Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.31 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHÂU THANH PHONG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬCTIỂU HỌC)
MÃ SỐ : 60.14.01

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHÂU THANH PHONG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC)
MÃ SỐ : 60.14.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Nghệ An, 2012




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp
lãnh đạo, nhiều thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh; Lãnh đạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân.
- Đồng thời, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng
nghiệp thuộc 3 trường Tiểu học Quận Bình Tân, các cơ quan đoàn thể xã hội,
phụ huynh học sinh trên địa bàn quận Bình Tân đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp
thơng tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu thực tế để làm luận văn.
- Đặc biệt, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Hường - Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi
dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên tác giả
hoàn thành luận văn này.
Mặc dầu tác giả đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu,
song luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được
những lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cơ giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Châu Thanh Phong


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................

1.

Lý do chọn đề tài..................................................................................

2.

Mục đích nghiên cứu............................................................................

3.

Khách thể, đối tượng nghiên cứu........................................................

4.

Giả thuyết khoa học..............................................................................

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................

6.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................

7.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................

8.


Đóng góp của luận văn........................................................................

9.

Cấu trúc của luận văn...........................................................................

NỘI DUNG.......................................................................................................
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..................................................
1.1.

Lịch sử nghiên cứu...............................................................................

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................
1.2.

Một số vấn đề về GD KNS cho HSTH.................................................

1.2.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................
1.2.2. Tầm quan trọng của GD KNS cho HSTH..........................................
1.2.3. Các loại KNS cần GD cho HSTH......................................................
1.2.4. Các phương pháp và hình thức GDKNS cho HSTH..........................
1.3.

Hoạt động Đội TNTP HCM và vấn đề GD KNS cho HSTH.............

1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động Đội ở trường TH...................................
1.3.2. Nội dung cơng tác Đội và những hình thức hoạt động của Đội.........



1.3.3. Khả năng lồng ghép, tích hợp GD KNS cho HSTH thông qua hoạt
động Đội.............................................................................................
1.3.4. Các nguyên tắc GD KNS cho HS thông qua hoạt động Đội..............
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến GD KNS cho HS thông qua hoạt động
Đội......................................................................................................
1.4.

Một số đặc điểm tâm sinh lý của HS TH có liên quan đến đề tài......

1.4.1. Đặc điểm về sinh lý............................................................................
1.4.2. Đặc điểm về quá trình nhận thức........................................................
1.4.3. Đặc điểm nổi bật về nhân cách của học sinh TH...............................
* Kết luận chương 1.........................................................................................
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP
HỒ CHÍ MINH...........................................................................

2.1.

Khái qt về q trình khảo sát thực trạng.........................................

2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................
2.1.3.

Tình hình giáo dục.............................................................................

2.1.4. Tình hình hoạt động Đội trên địa bàn quận Bình Tân........................
2.2.


Khảo sát thực trạng.............................................................................

2.2.1. Mục đích khảo sát...............................................................................
2.2.2. Đối tượng khảo sát.............................................................................
2.2.3. Nội dung khảo sát...............................................................................
2.2.4. Phương pháp khảo sát.........................................................................
2.2.5. Địa bàn khảo sát.................................................................................
2.3.

Kết quả khảo sát.................................................................................

2.3.1. Thực trạng KNS của HS ở các trường TH quận Bình Tân.................


2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội cho
học sinh lớp 4 ở các trường TH quận Bình Tân.................................
2.4.

Đánh giá chung về thực trạng.............................................................

2.4.1. Những thuận lợi..................................................................................
2.4.2. Những khó khăn.................................................................................
* Kết luận chương 2.........................................................................................
Chương 3. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HS TIỂU HỌC THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI
TNTP HỒ CHÍ MINH................................................................

3.1.

Các nguyên tắc lựa chọn nội dung và xác định các biện pháp GD

KNS cho HS thông qua hoạt động Đội ở trường tiểu học..................

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.....................................................
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi........................................................
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.....................................................
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.....................................................
3.2.

