Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LUẬT THUẾ và thảo luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.4 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LUẬT THUẾ VÀ BÀI THẢO LUẬN (TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT TP HCM)
Học kĩ chương 1, 2, 3 (đọc giáo trình, nghe giảng, đọc luật)
Cấu trúc đề thi: 3 câu
1. Nhận định: 4 câu
2. Lý thuyết: 1 câu
3. Bài tập:
- Phát sinh loại thuế nào?
- Xác định thu nhập chịu thuế?
-…
Nội dung ôn thi:
Chương 1:
- Một số vấn đề về thuế (Khái niêm, đặc điểm, phân loại)
- Một số vấn đề về pháp luật thuế
+ Những nội dung cơ bản của pháp luật thuế (ĐTNT, NNT, NCT, ĐTKCT,…)
Chương 2 +3
- Những sắc thuế cụ thể:
+ Mục đích của nhà nước khi ban hành sắc thuế đó
+ Cơ sở để nhà nước điều tiết
+ Điều kiện để trở thành ĐTCT
+ Điều kiện để trở thành ĐTNT
+ Cách tính số tiền thuế phải nộp

Nội dung chi tiết


Chương 1:
I/ Một số vấn đề về thuế
1. Khái niệm
Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ
chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ điều kiện nhất định.


Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
2. Đặc điểm
- Thuế là một hiện tượng xã hội, mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước.
- Thuế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao nhất quyết định.
- Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
1 số câu hỏi ra thi:
a) Tại sao thuế do cơ quan có thẩm quyền cao nhất là Quốc hội quyết định?
- Cơ quan đại diện của người dân
- Thuế ảnh hưởng đến tất cả người dân, tổ chức
- Có quyền ban hành các quy phạm pháp luật về thuế
- Giám sát việc thực hiện thuế.
b) Phân biệt thuế với phí, lệ phí
- Giống nhau: Nộp bằng tiền
- Khác nhau:
Tiêu chí
Thẩm quyền quyết định

Thuế
Phí, lệ phí
Cơ quan nhà nước cao Cơ quan khác, địa phương,
nhất
bộ tài chính
Tính đối giá và hoàn trả

Không
Phạm vi áp dụng
Rộng
Hẹp hơn thuế
Vai trò đối với ngân sách Thuế là nguồn thu chính Không phải nguồn thu chính
nhà nước

của nhà nước
Tính bắt buộc

Không. Mang tính lựa chọn


c) Tại sao thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp?
- Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước nhưng nhà nước
không nhất thiết phải hoàn trả cho người nộp một lợi ích tương xứng ngang bằng về mặt
giá trị so với số thuế đã nộp.
- Thuế là nghĩa vụ luật định mà cá nhân tổ chức phải nộp vào ngân sách nhà nước. Giữa
người nộp thuế và nhà nước không có sự mặc cả, thỏa thuận, đánh đổi.
- Việc thực hiện nghĩa vụ thuế không phụ thuộc vào việc người nộp thuế đó đã hoặc sẽ
nhận lợi ích từ phía nhà nước.
- Hành vi nộp thuế của người nộp thuế mang tính cụ thể, cá nhân trực tiếp còn sự thụ
hưởng các lợi ích từ nhà nước mang tính trừu tượng, công cộng và gián tiếp.
3. Phân loại: theo hình thức thu thuế
- Thuế gián thu: Là loại thuế thu gián tiếp vào thu nhập của người chịu thuế thông qua
hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế.
* So sánh
Thuế gián thu
Thuế trực thu
- Tiền thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa, - Tiền thuế trích từ thu nhập người chịu
dịch vụ
thuế
- Đối tượng nộp thuế và người chịu thuế - ĐTNT và NCT là một
khác nhau
*Lưu ý: Trong những trường hợp nhất định sẽ có sự chuyển hóa từ thuế gián thu  thuế
trực thu (chỉ có 1 chiều) : có sự chuyển hóa khi chủ cơ sở sản xuất, hàng hóa, kinh doanh

đồng thời là người tiêu dùng. Ví dụ: DN A mua máy móc về cho DN dùng.
Câu hỏi ra thi: Nêu ưu, nhược điểm của thuế gián thu, thuế trực thu
Ưu điểm

Thuế gián thu
- Dễ quản lý
- Nhà nước dễ thu thuế nên tạo sự
ổn định cho ngân sách nhà nước.
Vì tiền thuế đã được cấu thành
trong giá cả hàng hóa dịch vụ.
Người chịu thuế không cảm nhận

Thuế trực thu
- Tính công bằng cao. Vì nhà nước xác
định được điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của người chịu thuế nên có nhiều chính
sách mien giảm phù hợp.


