Tải bản đầy đủ (.ppt) (75 trang)

BÀI GIẢNG ĐẠO ĐỨC Y HỌC hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 75 trang )

ĐẠO ĐỨC Y HỌC


TỔNG QUAN ĐẠO ĐỨC Y HỌC




NHỮNG MẪU TIN, NHỮNG HÌNH ẢNH
DƯỚI ĐÂY CÁC ANH CHỊ CÓ NHẬN
XÉT GÌ ?









Dù sức tưởng tượng của con người có phong phú đến mấy cũng
không thể hình dung được một bác sĩ dám đem kết quả xét nghiệm y
tế của người này để áp đặt cho người khác. Đó không chỉ là chuyện
cẩu thả trong chuyên môn, sự coi thường khoa học mà là sự tận cùng
của tha hoá.
Ba đứa trẻ tử vong vì tiêm vaccine viêm gan B, dư luận lên án, nhưng
không phẫn nộ vì y bác sĩ vô đạo đức, bởi vì đó là ngoài ý muốn của
thầy thuốc. Nhưng xét nghiệm bệnh nhân rồi lấy kết quả nhân bản
cho nhiều người là sự cố tình. Thầy thuốc coi thường y đức thì đó
là vi phạm lớn nhất về đạo đức nghề nghiệp. Nghề nào cũng cần
có đạo đức, nhưng nghề thầy thuốc đòi hỏi cao nhất, vì liên quan trực


tiếp đến mạng sống con người.
Vậy thì, có đạo đức nào chấp nhận thầy thuốc làm sai quy trình
chuyên môn dù  biết rõ rằng cái sai đó trả giá bằng mạng
sống bệnh nhân. Người không được học hành tử tế, có hành vi tổn
thương đến sức khoẻ, mạng sống của người khác, thì đó cũng là hành
vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự. Một người là y sĩ, bác sĩ,
được đào tạo về nghề nghiệp, chuyên môn y khoa, lại dám làm cái
việc gián tiếp gây tổn hại sức khoẻ, thậm chí là chết người, tội càng
nặng hơn.









Những sự cố bê bối làm mất lòng tin vào ngành y
Gần chục sự vụ y tế đã xảy ra trong một tháng qua gây rúng động dư
luận. 3 bé sơ sinh chết sau tiêm văcxin chưa tìm được nguyên nhân thì
đến hàng nghìn bệnh nhân phải nhận kết quả xét nghiệm giả tại Bệnh
viện đa khoa Hoài Đức.
 3 cháu bé ở Quảng Trị cùng tử vong sau tiêm văcxin
 Hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh viện trả kết quả xét nghiệm giả
"Nhân bản" kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức
(Hà Nội) là bê bối có quá trình kéo dài thời gian nhất, đến nay mới bị
phát hiện và khiến dư luận hoang mang về đạo đức ngành y nhiều nhất.
Suốt 10 tháng ròng (7/2012-5/2013), Bệnh viện đa khoa huyện Hoài
Đức đã trả kết quả xét nghiệm huyết học giả cho bệnh nhân, bằng cách

in kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân trước thành nhiều bản rồi trả
cho nhiều bệnh nhân sau. Cũng lấy mẫu máu của bệnh nhân, nhưng
nhân viên y tế không đưa vào làm xét nghiệm mà dùng kết quả in sẵn.
Có khoảng 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại đây,
trả cho ít nhất 2.000 bệnh nhân. Trung bình một kết quả sử dụng cho 25 người. Nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi, nhưng
đều có chung một kết quả xét nghiệm.









Giám đốc bệnh viện chiều 8/8 đã bị đình chỉ công tác, trước đó trưởng
khoa xét nghiệm bệnh viện này cũng bị dừng công việc để phục vụ
điều tra. Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ
án Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại
Bệnh viện đa khoa Hoài Đức.
Chỉ nửa tháng trước, tai biến 3 bé sơ sinh đã cùng tử vong sau khi
tiêm văcxin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa
(Quảng Trị) khiến người dân cả nước hoang mang về quy trình và chất
lượng tiêm chủng cho trẻ. Sáng 20/7, chỉ 10 phút sau khi y tá tiêm
xong rời khỏi phòng, các bé bắt đầu khó thở, tím tái rồi lịm dần. Số
văcxin viêm gan B dành cho trẻ sơ sinh tiêm cho các bé nằm trong
chương trình tiêm chủng quốc gia, được sản xuất năm 2012 và hạn
dùng năm 2015, do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị cấp cho
bệnh viện. 
Bộ Y tế xác định Bệnh viện Hướng Hóa đã mắc một số sai sót trong

việc thực hiện tiêm chủng như văcxin để lẫn sinh phẩm, thuốc khác;
không ghi chép quản lý văcxin hằng ngày; không lưu vỏ lọ theo quy
định; không triển khai tiêm văcxin tại phòng tiêm… Tuy nhiên đến
nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tử vong của 3 cháu bé, Bộ Y tế tạm kết
luận các cháu bị "sốc phản vệ không rõ nguyên nhân




