Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bệnh bàng quang niệu đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.51 KB, 15 trang )

BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO

15
BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
Mục tiêu
1.
2.
3.
4.
5.

Mô tả và phân loại bệnh viêm bàng quang.
Phân loại 7 loại u thượng mô bàng quang.
Mô tả và phân tích carcinom chuyển tiếp.
Phân tích sinh bệnh học của ung thư bàng quang.
Phân biệt carcinom tại chỗ với tổn thương tiền ung của bàng
quang.
6. Mô tả 3 loại u của niệu đạo.
Bàng quang là một túi cơ
mạc để tích tụ nước tiểu giữa 2
lần đi tiểu, có dung tích trung bình
khoảng 250-300 ml, nhưng có thể
chứa đến 2-3 lít khi cố nhòn đi
tiểu.
Hình dạng bàng quang có thể
thay đổi tùy theo khối lượng
nước tiểu bên trong và tùy
tuổi. Người ta thường mô tả
bàng quang như một khối tứ
diện với 4 mặt là: mặt trên, 2
mặt dưới bên và mặt sau hay


đáy bàng quang. Đỉnh là nơi
mặt trên gặp 2 mặt dưới bên,
nó có dây chằng rốn giữa treo
bàng quang vào rốn.
Bàng quang là một tạng dưới
phúc mạc nằm trong chậu hông
bé. Ở người lớn và khi rỗng,
bàng quang nằm hoàn toàn sau
xương mu, khi căng đầy, bàng
quang hình cầu và nhô lên ổ
bụng. Bàng quang có 2 mặt dưới
bên liên tiếp nhau bởi một bờ
tròn mà đôi khi còn gọi là mặt
trước liên quan với xương mu và
phần thấp của thành bụng
trước qua trung gian khoang trước
bàng quang hay khoang sau xương

mu. Mặt trên được chia phủ bởi
phúc mạc lót ở mạc nối lớn qua
đó liên quan với các quai ruột
non và đại tràng sigma. Mặt sau
được phúc mạc phủ phần trên
và có liên quan khác nhau tùy
theo giới.
Ở giới nam, có liên quan với
trực tràng qua một túi cùng
phúc mạc gọi là túi cùng bàng
quang-trực tràng, dưới túi cùng
này bàng quang liên quan với

túi tinh, ống dẫn tinh và đáy
của tuyến tiền liệt.
Ở giới nữ, có liên hệ với
tử cung và âm đạo qua túi cùng
bàng quang-tử cung.
Mặt trong bàng quang có 3
lỗ: 2 lỗ niệu quản ở phía dưới
thành sau cách nhau khoảng
2,5cm, và một lỗ trước dưới là
lỗ niệu đạo trong. Ba lỗ này giới
hạn một tam giác gọi là tam
giác bàng quang.
Cấu tạo của bàng quang
gồm 4 lớp từ trong ra ngoài: lớp
niêm mạc màu hồng (xếp nếp
khi bàng quang trống), lớp dưới
niêm mạc, lớp cơ (gồm lớp trong

217


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
dọc, giữa vòng, ngoài dọc), lớp
thanh mạc là phúc mạc, nơi
không có phúc mạc thì bàng
quang được phủ bởi một lớp mô
liên kết.
Bàng quang và đường tiểu
bình thường được lót bởi một
lớp thượng mô chuyển tiếp

đồng nhất. Lớp thượng mô này
nằm trên một màng đáy mỏng.
Ở người, lớp thượng mô này
hiếm khi dày hơn 7-8 lớp tế bào
và gồm 3 vùng:
- Vùng nông: gồm lớp tế
bào duy nhất. Tế bào to, dẹt,
phủ rộng trên bề mặt tương tự
chiếc ô che, nên còn có tên là
tế bào ô.
- Vùng trung gian: gồm 4-5 lớp
tế bào khi bàng quang dãn to
tối đa và 6-8 lớp tế bào khi
bàng quang co lại hoàn toàn.
Vùng đáy: gồm một lớp tế
bào duy nhất. Tế bào nhỏ, hình
trụ khi bàng quang co nhỏ và dẹt
khi bàng quang căng to.
Thượng mô bàng quang cũng
có nhiều desmosome, số lượng
các desmosome tăng dần từ đáy
đến các lớp nông. Trên niêm
mạc bàng quang bình thường có
thể có những ổ thượng mô hay
chỗ lồi của thượng mô bề mặt,
được gọi là các ổ Brunn. Trước
đây, người ta nghó rằng các ổ
Brunn là hậu quả của viêm mạn
tính, nhưng hiện nay người ta coi
đó là cấu trúc bình thường.

Ngoài ra trong lớp mô đệm dưới
niêm mạc có thể có các bọc
nhỏ lót bởi một lớp thượng mô
lập phương hoặc trụ cao.
Bệnh của bàng quang, đặc
biệt là viêm, thường cho nhiều
dấu hiệu và triệu chứng lâm

