Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng tây nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 149 trang )

i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Anh
Tuấn

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày14 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ
PGS. TS. Phạm Trung Lương
TS. Đoàn Liêng Diễm
TS. Nguyễn Văn Lưu
TS. Trần Văn Thông

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2


Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


22


33

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đỗ Thị Lê Lam ...................................................................Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 15/09/1984 ........... Nơi sinh: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
.................................................................................................................................................
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành...............MSHV: 1541890016.......
I- Tên đề tài:
Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát
triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện đề tài “Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây

Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt” từ 15/02/2017 đến
31/08/2017.
Nội dung: Nghiên cứu thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên phục vụ du lịch ở Đà Lạt và đề xuất một số giải pháp nhằm khai
thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển sản
phẩm du lịch ở Đà Lạt.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): PGS. TS. Lê Anh Tuấn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ
ký)


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


Đỗ Thị Lê Lam


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Anh Tuấn về sự hướng
dẫn, lời khuyên và góp ý của Thầy trong quá trình tôi thực hiện luận văn từ khi làm
đề cương đến khi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Thắng, Trưởng Khoa Quản trị
Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và
TS. Trần Văn Thông, Trưởng Khoa Quản trị Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học
Kinh tế tài chính TP. Hồ Chí Minh về những lời khuyên, góp ý và sự chia sẻ tài
liệu của các Thầy trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Ngoài ra, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến các giảng viên từ Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và các trường
đại học khác đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức quý giá trong suốt khóa
học này.
Trong quá trình thu thập tài liệu, dữ liệu cho nghiên cứu này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng và
phòng Văn hóa huyện Lạc Dương, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Nguyên, Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng và ông Cao Anh Tú, Trưởng phòng quản
lý Văn hóa huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các chủ Câu lạc bộ biểu diễn văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên và các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu
thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ và gia đình về những động
viên của họ đã giúp tôi yên tâm trong công tác và học tập.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Đỗ Thị Lê Lam



TÓM TẮT
Sau gần 20 năm được giới thiệu đến khách du lịch, dịch vụ biểu diễn văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên đã đóng góp vào sự đa dạng hóa dịch vụ du lịch ở Đà Lạt.
Tuy nhiên, sự phát triển của nó chưa tương xứng với yêu cầu của ngành du lịch ở
Đà Lạt nói chung và của khách du lịch nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã thực hiện đề tài “Khai thác dịch vụ biểu
diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà
Lạt”. Đề tài đã nêu lên ba câu hỏi nghiên cứu:
1. Lý thuyết nào liên quan đến việc khai thác dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch?
2. Thực trạng việc cung cấp dịch vụ biểu diễn văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên phục vụ khách du lịch ở Đà Lạt như thế nào?
3. Những giải pháp nào có thể giúp khai thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt?
Luận văn đã phân tích các kết quả liên quan đến hoạt động du lịch tại Đà Lạt
và dịch vụ biểu diễn văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên cũng như thảo luận một số
vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ này. Bằng cách sử dụng công cụ SERVQUAL, nghiên
cứu đã phân tích mong đợi và cảm nhận của khách du lịch đối với dịch vụ biểu diễn
văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên dựa trên các số liệu thu thập từ khảo sát.
Luận văn đề xuất một số giải pháp đề nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch ở
Đà Lạt thông qua việc khai thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn hóa Cồng chiêng
Tây Nguyên; nêu lên những đóng góp và hạn chế của đề tài. Đề tài cũng tạo tiền đề
tốt cho những nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này.


ABSTRACT
After approximately 20 years being introduced to tourists, Gong performance
has contributed to the diversity of tourism services in Da Lat city. Nevertheless, its
development is not commensurate with the requirements of the tourism industry in

Da Lat in general and tourists in particular.
From that fact, the author has carried out the thesis "Exploitation of cultural
Gong performances of Tay Nguyen in the development of tourism products in Da
Lat". The thesis raises three research questions:
1. What is the theory related to the exploitation of the Highland Gong culture
performance service in the development of tourism products?
2. What is the status quo of providing Gong performance service to tourists in
Da Lat?
3. What solutions can help to effectively exploit Gong performance service in
development of tourism product in Da Lat?
The thesis reflects the findings related to the results of tourism in Da Lat and
Gong performance service as well as discuss some issues in this field of service. By
using SERVQUAL instrument, the study analyzes tourists‟ expectations and
perceptions on Gong performance service based on the data collected from the
survey.
The thesis introduces some suggestions for developing tourism product in Da
Lat by effectively exploit Gong performance service; points out some contributions
and limitations of the research. It also creates a good precedent for further studies in
this field.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài .................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

1.2.


Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...........................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 4
3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Lược khảo về tài liệu nghiên cứu ........................................................................6
7. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .............................................................................8
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................9
1.1.

Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch ...............................................9

1.1.1.

Khái niệm sản phẩm du lịch ................................................................... 9

1.1.2.

Đặc điểm của sản phẩm du lịch............................................................ 10

1.2.

Phát triển sản phẩm du lịch..........................................................................13

1.2.1.


Mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch ................................................... 14

1.2.2.

Một số nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch .................................... 15

1.2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch ....................... 17

1.3.

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật phát triển sản phẩm du lịch .
.....................................................................................................................18

1.3.1.
lịch

Vai trò của biểu diễn văn hóa nghệ thuật trong phát triển sản phẩm du
............................................................................................................... 18

1.3.2. Mối liên hệ giữa việc khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật
với phát triển sản phẩm du lịch .......................................................................... 19
1.3.3.
thuật

Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ
............................................................................................................... 20



88

1.3.4. Kinh nghiệm khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa dân tộc để phát triển
du lịch trên thế giới và ở một số địa phương trong nước .................................. 22
1.4. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền
thống .....................................................................................................................26
Tiểu kết chương .....................................................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DỊCH VỤ BIỂU DIỄN VĂN HÓA
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI ĐÀ LẠT ................29
2.1. Các vấn đề cơ bản về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ...................................................................................................................29
2.1.1.

Khái quát về không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ................ 29

2.1.2.

Đặc trưng của Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ............ 32

2.2.

Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên..................................41

2.3.

Các thành phần của dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .42

2.3.1.

Không gian dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên......... 42


2.3.2.

Diễn viên biểu diễn ............................................................................... 44

2.3.3.

Chương trình biểu diễn ......................................................................... 45

2.3.4. Tổ chức và quản lý hoạt động biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ............................................................................................................... 46
2.4. Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển
sản phẩm du lịch ở Đà Lạt .....................................................................................48
2.4.1.
2016

Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Đà Lạt giai đoạn 2012............................................................................................................... 48

2.4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên trong các sản phẩm du lịch ................................................................... 51
2.4.3. Kết quả kinh doanh dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ở Đà Lạt ................................................................................................ 54
2.5. Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ...................................................................................................................56
2.5.1.

Thông tin chung về mẫu điều tra .......................................................... 56

2.5.2. Kết quả mong đợi và cảm nhận của khách du lịch đối với dịch vụ biểu
diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên............................................................... 61



99

2.5.3. Kết quả về giá của dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ............................................................................................................... 70
2.5.4. Công tác tổ chức và quản lý dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên ......................................................................................................... 71
2.5.5. Đánh giá chung của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ............................................................................................. 72
2.6.

Đánh giá chung ............................................................................................73

Tiểu kết chương .....................................................................................................76
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ..............................................78
3.1.

Căn cứ của đề xuất.......................................................................................78

3.1.1.

Căn cứ lý thuyết .................................................................................... 78

3.1.2.

Căn cứ thực tiễn .................................................................................... 79

3.2.


Đề xuất các giải pháp và kiến nghị..............................................................80

3.2.1.

Giải pháp về bảo tồn............................................................................. 80

3.2.2.

Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch............................................. 84

3.2.3.

Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................. 87

3.2.4.

Giải pháp về tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến ....................... 89

3.2.5.

Giải pháp về tăng cường quản lý.......................................................... 91

3.3.

Đóng góp của đề tài .....................................................................................92

3.4.

Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................94


Tiểu kết chương .....................................................................................................94
KẾT LUẬN ...............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... I
PHỤ LỤC ...................................................................................................................V


10
10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.

Từ viết tắt
CCTN
CLB
DSVH
Sở VHTTDL
SPSS

6.
7.

UBND
UNESCO


8.
9.