Nhược
điểm

được gánh nặng về thuế. Không
nảy sinh tâm lý trốn thuế.
- Tính công bằng không cao. Vì
nhà nước không xác định được
người chịu thuế trong trường hợp
này là ai để có chính sách miễn
giảm phù hợp cho điều kiện hoàn
cảnh của họ.

- Tính lũy thoái. Đối với những cá
nhân có thu nhập thấp thì tỉ lệ lại
càng cao và ngược lại.

- Khó thu thuế và khó quản lý thuế. Vì
người chịu thuế cảm nhận rõ gánh
nặng về thuế, tìm mọi cách để giảm
gánh nặng đó.
- Việc thu thuế trực thu tốn nhiều tiền
bạc, tốn thời gian và công sức dẫn đến
thất thu thuế.
- Không xác định được một cách chính
xác về thu nhập.

II/ Một số vấn đề về pháp luật thuế
* Những nội dung cơ bản của đạo luật thuế
- Đối tượng chịu thuế: hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc
thuế tác động đến để phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.
- Người chịu thuế: người thực sự phải trả tiền thuế.
- Người nộp thuế: là các chủ thể có nghĩa vụ kê khai nộp thuế theo luật định (= ĐTNT +
NNT thay).
+ Người nộp thuế thay: cá nhân, tổ chức được ĐTNT ủy quyền có nghĩa vụ đăng ký, kê
khai nộp thuế.
- Đối tượng nộp thuế: cá nhân, tổ chức có hành vi chịu thuế.
Chương 2 + 3: Đọc luật và giáo trình để áp dụng giải quyết các bài tập và nhận định.
Phát sinh nghĩa vụ thuế nào?
- Cần xem xét đó là hoạt động gì
1. Nhập khẩu
- hàng hóa: thuế nhập khẩu, thuế GTGT, TTĐB, BVMT
- Dịch vụ; GTGT

2. Xuất khẩu


- Hàng hóa: Thuế xuất khẩu, GTGT (thuế suất 0%)
- Dịch vụ: GTGT (0%)
3. Sản xuất
- Hàng hóa: TTĐB, GTGT, BVMT
- Dịch vụ; không phát sinh thuế
4. Kinh doanh
- Hàng hóa: GTGT, TTĐB (có thể có ở Điều 4 luật TTĐB)
- Dịch vụ: TTĐB, GTGT
* Lưu ý: xét thêm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân nếu phát sinh nghĩa vụ
nộp các thuế này từ hoạt động trên.
MỘT SỐ BÀI THẢO LUẬN THAM KHẢO

BÀI 1
15. Thuế xuất, nhập khẩu là thuế gián thu hay trực thu? Xác định người chịu thuế
trog thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu.
- Người chịu thuế trong thuế xuất, nhập khẩu là các cá nhân, tổ chức có hang hóa thuế
xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu.
17. Tại sao thuế XK-NK không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
qua biên giới Việt Nam?
- Thứ nhất, thuế XK-NK hướng đến hành vi dịch chuyển.
- Thứ hai, xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Hàng
hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình. Vì thuế XK-NK có sự dịch
chuyển qua biên giới, đối với hàng hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển
là dễ hơn và dễ được nhà nước kiểm soát.



28. Trình bày các trường hợp không thuộc diện chịu thuế TTĐB? Trường hợp
không chịu thuế TTĐB theo quy định hiện hành có đồng thời là trường hợp được
miễn thuế TTĐB không?
 Các trường hợp không thuộc diện chịu thuế TTĐB:
- Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ
sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu.
 Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm
cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán
cho doanh nghiệp chế xuất.
 Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất
khẩu theo hợp đồng kinh tế
 Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
- Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp:
 Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (có làm thủ tục hải quan), gồm:
 Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu
 Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa
chuyển khẩu
 Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu trong
thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập
 Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định
của pháp luật.
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách, kinh doanh du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ
ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải
trí, thể thao không đăng kí lưu hành và không tham gia giao thông.

- Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất
chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
 Trường hợp không chịu thuế TTĐB theo quy định hiện hành thì không đồng thời là
trường hợp được miễn thuế TTĐB.
40. Nội dung quy định mức thuế suất thuế GTGT hiện hành? Ý nghĩa của mức thuế
suất 0% đối với hàng xuất khẩu?
- Mức thuế suất thuế GTGT được quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGT 2008 bao gồm 3
mức thuế suất 0%, 5%, 10%, cụ thể như sau:


 Thuế suất 0%: Đối tượng áp dụng gồm:
 Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế
 Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu không bao
gồm: Chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ bưu chính viễn thông ra nước ngoài, sản phẩm
xuất khẩu là tài nguyên, khoảng sản khai thác chưa qua chế biến.
 Thuế suất 5%: áp dụng với các đối tượng sau:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích
thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi
trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông
nghiệp;
đ) Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm
thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy
in báo;
k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy
cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp,
máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
l) Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản
phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh;


m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,
phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,
nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
n) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất
phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật
này;
p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
 Thuế suất 10%: áp dụng đối với các đối tượng chịu thuế không áp dụng thuế suất
0% và 5%.
- Ý nghĩa của mức thuế suất 0%:
 Khi đánh thuế 0%, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chỉ không tính thuế
GTGT đầu ra mà còn được khấu trừ GTGT đầu vào, được coi như là một hình thức
hỗ trợ của nhà nước.
 Việc áp dụng thuế suất 0% không những sẽ đem ngoại tệ về cho Việt Nam mà hàng
hóa xuất khẩu lại rẻ, có thể cạnh tranh với hàng hóa các quốc gia khác.
37. Hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Trong trường hợp chịu thuế
thì điều này có mâu thuẫn với Điều 2 Luật Thuế quy định: “Thuế GTGT là thuế
tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,

lưu thông đến tiêu dùng.”
- Hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT. Điều này không mâu thuẫn với Điều 2 Luật
Thuế GTGT vì:
 Theo như quy định trên thì thuế GTGT là thuế đánh vào giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ vì vậy tất cả những hoạt động làm cho giá trị của hàng hóa, dịch vụ tăng
lên có thể được coi là tiền đề sinh ra thuế GTGT. Và những hoạt động được coi là
tiền đề sinh ra thuế GTGT là những hoạt động kinh tế của người nộp thuế. Đây là
những hoạt động chuyển giao tài sản hoặc cung ứng dịch vụ có thanh toán bằng tiền
hoặc quy ra tiền làm phát sinh GTGT. Về thực chất, hoạt động nhập khẩu hàng hóa
cũng chính là một trong những hoạt động làm phát sinh GTGT, cụ thể hơn là trong
hoạt động này có hành vi chịu sự điều tiết của loại thuế này đó là hành vi tiêu dùng
hàng hóa có từ hoạt động nhập khẩu.
 Ngoài ra, thuế GTGT đánh vào hàng hóa nhập khẩu không những nhằm mục đích tạo
giá trị tăng đầu vào để chủ thể nhập khẩu được hoàn thuế, khấu trừ thuế, quyết toán


thuế GTGT đầu ra mà còn nhằm tạo ra sự bình đẳng với hàng hóa trong nước nhất là
trong điều kiện hội nhập quốc tế, khi mà thuế nhập khẩu ngày càng được giảm đến
mức tối đa.
38. Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào
so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu.
- Điều tiết thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu để nhằm điều tiết vào phần giá trị
tăng thêm và tạo nên tính công bằng giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Bởi lẽ, một hàng hóa của doanh nghiệp trong nước khi xuất hiện trên thị trường Việt
Nam thì hàng hóa đó đã chịu sự điều tiết của thuế GTGT, vì vậy không có lý do gì mà
một hàng hóa tương tự khi được nhập khẩu vào Việt Nam lại không chịu sự điều tiết
của thuế GTGT, qua đó giúp phần bảo hộ cho nền sản xuất trong nước một cách hợp
lý.
- Thuế nhập khẩu điều tiết hàng nhập khẩu để kiểm soát, điều tiết hoạt động xuất-nhập
khẩu hàng hóa, ngoài ra còn là phương pháp tối ưu để hàng hóa nhập khẩu phải trả một