218

sàng, tuy ít gây tử vong. Viêm
bàng quang rất thường gặp ở
phụ nữ trẻ còn trong tuổi sinh
đẻ và ở người già của cả 2
giới. U của bàng quang thì có
tần suất và tử suất cao.
1. TÚI THỪA
Có thể là dò tật bẩm sinh
hoặc, thường hơn, là tổn thương
mắc phải do nghẹt niệu đạo lâu
ngày.
Trên khảo sát tử thiết
những người già, túi thừa bàng
quang chiếm xuất độ 5-10%.
Bệnh ít có ở người dưới 50 tuổi,
và có ở giới nam nhiều hơn giới
nữ vì ở giới nam dễ có phì đại
tuyến tiền liệt làm nghẹt niệu
quản.
Dạng bẩm sinh thì có thể do

sự khiếm khuyết phát triển lớp
cơ bàng quang hoặc do nghẹt
đường tiểu trong lúc phát triển
bào thai. Lớp cơ ở túi thừa vẫn
còn dù mỏng hơn bình thường.
Có thể có một hoặc nhiều túi
thừa.
Dạng mắc phải thì có lớp cơ
mỏng hoặc không có lớp cơ,
chỉ có lớp niêm mạc và lớp
áo bên ngoài.
Dù là dạng nào, túi thừa
cũng có dạng túi tròn hay bầu
dục, đường kính thay đổi từ dưới
1cm đến 5-10cm. Lớp niêm mạc
có thể có viêm, có thể có
chuyển sản tuyến hoặc gai.
Túi thừa là nơi ứ đọng nước
tiểu, gây viêm nhiễm. Viêm có
thể xuyên qua lớp vách mỏng
gây viêm quanh bàng quang, gây
viêm xoang phúc mạc. Nước tiểu
ứ đọng lâu có thể làm lắng
đọng muối canxi, tạo sỏi bàng


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
quang.
2. VIÊM BÀNG QUANG
Tác nhân gây viêm thường

nhất là các cầu khuẩn E. coli,
sau đó là Proteus, Klebsiella,
Enterobacter. Tác nhân ít gặp hơn
là liên cầu khuẩn, tụ cầu
khuẩn. Như vậy, tác nhân gây
viêm hầu hết xuất nguồn từ
phân của chính bệnh nhân. Tình
trạng viêm này có thể gây
viêm ngược dòng làm viêm
đường tiểu, viêm thận-bể thận.
Viêm bàng quang do lao thì
thường thứ phát từ lao thận.
Các loại nấm Candida albicans,
có thể gây viêm bàng quang
trên các bệnh nhân dùng thuốc
kháng sinh lâu ngày.
Viêm
do
Trichomonas,
Schistosoma, virus (như adenovirus),
Chlamydia, Mycoplasma thì hiếm
gặp.
Các bệnh nhân dùng thuốc
điều trò u loại gây độc tế bào
và dùng tia phóng xạ có thể bò
viêm bàng quang không do
nhiễm khuẩn.
Tổn thương thường là viêm
không đặc hiệu. Trong thời kỳ
cấp tính, niêm mạc bò sung huyết,

nhưng vẫn còn mòn. Sau đó, có
xuất huyết từng vùng hoặc lan
tỏa, có dòch xuất chứa mủ
màu trắng xám hoặc vàng.
Đến khi viêm nặng, niêm mạc bò
bong, xuất huyết, có hạt, có
các vết loét.
Khi tình trạng xuất huyết
chiếm ưu thế, người ta gọi là
viêm bàng quang xuất huyết.
Loại viêm này có thể có trong
viêm do adenovirus, có thể có
trên những bệnh nhân sau xạ trò

hoặc hóa trò với thuốc chống u
loại cyclophosphamide và thường
có kèm bất thường ở thượng
mô.
Khi có nhiều dòch xuất chứa
mủ, người ta gọi là viêm bàng
quang có mủ.
Khi có các vết loét ở niêm
mạc, người ta gọi là viêm loét
bàng quang.
Trong viêm bàng quang có
mủ, có sự đông đặc của dòch
xuất và niêm mạc bò hoại tử,
tạo thành loại viêm bàng quang
màng. Loại viêm này có thể lan
rộng vào vách gây loét sâu và

tạo áp xe trong vách. Phù viêm
có thể đủ chèn ép gây ra
thiếu máu, đưa đến viêm bàng
quang hoại thư. Khi đó niêm mạc
bề mặt có màu xanh lá cây
sậm và hoại tử hoàn toàn.
Viêm tồn tại lâu dài đưa đến
viêm bàng quang mạn tính, chỉ
khác với viêm cấp tính ở đặc
điểm của các tế bào viêm.
Lớp thượng mô đỏ, bở, có hạt,
đôi khi bò loét. Vách ngoài có
thể bò hóa sợi, dày, và mất tính
đàn hồi.
Hình ảnh vi thể giống như
viêm không đặc hiệu ở các nơi
khác. Trong viêm mạn tính, các
limphô bào có thể hợp thành
nang limphô trong lớp niêm mạc
và vách bàng quang.
Tất cả các dạng viêm bàng
quang đều gây ra 3 triệu chứng:
đi tiểu lắc nhắc mỗi 15-20 phút,
đau bụng dưới ở vùng bàng
quang hoặc vùng trên xương mu,
tiểu khó và tiểu buốt. Ngoài ra
bệnh nhân có thể có triệu
chứng toàn thân như sốt, ớn
lạnh, mệt mỏi. Viêm bàng quang


219


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
có thể là biến chứng thứ phát
của phì đại tuyến tiền liệt, phình
bàng quang, nhiễm khuẩn thận.
Ngược lại, viêm bàng quang có
thể đưa đến viêm thận-bể thận.
3. VIÊM NIỆU ĐẠO
Có nhiều loại tác nhân gây
viêm niệu đạo, như: lậu cầu
khuẩn, các vi khuẩn đường ruột
nhất là E. coli, Chlamydia (ví dụ:
Chlamydia trachomatis), Mycoplasma.
Viêm niệu đạo cũng có trong
hội chứng Reiter (tam chứng
gồm: viêm khớp, viêm kết mạc,
viêm niệu đạo).
Ở giới nữ, viêm niệu đạo
thường kèm với viêm bàng
quang. Ở giới nam, viêm niệu
đạo thường kèm với viêm tuyến
tiền liệt.
Tổn thương viêm cũng giống
như ở các nơi khác của đường
tiểu.

mô đệm dưới niêm mạc (HE x 40).