VHCCTN
VND

Ý nghĩa
Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu lạc bộ
Di sản văn hóa
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
Statistical Package for the Social Sciences:
Phần mềm máy tính phục vụ công tác phân
tích thống kê
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization: Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Đồng Việt Nam


11
11

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các điểm/nhóm biểu diễn giao lưu văn hóa cồng chiêng .........................44
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2012 đến 2016 .............................49
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2012 - 2016 .......50
Bảng 2.4. Khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây

Nguyên tại Đà Lạt .....................................................................................................53
Bảng 2.5. Số buổi biểu diễn và doanh thu dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên ở Đà Lạt giai đoạn 2014 đến 2016 .......................................................55
Bảng 2.6. Thông tin chung về mẫu điều tra ..............................................................56
Bảng 2.7. So sánh đánh giá của khách du lịch về các nhân tố của chất lượng dịch
vụ . ...........................................................................................................................653
Bảng 2.8. So sánh chất lượng mong đợi và chất lượng cảm nhận ………………...65
Bảng 2.9. Cảm nhận chung của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt ....................................................................................73


12
12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình Servqual..................................................................................... 26
Sơ đồ 1.2. Các nhân tố của chất lượng dịch vụ ......................................................... 28
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN theo độ
tuổi...........................................................................................................................581
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên theo mục đích chuyến đi. ..........................................................
58
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên theo nghề nghiệp....................................................................... 59
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên theo nghề nghiệp .................. ...................................................60


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài
1.1. Đặt vấn đề
Ngành Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã chứng kiến sự phát
triển đáng kể, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước; thu hút được các nguồn lực đầu tư để phát triển mạnh mẽ.
Một trong những ưu thế nổi bật của Việt Nam là nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tiêu biểu
có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng,
quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, di sản văn hóa phi
vật thể Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và
hàng ngàn di tích lịch sử-văn hóa được công nhận trên cả nước. Đây là những điều
kiện thuận lợi giúp ngành Du lịch phát triển ngày càng mạnh hơn.
Ngày 25 tháng 11 năm 2005, UNESCO đã quyết định công nhận “Không gian
văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” của Việt Nam là kiệt tác truyền khẩu và di sản
phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm tự hào không chỉ của đồng bào các tộc người
Tây Nguyên mà còn là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, và trở thành tài sản
chung của cả nhân loại. Nói đến cồng chiêng Tây Nguyên, ai trong chúng ta cũng
cảm thấy thích thú và mong muốn được thưởng thức, được tìm hiểu đặc biệt là
trong những chuyến du lịch lên với vùng đất Tây Nguyên. Việc đưa hoạt động biểu
diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào phục vụ khách du lịch, phát triển du lịch
là điều cần thiết, giúp cho việc quảng bá hình ảnh, văn hóa của vùng đất Tây
Nguyên đến du khách, bè bạn gần xa.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Lạt, tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến như là
một thành phố du lịch nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ, tài nguyên du lịch tự nhiên và


2


nhân văn phong phú. Những tài nguyên du lịch hấp dẫn lân cận như Vườn quốc gia
Bidoup-Núi Bà, Thung lũng Vàng, hồ Đankia, núi Lang Biang… cùng các phong
tục tập quán, lễ hội truyền thống của 43 tộc người anh em ở Lâm Đồng góp phần
thu hút lượng khách du lịch ngày càng nhiều đến với Đà Lạt. Trong quá trình phát
triển của Du lịch Đà Lạt, cồng chiêng Tây Nguyên cũng đã được một số đơn vị kinh
doanh du lịch đưa vào biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Ở Đà Lạt, các loại hình dịch vụ giải trí chưa thật sự phong phú, nhưng việc
thưởng thức biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng đã được nhiều du
khách lựa chọn. Biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đóng góp phần quan
trọng trong phát triển du lịch và du lịch văn hóa ở vùng đất Tây Nguyên nói chung
và Đà Lạt nói riêng. Cồng chiêng Tây Nguyên mang sắc thái địa phương rõ nét bởi
vì nó gắn chặt với đời sống văn hóa tinh thần của bà con các tộc người nơi đây.
Biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một yếu tố được khai
thác phát triển sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch
đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa
phương. Như tầm quan trọng của nó, kể từ khi bắt đầu được đưa vào biểu diễn phục
vụ du khách, loại hình dịch vụ này đang tìm hướng phát triển phù hợp.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo viết về cồng
chiêng Tây Nguyên nhưng tiếp cận cồng chiêng Tây Nguyên dưới góc độ là một
dịch vụ biểu diễn phục vụ phát triển sản phẩm du lịch là điều khá mới mẻ. Thực tế,
việc khai thác các dịch vụ biểu diễn đã được quan tâm triển khai phục vụ khách du
lịch, tuy vậy, vấn đề làm thế nào khai thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng
chiêng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là vấn đề cần được triển khai nghiên cứu
một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài luận văn
thạc sĩ “Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc
phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt”.


