Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại khối du lịch nội địa công ty tnhh mtv dịch vụ lữ hành saigontourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HCM

ĐỒN THỊ LỘC

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ
HÀNH NỘI ĐỊA TẠI KHỐI DU LỊCH NỘI ĐỊA
CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ LỮ HÀNH
SAIGONTOURIST

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103

TP. HCM – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HCM

ĐỒN THỊ LỘC

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ
HÀNH NỘI ĐỊA TẠI KHỐI DU LỊCH NỘI ĐỊA
CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ LỮ HÀNH
SAIGONTOURIST

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƯU



TP. HCM – 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.
HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN
LƯU

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 14 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T
T
1

TS
Ng

C
h

2

T P
H bi

3


P P
G bi

4

T
g

5

P Ủ
T v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

NỮ

: ĐOÀN THỊ LỘC

Ngày, tháng, năm sinh
Minh

: 16/11/1978

Chuyên ngành
HÀNH
MSHV
I- Tên
tài:

Giới tính:
Nơi sinh:TP.Hồ Chí

: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ
: 1541890019

đề

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI KHỐI
DU LỊCH NỘI ĐỊA CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ LỮ HÀNH
SAIGONTOURIST
II- Nhiệm vụ và nội
dung:
1) Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận về kinh doanh lữ hành nội
địa, rủi ro, quản trị rủi ro; mơ hình quản trị rủi ro.

2) Khảo sát và thu thập về các rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa; phân
tích và đánh giá các rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành nội địa.
3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng quy trình ứng phó
và phịng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại Khối DLNĐ
Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist.
III- Ngày giao nhiệm vụ
10/01/2017

:

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ
30/06/2017

:

V- Cán bộ hướng dẫn
LƯU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

: TS. NGUYỄN VĂN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN


TS. Nguyễn Văn Lưu


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tất cả các số liệu và
những trích dẫn đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng. Những phân tích của
luận văn cũng chưa từng được cơng bố ở một cơng trình nào.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Lộc


2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, Học viên cao học xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn là
Thầy giáo, TS. Nguyễn Văn Lưu. Sự hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của Thầy
đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Học viên cao học xin chân thành cảm ơn trường Đại học Cơng Nghệ Tp.Hồ
Chí Minh, Viện Đào tạo sau đại học, Q Thầy, Cơ tham gia chương trình giảng
dạy Cao học, cùng Q Thầy, Cơ giáo khác trong và ngồi trường. Chính những
kiến thức và phương pháp được tiếp thu trong quá trình nghiên cứu là những hành
trang giúp Học viên hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Quý đại diện các Doanh nghiệp lữ
hành, Quý Anh/Chị đồng nghiệp, Ban Lãnh đạo Khối DLNĐ và Ban Lãnh đạo
Saigontourist đã hỗ trợ trong việc điều tra, khảo sát dữ liệu cho luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2017

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Lộc


3

TÓM TẮT
Rủi ro xuất xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, bất kể rủi ro nhiều hay ít, to
hay nhỏ, nó sẽ có tác động bất lợi và gây thiệt hại theo một phương diện nào đó. Vì
vậy, quản trị rủi ro càng ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể
tác động xấu đến các hoạt động và có biện pháp kịp thời để phịng ngừa, ứng phó
với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh
doanh.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là:
1. Tìm hiểu các lý thuyết và mơ hình hiện có liên quan đến quản lý rủi ro
và rủi ro trong các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch nói chung.
2. Phân tích về mặt nhận thức về rủi ro, mức độ rủi ro thường gặp trong
quá trình kinh doanh lữ hành nội địa.
3. Kết luận từ phân tích thực nghiệm để đưa các rủi ro vào mơ hình quản lý
rủi ro và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho hoạt động quản trị rủi ro tại Khối Du
lịch nội địa - Saigontourist.
Nghiên cứu chuyên sâu đã xem xét các rủi ro tiềm ẩn đến hoạt động kinh
doanh lữ hành và nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Khối Du lịch
nội địa - Saigontourist bao gồm những rủi ro bên trong và bên ngoài đối với hoạt
động kinh doanh lữ hành nội địa (Chương 2 và 3).
Một bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn các câu trả lời đã được gửi tới hơn
100 các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp đang công tác trong lĩnh vực lữ hành và
một bảng câu hỏi được gởi đến hơn 50 CBCNV của Saigontourist để chọn lựa. Kết

quả đã thu về 100 bảng trả lời từ các đơn vị lữ hành, 51 bảng trả lời từ CBCNV Saigontourist.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá kết quả khảo sát về nhận thức về rủi ro,
mức độ rủi ro đối với một số loại rủi ro kinh doanh thông thường, kết hợp với khả
năng dự báo rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đánh giá và xác định
những rủi ro nào nên được ưu tiên. Trong thực tế sẽ có một số loại rủi ro có ý nghĩa


