọc , suy ngẫm , liên tưởng bằng lời nói , hoặc bằng
bài viết . Những lời nói ,bài viết như thế gọi là phân tích – bình giảng văn học theo
đúng vị trí và vai trò và chức năng của nó .
- Bình giảng văn học theo hướng đa chiều còn giúp cho học sinh hình thành hệ năng
lực tiếp nhận văn học : Bồi dưỡng cảm xúc , thị hiếu , thẩm mỹ , đánh giá thẩm mỹ và
hành động thẩm mỹ góp phần hình thành thế giới quan , nhân sinh quan , tư tưởng ,
tình cảm , nhân văn , đạo đức , đạo lý làm người , năng lực tri giác nghệ thuật , nhận
biết thể loại tác phẩm ; Năng lực phát hiện và thể hiện giọng điệu tác phẩm ; Năng
lực tái tạo hình tượng ; Năng lực liên tưởng hình tượng , liên tưởng ý niệm , biết nhận
thức,trải nghiệm , thanh lọc
+ Ví dụ : Sau nhiều lần tập bình chủ đề về Tình yêu quê hương đất nước trong chương
trình Ngữ văn 7 – tập 1.Thông qua phương pháp kiểm tra khảo sát bằng phiếu học tập
yêu cầu học sinh nêu nhận xét – đánh giá và cảm nhận hai câu ca dao
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc nước trăng vàng đổ đi.
Kết quả thu được như sau “ Hai câu ca diễn tả cảnh lao động đầy chất thơ. Có cái
dìu dịu, cái mát rượi của nước, có cái ngọt ngào của ánh trăng nơi thôn dã…Nó cứ

thấm sâu vào trong tâm hồn ta , biến thành tình yêu quê hương mặn nồng , tha thiết ;
tình yêu trong trẻo nồng nàn, ngời ngợi như ánh trăng lan trên mặt nước lóng lánh
và tình yêu đất nước cũng bắt đầu từ đấy…”
*Mặt yếu :
Trong quá trình áp dụng thực nghiệm phương pháp dạy học này tại đơn vị
trường THCS ... bên cạnh những mặt mạnh nêu trên tôi nhận thấy phương pháp
bình giảng văn học theo hướng đa chiều có những hạn mặt yếu như sau :
- Về phía giáo viên :
Khi bình giảng phải vận dụng tri thức văn học và các nguồn tri thức khác có quan
hệ với tác phẩm để phân tích , lý giải tác phẩm , giúp học sinh đúng , hiểu sâu tác


phẩm - Nếu năng lực tay nghề non yếu dễ sa vào việc phân tích , lý giải tác phẩm lý trí
, công thức , khô khan , thiếu sinh động , khiến cho người đọc , người nghe kém hứng
thú , tiếp thụ một cách thụ động , do đó cũng khó có điều kiện để nhận thức và cảm
thụ được nhiều mặt của tác phẩm hoặc giáo viên dễ rơi vào sự tự do tùy tiện dẫn dắt
học sinh đi lạc hướng .
-Về phía học sinh :
+ Để tập bình giảng và bình giảng được đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết về văn
học, phải có vốn từ và ít nhiều phải có những trải nghiệm nhất định về đời sống xã hội

+ Phương pháp dạy học này khó áp dụng đến tất cả mọi cá thể , mọi đối tượng học
sinh , đặc biệt là những học sinh dân tộc thiểu số và những học sinh nói chưa thông
đọc chưa thạo ...
d/ Các nguyên nhân và yếu tố tác động .
*Nguyên nhân :
- Nguyên nhân và yếu tố tác động đến mặt mạnh .
+ Nguyên nhân khách quan :
Phương pháp dạy học thay đổi , mục tiêu tổng quát của bộ môn Ngữ Văn được cụ
thể hóa trong việc dạy của thầy,việc học của trò ở nhiều phương diện ( kiến thức , kỹ

năng , thái độ và tình cảm … ) .Điều đó góp phần thuận lợi hơn cho học sinh trong
quá trình bình giảng rất nhiều . Nếu như trước đây chỉ dừng lại ở việc học để biết ,
chưa chú trọng đến kỹ năng và thái độ tình cảm thì nay phương pháp dạy – học tích
cực vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhận thức lại vừa chú trọng đến khâu then chốt
hình thành kỹ năng và thái độ nhận thức giúp học sinh tự phát triển cho mình năng
lực tiếp nhận văn học và năng lực tự giáo dục tư tưởng , tình cảm , tâm hồn cho học
sinh .
Xã hội phát triển , phương tiện dạy – học ngày một hiện đại hỗ trợ cho công tác
dạy – học một cách tích cực , thông tin liên lạc phát triển nên việc tiếp nhận được mở
rộng nhiều chiều .
Được phòng giáo dục , nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề , tổ
chức hội thi viết đề tài nghiên cứu khoa học … tạo động lực thúc đẩy cán bộ công
nhân viên chức yêu thích , phám phá tìm tòi những phương pháp dạy học tích cực vào
quá trình đổi mới và thực thi phương pháp dạy học đó vào công tác dạy học ở đơn vị
trường học mình nói riêng, cũng là mục tiêu của nền giáo dục nước nhà nói chung .
Việc tổ chức dạy học hai buổi là một điều kiện vô cùng thuận lợi để đề tài đi đến
thành công .
+ Nguyên nhân chủ quan :
- Phần lớn giáo viên tâm huyết yêu nghề , ham học hỏi và đúc rút những kinh nghiệm .
-Tâm lí lứa tuổi các em học sinh THCS thích tìm hiểu khám phá sáng tạo .
-Nguyên nhân dẫn đến khó khăn , hạn chế , mặt yếu .


+ Nguyên nhân khách quan: do chương trình bất cập : quá tải , kém chất lượng .
- Do mặt trái của kinh tế thị trường
- Do địa phương ... vẫn còn dư âm của một vùng kinh tế khó khăn, hầu hết phụ huynh
còn mải làm kinh tế nên việc quan tâm , kèm cặp con em mình còn nhiều hạn chế .
Thậm chí ngoài giờ lên lớp các em còn phải phụ giúp bố mẹ , dẫn đến mệt mỏi ,
không hứng thú học bài, chuẩn bị bài .
- Phương pháp dạy học hiện tại vẫn còn có những bất cập .