3


Với mục đích hiểu được gốc rễ của vấn đề một cách sâu sắc để có thể đề xuất
các giải pháp khả thi. Nghiên cứu này góp phần vào việc thảo luận tiếp tục trong
cách thức tổ chức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ
khách du lịch, đồng thời là việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Một sự hiểu biết thấu
đáo về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, cảm nhận và phản hồi của
khách du lịch về dịch vụ là rất quan trọng và cần thiết cho các giải pháp tích cực.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng khai thác dịch vụ biểu
diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt nhằm tìm ra các giải pháp đề xuất
khai thác có hiệu quả hơn dịch vụ biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển
sản phẩm du lịch ở Đà Lạt.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến khai thác các dịch vụ
biểu diễn nghệ thuật phát triển sản phẩm du lịch;
+ Phân tích thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên phát triển sản phẩm du lịch phục vụ khách tại một số điểm du lịch
ở thành phố Đà Lạt;
+ Điều tra phản hồi của du khách về chất lượng loại hình dịch vụ này sau
khi thưởng thức từ đó đánh giá thực trạng hoạt động khai thác dịch vụ này để
phát triển sản phẩm du lịch hiện nay ở Đà Lạt;
+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khai thác dịch vụ
biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch
tại Đà Lạt.


4


2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu liên quan đến việc giải thích các vấn đề nghiên cứu về sự
cần thiết cho việc điều tra (Zikmund, 1997, trang 88). Các câu hỏi nghiên cứu có thể
được tiếp cận như sau:
- Lý thuyết nào liên quan đến việc khai thác dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch?
- Thực trạng việc cung cấp dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên phục vụ khách du lịch ở Đà Lạt như thế nào?
- Những giải pháp nào có thể giúp khai thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt?

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động khai thác dịch vụ biểu diễn các
loại hình văn hóa nghệ thuật phục vụ phát triển sản phẩm du lịch.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển
sản phẩm du lịch.
- Phạm vi không gian nghiên cứu:
Các địa điểm tổ chức biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở thành phố
Đà Lạt và huyện Lạc Dương (xã Lát, Núi Langbiang).
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp được sử dụng liên quan đến đề tài nằm trong giai đoạn từ 2012
đến 2016 và các số liệu sơ cấp điều tra, khảo sát năm 2017.


5


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt và chủ yếu trong quá trình thực
hiện đề tài. Để có nguồn thông tin đầy đủ về không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên và các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập
thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các tài liệu từ Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, các bài viết trên các tạp chí khoa học, sách báo,
mạng internet … Các số liệu thu thập được thông qua các bảng hỏi được tổng hợp
và phân tích bằng phần mềm SPSS để tính giá trị trung bình làm cơ sở cho các nhận
định và giải pháp đề nghị.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Bảng hỏi được thiết kế để điều tra mong đợi, cảm nhận và đánh giá của du
khách đối với dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt.
5 bảng hỏi được thiết kế ban đầu được sử dụng điều tra thử sau đó về điều
chỉnh, bổ sung các biến để phù hợp với nội dung nghiên cứu. 250 bảng hỏi được
phát điều tra ngẫu nhiên ở các câu lạc bộ cung cấp dịch vụ biểu diễn VHCCTN
trong đó 16 bảng trả lời không hợp lệ nên bị loại bỏ. Đề tài áp dụng tính cỡ mẫu
trong phân tích nhân tố khám phá, tỷ lệ quan sát /biến đo lường ít nhất là 5:1, tốt
nhất trong khoảng tỷ lệ 5:1-10:1. Tỷ lệ được chọn trong đề tài vào khoảng 9:1. Điều
tra ngẫu nhiên về khách du lịch tại các điểm du lịch đảm bảo tính khách quan, đại
diện cho khách du lịch đến Đà Lạt.
- Phương pháp chuyên gia:
Theo Dillon và cộng sự (1993, trang 134), phương pháp nghiên cứu định tính
bao gồm các kỹ thuật thu thập thông tin từ một số ít người được hỏi về suy nghĩ,
cảm xúc và quan điểm của mình mà khó thực hiện với toàn bộ dân số. Một phương
pháp phổ biến trong số này là phương pháp chuyên gia. Trong nghiên cứu này, bảng