mức giá nhất định để nó có thể có mặt tại thị trường Việt Nam, qua đó bảo vệ và phát
triển nền sản xuất trong nước, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.
44. Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa pháp lý
của hiện tượng này?
- Sự “gãy khúc” xảy ra khi tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT luôn là sự
liên hoàn của đầu ra trừ đầu vào. Để được khấu trừ và hoàn thuế GTGT, người nộp
thuế phải đã nộp thuế GTGT đầu vào và phải phát sinh thuế GTGT đầu ra. Trường hợp
người nộp thuế không nộp thuế GTGT đầu vào (tức hàng hóa, dịch vụ đầu vào rơi vào
trường hợp không chụ thuế GTGT) nhưng có phát sinh thuế GTGT đầu ra sẽ không
được khấu trừ thuế. Nếu người nộp thuế đã nộp thuế GTGT đầu vào nhưng không phát
sinh thuế GTGT đầu ra (tức hàng hóa, dịch vụ bán ra là những hàng hóa, dịch vụ
không chịu thuế GTGT) thì người nộp thuế không được hoàn thuế.
- Ý nghĩa: Để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải có thuế GTGT đầu vào
và thuế GTGT đầu ra.

BÀI 2
52. Tổ chức không phải là doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động kinh doanh có
thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế TNDN không?


Có. Vì một khi tổ chức đó là doanh nghiệp hoặc là các tổ chức khác được quy định tại
Khoản 1 Điều 2 luật TNDN và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ thì đã trở thành chủ thể phát sinh nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Do đó tổ chức
không phải là doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật thuế TNDN.
53. Phân biệt thu nhập chịu thuế TNDN và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập chịu thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Cơ sở pháp lý: Điều 3 luật TNDN
Cơ sở pháp lý: Điều 3 luật TNCN

Thu nhập chịu thuế được xác định trong
TNCT = Doanh _ Chi phí + Các kỳ tính thuế tuỳ vào loại thu nhập được tạo
khoản
lập và chủ sở hữu loại thu nhập là cá nhân
thu
được trừ thu nhập cư trú hay không cư trú.
khác
Đối với cá nhân cư trú
TNCT = Tổng thu _ Các khoản được
nhập
miễn trừ
Đối với cá nhân không cư trú
Thu nhập chịu thuế của cá nhân không
cư trú không được xác định theo kỳ tính
thuế mà sẽ được xác định theo từng lần
phát sinh thu nhập.
56. Phân biệt khái niệm “thu nhập chịu thuế” và “thu nhập tính thuế” trong Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp?


Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 3 Luật thuế TNDN 2008, “1. Thu nhập chịu
thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập
khác quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển
nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho
vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay
đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh
của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ

hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.”.
 Thu nhập chịu thuế là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền
công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan


chi trả đã trả cho cá nhân. Bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm
việc tại khu kinh tế.
 Thu nhập chịu thuế là tiền đề, cơ sở để xác định thu nhập tính thuế.
Công thức: Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu
nhập khác


Thu nhập tính thuế

Khoản 1 Điều 7 Luật thuế TNDN 2008 quy định: “Thu nhập tính thuế trong kỳ tính
thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ
được kết chuyển từ các năm trước.”.
 Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập sau khi trừ các khoản có liên quan như: giảm
trừ bản thân, gia cảnh, đóng bảo hiểm…
 Thu nhập tính thuế là cơ sở để xác định số thuế được miễn.
Công thức: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế
+ Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
57.
Để xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì căn
cứ vào khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi bổ sung khoản 1
Điều 9 của luật thuế TNDN như sau:
“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản
chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn
mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”
58. Phân tích quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định tính thu
nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp?


Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi
Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính) thì các khoản chi phí không được
trừ khi xác định tính thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
S
TT

Loại chi phí không
Khoản chi không
đáp ứng đủ các điều

1

kiện quy định tại
Khoản 2 điều 4
Thông tư 96/2015/TTBTC

2

Chi tiết


được trừ

Chi phí khấu hao tài
sản cố định (TSCĐ)

Các khoản chi không đáp ứng được đủ các điều kiện sau:

- Thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của do
- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ

GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dị

(trừ TSCĐ phục vụ cho NLĐ như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nh
y tế, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết

trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón

dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy, thiết bị là TSCĐ dùng để tổ chức hoạ

TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh ngh

TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán củ
hạch toán kế toán hiện hành.
Phần trích khấu hao vượt mức quy định về trích khấu hao TSCĐ.
Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị.


Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe
xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du
thử cho kinh doanh ô tô).

Phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng, du thuyền khôn
hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn (tàu bay dân dụng, du thuyền
trích khấu hao TSCĐ nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải h

Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doa


được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đấ
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu, năng
3

lượng, hàng hóa phần
vượt mức tiêu hao

Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng

vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành đị

hợp lý.
Chi phí của doanh
nghiệp mua hàng hóa,


Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực

Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm

dịch vụ (không có hóa sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trự
đơn, được phép lập

4

Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.

Bảng kê thu mua

Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.

hàng hóa, dịch vụ

Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra

mua vào) nhưng
không lập Bảng kê
kèm theo chứng từ
thanh toán cho người

Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các
ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

bán hàng, cung cấp
dịch vụ

Chi tiền thuê tài sản
5

của cá nhân không có
đầy đủ hồ sơ, chứng
từ

6

Chi tiền lương, tiền

Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân nhưng không có hợp đồng thuê
Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có

nhân nhưng không có hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao độn

công, tiền thưởng cho phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không
người lao động

pháp luật.

Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho NL

hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao độ

chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch



quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho NLĐ nhưn

thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng đ

liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng khô
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách

nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng
người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
7
8

Chi trang phục
Chi thưởng sáng
kiến, cải tiến
Chi phụ cấp tàu xe

Chi bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.

Chi bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/n

Doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sán
thu sáng kiến, cải tiến.
Không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.

đi nghỉ phép không
9


đúng theo quy định
của Bộ Luật Lao

Thực hiện không đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của
cấp cho người lao động đi công tác.

động.

Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp ng
sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Các khoản chi được
trừ nhưng chi không
10

đúng đối tượng,

Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu

Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề n
nhân viên.

không đúng mục đích

Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần t

hoặc mức chi vượt

Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách

quá quy định.


sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả th

lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không
Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số.
11

Chi trả tiền điện,
tiền nước với những
doanh nghiệp thuê địa

Doanh nghiệp chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp mà không có hoá đơ
địa điểm sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa đ


thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh
điểm sản xuất kinh

tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

doanh; chủ cho thuê
trực tiếp ký hợp đồng
Trích, lập và sử
dụng các khoản dự
12

phòng không theo
đúng hướng dẫn của

Bộ Tài chính về trích

Áp dụng đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất cá

thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp v

nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

lập dự phòng
Các khoản chi phí
trích trước theo kỳ
13

Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố đ

hạn, theo chu kỳ mà

hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ t

đến hết kỳ hạn, hết

có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều

chu kỳ chưa chi hoặc

và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trư

chi không hết.
14


Lỗ chênh lệch tỷ giá
hối đoái

Do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế
giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản

tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối

Chi tài trợ cho giáo
15

dục (bao gồm cả chi
tài trợ cho hoạt động

Chi không đúng đối tượng hoặc Chi mà không có hồ sơ xác định khoản

giáo dục nghề nghiệp)

Chi không đúng đối tượng sau: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập

trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trun
16

Chi tài trợ cho y tế

thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện,

bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ th
Chi mà không có hồ sơ xác định khoản tài trợ.



17

Chi tài trợ làm nhà
cho người nghèo
Phần chi phí quản lý
kinh doanh do công ty

18

ở nước ngoài phân bổ
cho cơ sở thường trú
tại Việt Nam

Chi không đúng đối tượng là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Ch

Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đ
hồ sơ xác định khoản tài trợ.
Vượt mức chi phí được tính theo công thức:

Chi phí = (Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong

nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước k
quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế
Trừ các khoản chi sau:

- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi là
Các khoản chi
19


không tương ứng với
doanh thu tính thuế

- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an nin
quân tự vệ.

- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội tr

- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệ
- Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành
Bộ Tài chính.
Chi ủng hộ địa
20

phương; chi ủng hộ

làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối

các đoàn thể, tổ chức

luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thu

xã hội; chi từ thiện
21

Trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm

Khoản chi liên quan
trực tiếp đến việc phát
hành cổ phiếu và cổ

tức của cổ phiếu, mua
bán cổ phiếu quỹ và
các khoản chi khác
liên quan trực tiếp

biệt khó khăn.

Trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả, cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ p


đến việc tăng, giảm
vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp.
Các khoản tiền phạt
22

về vi phạm hành
chính

Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm

thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế
khác theo quy định của pháp luật.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi tr

Thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thu
23

Các khoản thuế


ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoà
ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao đ
người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
24

Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiể

25

Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.

26

Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.

27
28
29
30
31
32
33

Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định củ
hội.

Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trướ


Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụ
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư)

ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách k
không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh

Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát tr
Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.

Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có th
thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.


34

Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.

35

Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.

36
37

Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán

không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác

60.
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu bởi vì người nộp thuế và người chịu thuế là một.
Ở ý kiến nêu trên tuyngười nộp thuế và người chịu thuế là hai chủ thể khác nhau nhưng
về bản chất thì người nộp thuế và người chịu thuế vẫn là một. Nói một cách khác thì
người trả thu nhập mang thuế nộp hộ. Làm vậy là để làm cho người chịu thuế thu nhập cá
nhân bớt cảm thấy áp lực khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
67. Phân tích nội dung quy định giảm trừ gia cảnh?
Giảm trừ gia cảnh được quy định tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
Được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân và được hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 65/2013/NĐCP.
- Mức giảm trừ gia cảnh gồm hai phần, phần đối với người nộp thuế và phần đối với
những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng như sau:
+ Phần đối với người nộp thuế: Mức giảm trừ thuế theo pháp luật hiện hành là 9
triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).
+ Phần đối với người phụ thuộc là có tính đến gia cảnh của cá nhân người nộp thuế.
Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ tháng. Mỗi người phụ thuộc chỉ
được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp
nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận
để đăng kí giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Đồng thời với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh, Luật cũng bổ sung quy định mở để khi
giá cả thị trường biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với biến động của giá cả.


- Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao
gồm:


Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng)
dưới 18 tuổi;

Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng)
từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;

Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng)
đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở
lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá
mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;

Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có
thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:


Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;


Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha
chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;


Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

74.Cơ sở xác định chủ thể sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp hay thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Cơ sở xác định chủ thể sử dụng đất có nghĩ vụ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
hay thuế sử dụng đất nông nghiệp dựa vào đối tượng tác động của loại thuế đó được quy

định ở Luật thuế tương ứng hay được hiểu là loại đất mà hành vi sử dụng đất của chủ thể
đó tác động vào.
- Theo Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì thuế sử dụng đất nông nghiệp là
thuế thu vào hành vi sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đất trồng
trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng (Điều 2 Luật Thuế SDĐNN).
Theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
là loại thuế chủ yếu thu vào hành vi sử dụng đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp. Như vậy, có thể thấy, đều là hành vi sử dụng đất nhưng do đối tượng mà hành vi
này tác động là những loại đất khác nhau (theo quy định của pháp luật) nên áp dụng pháp
luật về thuế khác nhau, hình thành nên Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp, phát sinh nghĩa vụ nộp thuế khác nhau.


81. Dấu hiệu phân biệt hành vi trốn thuế với hành vi chậm nộp tiền thuế và hành
vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn?
Dấu hiệu phân biệt các hành vi trên được quy định cụ thể trong Luật Quản lý thuế 2016
như sau:
- Trốn thuế: khoản 1, 2, 3 Điều 108
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau
chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản
1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo
quy định tại Điều 33 của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế
phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng
thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
- Chậm nộp tiền thuế: Điều 106 “Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy
định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế,
thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.”
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: khoản 1

Điều 107 “Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm
phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu
số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.”

84. Hành vi vi phạm hành chính về thuế ở mức độ nguy hiểm có thể chuyển hóa
thành các tội hình sự nào?
Hành vi vi phạm hành chính về thuế ở mức độ nguy hiểm có thể chuyển hóa thành các
tội hình sự được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể gồm các khoản như
sau:
Điều 200. Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong
các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249,
250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:


a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế
không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền
thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng
thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu
vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm
tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ,
số tiền thuế được hoàn;
đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải

nộp, số tiền thuế được hoàn;
e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ
khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không
đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ
quan quản lý thuế.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ
1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;


b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ

06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.