4. CÁC U THƯNG MÔ
Bảng 15.1: Phân loại các u thượng
mô bàng quang.
U nhú
Carcinom tế bào chuyển tiếp
- Độ 1
- Độ 2
- Độ 3
- Độ 4
Carcinom tế bào gai
Carcinom tuyến
Carcinom hỗn hợp
Carcinom không biệt hoá
Carcinom tại chỗ

Khoảng 95% các u bàng quang
xuất nguồn từ thượng mô. Số
còn lại xuất nguồn từ trung mô
như cơ, sợi, tế bào nội mô mạch
máu, giống như các u cùng loại
ở các nơi khác.
Hầu hết các u của thượng
mô bàng quang đều ác tính, và
có 4 đặc điểm chung:
* Đây là loại u thường gặp.
* Trước khi có u, bệnh nhân
thường có những dấu hiệu báo
trước rất lâu do tăng sản
không điển hình của thượng mô.
Như thế về lý thuyết, người ta

có thể phát hiện bệnh sớm.
* Nhiều u có độ ác thấp (độ
mô học thấp) lúc đầu, nhưng
thường thường có nhiều ổ và
dễ tái phát. Mỗi lần tái phát,
độ ác tăng lên và tiên lượng
xấu hơn. Do đó, rất khó theo dõi
và đoán trước diễn tiến bệnh.

Hình 15.1: Viêm niệu đạo mạn
tính: Tế bào viêm thấm nhập trong

220

* Bàng quang là nơi dễ bò
ảnh hưởng của các chất sinh
ung trong môi trường sống. Các
khảo sát về các chất sinh ung
ở người và động vật thí nghiệm
đã cho biết rất nhiều về sinh


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
bệnh học của u bàng quang.
Vi thể:

Gồm các dạng: Carcinom tế
bào chuyển tiếp, carcinom tế
bào gai, carcinom tuyến, carcinom
hỗn hợp tế bào chuyển tiếp và

tế bào gai, carcinom hỗn hợp tế
bào chuyển tiếp và tuyến.
Giữa các u của tế bào
chuyển tiếp thì khó phân biệt
được các u nhú lành tính với
carcinom tế bào chuyển tiếp
dạng nhú biệt hoá rõ và cũng
khó xếp giai đoạn các u này.
4.1 U nhú
Có thể ở bất cứ nơi nào
trong bàng quang, nhiều nhất là
ở vách bên, ở tam giác bàng
quang. U có thể gây tiểu ra
máu, không đau và ngắt quãng.
Rất khó phân biệt giữa u nhú
lành thật sự với các ung thư. U
hiếm gặp, với xuất độ 1% các
u dạng nhú của bàng quang.

U thường đơn độc, ít khi có
nhiều ổ, nhỏ (0,5-2cm), có nhú
nhỏ, mềm bám lên bề mặt
nông của niêm mạc bằng một
cuống. Qua ống nội soi, người ta
thấy u nổi trong nước tiểu, phủ
bởi nhiều nhú mòn hình lá. Một
số trường hợp hiếm, u có ở
toàn bộ niêm mạc bàng quang,
và được gọi là bệnh u nhú,
hoặc các tổn thương này có ở

các nơi khác của đường tiểu.
Vi thể:

Mỗi nhú có một trục liên
kết-mạch máu thưa, phủ bởi
những lớp tế bào chuyển tiếp
giống tế bào thượng mô đường
tiểu bình thường.
U thường được cắt bỏ dễ
dàng qua nội soi, bởi vì u chỉ
bám vào niêm mạc. Vấn đề tái
phát tùy thuộc vào việc chẩn
đoán. Miller A. và cộng sự, năm
1969, đã khảo sát 26 bệnh
nhân, theo dõi trong 5 năm thì
chỉ có một bệnh nhân bò tái
phát. Khi u tái phát, u có thể
vẫn lành tính, nhưng đôi khi có
thể có thêm những bất thường
tế bào đủ để chẩn đoán là
carcinom. Cần phải chẩn đoán
chính xác lúc ban đầu, vì tỷ lệ u
hoá ác rất thấp.
4.2 Carcinom

Hình 15.2: U nhú bàng quang (HE x
175).

Ung thư bàng quang chiếm 3%
các nguyên nhân gây chết ở

Hoa Kỳ. Xuất độ bệnh cũng
ngày một tăng lên từ khoảng
30 năm nay. Bệnh xảy ra nhiều
ở giới nam hơn ở giới nữ, ở
các nước kỹ nghệ hơn các nước
đang phát triển, ở vùng thành
thò hơn các vùng thôn quê. Tỷ
lệ giới nam/giới nữ khoảng 3/1
đối với loại carcinom tế bào