6


hỏi khảo sát sẽ là phương pháp quan trọng để có được dữ liệu cho việc phân tích và
đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp chuyên gia cũng là một phương pháp để hỗ trợ
các mục tiêu trên và tăng cường độ tin cậy của nghiên cứu. Một nhóm nhỏ những
người tham gia bao gồm đại diện của Ban quản lý tổ chức dịch vụ (Phòng quản lý
văn hóa huyện Lạc Dương, Phòng Quản lý di sản Sở VHTTDL Lâm Đồng), Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, công ty du lịch ở Đà Lạt, nhà cung cấp dịch vụ
và các chuyên gia từ trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt trao đổi trong một cuộc thảo
luận không có cấu trúc về thực trạng và chất lượng của dịch vụ biểu diễn văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt.

6. Lược khảo về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về khai thác giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch, phát
triển sản phẩm du lịch cũng đã được nhiều tác giả thực hiện như Quản Minh
Phương (2013) với đề tài “Khai thác giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu
số phục vụ phát triển du lịch tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”; Trần Thị Minh
(2012) với đề tài “Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”; Lê Ngọc Quỳnh Mai
(2015) với đề tài “Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội”.
Cồng chiêng Tây Nguyên đã được đề cập tương đối cụ thể trong các nghiên
cứu của nhiều tác giả. Nguyễn Phước Hiền (2014) đã nêu được giá trị văn hóa của
cồng chiêng Tây Nguyên, phân tích tác động của du lịch đối với văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên và phân tích vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trong du lịch.
Bên cạnh đó, Nguyễn Chí Bền (2011) đã khẳng định Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của
nhân loại; văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bắt rễ từ truyền thống văn hóa truyền
thống lịch sử của cộng đồng có liên quan và cồng chiêng đóng vai trò là phương
tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc ít



7

người ở Tây Nguyên. Cư dân các dân tộc ít người ở Tây Nguyên đã đạt đến những
hiểu biết sâu và có các kỹ thuật điêu luyện trong việc sử dụng cồng chiêng trong
văn hóa và âm nhạc của mình. Cồng chiêng Tây Nguyên có giá trị như một bằng
chứng độc đáo của đặc trưng truyền thống văn hóa và khẳng định những nỗ lực đưa
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại đã được đền bù xứng đáng.
Lê Thị Kim Dung (2009) đã giới thiệu về không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, phân tích những giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và những thách
thức của thời kỳ hội nhập đối với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Các nghiên cứu của các tác giả đề cập đến nguồn gốc của cồng chiêng Tây
Nguyên, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chủ yếu giới thiệu các giá trị về nhạc cụ cồng
chiêng, về tình hình sử dụng và phát huy âm nhạc cồng chiêng của một số các dân
tộc ở Tây Nguyên dưới những góc độ khác nhau. Song, đa phần các tác giả thường
nghiên cứu văn hóa cồng chiêng từ cách tiếp cận đơn ngành hoặc đưa ra một số
định hướng ở dạng ghi chép, mô tả, giới thiệu về nghệ thuật cồng chiêng.
Như vậy, đề tài dưới góc độ khai thác giá trị văn hóa của cồng chiêng Tây
Nguyên trong việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm du lịch của một địa phương
riêng biệt vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Đề tài “Khai thác dịch vụ biểu diễn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt” là
đề tài mới, chưa được đề cập một cách cụ thể trong các nghiên cứu trước đây.
Dựa vào những nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện, đề tài tiếp tục nghiên
cứu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thực trạng hoạt động biểu diễn văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ khách du lịch ở Đà Lạt và giải pháp khai thác
dịch vụ này trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương.