Xác định các nội dung GD KNS cho HSTH thông qua hoạt động
Đội .....................................................................................................

3.3.

Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt
động Đội.............................................................................................

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng
của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua hoạt động Đội
TNTP Hồ Chí Minh............................................................................
3.3.2. Lồng ghép GD KNS vào tiết sinh hoạt chào cờ đầu đầu tuần............
3.3.3. Thiết kế các hoạt động Đội giúp học sinh thực hành kỹ năng sống,
thực hiện giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động chuyên biệt
của Đội ...............................................................................................


3.3.4. Lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh vào giờ sinh hoạt chủ
nhiệm..................................................................................................
3.3.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động
Đội gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh .......................
3.3.6. Mối liên hệ giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống......................

3.4.

Thử nghiệm tính khả thi của biện pháp..............................................

3.4.1. Khái quát về thử nghiệm sư phạm......................................................
3.4.2. Kết quả thử nghiệm............................................................................
* Kết luận chương 3.........................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................
BÀI BÁO THAM KHẢO CỦA TÁC GIẢ..................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
1.

Bảng 2.1: Trình độ nhân sự giáo dục quận Bình Tân năm học 2011
– 2012......................................................................................................

2.

Bảng 2.2: Số lượng học sinh và số lớp của các trường năm học
2011 - 2012..............................................................................................

3.

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Tiểu học quận
Bình Tân..................................................................................................


4.

Bảng 2.4 : Số liệu tổ chức Đội các trường Tiểu học quận Bình Tân
.................................................................................................................

5.

Bảng 2.5 : Tình hình hoạt động Đội quận Bình Tân năm học 2011 –
2012.........................................................................................................

6.

Bảng 2.6 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN
giao tiếp...................................................................................................

7.

Bảng 2.7 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN tự
nhận thức.................................................................................................

8.

Bảng 2.8 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN xác
định giá trị...............................................................................................

9.

Bảng 2.9 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN ra
quyết định................................................................................................


10.

Bảng 2.10 : Tổng hợp kết quả nhận thức của HS về nội dung KN
ứng phó với tình huống căng thẳng.........................................................

11.

Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến về khái niệm KNS.....................................

12.

Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến về sự cần thiết phải GD KNS cho học
sinh lớp 4................................................................................................

13.

Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến về trách nhiệm GD KNS cho HSTH.........


14.

Bảng 2.14: Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh......................

15.

Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của cán bộ, giáo
viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh TH.......................

16.


Bảng 2.16: Tổng hợp ý kiến về mức độ quan tâm GD KNS cho học
sinh lớp 4 thông qua hoạt động Đội........................................................

17.

Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến về vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ
Chí Minh đối với việc GD KNS cho học sinh lớp 4...............................

18.

Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp GD
KNS cho học sinh thơng qua hoạt động Đội...........................................

19.

Bảng 2.19: Các hình thức GD kỹ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động Đội có khả năng nhất............................................................

20.

Bảng 2.20: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng
sống của học sinh....................................................................................

21.

Bảng 3.1 Những nội dung KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học
thông qua hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học...............................

22.


Bảng 3.2: Nội dung các chủ đề gợi ý cho hoạt động chào cờ đầu
tuần.........................................................................................................

23.

Bảng 3.3: Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 3
.................................................................................................................

24.

Bảng 3.4: Chương trình hoạt động câu lạc bộ kỹ năng sống tháng 4
.................................................................................................................

25.

Bảng 3.5: Bảng phân tích mức độ bài thử nghiệm 1...............................

26.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần xuất kết quả bài thử nghiệm 1.........

27.

Bảng 3.6: Bảng phân tích mức độ bài thử nghiệm 2...............................

28.

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu diễn tần xuất kết quả bài thử nghiệm 2.........



KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

GD

Giáo dục

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GD KNS

Giáo dục kỹ năng sống

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HCM

Hồ Chí Minh

HS


Học sinh

HSTH

Học sinh tiểu học

KN

Kỹ năng

KNS

Kỹ năng sống

PGD

Phòng giáo dục

PHHS

Phụ huynh học sinh

PP

Phương pháp

TH

Tiểu học


TNTP

Thiếu niên tiền phong

TPT

Tổng phụ trách


-11-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan
(2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3
nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho mọi người học được tiếp cận chương
trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp” và trong mục tiêu 6 có đề cập “Khi đánh
giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kỹ năng sống của người học”. như
vậy, việc học kỹ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo
dục phải được thể hiện cả kỹ năng sống của người học.
Giáo dục hiện nay không chỉ thiên vào mục tiêu tạo ra ngồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển toàn
diện và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống
hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là rất cần thiết, nhưng việc
thực hiện lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt
trong nhận thức của các em về kỹ năng sống vừa là hậu quả, vừa là vấn đề lớn
cần được giải quyết. Một trong những nhận định hiện nay là : “Học sinh hiện

nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích
đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất
phát từ chính tâm sinh lý của các em.” Đây là nhận định nêu lên việc thiếu kỹ
năng sống của các em.
Bên cạnh đó một thực tế nảy sinh, do nhu cầu cần giáo dục KNS cho các
em nên các trung tâm KNS mọc lên một cách vô tội vạ, điều này dẫn đến việc
KNS có được giáo dục một cách đúng đắn, chưa kể việc phi phí cho việc học
KNS ở các trung tâm khá cao. Chất lượng của các trung tâm, các trại hè rèn


-12luyện KNS thì chưa được kiểm định và thống nhất các tiêu chí về chất lượng
giáo dục.
Hoạt động Đội ở nhà trường tiểu học là với vai trò là hoạt động nịng cốt
trong trường tiểu học, là hoạt động có rất nhiều tiềm năng cho việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học
cũng như tại địa bàn dân cư vẫn chưa đáp ứng được điều này.
Nhận thấy được sự cấp thiết của việc cần giáo dục KNS cho học sinh Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” với 5 nội dung chủ yếu. Trong đó nội dung thứ ba nhấn mạnh
“ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo
các đơn vị giáo dục đã đề ra kế hoạch để thực hiện phong trào này của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Xuất phát từ những yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”, với hy
vọng nâng cao kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và quan trọng hơn hết là nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt
động Đội TNTP HCM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường

tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thơng qua hoạt
động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học sẽ được nâng cao nếu
xác dịnh được các nội dung và biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt


-13động Đội TNTP HCM một cách khoa học, khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà
trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
5.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua hoạt
động Đội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Giáo dục KNS thông qua hoạt động Đội cho học sinh lớp 4 ở các trường
tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh (các Trường tiểu
học Bình Hưng Hịa 1, Trường tiểu học Bình Hưng Hịa 2, Trường tiểu học An
Lạc 3 quận Bình Tân)
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu nhằm xác lập cơ sở
lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Gồm các PP:

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm sư phạm
Nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài
7.3.Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý số liệu thu được
8. Đóng góp của luận văn:
- Đóng góp về mặt lý luận : Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kỹ năng sống và về
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ
Chí Minh.
- Đóng góp về mặt thực tiễn : Đề xuất được một số biện pháp có tính khả thi,
hiện thực và góp phần cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 của
quận Bình Tân được nâng cao chất lượng.
9. Cấu trúc của luận văn


-14Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn thường chia làm 3 chương
Chương 1 : Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Chương 2 : Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thơng
qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Chương 3 : Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho HSTH thơng qua hoạt
động Đội TNTP Hồ Chí Minh