+ Nguyên nhân chủ quan:
- Do nhận thức sai lầm và coi nhẹ về môn học .
- Một số em đặt nặng nhu cầu giải trí chơi nhiều hơn học :La đà hàng quán,chơi
Gemes ... Ở thời điểm chuyển giao giữa ca học sáng và chiều do nhà ở xa trường ,
thiếu sự quản lí của bố mẹ và thầy cô giáo.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề .
e/ Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Dù đã thay đổi phương pháp dạy học hơn mười năm nay song từ thực trạng trên,
tôi nhận thấy vấn đề Dạy – Học văn vẫn là vấn đề còn có nhiều điều đáng trao đổi ,
bàn bạc . Kết quả , thái độ tình cảm và cách nhìn nhận về môn học Ngữ Văn của học
sinh – của xã hội như thực trạng đã đề cập là do nhiều nguyên nhân . Ở đây trong
khuôn khổ và tính chất của đề tài tôi chỉ đề cập ở một số khía cạnh nhất định như sau :
Dẫu biết rằng phương pháp Dạy – Học tích cực đã áp dụng đại trà từ năm 20022003 đến nay , song một số giáo viên vẫn chưa từ bỏ được giảng dạy thuyết trình ,
thông báo , tái hiện ở một số hiện tượng văn học mà người thầy tâm đắc . Việc phân
tích , bình giảng ấy của giáo viên làm cho ngôn ngữ liền mạch , tạo sự hấp dẫn cho
người nghe nên học sinh chỉ cần lắng nghe , nghi nhớ thuộc bài học của thầy, cảm
nhận được nội dung cung như nghệ thuật tác phẩm thông qua cảm quan của người
thầy . Khi ra đời , kiến thức ngữ văn dễ bị lãng quên và học sinh thường bị lúng túng
khi đưa ra một nhận định của riêng mình trên lĩnh vực văn học nghệ thuật . Với lối
bình giảng như thế thường không khai thác hết giá trị đa chiều cuả tác phẩm và khó
lòng đưa những bài học từ tác phẩm vào cuộc sống sinh động muôn màu muôn vẻ đáp ứng hoàn cảnh riêng , tâm lý riêng của những cá nhân học sinh nên dẫn đến tâm lý
học sinh ngại đọc và học văn cũng là vì thế .
Trở lại với nội dung chương chình và phương pháp dạy học hiện tại tuy đã chú ý
đến kiến thức , kỹ năng và thái độ song đó chỉ mới dừng lại ở kiến thức “ cơ bản ”còn
bản thân văn học là thế giới tinh thần vô cùng phong phú và phức tạp vì vậy chúng ta
cần nên mở ra con đường dẫn dắt người đọc ( người học ) có những con đường khám
phá , nhận thức sâu sắc hơn về tác phẩm văn học - Một trong những con đường hỗ trợ
giúp cho người học , người đọc , người tìm hiểu về văn học một cách sâu sắc nhất



những điều kỳ diệu của loại hình nghệ thuật ngôn từ đó chính là phương pháp “ Bình
giảng văn học ” theo hướng đa chiều.
Bình giảng văn học đa chiều – phương pháp giúp học sinh thấy được sự tiềm
tàng , nhiều màu sắc thẫm mỹ mà nhà văn – người cầm bút đã đưa vào tác phẩm văn
học .
+ Ví dụ : Khi dạy bài “ Bạn đến chơi nhà ” của Nguyễn Khuyến , chuẩn kiến thức kỹ
năng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích , ca ngợi tình bạn trong sáng giữa bác và ta,
song ẩn sau đó biết bao giá trị nghệ thuật ngôn từ mà người giáo viên cần hướng dẫn
học sinh khai thác mở rộng để thấy được một tâm hồn thơ dẹp , một tình bằng hữu
thâm giao , chân tình ,một tấm lòng hồn hậu đẹp đẽ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến
trong sáng , thanh bạch đối lập với nhân tình, thế thái “ còn bạc , còn tiền , còn đệ tử Hết cơm , hết rượu hết ông tôi . ” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án . Qua
việc chọn lựa chi tiết , dẫn dắt học sinh tập bình , đánh giá nhận xét, kết hợp với lời
bình và sự dẫn dắt của giáo viên cần làm sáng tỏ những mạch ngầm , những ẩn ý còn
lắng đọng trên từng câu chữ , giúp học sinh thấy được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu ,
thủy chung , thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Khuyến . Tâm hồn đó , tấm lòng đó của
tiền nhân , ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người soi chung . Đồng
thời giúp học sinh thấy được ở Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh
Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình ban trong sáng , thủy chung , đáng yêu , đáng
kính .
Để đi đến được những kết quả như trên khi phân tích , bình giảng giáo viên cần
hướng dẫn học sinh bám vào các chi tiết nghệ thuật ngôn từ có tính chất nhãn tự và
thấy được dụng ý nghệ thuật của sự kết cấu , của cách sử dụng từ ...
Qua trên cho ta thấy nhờ văn chương mà ta học được , tiếp thu được những tình
cảm cao đẹp , những nét ứng xử tinh tế , những bài học nhân sinh để “ nhân đôi tâm
hồn mình ”. Vậy tại sao trong thực tiễn nhiều học sinh, phụ huynh chỉ xem môn Văn
là môn học công cụ , là môn học chiếu lệ , dẫn đến kỹ năng tạo lập văn bản nói ( viết )
– kỹ năng phân tích , tìm tòi , đánh giá về tác phẩm văn học của học sinh , kỹ năng
giao tiếp , kỹ năng tạo lập văn bản ( bài làm văn ) vẫn đạt hiệu quả chưa cao thậm chí
còn có những trường hợp dùng từ rất ngô nghê .
+ Ví dụ : Đã từng có bài làm văn lớp 7 khi làm bài văn phát biểu cảm nghĩ cảm nhận

về thầy : “ Khi thầy cười hai mắt thầy híp lại như hai cái kim ” .Hay miêu tả và cảm
nhận về bố : “ Đầu bố em bị hói – rất ít tóc , trông như quả bí ”.Rõ ràng đó là sự liên
tưởng lệch lạc , thiếu màu sắc văn học...
Về phía giáo viên : Năng lực nhận biết cái hay của một tác phẩm văn học là một
nguồn lực tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau kết hợp lại :Trình độ lý luận văn
học , mỹ học , tâm lý học , năng khiếu thẩm mỹ vốn tri thức văn học cụ thể vốn sống
và sự từng trải , năng lực này vừa có phần bẩm sinh , thiên phú nhưng nó vừa có phần
nhân tạo do giáo dục , dồi dưỡng , rèn luyện mà thành .


Nhiều giáo viên trong thực tế tích lũy chuyên môn chỉ chú trọng vốn tri thức văn
học cụ thể , ít chú ý đến trau dồi , bồi dưỡng khả năng thưởng thức bình giảng tác
phẩm văn học và một số yếu tố khác như trên đã dẫn . Do đó vẫn còn không ít trường
hợp giáo viên trình độ non yếu , thậm chí kém cỏi về kỹ năng nhận biết và phân tích
đánh giá cái hay , cái đẹp của tác phẩm văn học . Cũng vì vậy mà năng khiếu thẩm mỹ
của người giáo viên văn học không được bồi dưỡng , phát huy mà trái lại còn bị thoái
hóa thui chột đáng tiếc .
Mặt khác lối chỉ đạo Dạy – Học văn mang tính chất quan liêu , mệnh lệnh , bao
cấp từ trên xuống dưới ở nước ta trong nhiều năm nay khiến cho nhiều giáo viên
trong thực tế chưa có khả năng tự chọn được bài hay , câu hay để bình giảng , phân
tích . Phần nhiều họ chọn một cách thụ động theo quan điểm hạn hẹp và cứng nhắc
của chương trình ( coi đó là pháp lệnh , bất di bất dịch ) và khen chê theo sách giáo
khoa – sách giáo viên cũng được coi là “ pháp lênh ” nốt !
Năng lực tuyển chọn cũng như bình giảng văn học không thể tự nhiên mà có , phải
học tập , tu dưỡng , rèn luyện một cách tự nguyện công phu và bền bỉ mới thành . Và
khi đã có rồi , đã thành rồi phải tiếp tục trau dồi, phát triển,nâng cao không biết mệt
mỏi mới có thể trở nên tinh xảo được . Học văn – Dạy văn mà không học đọc , không
tìm hiểu , không biết rung động thì làm sao giỏi được , làm sao có khả năng dẫn dắt
học sinh có những con đường khám phá nhận thức sâu sắc những điều kỳ diệu của tác
phẩm văn học được.