221


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
chuyển tiếp, 3/2 đối với loại
carcinom tế bào gai. Tuổi mắc
bệnh thường nhất là 50-60 tuổi
dù bệnh có thể xảy ra ở người
có tuổi trẻ hoặc già hơn. Tại
những nơi thường có bệnh
nhiễm ký sinh trùng Schistosoma
haematobium ở bàng quang thì
thường gặp ung thư bàng quang
và là loại carcinom tế bào gai.
Thí dụ: 85% người Ai Cập bò
nhiễm ký sinh trùng này vài lần
trong đời. Do đó ung thư bàng
quang chiếm tỷ lệ 10-40% tất cả
các ung thư ở Ai Cập.
Ung thư bàng quang có liên

quan tới các ảnh hưởng tại chỗ
như: các chất nội sinh hoặc
ngoại sinh có trong nước tiểu,
các hiện tượng kích thích bàng
quang hoặc vách bàng quang.
Các tác nhân hoá học có
trong nước tiểu có khả năng
sinh ung gồm: beta-naphthylamine,
4-amino-biphenyl, 4-nitrobiphenyl, 4-4Diaminobiphenyl. Đây là những
chất trung gian trong quá trình
tổng hợp các phẩm và thuốc
nhuộm, dùng trong các ngành
kỹ nghệ vải, in, nhựa, cao su, dây
cáp. Các công nhân làm việc
tiếp xúc với các hoá chất này
trong thời gian trung bình khoảng
23 năm thì dễ bò ung thư bàng
quang gấp 50 lần người không
tiếp xúc.
Nhiều chất khác cũng đã
được chứng minh là có khả
năng sinh ung ở súc vật, đặc
biệt

N[4-5(Nitro-2
furyl)-2
thiazolyl] formanide (FAWFT).
Những người khác cũng có
thể bò ung thư bàng quang nếu
trong môi trường sống phải tiếp

xúc với các chất sinh ung kể

222

trên. Đó là những người sống
cạnh các xưởng của các ngành
kỹ nghệ kể trên. Tương tự như
vậy, những người dùng các sản
phẩm bằng cao su, bằng nhựa,
mỹ phẩm, vải nhuộm cũng có
thể có nguy cơ dễ mắc bệnh.
Chính vì lý do đó mới có sự
khác biệt về xuất độ bệnh tùy
theo vò trí đòa dư.
Vai trò của sự nhiễm ký sinh
trùng
Schistosoma
haematobium
trong sự gia tăng tần suất ung thư
bàng quang: Không chắc rằng
ký sinh trùng này tiết ra một
chất sinh ung trong nước tiểu
hoặc gây ra tình trạng viêm tại
chỗ, kích thích tại chỗ rồi sau đó
là tái tạo, tăng sản, trở thành
u. Ung thư do Schistosoma thường
khu trú và hầu hết là carcinom
tế bào gai.
Chuyển hoá tryptophane bất
thường cũng là một yếu tố sinh

ra ung thư bàng quang. Một số
chất
chuyển
hoá
của
tryptophane-kynurenine và một số
hợp chất có liên quan gần với
tryptophane-kynurenine, được tiết ra
với lượng gia tăng ở bệnh nhân
bò ung thư bàng quang. L.
tryptophan là hoá chất sinh ung,
các chất chuyển hoá tryptophane
có thể gây u ở chuột khi cho
vào các viên cholesterol nhỏ đặt
trong bàng quang.
Chất cyclophosphamide, một
hoá chất ức chế miễn dòch,
dùng trong các bệnh miễn dòch,
có thể gây viêm bàng quang
xuất huyết và tạo bất thường
ở thượng mô đường tiểu, có
thể làm tăng nguy cơ bò ung thư
bàng quang.
Hút thuốc lá: Nhiều công


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
trình nghiên cứu cho thấy rằng
người đàn ông hút thuốc lá dễ
bò ung thư bàng quang gấp 2-4

lần so với người không hút
thuốc.
Uống nhiều rượu và các loại
nước ngọt nhân tạo: cũng có
thể làm tăng nguy cơ bò ung thư
bàng quang, dù chưa có bằng
chứng rõ ràng.
4.2.1

Hình thái giải
bệnh đại thể

phẫu

Có 4 loại:
* Dạng nhú: Tổn thương chồi
dạng pôlíp, có cuống dính vào
niêm mạc. Có thể có các tế
bào u xuyên qua màng đáy.

Tổn thương phẳng: một mảng
dày gồ lên của niêm mạc,
không tạo nhú. Ung thư có thể
tại chỗ hoặc xâm nhập (trễ
hơn). Loại này thường thoái sản
hơn so với tổn thương dạng nhú.
4.2.2 Xếp theo độ mô học

Cho ung thư tế bào chuyển
tiếp (xem bảng 15.1) dựa trên độ

không điển hình của tế bào u.
* Độ 1: Tế bào u có vài đặc
điểm không điển hình nhưng biệt
hoá tốt, và gần giống các tế
bào chuyển tiếp bình thường.
Hiếm gặp phân bào. Số lớp tế
bào tăng lên rõ ràng, ví dụ
tăng lên hơn 7 lớp nhưng chỉ hơi
mất phân cực.
* Độ 2: Tế bào u còn có một
số đặc tính của tế bào chuyển
tiếp. Số lớp tế bào tăng lên
(thường trên 10 lớp) có nhiều
phân bào và mất phân cực.
Hình dạng, kích thước tế bào và
chất nhiễm sắc thay đổi nhiều.
* Độ 3: Tế bào u vẫn còn có
một số đặc tính như ở độ 2
nhưng ít hơn. Đặc biệt, các tế
bào sắp xếp rất hỗn độn với
các lớp nông rời rạc.

Hình 15.3: Tổn thương đại thể
của carcinom bàng quang: Khối u
chồi dạng pôlíp, sùi vào lòng bàng
quang, che lấp các lỗ niệu quản.

* Không xâm nhập: niêm mạc
bò dày có các tế bào tăng
sản tương tự như carcinom, nhưng

không có xuyên qua màng đáy.
* Xâm nhập: ung thư xuyên
qua màng đáy niêm mạc, đi vào
vách và có thể đi vào các cấu
trúc lân cận bàng quang.