BÀI 3
Tình huống 3. Tháng 4 năm 2010, Ông A (là nhân viên Lãnh sứ quán Hàn Quốc tại Tp
HCM) thực hiện hành vi nhập khẩu 1 chiếc xe hơi (12 chỗ ngồi). Do không có nhu cầu sử
dụng tiếp, ngày 12/6/2011, ông A đã bán chiếc xe hơi nói trên cho ông Nguyễn Văn dùng
làm phương tiện đi lại của cá nhân. Ngày 15/6/2011, ông Văn tiến hành làm thủ tục sang
tên trước bạ, cơ quan thuế yêu cầu ông Văn phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt và thuế giá trị gia tăng chậm nhất vào ngày 30/6/2011. Ông Văn phản đối vì những lý
do sau:
-

Không phải nộp thuế nhập khẩu vì người nhập khẩu là ông A.

Không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vì ông Văn mua lại ô tô trong nước chứ
không có hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu ô tô.
-

Không phải nộp thuế giá trị gia tăng vì ông Văn không xuất hóa đơn cho ông A.

Với lập luận trên, ông Văn đã không nộp thuế theo đúng thời hạn mà cơ quan thuế yêu
cầu. Vì vậy, ngày 30/8/2011, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
thuế đối với ông Văn.
1. Ông A phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi nhập khẩu ô tô nói trên.
Với hành vi nhập khẩu ô tô nói trên của ông A thì ông A được miễn trừ thuế vì ông A là

nhân viên của lãnh sự quán Hàn Quốc - đối tượng thuộc k1, k2, k3 Điều 2 Quyết định
số 53/2013.
2. Theo anh (chị), các lập luận của ông Văn là đúng hay sai? Tại sao?


Theo tôi, các lập luận của ông Văn là đúng. Vì:
- Thứ nhất, điều kiện để trở thành ĐTNT của thuế Nhập khẩu là các tổ chức, cá nhân
Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện hành vi nhập khẩu
hàng hóa, cụ thể là có hành vi dịch chuyển hàng hóa chịu thuế qua biên giới Việt Nam.
Trong trường hợp này, người trực tiếp thực hiện hành vi nhập khẩu chiếc xe hơi là ông
A chứ không phải ông Văn, hơn nữa ông A thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu,
do vậy ông Văn không có nghĩa vụ phải nộp thuế nhập khẩu.
- Thứ hai, mặc dù chiếc xe hơi 12 chỗ ngồi thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
(theo điểm d, khoản 1, Điều 2 Luật thuế TTĐB) nhưng chỉ những cá nhân, tổ chức có
hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thì mới là ĐTNT của loại
thuế này, trong khi đó ông Văn chỉ có hành vi mua lại ô tô và sử dụng trong nước chứ
không có hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu ô tô do đó, ông không phải nộp thuế GTGT.
- Thứ ba, vì cơ sở để xác định giá trị gia tăng của hàng hóa chính là hóa đơn bán hàng,
do vậy ông Văn không phải nộp thuế GTGT vì ông đã không xuất hóa đơn cho ông A.
3. Giá tính thuế đối với từng loại thuế được xác định như thế nào?
Giá tính thuế đối với từng loại thuế như sau:
- Đối với thuế nhập khẩu: trị giá tính thuế là trị giá hải quan (Điều 8 luật thuế Xuất
khẩu, Nhập khẩu)
Theo khoản 3 Điều 86 Luật hải quan thì: “Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
- Đối với thuế Tiêu thụ đặc biệt: giá tính thuế là giá hàng hóa bán ra chưa có thuế tiêu
thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, xe hơi này thuộc hàng hóa nhập
khẩu, tuy nhiên trường hợp này thuộc trường hợp được miễn thuế nên giá tính thuế sẽ
không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT (Điều 6 luật thuế TTĐB).

- Đối với thuế GTGT: giá tính thuế GTGT đối với xe con này là giá nhập khẩu cộng
với thuế TTĐB vì chiếc xe con này thuộc trường hợp được miễn thuế nhập khẩu (Điểm
b khoản 1 điều 7 Luật GTGT).
4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là đúng hay sai? Tại
sao?


Cơ quan thuế yêu cầu ông Văn phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế
giá trị gia tăng chậm nhất vào ngày 30/6/2011 nhưng ông Văn đã không nộp thuế theo
đúng thời hạn yêu cầu nên cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về thuế đối với ông Văn. Tuy nhiên, do ông Văn không là đối tượng chịu thuế của
những loại thuế trên nên không có nghĩa vụ phải nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan.
Vì vậy, việc ông Văn đã không nộp thuế theo đúng thời hạn mà cơ quan thuế yêu cầu
là đúng và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là sai.



×