Về phía học sinh: Điều đầu tiên là từ học sinh cho đến phụ huynh ai ai cũng bị ám
ảnh bởi con đường lập nghiệp từ văn chương quá chật hẹp cho sự lựa chọn nghề
nghiệp trong tương lai; sự bất cập của chương trình là sách giáo khoa, sự nặng nề và
cứng nhắc trong thi cử, sự tác động của nền kinh tế thị trường…trong đó còn một
nguyên nhân khác là phần lớn những giờ dạy học văn trong nhà trường chưa thực sự
tạo được sự cuốn hút - nếu không nói là quá nhàm chán và đơn điệu đối với học sinh.
Từ sự phân tích – đánh giá về thực trạng của đề tài như trên ,tôi nhận thấy cần có
một sự tìm tòi , sáng tạo , trải nghiệm để góp một phần nhỏ những tích lũy kinh
nghiệm của bản thân mình ứng dụng vào hoạt động Dạy – Học giúp học sinh trở nên
linh hoạt hơn sáng tạo hơn , yêu thích tìm hiểu hơn về bộ môn văn học đặc biệt là có
khả năng “ thẩm ” văn. Điều này là rất cần thiết để cho ta bồi đắp, định hướng thêm
cho các em đi sâu khám phá yêu thích môn học Ngữ Văn ở nhiều thời điểm khác
nhau, để giúp các em có cái nhìn sâu sắc hơn về những thông điệp nhà văn muốn
chuyển tải và cũng là để các em có thể có thêm những trải nghiệm sống cho riêng
mình qua tác phẩm văn học. Chính vì thế cái quan trọng ở phương pháp dạy học này
không phải là dạy cái gì? Mà là cung cấp cho Học Sinh phương pháp tự học để đáp
ứng được yêu cầu của thời đại giáo dục hiện tại. Trong “ Bình giảng văn học ” theo
hướng đa chiều, giáo viên trở thành nhạc trưởng điều khiển cho mọi nhạc công sử
dụng hài hòa nhạc cụ của mình. Nhạc trưởng không biến thành nhạc công. Học sinh
không phải là bình chứa mà là những ngọn lửa. Giáo viên là người thắp sáng lên


những ngọn lửa ấy. Để đạt được điều đó người giáo viên cần có sự sáng tạo hơn gấp
bội so với lối giảng dạy tái hiện…ở trước đây. Giáo viên không những là người nắm
vững tác phẩm mà còn phải am hiểu tường tận học sinh trong lớp. Giáo viên còn cần
phải có tài năng tổ chức, hướng dẫn để các em từng bước thâm nhập vào tác phẩm
theo một chiều hướng bên trong của chủ thể để tự nhận thức tự phát triển. Học sinh trở
thành một cá thể tiếp nhận sáng tạo vì khi đó tác phẩm văn học đã tác động từng cá
thể bạn đọc thông qua rung động cảm xúc của bản thân mỗi người và chỉ như thế bài
dạy đó mới thực sự đi vào quỹ đạo những nhu cầu và khát vọng tinh thần của bản thân

mỗi học sinh. Và người giáo viên có tài năng chính là người biết hướng dẫn các em từ
kinh nghiệm cá nhân từ đời sống tinh thần cá nhân thông qua tác phẩm nâng mình lên
hòa vào tầm thước tư tưởng thẩm mĩ mà xã hội mong muốn.
Để kiểm tra trước khi sử dụng phương pháp, tôi đã sử dụng bài kiểm tra khảo sát
đầu năm cũng như khảo sát ,thăm dò đối tượng, qua tiết dạy sử dụng phương pháp
truyền thống tôi thu được kết quả như sau:
+ Kết quả cuối năm học 2012- 2013, học sinh khối 9 : 9A, học sinh khối 8: Lớp
8A,học sinh lớp 7A,B.
Mức độ

Giỏi
Hs

Khá

Trung bình

Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Hs

Yếu, kém

Tỉ lệ

Hs


Tỉ lệ

Khối<HS>
Khối7<88 hs>

09

10.2 %

11

12.5 %

39

44.3 %

29

33.%

Khối8< 45hs>

6

13.3%

12


26.6%

11

24.6 %

16

35.5%

Khối9<42 hs>

5

11.9%

9

21.4%

17

40%

11

26.7%

- Năm học 2013- 2014, học sinh lớp 9A ;7A,B học sinh lớp 8A .
+ Mức độ hứng thú trong môn học:

Mức độ

Hứng thú
Hs

Bình thường

Tỉ lệ

Hs

Không hứng thú

Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Khối<HS>
Khối7<88 hs>

11

12.5 %

32

36 %


45

51.5 %

Khối8<45 hs>

4

9

%

17

38 %

24

53 %

Khối9<42hs>

1

2.4 %

14

33 %


28

64.6 %

+ Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: học 2013- 2014, học sinh khối 9 : 9A, học
sinh khối 8: Lớp 8A,học sinh lớp 7A,B.


Mức độ

Giỏi
Hs

Khá

Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Trung bình
Hs

Tỉ lệ

Yếu, kém
Hs

Tỉ lệ


Khối<HS>
Khối7<88 hs>

06

6.8 %

18

20 %

37

42 %

27

31.2%

Khối8< 45hs>

04

8.8%

09

20%


16

35.5 %

16

35.5%

Khối9<42 hs>

06

14.2%

11

26.1%

15

35.7%

13

24%

II.3/ Giải pháp – Biện pháp
a/ Mục tiêu của giải pháp – biện pháp
Nền giáo dục tiên tiến và hiện đại hiện nay cũng đã trải qua không ít lần thay đổi
chương trình, thay đổi phương pháp dạy học, tổ chức các lớp học tập huấn đến từng