8

7. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận liên quan đến khai thác
phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển sản phẩm du lịch hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có một ý nghĩa lớn đó là không chỉ nhằm tôn vinh
các giá trị của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - một biểu tượng độc đáo của Tây
Nguyên, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại mà còn góp phần vào việc tìm ra
định hướng tiếp tục trong cách thức tổ chức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên nhằm phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt một cách hiệu quả, bền
vững.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn gồm có 3 chương. Chương 1 đề cập
đến các vấn đề lý thuyết như khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch, khai thác
dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật phát triển du lịch; Mối liên hệ giữa việc khai
thác dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc và phát triển sản phẩm du lịch;
Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật trong việc
phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt; Kinh nghiệm của việc phát triển biểu diễn
dịch vụ văn hóa dân tộc ở một số địa phương trong nước và tổng quan các đề tài
nghiên cứu trước đây. Chương 2 giới thiệu về thực trạng khai thác dịch vụ biểu
diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ du lịch ở Đà Lạt. Và chương 3 đưa
ra tóm tắt về kết quả nghiên cứu và một số giải pháp và kiến nghị đề xuất cũng như
nêu những đóng góp và hạn chế của đề tài cùng hướng nghiên cứu tiếp theo.


9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo các tác giả Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (2010, trang 12): “Sản
phẩm du lịch là sự kết hợp giữa những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở
khai thác những tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.
Theo Điều 4 Luật Du lịch 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Theo điều 3
Luật Du lịch 2017 thì “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác
giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” (Quốc Hội, 2005).
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa vật chất)
và các yếu tố vô hình (dịch vụ, sự tiện nghi) để cung cấp cho khách du lịch. Sản
phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng: Tài nguyên du lịch; các dịch vụ và
hàng hoá du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn. Các dịch vụ gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí…và trong các dịch vụ đó thì có một số hàng hóa được cung cấp cho du
khách.
Để có thể thu hút khách đến với một địa phương, một vùng hay một đất nước
nào đó thì sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt phải được tạo ra. Các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch muốn có được sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt thì phải dựa
trên cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất đó là điểm đến có tài nguyên du lịch hay không.
Dựa trên tài nguyên du lịch đặc trưng của từng nơi, các doanh nghiệp sẽ triển khai
các dịch vụ và hàng hóa cụ thể, phù hợp để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
khách du lịch. Các giá trị văn hóa truyền thống được coi là tài nguyên nhân văn để
khai thác, phát triển sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch.


10


Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ kết hợp nhau.Bất kỳ
sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Để đáp ứng
nhu cầu đa dạng, phong phú của khách, sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ,
có thể là sản phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị
kinh doanh cùng tham gia cung ứng.
Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãn một
nhu cầu cụ thể của khách. Ví dụ dịch vụ lưu trú (khách sạn, homestay…), dịch vụ
vận chuyển, dịch vụ biểu diễn văn hóa truyền thống…
Tuy nhiên, người đi du lịch không chỉ để thỏa mãn bởi một dịch vụ mà trong
chuyến đi du lịch của họ phải được thỏa mãn nhiều nhu cầu do những sản phẩm đó
tạo nên, hay nói cách khác là họ đòi hỏi phải có sản phẩm tổng hợp. Sản phẩm tổng
hợp là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm nhu cầu, mong muốn của
khách du lịch, có thể do một nhà cung ứng hoặc do nhiều nhà cung ứng cung cấp.
Việc phối hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cung ứng tốt
cho khách du lịch là quá trình phức tạp và đa dạng.
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa và các dịch vụ du lịch, trong đó bộ phận
dịch vụ chiếm tỉ trọng cao. Vì thế sản phẩm du lịch mang những đặc điểm của dịch
vụ nói chung.
1.1.2.1. Tính vô hình
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không có hình thái cụ thể (vô hình).Thực ra nó
là một chuỗi các trải nghiệm, tiêu dùng các dịch vụ được cung ứng bởi các nhà cung
cấp hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng
hóa. Sản phẩm du lịch là không cụ thể, do đó không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như
hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dễ bị sao chép, người ta có thể dễ
dàng sao chép những chương trình du lịch, bắt chước cách bài trí phòng đón tiếp
hay qui trình phục vụ đã được nghiên cứu công phu. Mặt khác, do tính chất không
cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và vì