-15CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Từ giữa thế kỉ XX các nhà giáo dục đã thấy được sự cần thiết của việc
giáo dục cho học sinh khả năng thích ứng với các điều kiện sống luôn luôn thay
đổi, giáo dục các khả năng xã hội, khả năng lựa chọn và ra quyết định khi cần
thiết. Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với
yêu cầu của thời đại.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “ kỹ năng sống” lần đầu tiên
xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF.
Để đáp ứng tốt nhu cầu về sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập
thế giới đòi hỏi giáo dục của các nước phải đào tạo được một thế hệ năng động
và sáng tạo hơn, trước nhu cầu đó kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho
mọi người (Senegan 2000) yêu cầu mỗi quốc gia cần phải đảm bảo cho người
học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp, và người ta coi
kỹ năng sống của người học là một tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục.
Tháng 12 năm 2003 tại Bali – Indonesia đã diễn ra hội thảo về giáo dục
kỹ năng sống trong giáo dục khơng chính quy với sự tham gia của 15 nước. tại
hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục
khơng chính quy của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương là : nhằm nâng
cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng
nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra
sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những nghiên cứu về kỹ năng sống đang được quan tâm ở các nước trong
khu vực do chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về KNS, chưa có các tiêu
chí đồng bộ cho việc hoạch định chương trình cho giáo dục, nên các tổ chức
quốc tế thường đưa ra các định nghĩa không phù hợp hoặc không thể áp dụng
một cách hiệu quả ở các nước. Vì thế UNESCO đã tiến hành dự án ở 5 nước
Đông Nam Á nhằm vào các vấn đề khác nhau liên quan đến kỹ năng sống. Dự
án chia làm 2 giai đoạn :


-16Giai đoạn 1 : Xác định quan niệm của từng nước về KNS. Câu hỏi được

đặt ra cho mỗi nước là : Quan niệm về KNS như thế nào? Phát triển quan niệm
này như thế nào trong bối cảnh giáo dục cho mọi người? Rà soát xem kết quả
thực hiện các chương trình KNS như thế nào? Việt Nam tham gia chia sẻ với các
nước về vấn đề này thông qua ấn phẩm “Life skills Mapping in Việt Nam”
Giai đoạn 2 : Đưa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng các
cơng cụ kiểm tra (có tiến hành thử nghiệm).
Mặc dù xuất phát từ quan niệm chung về kỹ năng sống của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) hay của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kỹ
năng sống ở các nước không giống nhau và nội hàm của kỹ năng sống được mở
rộng hơn nhiều, nó khơng chỉ gồm những khả năng tâm lý, xã hội.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến đầu tiên từ
chương trình của UNICEF (1996) “ Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngồi nhà trường” [3].
Thơng qua chương trình này khái niệm và nội dung của vấn đề kỹ năng sống và
giáo dục KNS ngày càng được mở rộng.
Trong giai đoạn 1 : Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu trong
chương trình chỉ bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như : Kỹ năng tự nhận
thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
kiên định và kỹ năng đặt mục tiêu. Ở giai đoạn này, chương trình chỉ tập trung
vào các chủ đề giáo dục sức khoẻ cho thanh thiếu niên. UNICEF tại Việt Nam
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện dự án “ Giáo dục sống khoẻ
mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên”, đã thực hiện giáo dục KNS cho
học sinh phổ thông tại một số tỉnh thành ở phía bắc và phía nam. Bên cạnh đó,
UNICEF đã phối hợp với Bộ GD & ĐT, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới thực
hiện một số dự án như “ Trường học nâng cao sức khoẻ”, Giáo dục KNS cho
học sinh trung học cơ sở”.
Giai đoạn 2 của chương trình mang tên “Giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ
năng sống”. Trong giai đoạn này nội dung của khái niệm kỹ năng sống và giáo