Giáo viên ở khắp mọi vùng miền trên toàn quốc mục đích là để nâng cao chất lượng
dạy – học. Với bản thân tôi khi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bình giảng văn học – khâu
then chốt giúp học tốt hơn môn văn học ” cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy. Cụ thể
là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và niềm đam mê, yêu thích, đón nhận – học
tập bộ môn Ngữ Văn, tìm ra một hướng đi dẫn dắt người học khám phá bầu trời nghệ
thuật độc đáo của văn chương : nơi ấy giúp các em biết ước mơ , biết bay bổng cùng
những cảm hứng của thơ ca…giúp các em biết tưởng tưởng với nhưng nhảy vọt bất
ngờ ,táo bạo của tư duy sẽ dẫn ta vào thế giới của sự sáng tạo trong giờ dạy học Ngữ
văn . Để từ đó cải thiện một thực trạng đau buồn trong môn văn – cho những người
dạy văn: Tránh được sự thờ ơ, sự nhận thức sai lệch của người học cũng như của các
bậc phụ huynh về môn học này, trong thời gian gần đây. Đồng thời tránh được tình
trạng nhiều học sinh có năng khiếu Văn cũng không muốn tham gia đội tuyển Văn, vì
các em còn phải giành thời gian học các môn học khác. Mặt khác khi kiểm tra đánh
giá bài làm của các em người dạy Văn không còn phải đối mặt với một tình trạng đã
trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta đó là: Những bài văn
diễn đạt thiếu logic, sai bố cục, sử dụng từ ngữ ngô nghê, tối nghĩa…Muốn làm được
những điều đó cần đưa giờ Ngữ văn từ chỗ tuân thủ theo những quy trình cứng nhắc,
răm rắp theo một công thức định sẵn, nhàm chán, đơn điệu như tôi đã đề cập ở phần
đánh giá thực trạng bằng một hướng đi mới để thầy trò trao đổi và đi đến những chân
lí mới lạ, đúng đắn trong quá trình dạy – học Văn. Từ đó khơi gợi được mạch nguồn
cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. Những giờ được tổ chức khác với cách bình
giảng truyền thống như thế tôi gọi là “phương pháp bình giảng” đa chiều .
Như chúng ta đã biết bình giảng văn học thực chất là một kiểu phân tích văn
học ,nhưng là kiểu bài phân tích đặc biệt.Người viết cảm thụ văn chương riêng theo
năng lực cảm nhận của mình- vừa phân tích vừa giảng giải ,vừa bình cái hay ,cái đẹp
của thơ văn để cho người đọc cùng tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của vấn đề
văn học mà người bình đã và đang khám phá ( một chi tiết , một hình ảnh , một từ


khóa , hay một đoạn thơ , đoạn văn , một tác phẩm nghệ thuật …). Bình giảng ở đây

mang tính chất giúp HS biết giảng và bình các ngôn ngữ nghệ thuật ,tư tưởng tình
cảm chứa trong tác phẩm hay một phần của tác phẩm, làm rõ cái hay ,cái đẹp của
văn chương…
Muốn vậy ngừơi bình giảng cần sử dụng các thao tác phân tích, giảng giải , trình
dẫn, đối chiếu , so sánh, liên tưởng mở rộng rôi đi đến đánh giá khám phá vấn đề .
Bên cạnh đó, người bình cũng cần phải có giọng văn ,chất văn lưu loát , mượt mà,
giàu cảm xúc- vì vốn dĩ câu thơ, câu văn …mà ta bình giảng đã rất hay , rất đẹp , rất
giàu ý nghĩa…do đó người viết cũng cần phải diễn đạt bằng những lời văn ,câu văn
giàu hình ảnh mới tương xứng .
+Ví dụ : Khi tìm hiểu về truyện ngắn Lão Hạc ( Nam Cao) – Ngữ văn 8 –tập 2
Với thời gian hai ,tiết trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật của câu truyện, giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp tìm
hiểu , phân tích tổng hợp … trong đó không thể bỏ qua những chi tiết điểm sáng hay
và cảm động của văn bản để bình và tập bình cho học sinh như :bình về tấm lòng đôn
hậu của Lão Hạc khi phải bán chó hoặc bình về văn xuôi nghệ thuật của Nam Cao,
hoặc bình về cái chết của Lão Hạc...
Phương pháp bình giảng đa chiều có thể cho ta thấy những cách khám phá khác
nhau về cái chết của Lão Hạc như sau :
GV cho học sinh đọc diễn cảm phần miêu tả cái chết của Lão Hạc; GV yêu cầu học
sinh hình dung miêu tả bằng lời cái chết của Lão Hạc và sau đó nêu câu hỏi học sinh
tập bình ? Em có nhận xét gì về cái chết của Lão Hạc ? Tại sao cũng là một cái chết
nhưng Lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn , thanh thản hơn. Kết quả thu
được từ sự kiểm nghiệm cho thấy có rất nhiều cách cảm nhận , đánh giá , bình phẩm
khác nhau như sau:
Rõ ràng Nam Cao đã khéo léo chọn lọc , gợi tả “cực độ” cái chết dữ dội của Lão
Hạc . Trên đời này ,có muôn vàn cái chết, Lão Hạc đã chọn cái chết đau đớn cho
mình bằng cách ăn bả chó của Binh Tư.Tại sao cùng là một cái chết mà lão Hạc không
chọn cho mình cái chết thanh thản ? Tại sao không thắt cổ như Lang Rận, không tự
đâm chết mình như Chí Phèo hoặc nhịn đói vài ngày để ốm rồi chết mà lại ăn bả chó
để hai mắt lão long lên sòng sọc ? Rồi lão tru tru tréo , vật vã hai tiếng đồng hồ rồi

mới chết? Phải chăng ,Lão Hạc chết như vậy là để tự trừng phạt mình trước người bạn
yêu quí là cậu Vàng.Có như vậy ,lão mới thanh thản và nhẹ lòng chăng ?Qủa đúng
như vậy , lão chết như là một sự thanh minh với cậu Vàng. Lão sống xứng đáng ngay
cả với con chó . Nhưng Lão Hạc đâu chỉ chết vì con chó mà lão còn chết vì đứa con
yêu dấu của mình, lão chết để trọn bổn phận làm cha của lão đối với con. Cái chết dữ
dội như một con chó dại ấy , lại là cái chết của người cha thương con rất mực, thương


con đến nỗi thà chết chứ không chịu ăn tiêu vào tài sản của con. Lão Hạc chết là để
dành phần cho con sống.Qủa là một người cha tuyệt vời…
- “Câu chuyện khép lại cũng là lúc nó mở ra trong lòng người đọc những trăn trở , suy
nghĩ về cái chết của Lão Hạc, một cái chết thật đau đớn và xót xa, giúp ta nhận thấy
một nhân cách cao đẹp ở Lão Hạc mà trước đây cả ông giáo và người đọc đều cho lão
là người gàn dở , lẩn thẩn.Và giờ đây khi câu chuyện đi đến phần kết ta mới nhận thấy
Lão Hạc đúng là một khối vàng ròng nguyên chất mà ta phải gạt bỏ những lớp đất
mùn thô mộc, quê kệch mới tìm thấy .”
b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Về bản chất phương pháp bình giảng vẫn là những việc làm khá quen thuộc đối
với nhiều giáo viên nếu không muốn nói nó đã trở thành một thứ bí quyết trong giảng
văn . Ai biết bình và bình giỏi giờ giảng văn sẽ hứng thú mang màu sắc văn học rõ
rệt . Không có một giờ giảng văn nào thành công mà lại thiếu lời bình của giáo viên .
Trong thực tế nhiều anh chị em chúng ta đã dùng bình giảng làm phương tiện ,
phương pháp chủ yếu trong các giờ lên lớp . Tuy nhân việc đúc rút kinh nghiệm và
xác định những cơ sở lý luận cần thiết cho phương pháp này , từ trước đến này chưa
được đặt ra một cách đúng mực . Bình giảng với tư cách là một phương pháp cũng
chưa đặt ra đúng với vị trí và tầm quan trọng ( đã phân tích , đánh giá ở mục tiêu ,
nhiệm vụ ) của nó .
* Phương pháp tổ chức điều hành (biện pháp thực hiện)
Với mỗi giáo viên dạy văn học ai cũng nhận thấy rằng bình giảng là hình thức
diễn giảng không thể thiếu, nhưng Dạy – Học ngữ văn còn cần đến những hình thức