4

quan trọng đối với một doanh nghiệp này nhưng có thể khơng có ảnh hưởng tương
tự đối với một doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp, nó cịn tùy thuộc vào nhận thức
và kỹ năng dự báo rủi ro, dự báo mức độ nghiêm trọng của rủi ro của người làm
công tác quản trị rủi ro, của các chủ doanh nghiệp để có biện pháp phịng ngừa, ứng
phó với rủi ro và qua đó sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa trên các nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, trong nước và quốc tế,
sự đóng góp của nghiên cứu này khơng chỉ có giá trị đối Khối Du lịch nội địa Saigontourist, mà còn đối với các doanh nghiệp lữ hành khác tại Thành phố Hồ Chí
Minh và cả Việt Nam.


5

ABSTRACT
Risk is inherent in every sphere of life and, no matter the size of the risk, it
will have a detrimental effect and cause damage in some way. Therefore, risk
management is becoming increasingly important for businesses, especially travel
businesses, to identify potential risks that could adversely affect operations and take
action. In time to prevent and respond to risks, contributing to minimize the
negative impact on business.

The primary objective of this research was:
1.

To explore relevant existing theories and models related to risk and risk
management within tourism businesses and the tourism industry in general

2.

To analyse risks of local business associated with the domestic tourism
industry

3.

To draw conclusions from the empirical analysis for the inclusion of risks
in the risk management model and to make recommendations as to how the
risk management model can be implemented by role players of the tourism
industry
The in-depth literature study looked into potential risks associated with the

tourism industry perspective. With reference to the Domestic Department of
Saigontourist Travel Services Company and another Domestic Travel Agencies
include those risks that are internal and external to businesses operating within
the industry (Chapters 2&3).
A structured questionnaire was sent out to over 100 operators and owners of
businesses in the industry, to staffs in Saigontourist Travel Service Company.
The results obtained from the 100 valid questionnaires returned from Travel
Agencies and 51 questionnaires returned from Saigontourist Travel Services
Company were used as input to the model.



6

Based on analyze and assess the level of risk for some common types of
business risks to analysis and evaluation Domestic Department of Saigontourist
Travel Services Company and another travel agencies. In fact that, some
categories of risks significant to one business sector may not have the same affect
on another sector. However, this did not adversely influence the development of
the model. It

depends on right decision of the leader of risks or the boss of

bussiness for all situations arise and take timely measures to prevent and respond
to risks, thus minimizing negative impacts on business activities
Based on the study of both local and international literature sources, the
above contribution is not only of value to Domestic Department of Saigontourist
Travel Services Company, but another Travel Agencies in Ho Chi Minh City and
Vietnam.


7

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC.................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................xi
DANH


MỤC

BẢNG

.................................................................................................xii DANH MỤC BIỂU
ĐỒ .......................................................................................... xiii DANH MỤC HÌNH
.................................................................................................xiv PHẦN MỞ ĐẦU
......................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu: ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
2.1Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
2.2Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................... 4
5.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia............................................................... 4
5.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp ................................................................. 4
5.4 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 4
6. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 4
6.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 4
6.2 Nghiên cứu ngoài nước.................................................................................. 5
7. Điểm mới của đề tài ................................................................................................ 6
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 7