11

vậy, rất nhiều người chưa từng đi du lịch sẽ phân vân khi chọn sản phẩm du lịch.
Ngoài ra, cũng do đặc điểm này mà vấn đề quảng cáo trong du lịch đóng vai trò
quan trọng và phải khác với quảng cáo cho những hàng hóa vật chất.
1.1.2.2. Tính không đồng nhất
Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên sản phẩm du lịch khó tiêu chuẩn hóa
được, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định. Cùng một sản phẩm dịch vụ nhưng chất
lượng có thể không giống nhau khi:
- Cung cấp bởi những nhân viên khác nhau
- Cung cấp cho những khách hàng khác nhau
- Cung cấp tại những thời gian, địa điểm khác nhau.
Trong một nhà hàng hay khách sạn, mặc dù có cùng tiêu chuẩn dịch vụ nhưng
đánh giá của khách hàng sẽ khác nhau là do mỗi khách hàng được phục vụ bởi một
hoặc một nhóm nhân viên khác nhau. Nhân viên trong cùng đơn vị có thể có trình
độ chuyên môn như nhau nhưng thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm đối với công
việc... khác nhau sẽ tác động đến sự cảm nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ giữa
các khách hàng. Trong một số trường hợp, cùng một tiêu chuẩn dịch vụ, cùng một
nhân viên nhưng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.Mỗi khách hàng có một đánh
giá, một cảm nhận khác nhau chất lượng sản phẩm, về thái độ phục vụ của nhân
viên.Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm du lịch cung cấp cho khách phụ thuộc
vào tính cách, sở thích, trạng thái tâm lý... của mỗi khách hàng.Chất lượng sản
phẩm du lịch cung cấp cho du khách cũng sẽ được cảm nhận khác nhau tùy vào
từng thời điểm, không gian khác nhau. Vào những lúc đông khách hay vào thời
điểm vắng khách, vào ngày đẹp trời hay ngày nóng bức... thì cũng sẽ ảnh hưởng đến
việc đánh giá chất lượng sản phẩm của du khách cũng như sự linh hoạt trong phục
vụ của đơn vị kinh doanh...
1.1.2.3. Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng
Việc tiêu dùng và sản xuất sản phẩm du lịch (dịch vụ) xảy ra trên cùng một
không gian và thời gian. Vì sản phẩm du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch,



12

mà như chúng ta biết muốn phát triển du lịch thì phải có tài nguyên du lịch và tài
nguyên du lịch không thể di dời đi nơi khác (cố định về không gian), vì thế khách
phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đồng thời, sản phẩm du lịch đa
phần là dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì chỉ khi nào khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở
kinh doanh mới cung cấp, hay nói cách khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất. Với
đặc điểm này thì khách du lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước
khi mua và muốn tiêu dùng thì phải đến nơi sản xuất.
1.1.2.4. Tính mau hỏng và không dự trữ được
Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống…Vì thế không thể sản xuất trước, lưu kho và bán từ từ cho
khách.Nói cách khác,sản phẩm du lịch không thể dự trữ được và mau hỏng. Số
lượng buồng trong khách sạn, số chỗ ngồi trong nhà hàng... nếu không thể bán vào
ngày hôm nay thì khách sạn, nhà hàng sẽ mất doanh thu chứ không thể cộng thêm
tất cả số buồng và chỗ ngồi đó vào số buồng và số chỗ ngồi của doanh nghiệp ngày
hôm sau được. Chính vì vậy, làm sao để tối đa hóa công suất theo từng ngày là điều
mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch luôn quan tâm và cố gắng khai
thác.
1.1.2.5. Các đặc điểm khác
Ngoài bốn đặc điểm chính trên thì sản phẩm du lịch còn có các đặc điểm cần
được luận giải.
a. Sản phẩm du lịch do nhiều nhà cung cấp tham gia cung ứng
Nhằm thỏa mãn nhu cầu trong suốt cuộc hành trình của khách, từ nhu cầu thiết
yếu cho đến nhu cầu thứ yếu, đòi hỏi phải có nhiều loại hình dịch vụ vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, tham quan... Để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của du
khách một cách đầy đủ nhất, đa dạng nhất vào mọi thời điểm... thì phải có nhiều nhà
kinh doanh tham gia vào việc cung ứng sản phẩm du lịch cho khách.



×