phong phú sinh động hơn nữa để phát huy được năng lực cảm nhận , đánh giá và sáng
tạo nghệ thuật của học sinh trong nhà trường phổ thông , làm nền móng cho sự phát
triển trí tuệ đặc biệt là sự phát triển kỹ năng , thái độ và tình cảm . Sau nhiều lần thử
nghiệm về tính chất và vai trò của bình giảng trong phương pháp Dạy – Học đổi mới
tôi rút ra được cho mình một kinh nghiệm bình giảng đa chiều trong Dạy – Học văn
như sau :
1/ Cắt ngang để bình từng chi tiết , từng bộ phận , từng phần một .
+Ví dụ : : bình bằng cách cắt ngang từng chi tiết trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá
”của Huy Cận ( cần dẫn dắt để học sinh tự đánh giá và cảm nhận được các chi tiết )
.Đây không phải hoàn toàn bài thơ miêu tả cảnh lao động và người lao động trên
biển , đúng hơn đây là khúc ca của người lao động đánh bắt cá trên biển .Ở đây cần
khơi gợi để Học Sinh nhận thấy sự liên tục (mạch lạc)trong bài ca theo trình tự thời
gian từ khi ra đi cho đến lúc trở về được xâu chuỗi bằng các chi tiết hình ảnh biểu thị
độc đáo : “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi ”- Gió làm căng buồm nhưng ở đây câu
hát cũng làm căng buồm cùng với gió . Thuyền đi không chỉ bằng sức của gió mà còn
bằng sức mạnh của tâm hồn đầy hào hứng .
Lại một chi tiết không dễ dàng giải thích về sự hòa hợp rất đẹp giữa con người và
vũ trụ : Trăng sáng chiếu xuống làm cánh buồm sáng nên thành buồm trăng“ Thuyền


ta lái gió với buồm trăng ; Cá sông lấp lánh ánh đèn hồng ;Cái đuôi em quẫy trăng
vằng chóe ; Đêm thở sao lùa nước Hạ Long…” là những chi tiết ẩn dụ rất đẹp về cảnh
biểm ban đêm cá hoạt động lấp lánh ánh trăng đèn . Chi tiết “ Gõ thuyền phải có nhịp
trăng cao ” đòi hỏi phải có trí tưởng tượng . Tiếng gõ thuyền vang động đêm trăng ,
như theo nhịp trăng , các chi tiết nhịp trăng , quẫy trăng làm cho hoạt động đánh bắt
cá nặng nhọc trở nên thú vị …..Vẫy bạc đuôi vàng lóe rạng đông -Cũng là chi tiết
đẹp , thân cá đuôi cá vẫy vùng trong lưới phản chiêu ánh của rạng đông , bạc vàng vừa
màu sắc , màu ánh rạng đông chiếu vào cá hay đó cũng chính là những điều quí giá
mà thiên nhiên ban tặng cho biển trời đất nước Việt Nam ta …
+ Ví dụ : bình bằng cách cắt ngang từng bộ phận , từng phần

Khi bình giảng bài thơ Hồi hương ngẫu thư của nhà thơ Hạ Tri Chương
.Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận và khám phá được sự độc đáo , ý vị của bài
thơ theo mạch xúc cảm của từng phần :Từ nhận định thông qua nhan đề chữ “Ngẫu
”trong Hồi hương ngẫu thư cho thấy nhà thơ không hề cố ý là thơ mà toàn bộ tâm
trạng , tình cảm ông đều dồn nén đặt vào cái đích “ hồi hương ” Bài thơ là một bức
tranh sinh hoạt rất giản dị , như giọng nói chân thành chân chất của quê nhà không hề
trau chuốt.
Tiếp theo giáo viên dẫn dắt học sinh thảo luận , tìm thi pháp , bố cục nghệ thuật
( mạch cảm xúc ) của văn bản để thấy được điều đặc biệt là ở bài thơ này là ở các mối
quan hệ ….ý tứ trong kết cấu nghệ thuật độc đáo bằng cách :
.Giáo viên cho học sinh nhận xét , đánh giá về nghề thuật kết cấu của bài thơ ?Bài thơ
có thể chia làm mấy phần , đánh giá nhận xét của em về dụng ý của kết cấu nghệ
thuật ấy ?
.Học sinh suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân , các học sinh khác nghe , nhận xét ,
đánh giá bằng các lời bình dưới sự định hướng , tìm hiểu của giáo viên và đi đến kết
luận :
Bài thơ chỉ có bốn câu thì ba cấu trước mang hình thức “ tự đối ” tức là những cấu
đầu tự tách ra thành hai vế đối trong nội bộ một dòng thơ . Riêng câu thứ tư không kết
cấu lại , độc lập với ba câu trước .
Thiếu tiểu li gia >Hương vô cải >< mẫn mao tồi
Nhi đồng tương kiến >< bất tưởng thức
V
^
Tiểu vấn : khách tòng hà xứ lai.
Tiếp theo giáo viên định hướng , phân tích , tìm hiểu về giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật của mỗi phần kết cấu nghệ thuật trên theo nhóm . Các ý được phân tích , bình
giảng bằng đoạn văn ngắn thông qua phiếu học tập dưới sự chỉ đạo , dẫn dắt của giáo
viên .
( Nhóm 1;2 tìm hiểu , đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của ba câu thơ đầu