8


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................... 8
1.1 Lý thuyết về lữ hành ............................................................................................. 8
1.1.1 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành ......................................... 8
1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành .................................................... 10
1.2. Lý thuyết về rủi ro .............................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm về rủi ro .............................................................................. 10
1.2.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh du lịch ............................................ 12
1.2.2.1. Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống ............. 13
1.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc rủi ro ................................................... 13
1.2.2.3. Phân loại theo môi trường tác động ............................................. 14
1.2.2.4. Phân loại theo đối tượng rủi ro .................................................... 15
1.2.2.5. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động................................................ 15
1.2.2.6. Phân loại theo tính chất của rủi ro ............................................... 15
1.2.3. Khái niệm về quản trị rủi ro ................................................................. 16
1.2.4. Các yêu cầu của hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ............... 17
1.3. Chính sách quản lý rủi ro ................................................................................... 18
1.4. Quy trình quản trị rủi ro ..................................................................................... 19
1.5. Các loại rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành nội địa ................................ 23
1.5.1. Rủi ro từ bên trong tổ chức....................................................................... 23
1.5.2. Rủi ro từ bên ngồi tổ chức ...................................................................... 25
1.6. Kinh nghiệm trong cơng tác quản trị rủi ro........................................................ 27
1.6.1 Kinh nghiệm nước ngoài ........................................................................... 27
1.6.2 Kinh nghiệm trong nước............................................................................ 30
1.6.3 Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 31
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 34
2.1. Phương pháp Thu thập số liệu............................................................................ 34
2.2. Phương pháp Phỏng vấn chuyên gia .................................................................. 35
2.3. Phương pháp Phân tích – tổng hợp .................................................................... 35



9

2.4. Phương pháp Thống kê mô tả ............................................................................ 35
2.5. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................... 36
2.6. Quy trình lấy mẫu và cỡ mẫu ............................................................................. 36
2.7. Quy trình khảo sát .............................................................................................. 37
2.8. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................................. 38
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 45
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 46
3.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Khối DLNĐ Saigontourist ............................................................................................................. 46
3.1.1. Khái quát về Saigontourist ....................................................................... 46
3.1.2. Khái quát về Khối Du lịch nội địa ............................................................ 54
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 54
3.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Khối Du lịch nội địa............ 54
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tại Khối Du lịch nội địa............................ 56
3.2.1. Về nhận thức của Lãnh đạo và CBCNV Công ty TNHH MTV DVLH
Saigontourist về công tác quản trị rủi ro ................................................................... 56
3.2.2. Về quy trình quản trị rủi ro tại đơn vị .................................................. 60
3.2.2.1. Xác định rủi ro ........................................................................... 60
3.2.2.2. Đánh giá rủi ro ........................................................................... 61
3.2.2.3. Phát triển các phản hồi rủi ro ..................................................... 61
3.2.2.4. Quản lý rủi ro ............................................................................. 62
3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi tại Khối Du lịch nội địa................... 62
3.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân .......................................................................... 62
3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân............................................................................ 64
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 65
Chương 4: ĐỀ XUẤT - GIẢI PHÁP ........................................................................ 66
4.1. Bối cảnh và định hướng, quan điểm tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh
lữ hành nội địa của Saigontourist .............................................................................. 66
4.1.1. Bối cảnh, định hướng và quan điểm phát triển du lịch Việt Nam ............ 66



10

4.1.2. Định hướng và phát triển của Khối du lịch nội địa Saigontourist ............ 69
4.1.3. Quan điểm của Khối du lịch nội địa Saigontourist về tăng cường quản trị
rủi ro trong kinh doanh.............................................................................................. 71
4.2. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh của Khối du
lịch nội địa - Saigontourist ........................................................................................ 73
4.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng cơ cấu tổ chức và chiến lược quản trị rủi ro
hiệu quả ....................................................................................................................73
4.2.2 Nhóm giải pháp hồn thiện kỹ thuật.......................................................... 74
4.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác ...................................................................... 75
4.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 76
4.3.1 Đối với Ban Lãnh Đạo Saigontourist ........................................................ 76
4.3.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ............................................................ 76
4.4. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 77
4.4.1. Đóng góp .................................................................................................. 77
4.4.1.1. Đóng góp về mặt lý thuyết .......................................................... 77
4.4.1.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ........................................................... 77
4.4.2. Hạn chế của nghiên cứu và những gợi ý cho các nghiên cứu sau ............ 78
4.4.2.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 78
4.4.2.2. Những gợi ý cho các nghiên cứu sau ............................................ 78
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 83
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám Đốc