-17dục KNS được phát triển sâu sắc hơn. Ngoài hai lực lượng là Bộ GD&ĐT, Bộ Y
tế, ở giai đoạn này UNICEF cịn phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội khác
như : Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam.
Khái niệm Kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau
hội thảo “ Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ được tổ
chức từ 23 – 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Năm 2003 Nguyễn Thanh Bình
và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tổng quan về kỹ năng sống và các chủ
trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo
dục và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam [14; 15].
Bên cạnh đó cịn có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn
đề kỹ năng sống của các tác giả: Huỳnh Văn Sơn [11], Nguyễn Thị Hường [17],
Nguyễn Dục Quang,..
Các yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống cũng được nhà nước ta quan tâm
và được phản ánh qua các văn bản pháp luật như : Luật giáo dục năm 2005, Luật
Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, các chỉ thị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo như Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, Chỉ thị số 71/2008/CTBGDĐT hay kế hoạch số 453/KH-BGDĐT về các vấn đề giáo dục kỹ năng
sống.
1.2. Một số vấn đề về GD KNS cho HSTH
1.2.1.Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Kỹ năng
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “kỹ năng”, nhưng có thể
chia làm hai trường phái sau :
Loại quan niệm thứ nhất xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật hành
động như là: Nhà tâm lý học Xô Viết V.A.Crulxetcki cho rằng: “Kỹ năng là sự
thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ
thuật những phương thức hành động đúng.”[6]. Theo Hồng Phê thì “Kỹ năng



-18là khả năng vận dụng những kiến thức nhu cầu được trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế.”[9]
Loại quan niệm thứ hai xem xét kỹ năng không chỉ về mặt kỹ thuật hành
động mà còn coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người. Chẳng hạn
như nhà tâm lý học Xô Viết K.K.Platônôv quan niệm: “Kỹ năng là năng lực của
con người khi thực hiện công việc có kết quả trong những điều kiện xác định
trong một khoảng thời gian tương ứng.”
1.2.1.2. Kỹ năng sống
Khái niệm kỹ năng sống được đề cập vào những năm 1960 bởi những nhà
tâm lý học thực hành và sau đó nó được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi
trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kỹ năng sống :
UNESCO cho rằng : “ Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc
thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
Theo UNICEF thì kỹ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năng
chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống. Kỹ
năng sống phải dựa trên nhận thức, thái độ và chuyển biến thành hành vi như
một u cầu liên hồn và có hướng đích.
Theo WHO (1993) cho rằng kỹ năng sống là năng lực tâm lí – xã hội thể
hiện khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức
của cuộc sống. Kỹ năng sống còn được xem như khả năng duy trì trạng thái
khoẻ mạnh và mặt tinh thần biểu hiện qua các hành vi phù hợp khi tích cực
tương tác với người khác, với người xung quanh cũng như với nền văn hóa xã
hội. Kỹ năng sống cịn được hình thành chủ yếu dựa trên những kỹ năng về mặt
tinh thần trong đó những kỹ năng này thể hiện vai trò điều tiết cuộc sống làm
cho những kỹ năng hoạt động hay những kỹ năng thể chất cũng được thực thi
một cách có hiệu quả.


-19Nhìn chung tất cả các định nghĩa trên tùy theo vấn đề và cách tiếp cận

khác nhau mà đưa ra các quan niệm rộng hẹp khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa
hẹp thì kỹ năng sống chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội. Theo nghĩa
rộng thì kỹ năng sống vừa là những năng lực tâm lý xã hội mà bao gồm cả
những kỹ năng tâm vận động.
Kỹ năng sống nhằm giúp ta biến những kiến thức, thái độ thành hành
động thực tế. Như vậy, bản chất của Kỹ năng sống là những khả năng tâm lý –
xã hội cần thiết để cá nhân làm chủ được bản thân, tương tác với người khác,
với xã hội một cách có hiệu quả, và là những khả năng thích ứng với thách thức
và đòi hỏi của cuộc sống.
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội và KNS bao
giờ cũng gắn với các nội dung giáo dục cụ thể. Chẳng hạn trong khu vực Đơng
Nam Á thì một số nước gắn liền KNS với giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, giáo
dục sức khoẻ sinh sản, vệ sinh cá nhân,.. cịn một số nước thì KNS là kỹ năng
tìm việc làm và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình.
* Phân loại kỹ năng sống
Có rất nhiều quan điểm về kỹ năng sống nên cũng có rất nhiều cách phân
loại kỹ năng sống khác nhau. Nhìn chung có ba cách phân loại sau :
 Cách phân loại thứ nhất : thường phân KNS thành những kỹ năng
chung và những kỹ năng chuyên biệt (KN trong các lĩnh vực cụ thể)
- Nhóm kỹ năng chung bao gồm: các kỹ năng nhận thức, các kỹ năng
đương đầu với cảm xúc, các kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác.
- Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm: các kỹ năng thể hiện trong các vấn
đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như : các vấn đề về giới tính, sức
khoẻ sinh sản; vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh sức khoẻ; ngăn
ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS;…


-20 Cách phân loại thứ hai : KNS được chia làm ba loại bao gồm KN nhận
biết và sống với chính mình, KN nhận biết và sống với người khác, KN ra quyết
định.

- Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình bao gồm : tự nhận thức, lịng
tự trọng, sự kiên quyết, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng.
- Kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: quan hệ ( tương tác
liên nhân cách), cảm thông, đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè ( người
khác), thương lượng, giao tiếp có hiệu quả.
- Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm : phê phán, sáng tạo,
ra quyết định, giải quyết vấn đề,,…
 Cách phân loại thứ ba : Xuất phát từ góc nhìn của giáo dục khơng chính
quy, KNS được chia làm các kỹ năng cơ bản, các kỹ năng chung và các kỹ năng
trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể.
 Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (who)
• Kỹ năng giao tiếp
- Thơng cảm
- Lắng nghe tích cực
- Bày tỏ và tiếp thu ý kiến
- Giao tiếp có lời nói và khơng lời
- Tự khẳng định mình
- Thương lượng và xử lí mâu thuẫn
- Hợp tác và làm việc tập thể
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ và xây dựng cộng đồng
• Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng tự đánh giá
- Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân – Kỹ năng suy nghĩ tích
cực
- Kỹ năng hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân và cơ thể


-21• Kỹ năng xác định giá trị
- Kỹ năng hiểu được những quy tắc xã hội niềm tin, nền tảng đạo đức, văn hóa,
tính đa dạng và vị tha, nhận thức được thành kiến và sự phân biệt đối xử.

- Kỹ năng xác định cái gì là quan trọng, có ảnh hưởng đến giá trị, thái độ, hành
vi.
- Kỹ năng đối phó với sự phân biệt đối xử và thành kiến
- Xác định và làm theo những quyền, trách nhiệm và cơng bằng xã hội
• Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng suy nghĩ mang tính phê phán và sáng tạo
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng phân tích để đánh giá những nguy cơ
- Kỹ năng đưa ra được những giải pháp khác
- Kỹ năng thu thập thông tin
- Kỹ năng đánh giá thông tin
- Kỹ năng đánh giá những hậu quả
- Kỹ năng đặt mục tiêu
• Kỹ năng ứng phó và xử lí căng thẳng
- Kỹ năng tự kiểm sốt bản thân
- Kỹ năng đối phó với những căng thẳng
- Kỹ năng kiểm soát quỹ thời gian
- Kỹ năng ứng xử trước những sự âu lo
- Kỹ năng đối phó với những tình huống khó khăn
- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Kỹ năng sống có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng nhìn chung thì
có thể chia ra làm 3 loại chính : Kỹ năng để sống với chính mình, Kỹ năng sống
với người khác và Kỹ năng lao động. Đây là 3 mảng kỹ năng quan trọng nhất
giúp cho con người có thể tồn tại và phát triển tốt.


-221.2.1.3. Giáo dục kỹ năng sống
Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình “Giáo dục kỹ năng sống là hình thành
cách sống tích cực trong cuộc sống xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi
lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người