Nhóm 3;4 tìm hiểu , đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của câu thơ cuối )
Ba câu trước mỗi câu tự tách ra thành hai vế đối nhau , để thể hiện thật rõ tâm trạng
bồi hồi : Vừu buồn , vừa vui ; Nửa mừng , nửa tủi: Đây là tâm trạng rất thực của
người con bao năm xa cách quê hương giờ mới được trở về , buồn vui lẫn lộn , tủi tủi
mừng mừng .Như những ngọn triều tình cảm , như những đợt sóng trong lòng , không
kìm nén được nhân vật trữ tình trong lòng – thoắt buồn , thoắt vui , thoắt mừng , thoắt
tủi , khồng tự chủ được . Đọc lên, ta thấy bước chân hấp tấp , lập cập , líu ríu , và có
cả những giọt nước mắt rơi ướt cả nụ cười trên môi .
Dẫu đã bao năm làm quan , ra vào chốn lầu son gác tía, song ông lão 86 tuổi râu tóc
bạc phơ vẫn là đứa con của quê hương “ vẫn giọng quê không đổi ” .
Qua sự phân tích, đánh giá giáo viên hướng đãn học sinh tìm hiểu ý chốt đó là
tình cảm , là tình yêu quê hương sâu nặng , bền chặt trong lòng nhà thơ .
Đến với câu thơ thứ tư(nhóm 3-4 ) : Đột ngột biết bao , hụt hẫng biết bao , mạch
thơ đang đi nhanh đến đây chững lại . Suốt ba câu thơ đầu đều là lời tủi mừng của
người trở về . Đột ngột câu thơ thứ bốn tách ra vớt câu hỏi xa lạ của những bọn trẻ
hồn nhiên . “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai ” . Sau tiếng cười , tiếng nói vô tư , trong
trẻo của những đứa trẻ , ẩn dấu nỗi buồn thấm thía của cụ già – Ta xa quê lâu quá để
giờ đây trở thành khách lạ trên quê hương mình . Phải chăng ,đây cũng là lời “ tạ lỗi ”
của đứa con với người mẹ quê hương.
. Sau khi phân tích , bình giảng theo hướng kết cấu thi pháp nghệ thuật , giáo viên
hướng dẫn học sinh đánh giá , nhận xét , bình phẩm tổng thể văn bản với nội dung :
Toàn bài thơ khồng hề có một chữ nào nói về tình cảm mà tình cảm cứ hiện ra
phập phồng , nao nức , xốn xang , tủi mừng trên từng câu thơ .Bài thơ xen lẫn buồn
vui , xen lẫn tủi mừng , những cảm xúc đan xen nhau nhiều chiều ấy đều chân thật .
Nào có định làm thơ đâu , chỉ là ngẫu nhiên “ ký họa ” nổi niền khi gặp lại quê nhà .
Sinh động biết bao , chân thật biết bao . Có lẽ cũng vì thế mà hơn ngàn năm nay , bài
thơ vẫn được sự mến yêu của bao thế hệ người đọc .
2/ Bình giảng bằng cách hiểu và thâu tóm được linh hồn áng văn thơ để thấy được

sự khen “ chê ” thấy được cái hay , cái đẹp của tác phẩm trên , những căn cứ thi
pháp và quan điểm thẫm mỹ tiến bộ ( Phương pháp này dùng khi tìm hiểu khái
quát về một tác phẩm ) .
Ở phương pháp này , người bình thơ không phải muốn gì thì nói , phải dựa vào
linh hồn của tác phẩm , không được bình thơ mà lại nói đến những chuyện không có
gì dính dáng đến thơ . Cho nên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung
tác phẩm văn học , hiểu nội dung của từng phần cho đúng , cho tận tường , đồng thời
cũng cần hiểu rõ về hoàn cảnh ra đời của bài thơ . Bên cạnh đó cần có một cảm xúc ,
tình cảm trên cơ sở của sự hiểu biết khoa học .
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm “ Truyện Kiều ” ở những yêu cầu
như trên , giáo viên hướng dẫn học sinh cảm thụ khái quát về “ Truyện Kiều ” của
Nguyễn Du với lời bình :


Vui buồn , tan hợp , mười mấy năm trời , xem đến chỗ giấy mộng “ đoạn trường ” tỉnh
dậy mà căn duyên vẫn gỡ rối chưa rồi .Khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà oán hận vẫn
còn chưa hả thì dẫu đời xa , người khất không được mục đích tận nơi , nhưng lời văn
đã tỏ ngậm ngùi , đau đớn như đứt ruột . Thế thì gọi tên là “ Đoạn trường tân thanh ”
cũng phải .
3/ Bình giảng văn học cần hướng dẫn học sinh chú ý tới việc khám phá những
điểm nút , những từ khóa , những thi nhãn , những mạch ngầm để mở đường
thưởng thức văn bản chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật , đồng
thời kết hợp với đối chiếu , so sánh .
Ở phương pháp này yêu cầu người bình chú ý đến các chi tiết giàu ý nghĩa , các từ
dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt từ sự độc đáo đó , tìm đến mạch lạc bên trong của bài
thơ , bài văn , đặc biệt là khám phá những điều mới lạ trong sách giáo khoa chưa từng
đề cập , chưa từng nói đến , để học sinh thỏa sức đánh giá , bình xét . Trong những
trường hợp này câu hỏi phải có tính chính xác , rõ ràng , phải có màu sắc văn hóa , có
khả năng khêu gợi tình cảm cho học sinh .
+Ví dụ 1 : Ví dụ: Quay trở lại với câu hỏi mà tôi đã đề cập ở bài ca dao số 4 trong

đề tài khoa học lần trươc đó là bài ca “ Những câu hát về tình yêu quê hương ,đất
nước,con người ”
“ Đứng bên ni đồng ,ngó bên tê đồng ,mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ,ngó bên ni đồng,bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
Trong quá trình tổ chức hướng dẫn các em tim hiểu những nét nội dung và nghệ
thuật cơ bản theo đúng chuẩn kiên thức kĩ năng, chúng ta đi tìm hướng mở cho học
sinh cảm nhận những ẩn ý mới lạ ngòai SGK bằng dạng câu hỏi : ? Cảm nhận của
em về hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” đang “ phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban
mai” ?Đây là loại câu hỏi vừa có màu sắc văn học,vừa có khả năng khêu gợi tình cảm,
cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Qua khảo nghiệm cho thấy các em đã cảm nhận theo
nhiều chiều hướng như sau :
. Là vẻ đẹp của thiên nhiên ,đất trời,vào buổi sáng ban mai trên một cánh đồng lúa
bạt ngàn vô tận đang trong thời kì trổ bông.
. Hình ảnh “ chẽn lúa đòng đòng ” tượng trưng cho cô gái dậy thì căng đầy sức
sống. Hình ảnh “ ngọn nắng ” thật độc đáo. Có em cảm nhận rằng : đã có “ ngọn nắng
thì cũng phải có “ gốc nắng ” và gốc nắng phải chăng chính là “ Mặt Trời ”.
Những cảm nhận chưa có trong sách vở, hay trong quá trình dự kiến của giáo viên
như thế làm cho bức tranh thiên nhiên thêm nhiều màu sắc, thêm giàu ý nghĩa để cho
tâm hồn những đưa trẻ thêm dạt dào tình cảm, cảm xúc và quan trọng hơn là giáo viên


đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm tòi, khám phá, yêu thích môn học hơn. Sự khám
phá những điều mới lạ đó có được chính là nhờ vào loại hình của kiểu câu hỏi có tính
chất chính xác, rõ ràng, phải có màu sắc Văn học, có khả năng khiêu gợi tình cảm, xúc
động thẩm mĩ cho học sinh.
+ Ví dụ 2 : Đến với văn bản “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh . Khi tìm hiểu Cảnh
đêm trăng của núi rừng Việt Bắc . Giáo viên cần dẫn dắt học sinh tìm hiểu , khám
phá những điểm nút , những từ khóa của hai câu thơ đầu :