* Độ 4: Tế bào u vẫn còn
đặc tính của tế bào chuyển
tiếp. Các thay đổi giống ở độ
2 nhưng nhiều hơn. Đặc tính tế
bào u không còn xếp theo trật
tự và tế bào lớp nông bò thưa
và bong từng mảng.
4.2.3 Xếp hạng theo TNM
Việc xếp giai đoạn ngày càng
phức tạp. Hiện nay chỉ còn
dùng một vài cách xếp giai
đoạn. Cách xếp theo TNM vẫn
được dùng.
* T (u nguyên phát): Nếu u có

223


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
nhiều ổ thì dùng chữ Tm.

vùng cùng bên.

- Tis: Carcinom tại chỗ. Có

thoái sản rõ ràng ở thượng mô
bề mặt mà không có xâm
nhập.

- N2: Di căn hạch đối bên
hoặc hai bên hoặc nhiều hạch
vùng.

- Tx: Không thể có được các
phương tiện khám tối thiểu để
xác đònh độ lan rộng của u.
- T0: Rõ ràng không có u.
- T1: Khi khám bằng hai tay, có
thể "cảm thấy" được một khối di
động dễ dàng hoặc/và trên
khảo sát vi thể, u chưa lan ra
khỏi lớp mô đệm niêm mạc.
- T2: Khi khám bằng hai tay,
vách bàng quang di động. Không
còn chỗ cứng trên vách sau khi
đã cắt bỏ u qua ngã niệu đạo
hoặc/và có xâm nhập vi thể
vào lớp cơ.
- T3: Sau khi đã cắt bỏ phần
lồi của tổn thương qua ngã niệu
đạo, khám bằng hai tay, vẫn sờ
đụng chỗ cứng hay cục di động
trên vách bàng quang và/hoặc
có xâm nhập vi thể vào lớp cơ
sâu hay lan xa khỏi vách bàng

quang.
- T4: U dính cố đònh hay xâm
nhập các cấu trúc kế cận
hoặc/và có xâm nhập như trên
qua khảo sát vi thể.
* N (hạch limphô vùng hoặc
cận vùng): Hạch vùng là hạch
chậu dưới nơi chia hai của động
mạch chậu chung.
Hạch cận vùng là hạch bẹn
và hạch dọc động mạch chậu
chung, động mạch chủ.
- NX: Không đủ phương tiện tối
thiểu để phát hiện hạch.
- N0: Rõ ràng không có hạch.
- N1: Chỉ di căn một hạch

224

- N3: Hạch di căn dính thành
một khối không di động ở
thành chậu với một khoảng
cách tự do giữa u với khối hạch
này.
- N4: Di căn hạch tận cùng.
* M (Di căn xa)
- MX: Không đủ phương tiện
tối thiểu để xác đònh di căn xa.
- M0: Rõ ràng không có di
căn xa.

- M1: Có di căn xa.
4.3 Carcinom tế bào chuyển
tiếp
Được xếp loại từ không xâm
nhập đến xâm nhập, từ dạng
phẳng đến dạng nhú, từ biệt
hoá rõ (độ 1) đến thoái sản
(độ 3). 70% là dạng nhú, không
xâm nhập và có độ mô học
thấp (độ 1) 25-30% là dạng xâm
nhập và có độ thay đổi.
Các ung thư dạng nhú có cấu
trúc dạng nhánh phức tạp. Mỗi
nhánh có trục liên kết-mạch
máu mảnh, phủ bởi thượng mô
chuyển tiếp (có độ biệt hoá
thay đổi từ độ 1 đến độ 3).
Thường thì không thể phân biệt
bằng mắt thường các tổn
thương ác tính này với các tổn
thương lành tính dạng nhú (u
nhú). Chỉ phân biệt được khi nhìn
thấy rõ tổn thương ăn lan làm
cứng và dày vách bàng quang
hoặc dính vào cấu trúc lân cận.
Các tổn thương này thường có
đường kính thay đổi từ nhỏ hơn 1
đến 5cm, có cuống. Khi quan sát



BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
qua ống nội soi từ niệu đạo tổn
thương có dạng một chùm dây
mòn nổi trong nước. Các nhánh u
có thể bò vỡ, hoại tử, loét và
xuất huyết lẫn vào trong nước
tiểu.
Độ 1 hầu như luôn luôn có
dạng nhú. Độ 2 thường dạng
nhú, đôi khi phẳng. Cả hai dạng
nhú và phẳng đều có thể xâm
nhập hoặc không xâm nhập.
Độ 3 thì thoái sản, một số ít
tổn thương vẫn có dạng nhú,
nhưng nhiều tổn thương thì phẳng,
dạng nấm hoại tử, đôi khi loét
và xâm nhập sâu (hiếm khi độ
3 không xâm nhập). Theo một
khảo sát người ta thấy có 6%
độ 1 và 82% độ 3 xâm nhập.
Tuy vậy, loại carcinom tại chỗ,
một loại tổn thương phẳng độ 3
lại thường có ở những vùng kế
bên carcinom.