học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.” [16]
Kỹ năng sống của một con người được hình thành và phát triển trong suốt
quá trình sống của con người do đó theo quan niệm của các tổ chức thế giới như
UNICEF, UNESCO cũng cho rằng giáo dục KNS không phải là một lĩnh vực
hay một môn học nào cả. Kỹ năng sống gắn liền với các nội dung cụ thể, do đó
việc giáo dục KNS hiện nay chỉ đang ở mức độ lồng ghép vào các môn học khác
hoặc giáo dục từng nội dung cụ thể.
Hiện nay trên thế giới đã có hơn 70 quốc gia đưa KNS vào chương trình
học chính khóa của nhà trường. Bộ GD & ĐT Việt Nam đã thực hiện việc tích
hợp giáo dục KNS vào một số mơn học. Việc thực hiện giáo dục KNS vẫn gặp
nhiều khó khăn do việc xây dựng chương trình và việc lựa chọn các kỹ năng
sống để giáo dục chưa thống nhất.
Như vậy giáo dục kỹ năng sống được xem là một hướng giáo dục nhằm
giúp cho người học có được các kỹ năng tâm lý xã hội cần thiết để có một cách
sống tích cực, giúp tương tác tốt với người khác và giải quyết các vấn đề một
cách hiệu quả.
1.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục KNS cho HS tiểu học
Có KNS là các em có thể chuyển những kiến thức đã học được thành
những hành động cụ thể, chuyển từ lý thuyết sang thực hành, những thói quen
lành mạnh.
Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng về tâm sinh lí. Bên cạnh sự
phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tị mị, xu thế thích những cái mới lạ,
thích được khẳng định mình nếu các em khơng có những kỹ năng sống cần thiết


-23các em có thể bị rơi vào vịng xốy của những cám dỗ, sa ngã,…do đó các em
cần có kỹ năng sống để đương đầu với cuộc sống
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội, cơ chế thị trường cũng
có nhiều tác động đến sự phát triển của trẻ em, lượng kiến thức luôn thay đổi
hằng ngày, do đó các em khơng thể học được hết các kiến thức mà các em phải

có kỹ năng sống nắm được hướng tiếp cận và cách chiếm lĩnh tri thức.
Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội làm cho con người bị
cuốn vào cuộc sống mưu sinh, ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, cha mẹ đơi khi
chỉ chú tâm vào công việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống nên đôi khi
không đủ thời gian để chăm lo, quan tâm đến con cái của mình. Một số gia đình
cịn nhiều vấn đề như sự khơng đồng thuận trong gia đình, thiếu sự chia sẻ giữa
cha mẹ và con cái dẫn đến trẻ bị bỏ rơi, hoặc rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh
thần, trầm cảm.
Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho các em là rất cầm thiết giúp cho trẻ
sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng, giúp trẻ có khả
năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo không lành
mạnh từ xã hội.
1.2.3. Các loại KNS cần GD cho HS TH
Các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học :
1.2.3.1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là q trình hiện thực hóa các mối quan hệ của con người.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình
thức nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ cơ thể phù hợp với hồn cảnh và văn hóa,
đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất
đồng quan điểm.
1.2.3.2. Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự nhìn nhận mình, tự đánh giá về bản thân.


-24Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình,
như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh
giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…
của bản thân mình; quan tâm và ln ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận
ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng

để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để
có thể cảm thơng được với người khác. Ngồi ra, có hiểu đúng về mình, con
người mới có thể có những quyết định, những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với
khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại đánh
giá khơng đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm,
thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
1.2.3.3. Kỹ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì mà con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa với bản
thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản
thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức , những chính
kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó…
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức kinh tế,..
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là
khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác
định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ
năng này cịn giúp người ta biết tơn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người
khác có những giá trị và niềm tin khác.
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các
giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền
văn hóa, vào mơi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
1.2.3.4. Kỹ năng ra quyết định


-25Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình
huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết
định hành động.
Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
một cách kịp thời.

Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông
chờ phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những
người tin cậy trước khi ra quyết định.
Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần :
- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.
- Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề hoặc tình huống đã có.
- Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án
giải quyết.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương
án đó.
- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.
Kỹ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người
có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu khơng có kỹ năng ra quyết định, con người ta có thể có những
quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ,
đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời cịn có thể làm ảnh
hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan.
Để đưa ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những kỹ
năng sống khác như : KN tự nhận thức, KN xác định giá trị, KN thu thập thông
tin, KN tư duy sáng tạo,…


×