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ..”
Đó là sự nhận xét đánh giá về âm thanh của tiếng suối , hình ảnh ánh trăng , bóng cây
cổ thụ để thấy được bức tranh lung linh , sinh động của núi rừng Việt Bắc như sau :
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó trình bày , nhận xét , đánh giá của nhóm bằng
một đoạn văn nói về những điểm nút từ khóa
Nhóm 1; 2 Tìm hiểu vẻ đẹp trong câu thơ thứ nhất .
Với âm thanh của “ tiếng suối ” và “ tiếng hát ”, cảm nhận của em về nghệ thuật sử
dụng từ ngữ cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc qua ngòi bút của Hồ
Chí Minh ? Qua khảo nghiệm cho thấy các em đã mở ra nhiều sự tiếp nhận , khám phá
, liên tưởng riêng như :
- Đó là âm thanh của tiếng suối trong vắt vẳng lại từ xa trong một đêm khuya tĩnh
lặng giữa chốn đại ngàn Việt Bắc .
- Là sự đồng điệu trong tâm hồn với thơ xưa của Nguyễn Trãi
“ Côn sơn suốt chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai ”
Nghe tiếng suối thi nhân ngỡ là “ tiếng đàn ” , là “ tiếng hát ”. Cách so sánh của người
xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là âm thanh của tự nhiên liên tưởng đến âm thanh của
tự nhiên . Còn Bác Hồ trong thời đại ngày nay đã so sánh tiếng suối ; Âm thanh của tự
nhiên với tiếng hát phát ra từ con người . Điều ấy khiến cho thiên nhiên “ Tiếng suối ”
của núi rừng Việt Bắc trở nên gần gủi với con người hơn . Điều đó lý giải vì sao thiên
nhiên là bạn bè tri âm , tri kỷ biết chia sẻ vui buồn cùng Bác , tâm sự , trò truyện cùng
Bác như : “ Trăng vào cửa sổ đòi thơ ;Việc quân đang bận xin chờ hôm sau … ; Cảnh
đẹp đêm nay khó hững hờ ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ; Trăng nhòm khe cửa
ngắm nhà thơ”
.Nhóm 3;4 : Khám phá vẻ đẹp của câu thơ thứ hai với các chi tiết giàu nghệ thuật :
hình ảnh trăng , điệp từ “ lồng ” ., hình ảnh cây “ cổ thụ ” …. Để thấy được bức tranh
nhiều đường nét , màu sắc , hình các khối lung linh ánh sáng :
- Có nét đậm là hình dáng của vòm cây cổ thụ ở trên cao lấp lánh ánh trăng .
- Có nét mảnh , huyền ảo là bóng lá , bóng trăng in vào khóm hoa , in lên mặt đất lấp

lánh diệu kì…
- Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng –tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh , hòa hợp của
thiên nhiên , tạo vật . Điều đó được tác giả biểu hiện tập trung ở hai điệp từ : “ lồng ” .


Đọc thơ ta ngỡ “trăng” , “ cổ thụ” và “ hoa” ba vật thể cánh nhau ngàn trùng , cao –
thấp , lớn – bé , vậy mà vẫn “lồng” vào nhau , soi sáng cho nhau , nâng đỡ nhau , cùng
nhau họa lên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ .
Cách bình trên giúp học sinh năng lực khám phá , liên tưởng , thưởng thức văn học
một cách hứng thú , tích cực .Từ đó học sinh nắm được kiến thức sâu và lâu bền hơn .
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp và biện pháp.
- Về phái giáo viên :
+ Giáo viên khi bình thơ văn phải có vốn liếng về sự hiểu biết rộng rãi các tác phẩm
thơ văn để tạo cho lời bình của mình có sức nặng hơn.Đồng thời giáo viên phải
thường xuyên rèn luyện năng lực bình ; Trong một giờ giảng văn phải tập cho học
sinh bình về những chi tiết ,những câu thơ , những ánh văn hay , giàu ý nghĩa…Nhất
thiết không được bỏ qua phương pháp này.Bởi nếu bình hấp dẫn sẽ đem đến chất văn,
tạo không khí văn chương – tránh khô khan, kích thích tính hứng thú cho học sinh và
từ đó học sinh bắt chước bình thơ văn , dần dần trở thành kỹ năng.
+ Sau mỗi giờ dạy GV nên giới thiệu cho HS những lời bình hay của các nhà phê bình
văn học để HS học tập và cảm thụ .
+ Trong những giờ học thêm ( buổi chiều) giáo viên phải dành một thời gian nhất định
để đưa ra những bài tập cho học sinh luyện tập – dưới sự gợi ý hướng dẫn luyện tập
của giáo viên. Kết hợp với phân môn tập làm văn , qua bài viết ( thực hành luyện
nói) , giáo viên đánh giá về khả năng bộc lộ ý kiến riêng về một vấn đề trong tác
phẩm.
+ Cần có Thái độ trân trọng và tế nhị . Phũ phàng hay khinh bạc trong văn chương là
chẳng có lợi cho giáo dục.
+ Nên biểu dương và khen ngợi những học sinh có lời bình hay để gây hứng thú cho
học sinh khi bình.

- Về phía học sinh :
+ Phải tìm hiểu tác phẩm một cách kĩ lưỡng thông qua việc chuẩn bị bài soạn ở nhà .
+ Tự mình lựa chọn được những chi tiết , những hình ảnh đẹp trong thơ ca.
+ Tìm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình lựa chọn để bình .
+ Sưu tầm những lời bình hay để học hỏi.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp - giải pháp.
Bao giờ cũng vậy đứng trước một vấn đề cần giải quyết đòi hỏi chúng ta tìm ra
những cách, những phương pháp giải quyết vấn đề . Phương pháp cách thức ấy lại đòi
hỏi phải đưa ra được những cách thức thực hiện , đường lối thực hiện tương ứng .
Chính vì thế giữa giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ khăng khít tác động qua
lại lẫn nhau. Đưa ra ý tưởng – kinh nghiệm , phân tích được bản chất của nó mà không
chỉ dẫn con đường và cách làm , cách thực hiện thì chẳng khác gì chúng ta bị lạc giữa
một ngã ba đường xa lạ mà không có bản đồ hay biển báo chỉ dẫn lối đi khi đó chúng
ta sẽ “ đi lạc” điểm cần đến . Vấn đề “Bình giảng văn học – khâu then chốt giúp học


tốt hơn môn văn học ” cho giờ học văn cũng vậy . Ở khâu giải pháp tôi mạnh dạn đưa
ra ý tưởng thay đổi lối mòn , công thức dạy học giò bó sẵn có không cần thiết đối với
những trường hợp các em đã biết , đã có sẵn trong sách giáo khoa bằng cách nhấn
mạnh những kiến thức cơ bản , loại bỏ sự áp đặt , sự truyền đạt- cách tiếp nhận khô
khan bằng phương pháp “bình giảng” để dành thời gian cho các em trao đổi bàn luận
về bản chất của vấn đề ở khía cạch sâu hơn , mới hơn những điều mà trong sách giáo
khoa không có hoặc chưa có từ đó kích thích sự tìm tòi , sự sáng tạo , sự hứng thú ở
tâm sinh lí thích khám phá của các em dẫn đến hiệu quả cao trong công tác dạy – học
bằng các ba phương pháp: Cắt ngang để bình từng chi tiết , từng bộ phận , từng phần
một ; Bình giảng bằng cách hiểu và thâu tóm được linh hồn áng văn thơ để thấy được
sự khen “ chê ” thấy được cái hay , cái đẹp của tác phẩm trên , những căn cứ thi
pháp và quan điểm thẫm mỹ tiến bộ ( Phương pháp này dùng khi tìm hiểu khái quát
về một tác phẩm ) . Bình giảng văn học cần hướng dẫn học sinh chú ý tới việc khám
phá những điểm nút , những từ khóa , những thi nhãn , những mạch ngầm để mở