Các tổn thương xâm nhập có
thể lan ra đến tuyến tiền liệt,
túi tinh, niệu quản, sau phúc
mạc. Có thể gây lỗ dò với âm
đạo và trực tràng. Khoảng 40%

các tổn thương xâm nhập này
cho di căn đến hạch limphô
vùng. Di căn xa theo đường máu
đến gan, phổi, tủy xương, thường
muộn và chỉ với các ung thư
thoái sản.
Khoảng 50-80% các ung thư tế
bào chuyển tiếp độ 2 và 3 có
thể có những vùng nhỏ chuyển
sản gai (độ 1 thì rất hiếm). Các
vùng chuyển sản gai này biệt
hoá tốt hoàn toàn và không
ảnh hưởng gì đến đặc tính sinh
học của u. Nếu vùng chuyển
sản lan rộng, người ta gọi là
carcinom hỗn hợp. Ngoài ra không
biết lý do gì, một số carcinom tế
bào chuyển tiếp có thể có
chuyển sản tuyến.
4.4 Carcinom tế bào gai
Carcinom tế bào gai dạng chỉ
có tế bào gai chiếm 5% các
carcinom
bàng
quang.
Dạng
chuyển sản từ carcinom tế bào
chuyển tiếp thì có xuất độ cao
hơn (đã kể trên).
Carcinom tế bào gai có thể

tại chỗ, nhưng thường là loại sùi,
hoặc loét xâm nhập. Gần như
không có dạng nhú.

Hình 15.4: Carcinom
tế
bào
chuyển tiếp. Tế bào u xếp thành
đám dạng nhú. Số lớp tế bào
tăng trên 7 lớp. Nhân tế bào tăng
sắc, có nhân dò dạng. Tế bào mất
cực tính (HE x 400).

Tế bào u có thể biệt hoá
từ rõ (có tạo cầu sừng) đến
thoái sản. Tiên lượng tùy thuộc
độ biệt hoá, độ xâm nhập và
lan rộng.
4.5 Carcinom tuyến
Rất hiếm gặp, có thể xuất
nguồn từ ống niệu rốn tồn dư,
từ các tuyến quanh niệu đạo hay

225


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
quanh tuyến tiền liệt, hoặc từ
chuyển sản của thượng mô
chuyển tiếp.

U có thể chế tiết chất mucin,
làm khó chẩn đoán phân biệt
với các ung thư của các cấu
trúc lân cận (như tuyến tiền
liệt, túi tinh) ăn lan vào bàng
quang.
Các
loại hiếm gặp là
carcinom tế bào hình nhẫn (rất
ác tính) và u tuyến trung thận
không xâm nhập.
4.6 Carcinom tại chỗ và các
tổn thương tiền ung thư
của bàng quang
Các khảo sát về các ung thư
bàng quang gây ra do hoá chất
trên thú vật cho thấy rằng có
một loạt các thay đổi ở thượng
mô bàng quang, đưa đến sự hình
thành u. Đó là: tăng sản, nghòch
sản (tăng sản không điển hình)
và carcinom tại chỗ. Các thay đổi
này cũng có ở người.
4.6.1 Tăng sản
Tăng số lượng các lớp tế
bào thượng mô (trên 7 lớp). Tế
bào thì có hình dạng giống tế
bào lớp đáy. Thay đổi này có
thể chỉ ở một chỗ, có thể ở
nhiều chỗ, có thể ở một vùng

rộng của niêm mạc.
4.6.2

Nghòch sản hay tăng
sản không điển hình

Có nhân không điển hình
nhẹ, hoặc trung bình, hoặc nặng,
có tăng hoạt động phân bào.
4.6.3 Carcinom tại chỗ
Tổn thương phẳng, tế bào ác
tính thoái sản, nhiều phân bào,
ở lớp niêm mạc. Tổn thương này
thường được phát hiện trên

226

những bệnh nhân đã hoặc đang
có một ung thư dạng nhú và
xâm nhập. Theo một khảo sát
trên các bệnh nhân được mổ
cắt bàng quang vì ung thư dạng
nhú và xâm nhập, người ta
thấy có đến 90% trường hợp có
thêm carcinom tại chỗ đi kèm ở
những nơi không có xâm nhập.
Do đó, người ta nghó rằng, hầu
hết các ung thư này đều phải
trải qua thời kỳ tại chỗ.
Tuy nhiên, bệnh sử tự nhiên

của ung thư tại chỗ vẫn còn là
điều chưa được biết chắc chắn.
Nhiều khảo sát cho thấy, khoảng
55% trường hợp sẽ trở thành ung
thư xâm nhập trong vòng 5 năm.
Một số bệnh nhân lại không bò u
cho tới 12 năm sau lần điều trò
ban đầu, dù người ta biết rằng
các tổn thương tại chỗ không bao
giờ trò khỏi.
Mặc dù carcinom tại chỗ
chắc chắn là tổn thương tiền
ung, nhưng người ta vẫn chưa biết
tiềm năng ác tính của các tổn
thương tăng sản và nghòch sản.
5.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
CỦA U BÀNG QUANG

Tất cả các u bàng quang
đều có thể gây tiểu ra máu
không đau. Đôi khi có kèm tiểu
khó, viêm thận-bể thận, thận
trướng nước (nếu niệu quản bò
tổn thương).
Có thể làm xét nghiệm tìm
tế bào u trong nước tiểu. Xét
nghiệm này có thể cho chẩn
đoán dương tính, chẩn đoán loại

u.
Hầu hết các ung thư tế bào
chuyển tiếp đều có khuynh
hướng tái phát sau mổ cắt bỏ