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CUDV&QLCL

Cung ứng dịch vụ và Quản lý chất lượng

DVLH

Dịch vụ lữ hành

DLNĐ

Du lịch nội địa

MTV

Một thành viên

SAIGONTOURIST

Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

QTRR

Quản trị rủi ro

UBND

Ủy ban nhân dân


12

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Xác định nơi làm việc .............................................................................. 38
Bảng 2.2: Xác định loại hình doanh nghiệp.............................................................. 39
Bảng 2.3: Xác định lĩnh vực kinh doanh lữ hành.................................................... . 39
Bảng 2.4: Xác định thời gian công tác trong lĩnh vực lữ hành.............................. ... 40
Bảng 2.5: Thống kê mô tả (Rủi ro cao) ................................................................. .. 41
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về việc quản trị rủi ro là một vấn đề quan trọng trong
hoạt động của doanh nghiệp......................................................................... ............57
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về việc quản trị rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro hay
khơng?................................................................................................................. ......58
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về việc CBCNV Lữ hành Saigontourist được hỏi có am

hiểu các biện pháp phịng ngừa rủi ro hay không ?............................................ ......59
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về việc có cần thiết xây dựng một bộ phận chuyên trách
quản trị rủi ro tại đơn vị hay không?.........................................................................60


xiii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Sự phục hồi về số khách của Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ qua các năm.......... .29
Biểu đồ 3.1. Doanh thu qua các năm 2012 – 2016................................................. . .55
Biểu đồ 3.2: Kế hoạch doanh thu trong các năm tiếp theo...................................... 70


14

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình quản trị rủi ro............................................................................20
Hình 1.2. Quy trình quản trị rủi ro ..........................................................................21
Hình 1.3. Ma trận rủi ro............................................................................................22
Hình 3.1: Hệ thống Lữ hành Saigontourist...............................................................47
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Cơng ty TNHH MTV DVLH Saigontourist......................48
Hình 3.3: Saigontourist nhận giải thưởng Thương Hiệu Quốc gia 2016 .................49
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức Khối Du lịch nội địa...........................................................54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:

Quản trị rủi ro là một q trình được tổ chức một cách chính thức và được
thực hiện liên tục để xác định, kiểm sốt và báo cáo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến
việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị rủi
ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho doanh
nghiệp, cụ thể là: 1) Giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh; 2)
Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp; 3)
Giảm thiểu những sai sót trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp…
Trong mơi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng
gay gắt, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh. Tuy
nhiên trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có sự đầu tư nghiên cứu và
ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Khơng ít doanh nghiệp cho
rằng với việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm là doanh nghiệp đã thực hiện tốt và đầy đủ
công tác quản trị rủi ro. Hoặc một số doanh nghiệp đã có nhận thức về tầm quan
trọng của cơng tác quản trị rủi ro nhưng trong quá trình vận hành, doanh nghiệp
chưa đủ nội lực và quyết tâm để xây dựng thành một quy trình chính thức để thực
hiện một cách thống nhất.
Để thực hiện có hiệu quả, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải chú trọng đến việc
nâng cao nhận thức về rủi ro cũng như khả năng ứng phó với rủi ro, chú trọng đến
việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro thống nhất trong tồn doanh nghiệp và xem
công tác quản trị rủi ro là một thành phần chính thức trong kiểm sốt nội bộ.
Tại Việt Nam, công tác quản trị rủi ro được ứng dụng mạnh mẽ trong kinh
doanh tài chính - ngân hàng do mức độ ảnh hưởng của rủi ro tác động trực tiếp và
mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của ngành. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh lữ
hành, đặc biệt là kinh doanh lữ hành nội địa, do quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh
tranh, sự bất ổn của thị trường…chưa thể hiện rõ tác động mạnh mẽ của các rủi ro
tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, vì vậy đa phần các doanh