đường thưởng thức văn bản chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật ,
đồng thời kết hợp với đối chiếu , so sánh - của giải pháp bình giảng đa chiều. Nếu
không xác định được mối quan hệ như trên giáo viên sẽ dẫn đến sa đà và không thực
hiện mục tiêu giải pháp đề ra ở đề tài .
e. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện chuyên đề , bản thân nhận thấy có những kết quả như sau
:
- Về phía học sinh :Qua thời gian thực hiện chuyên đề nhận thấy đa số các em yêu
thích học môn văn, nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bước đầu các em có
kĩ năng tự khai thác, phân tích giá trị của một tác phẩm cụ thể và đặc biệt là tỉ lệ về
chất lượng môn Ngữ văn của học sinh ở những lớp thực nghiệm trong trường tôi ngày
càng đạt được kết quả đáng ghi nhận ( Số liệu cụ thể ở mục II.4.)
- Về phía giáo viên :
+ Thông qua phương pháp cũng là cơ hội để giáo viên có thể rèn luyện bản thân khả
năng bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn trong việc xử lí tình huống môn học để có thêm
kinh nghiệm bề dày của vốn sống, vốn nghề qua từng tiết dạy.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Thực tế kết quả kết quả môn văn ở các thời điểm khác nhau kể từ khi dạy học
thực nghiệm phương pháp bình giảng đa chiều như sau :
* Năm học 2013- 2014, học sinh lớp 9A ;7A,B học sinh lớp 8A .
- Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: học 2013- 2014, học sinh khối 9 : 9A, học
sinh khối 8: Lớp 8A,học sinh lớp 7A,B.


Mức độ

Giỏi

Khá


Trung bình
Hs

Tỉ lệ

Yếu, kém

Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Khối<HS>

H
s

H
s

Tỉ lệ

Khối7<88 hs>

06 6.8 %

18

20 %


37

42 %

27 31.2%

Khối8< 45hs>

04 8.8%

09

20%

16

35.5 %

16 35.5%

Khối9<42 hs>

06 14.2%

11

26.1%

12


28.5%

13 31.2%

- Mức độ hứng thú( trước khi thực nghiệm) trong môn học:
Mức độ

Hứng thú
Hs

Tỉ lệ

Bình thường

Không hứng thú

Hs

Hs

Tỉ lệ

Tỉ lệ

Khối<HS>
Khối7<88 hs>

11


12.5 %

32

36 %

45

51.5 %

Khối8<45 hs>

4

9

%

17

38 %

24

53 %

Khối9<42hs>

2


2.4 %

14

33.3 %

27

64.3 %

- Kết quả sau thực nghiệm :
+ Mức độ hứng thú trong môn học:
Mức độ

Hứng thú
Hs

Tỉ lệ

Bình thường

Không hứng thú

Hs

Hs

Tỉ lệ

Tỉ lệ


Khối<HS>
Khối7<88 hs>

28

31.8 %

47

53.4 %

13

14.8 %

Khối8<45 hs>

18

40

21

46.6 %

6

13.4 %


Khối9<42hs>

15

36 %

16

38 %

11

26 %

%

+ Kết quả cuối kỳ I năm: Năm học 2013- 2014, học sinh lớp : 9A, Lớp 8A, lớp 7A,B:
Mức độ

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém


Hs


Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Hs

Tỉ lệ

Khối<HS>
Khối7<88 hs>

15

17 %

31

35.2%

29

33 %

13


14.8%

Khối8< 45hs>

14

31.1%

12

26.7%

13

28.8
%

7

13.4%

Khối9<42 hs>

13

30.9%

11


26.1%

14

33.3%

4

9.7%

Đó là những kết quả rất khả thi nhờ áp dụng phương pháp dạy học bằng
“Phương pháp bình giảng” theo hướng đa chiều, trong dạy- học Ngữ văn mà tôi đã đặt
ra ở trên.

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
III.1.Kết luận :
Trong quá trình dạy học văn không có một phương pháp nào được coi là độc tôn.
Vì vậy Gv phải vận dung linh hoạt các phương pháp - giải pháp dạy học cho phù hợp
với từng tiết, từng bài cụ thể. Giữa giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ khăng
khít, tác động qua lại lẫn nhau; Phải nắm chắc quan điểm tích hợp trong việc dạy học
văn. Phải đảm bảo có tích hợp dọc, ngang...và người giáo viên phải tân dụng sức
mạnh riêng của mọi phưng pháp thành một hợp lực để đạt được một hiệu quả tối ưu
cho một giờ day – học văn. Phương pháp không quyết định tài năng mà chính là tài
năng của người giáo viên quyết định hiệu lực của phương pháp thông qua việc nắm
bắt tốt mối quan hệ nhân - quả, quan hệ hợp tác cộng hưởng ... giữa biện pháp và giải
pháp để thiết kế và tổ chức điều hành giờ dạy học văn thật sự đi vào quỹ đạo của nó.
Nghệ thuật bình giảng có một sức mạnh đặc biệt không thể không vận dụng vào
trong quá trình giảng văn ở nhà trường. Tuy nhiên, đó là một công việc khó khăn và
tế nhị, nói vậy để thấy rằng trong giảng dạy văn học , người giáo viên cũng cần phải
phấn đấu nhiều mặt để có thể vận dụng được phương pháp bình giảng có hiệu theo

hướng đa chiều trong khuôn khổ phương pháp dạy – học tích cực .Bình thơ văn cũng
như đánh đàn đệm cho người ta hát ,lên dây chùng một tí hay căng một tí cũng lạc
điệu. Bình mà nói chưa đến thì không đạt – nói quá thì đi xa tán rộng, vì vậy giáo
viên cần hướng dẫn học sinh vừa tập bình ,vừa tập diễn giảng sao cho đạt hiệu quả
giải mã mạch nguồn cảm xúc ẩn sau tác phẩm, cũng như ẩn sau mỗi trái tim người
đọc. Bởi con đường đến với văn học nói chung, bao giờ cũng là một hướng mở, chờ
đơi những tấm lòng tri âm.
Trên đây là một số kinh nghiêm rút ra trong thực tế quá trình giảng dạy. Tuy
nhiên những kinh nghiệm này mới chỉ dừng lại ở quan điểm cá nhân. Tôi rất mong


có sự gúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô chỉ đạo chuyên môn để việc dạy
học văn mỗi ngày một hấp dẫn và đạt hiệu quả hơn.
III.2.Kiến nghị :
Hy vọng rằng trong những năm học tới phòng giáo dục sẽ có nhiều hoạt động thiết
thực để chúng tôi tiếp tục được học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
mình.Đặc biệt, cần có cuộc hội thảo sau khi thực hiện cuộc vận động viết sáng kiến
kinh nghiệm để chúng tôi có cơ hội thảo luận, học hỏi những kinh nghiệm trong giảng
dạy của đồng nghiệp góp phần nâng cao năng lực dạy học trong sự nghiệp giáo
dục.Để những đề tài nghiên cứu khoa học được trải nghiệm vào hoạt động dạy và học
ở phạm vi lớn hơn một đơn vị trường học.
Xin chân thành cảm ơn !



×