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
u. Tỷ lệ tái phát là 60-80% nếu
là độ 1, 80-90% nếu là độ 3.
Trong nhiều trường hợp ổ tái
phát lại có ở vò trí khác với vò
trí ban đầu.
Tiên lượng phụ thuộc vào hình
thái mô học, vào Độ mô học,
và chủ yếu vào giai đoạn lâm
sàng lúc u được phát hiện. Có
sự tương quan chặt chẽ giữa Độ
và giai đoạn. Hầu hết độ 1 là
Tis, hoặc T1. Hầu hết độ 3 là T2
hoặc trễ hơn.
Đối với u nhú lành thì 90%
bệnh nhân sống thêm 5 năm
sau khi cắt u (10% xấu hơn là do
chẩn đoán sót hoặc tái phát).
Đối với các ung thư, tỷ lệ
sống thêm 5 năm rất thay đổi
tùy theo tác giả, tùy theo cách
điều trò (xạ trò siêu thế hay mổ
cắt bàng quang). 30-80% sống
thêm sau 5 năm nếu ung thư

không xâm nhập sâu quá các
lớp nông của cơ bàng quang. Tỷ
lệ này là 10-30% nếu ung thư
xâm nhập sâu hơn nhưng không
lan rộng ra các cấu trúc chung
quanh. Nói chung,các ung thư tế
bào chuyển tiếp có tiên lượng
tốt hơn ung thư tế bào gai. Đối
với ung thư tế bào gai, 70% bệnh
nhân chết trong vòng một năm.
Ung thư bàng quang gây chết
vì xâm nhập niệu quản (làm
bệnh thận do vi khuẩn và nghẹt),
vì lan tràn.
6. CÁC U TRUNG MÔ
6.1 U lành
Gồm u cơ trơn, u cơ vân, u sợinhầy, u sợi thần kinh, u mạch
máu, u nguyên bào cơ, u mỡ, u
xương. Tất cả các loại này đều
hiếm gặp, và đều có dạng khối

tròn hay bầu dục, nằm trong
vách có vỏ bao rõ ràng, đường
kính khoảng vài cm. Hiếm khi u
có cuống. Hình thái mô học
giống như các u cùng tên ở các
nơi khác.
U có ở người lớn nhiều hơn
ở trẻ em. Riêng ở trẻ em, hai
loại có xuất độ cao nhất là u

nhày và u mạch máu.
6.2 Các sarcom
Có dạng khối đường kính có
thể lên đến 10-15cm nhô vào
trong lòng bàng quang. U thường
mềm, dai, màu trắng xám.
Đặc biệt, loại sarcom cơ vân
ở bàng quang có hai loại:
- Loại người lớn: thường ở
người trên 40 tuổi, có hình thái
mô học giống như các sarcom cơ
vân khác.
- Loại phôi: thường ở trẻ em,
còn được gọi là sarcom chùm, là
tổn thương dạng pôlíp mềm. Hình
thái tổn thương giống như tổn
thương tương tự ở bộ phận sinh
dục nữ.
7.

UNG THƯ THỨ PHÁT
BÀNG QUANG:



Ung thư thứ phát ở bàng
quang có thể do:
- Tổn thương nguyên phát của
các bộ phận gần đó ăn lan
đến. Ví dụ: ung thư cổ tử cung,

thân tử cung, tuyến tiền liệt,
trực tràng. Đây là loại tổn
thương thường gặp nhất. Các ung
thư này còn có thể gây xuất
huyết bàng quang, tắc niệu
quản, dò bàng quang- âm đạo.
- Tổn thương nguyên phát từ
phần trên của đường tiểu: các
tế bào ung thư của phần này

227


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
có thể xuống bàng quang.
- Tổn thương nguyên phát ở
dạ dày, phổi, vú và bất cứ nơi
nào theo đường limphô và máu
đến bàng quang.
8. U CỦA NIỆU ĐẠO
8.1 Núm niệu đạo
Có ở mọi tuổi nhưng nhiều
nhất là ở phụ nữ lớn tuổi. Tổn
thương có dạng khối cuộn như
não, màu đỏ, bở, đau, đường
kính 1-2cm, thường đơn độc ở
gần sát bên ngoài hoặc gần
sát lỗ ngoài niệu đạo của phụ
nữ. Tổn thương có thể được phủ
bởi một lớp niêm mạc còn

nguyên, nhưng do rất bở, tổn
thương dễ bò loét và chảy máu
trên bề mặt.

nơi còn niêm mạc thì là niêm
mạc chuyển tiếp hoặc lát tầng.
Có tác giả cho rằng tổn
thương là một u mạch máu dạng
mao mạch nhưng do tổn thương
không bao giờ phát triển to hơn
1-2cm nên hầu hết các tác giả
đều đồng ý rằng đây chỉ là
một khối mô hạt viêm mà thôi.
8.2 U nhú
Thường có ở ngay hoặc trên
lỗ ngoài niệu đạo. U có thể từ
một loại condylom của bộ phận
sinh dục ngoài.
8.3 Carcinom
Không thường gặp. Xảy ra ở
tuổi già, hầu hết bắt đầu ở lỗ
ngoài niệu đạo hoặc các cấu
trúc ngay chung quanh niệu đạo,
như đầu dương vật. Một số
trường hợp u bắt đầu ở lỗ trong
hoặc cao hơn của niệu đạo.
U có thể có dạng nhú giống
như ở bàng quang, có thể bò
loét trên bề mặt. Hầu hết là
loại carcinom tế bào gai. Các tổn

thương ở phần cao của niệu đạo
có thể là carcinom tế bào
chuyển
tiếp. Hiếm khi có
carcinom tuyến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hình 15.5: Núm niệu đạo: Tăng
sản biểu mô dạng nhú ở niệu
đạo (HE x10).