2


nghiệp kinh doanh lữ hành chưa có sự đầu tư nghiên cứu và ứng dụng đại trà và chỉ
tập trung vào khâu xử lý rủi ro, chưa tập trung ở khâu phòng ngừa rủi ro, chưa nhận
diện hết các rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh lữ hành nội địa.
Đối với Khối Du lịch nội địa (DLNĐ) thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên Dịch vụ lữ hành (TNHH MTV DVLH) Saigontourist cũng không
tránh khỏi những chủ quan trên. Mặc dù, Ban Lãnh Đạo của Khối DLNĐ
Saigontourist nhận thức rõ về mức độ quan trọng của công tác quản lý rủi ro, nhưng
cũng đang tập trung ở việc xây dựng quy trình xử lý rủi ro phát sinh trong quá trình
phục vụ du khách, cũng như chưa nhận diện đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn trong cả quy
trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ
hành nội địa tại Khối Du lịch nội địa Saigontourist là một nhiệm vụ cấp bách và cần
thiết. Nghiên cứu này mong muốn đem lại hiệu quả cụ thể cho đơn vị và hiệu quả
chung cho cả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) nói riêng, của Việt Nam nói chung bởi do quy mô hoạt động của Khối
Du lịch nội địa Saigontourist được xem là một trong những mô hình kinh doanh lữ
hành nội địa tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay.
Với các lý do nêu trên và đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu thực tế nào
về quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa cho Cơng ty TNHH MTV DVLH
Saigontourist thì việc nghiên cứu đề tài này trong khuôn khổ một luận văn là cần
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá, xác định các rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa; ứng
dụng mơ hình và xây dựng quy trình để ứng phó với rủi ro trong hoạt động kinh
doanh lữ hành Nội địa tại Khối Du lịch nội địa Công ty TNHH MTV DVLH
Saigontourist.


3


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận về kinh doanh lữ hành nội
địa, rủi ro, quản lý rủi ro và mô hình quản trị rủi ro
2) Khảo sát và thu thập về các rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa; phân
tích và đánh giá các rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành nội địa.
3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm ứng dụng và xây dựng quy
trình ứng phó, phịng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại
Khối DLNĐ Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Quản trị rủi ro là gì, nội dung của quản trị rủi ro và quản trị rủi ro ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa?
2) Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại
Khối DLNĐ Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist hiện nay ra sao?
3) Để làm tốt quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại
Khối DLNĐ Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist cần có những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý rủi ro, từ nhận diện rủi
ro tiềm ẩn, xác định mức độ ảnh hưởng của các rủi ro, xây dựng quy trình phịng
tránh rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu này sẽ phân tích các rủi ro phổ biến và mức độ
nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
Về không gian: Không gian của hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại
Khối DLNĐ - Saigontourist.
Về thời gian: Về thực trạng quản trị rủi ro của Khối DLNĐ - Saigontourist
trong 5 năm gần đây; Giải pháp đề xuất thực hiện đến năm 2020 và các năm tiếp
theo.



4

5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để có cơ sở đánh giá, nhận định thực trạng của công tác quản trị rủi ro, lập
kế hoạch nghiên cứu và thực hiện phân tích dữ liệu thì phải sử dụng đến dữ liệu thứ
cấp liên quan đến đối tượng nghiên cứu như số liệu doanh thu, phương hướng hoạt
động …qua các tài liệu chuyên ngành khác.
Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp sẽ được sử dụng chủ yếu trong đề tài này vì mục tiêu
của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu sâu sắc mức độ rủi ro trong kinh doanh lữ hành
nội địa.
5.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Đề tài này đã thu thập ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý cấp cao
trong doanh nghiệp để làm cơ sở triển khai nghiên cứu của đề tài
5.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Tác giả tổng hợp thông tin thông qua các báo cáo, tài liệu lý luận và kết quả
nghiên cứu thực tiễn (sách báo, luận văn, luận án, bài báo khoa học, các cơng trình
nghiên cứu…) trong và ngồi nước và tổng hợp đi sâu phân tích và đánh giá cơng
tác quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa làm cơ sở phát triển cho đề tài
được nghiên cứu.
5.4 Phương pháp Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ
liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
6. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
6.1 Nghiên cứu trong nước
Chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về rủi rủi ro trong hoạt động du lịch ở
trong nước. Cơng trình nghiên cứu của Trương Quốc Dũng (2013) về “Quản trị
rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần du lịch
Tân Định - Fiditourist” gần gũi với đề tài luận văn của học viên cao học. Nghiên