Tổn thương có mô sợi non,
nhiều mạch máu và có thấm
nhập các bạch cầu đa nhân. Ở

228

1. COTRAN PS, KUMAN V, COLLINS T: The
Lower Urinary Tract. In Cotran PS,
Kuman V, Collins T: Pathologic Basic
of Disease, 6th Ed., WB Saunder
Company 1999: 997-1010.
2. GRIFFITHS D : The Urinary Outflow
Tract. In McGee JO’D, Isaacson PG,
Wright NA: Oxford Textbook of
Pathology. Vol 2a, Oxford University
Press 1992: 1515-1532.
3. JOHANSSON SL, COHEN SM: Lower
Urinary Tract. In Damjanov I. Linder J:

Anderson’ s Pathology. Vol 2. 10 th Ed.
Mosby, 1996: 2143-2165.


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
4. STERNBERG SS: Urinary Tract and Male
Genital
System.
In:
Diagnostic

Surgical Pathology. Vol 2, Raven Press,
1994: 1631- 1940.

CÂU HỎI CHỌN MỘT TRẢ
LỜI
Câu 15.1 Viêm bàng quang có
đặc điểm:
A. Thường do các vi khuẩn
đường ruột gây ra.
B. Tổn thương thường là viêm
hạt.
C. Bệnh nhân dùng kháng sinh
lâu ngày dễ bò nhiễm
Chlamydia.
D. Có hình ảnh vi thể giống
viêm lao.
E. Thường là ổ viêm nguyên
phát của viêm sinh dục.
Câu 15.2 U nhú bàng quang:

A. Có xuất độ cao nhất của u
bàng quang.
B. Thường có ở đáy bàng
quang.
C. Thường có nhiều ổ.
D. Thường không có cuống.
E. Có đặc điểm khó phân
biệt với ung thư bàng
quang.

Câu 15.3 Dạng tổn thương nào
sau đây không KHÔNG
PHẢI của carcinom bàng
quang.
A. Nhú.
B. Loét.
C. Không xâm nhập.
D. Xâm nhập.
E. Phẳng.
Câu 15.4 Carcinom tế bào chuyển
tiếp độ 1 của bàng quang
thường có dạng tổn thương:
A. Phẳng.
B. Loét.
C. Nhú.
D. Pôlíp.
E. Khối to.
Câu 15.5 U bàng quang có đặc
điểm:
A. Hầu hết là u lành.

B. Hầu hết xuất nguồn từ
thượng mô.
C. Thường có cùng lúc với u
của thận.
D. HPV là tác nhân gây u
thường gặp nhất.
E. U dễ hóa ác.

229


BỆNH BÀNG QUANG VÀ NIỆU ĐẠO
CÂU HỎI CHỌN TRẢ LỜI
TƯƠNG ỨNG CHÉO
PHẦN I: VIÊM BÀNG QUANG

PHẦN II: CÓ ĐẶC ĐIỂM :

Câu 15.6

Do E. coli.

A. Xuất huyết chiếm ưu thế.

Câu 15.7

Do vi khuẩn lao.

B.Hiếm gặp.


Câu 15.8

Do nấm Candida albicans.

Câu 15.9

Do Trichomonas.

Câu 15.10 Do Adenovirus.

C.Thứ phát từ thận.
D.Xuất nguồn từ phân của chính
bệnh nhân.
E. Liên quan dùng thuốc kháng sinh
lâu ngày.

CÂU HỎI CHỌN TRẢ LỜI
NHÂN QUẢ
Câu 15.11 (1) Viêm lao bàng quang
có trước lao thận. BỞI VÌ (2)
Viêm bàng quang có thể gây
viêm ngược dòng làm viêm
đường tiểu, viêm thận bể
thận.
Câu 15.12 (1) Núm niệu đạo gồm
mô sợi non, nhiều mạch máu,
phủ bởi thượng mô chuyển
tiếp hoặc lát tầng. BỞI VÌ (2)
Núm niệu đạo là mô hạt
viêm.

Câu 15.13 (1) Trong carcinom tế bào
chuyển tiếp của bàng quang
có thể có những
vùng

chuyển sản gai. BỞI VÌ (2)
Niêm mạc bàng quang được lót
bởi thượng mô chuyển tiếp
hoặc thượng mô Malpighi.
Câu 15.14 (1) Carcinom
bàng quang là
phẳng. BỞI VÌ
xâm nhập của
chỉ có dạng nhú.

tại chỗ của
tổn thương
(2) Carcinom
bàng quang

Câu 15.15 (1) Hầu hết u thượng mô
bàng quang đều lành tính. BỞI
VÌ (2) Bàng quang là nơi ít bò
ảnh hưởng của những chất
sinh ung trong môi trường sống.

Carcinom tại chỗ...................................................................................................................
U CỦA NIỆU ĐẠO................................................................
Carcinom tế bào chuyển tiếp..................................................................................................
U lành...........................................................................................

229
U nhú............................................................................................
Carcinom tế bào gai.............................................................................................................................
UNG THƯ THỨ PHÁT Ở BÀNG QUANG
Carcinom tuyến.....................................................................................................................................
...................................................................................................
Các sarcom....................................................................................................................................................
VIÊM BÀNG QUANG............................................................
CÁC U THƯNG MÔ.............................................................................................................................
VIÊM NIỆU ĐẠO..................................................................
CÁC U TRUNG MÔ.................................................................................................................................
Núm niệu đạo......................................................................................................................................
Tăng sản.......................................................................................................................................................
tăng sản không điển hình..................................................................................................................
tổn thương tiền ung thư của bàng quang...................................................................................................
TÚI THỪA................................................................................................................................................

230


BEÄNH BAØNG QUANG VAØ NIEÄU ÑAÏO

231



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×