cứu này đã đưa phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả quản


5

trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch
Tân Định Fiditourist, tuy nhiên với kết quả nghiên cứu còn một số nội dung chưa
phù hợp để ứng dụng vào công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ
hành nội địa của với Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.
6.2 Nghiên cứu ngoài nước
Theo G.K.Shaw (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh thì có rất nhiều
tác giả đã nghiên cứu, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này tập trung nghiên ở các
lĩnh vực ngân hàng, tài chính, dự án khác…, ít có đề tài nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực du lịch vì một số lý do như hậu quả của các rủi ro trong hoạt động du lịch
không quá nghiêm trọng để thu hút sự chú ý và quan tâm của các nhà nghiên cứu,
các tổ chức kinh doanh, người điều hành doanh nghiệp… Tuy nhiên, khi xem xét tất
cả các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch, cùng với rủi ro tác động có thể có khơng chỉ
ảnh hưởng đối với ngành du lịch mà còn đối với nền kinh tế, tầm quan trọng của
những rủi ro này rõ ràng cần phải được xem xét. Ví dụ, khủng bố là một trong
những nguy cơ được cơng nhận trên tồn thế giới như là một tai họa. Điều này, tuy
nhiên, hầu như không bao giờ có trong tâm trí của người làm du lịch hoặc đại lý du
lịch khi đề xuất một điểm đến hoặc xây dựng một chương trình du lịch.
Với ý định rất cụ thể của mình, G.K.Shaw đã xây dựng một mơ hình quản
lý rủi ro trong du lịch, chỉ rõ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh du lịch cần phải
được cơng nhận và ưu tiên cao trong tâm trí của người kinh doanh du lịch cũng như
của khách du lịch tại Nam Phi. Thông qua luận án của ông, người nghiên cứu cũng
đã được sáng tỏ hơn các khái niệm có liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro trong
du lịch. Mơ hình quản trị rủi ro của ơng được cụ thể hóa thành quy trình quản trị rủi
ro với các bước cụ thể: Nhận thức rủi ro, Đánh giá rủi ro, Phát triển các phản ứng
rủi ro và quản lý rủi ro.

Bằng việc sử dụng lý thuyết về mơ hình và quy trình quản trị rủi ro của
G.K.Shaw, người nghiên cứu sẽ đề xuất ứng dụng các nội dung này vào Quy trình
quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa của Khối Du lịch nội địa Saigontourist trong thời gian tới. Cụ thể là luận văn sẽ đề xuất các giải pháp, các


6

kiến nghị đến cấp có thẩm quyền để thực hiện theo quy trình, tập trung cơng tác
đánh giá rủi ro dựa trên nguồn gốc và nguyên nhân của rủi ro, để có sự định hướng
tập trung giải quyết rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại Saigontourist.
7. Điểm mới của đề tài:
Luận văn đã hệ thống hóa một cách có chọn lọn các khái niệm và vấn đề lý
luận liên quan đến đề tài, cung cấp những luận cứ để làm rõ hơn tầm quan trọng của
công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là đóng góp lý luận rất thiết thực cho hoạt động
quản trị rủi ro tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist cũng như đối với hoạt động
kinh doanh lữ hành nội địa nói chung
Tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát với mẫu khảo sát gồm đại diện các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro đối với một số loại
rủi ro thường gặp trong kinh doanh lữ hành nội địa. Mỗi một trường hợp rủi ro,
khủng hoảng lại có những đặc điểm riêng biệt. Kinh nghiệm cho thấy rằng lý
thuyết, sách vở, những cuộc tập dượt, các kế hoạch chỉ có thể là những định hướng,
với những giả định tiếp cận thực tiễn. Trong khi việc chuẩn bị đối phó cho từng tình
huống cụ thể trong thực tế rất khó khăn, thì điều quan trọng là cần hiểu rõ những
nguyên tắc, vai trò và trách nhiệm để khi rủi ro, khủng hoảng du lịch xảy ra thì tất
cả các cá nhân và tổ chức liên quan trong kinh doanh du lịch nội địa nói riêng và
kinh doanh du lịch nói chung, có thể hợp tác, phối hợp với nhau một cách trôi chảy.
Đối với bất cứ loại rủi ro, khủng hoảng nào, thì phịng ngừa bao giờ cũng quan
trọng và tốt hơn là chạy chữa. Nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội
địa cũng không kém phần phức tạp như nghiên cứu rủi ro trong kinh doanh lữ hành
quốc tế.

Dựa trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, kết hợp với khả năng khả năng phán
đốn có thể xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đánh giá và nhận
định rủi ro nào phải được ưu tiên phòng ngừa, giải quyết trước, khả năng về nguồn
nhân lực, khả năng trong cạnh tranh, đấu thầu…Khối Du lịch nội địa Cty TNHH
MTV DVLH Saigontourist nói riêng, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
nói chung sớm có những quyết định đúng đắn và không lưỡng lự hoặc rập khuôn


×