Trong vòng chưa đầy một tháng,
còn có rất nhiều cái chết của
bệnh nhân có liên quan đến lỗi
bất cẩn của nhân viên y tế.






Những khảo sát sau đó của Bộ Y tế cho thấy không chỉ
Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa mà rất nhiều bệnh viện
trên toàn quốc đã bảo quản văcxin sai quy trình như tủ
lạnh bảo quản văcxin hay nhiệt kế theo dõi hỏng,
nhân viên chưa nắm vững cấp cứu khi có sốc phản
vệ...
Các chuyên gia y tế đánh giá văcxin Việt Nam đang sử
dụng thuộc thế hệ cũ, vì thế tỷ lệ phản ứng và tai biến
thường gặp hơn. Ngày nay văcxin thế hệ mới an toàn
hơn rất nhiều. Sự cố 3 em bé Quảng Trị khiến nhiều
người nhắc trở lại vấn đề chất lượng văcxin, đặc biệt là

loại văcxin 5 trong 1 Quinvaxem liên quan đến hàng
chục em bé qua đời sau tiêm dù đã xảy ra cả năm trời.
Bộ Y tế chỉ đạo tạm dừng tiêm văcxin này, cho đến
tuần trước Thủ tướng cho phép chích ngừa trở lại.  


Ngày 4/8, hai mẹ con sản phụ cùng
tử vong sau ca sinh non tại Cần
Thơ.


Một thai phụ khác ở Thanh Hóa tử
vong sau mũi tiêm ngày 16/7.




Thai phụ 34 tuổi có dấu hiệu trở dạ
nên được gia đình đưa đến trạm y tế
xã Thạch Sơn chờ sinh. Tại đây, chị
được hai y sĩ trực thăm khám rồi thông
báo sắp sinh, sau đó được tiêm một
mũi không rõ thuốc gì. Khoảng 1 giờ
sau khi tiêm thì sản phụ hôn mê. Người
nhà cho rằng có thể y sĩ tiêm nhầm
thuốc hoặc xử lý tai biến quá chậm.


Bệnh viện đa khoa Quảng Nam mới
đây đã trả một bé sơ sinh vẫn còn

sống về gia đình để lo hậu sự.






Khi tắm rửa cho bé để mang đi chôn cất, gia đình phát
hiện cháu ngọ nguậy, vội đưa vào viện cấp cứu. Hiện
tại, bé sức khỏe rất yếu và được chăm sóc đặc biệt tại
Bệnh viện Nhi Quảng Nam. Bé bị nhiễm trùng nên
không thể chăm sóc bằng lồng kính còn mẹ thì vẫn
nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Lãnh
đạo bệnh viện đã thừa nhận sai sót và "lỗi chủ quan"
của êkip y bác sĩ 
Bác sĩ Nguyễn Văn Sách, người đã có hơn 30 năm kinh
nghiệm trong ngành, là trưởng kíp trực đỡ đẻ, rất bất
ngờ khi biết bé vẫn còn sống, cũng đã lên tiếng xin lỗi
và thừa nhận kíp trực đã sai.


trượt chân khiến chiếc xe bị lật, 5
bé sơ sinh rơi xuống đất từ độ cao
1m sáng 14/7




, đã khiến rất nhiều bệnh viện phụ sản phải
rà soát lại quy trình tắm cho bé. Sau sự cố

này, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng đã dùng
những xe rộng đủ chỗ nằm 10-15 bé, thành
cao hơn, trọng lượng xe nặng hơn, và cần
đến hai điều dưỡng vận chuyển (một người
đẩy, một người kéo) để đưa bé đi tắm. Trước
đây, bệnh viện dùng những xe đẩy nhỏ chứa
được 4-5 bé, cao 1m, bánh xe nhỏ, gặp ổ gà
lớn có thể xoay bánh khiến xe bị lật và chỉ
một người đẩy. Nhân viên đẩy xe cũng phải
đi dép quai hậu để tránh trượt chân.




Một điều dưỡng lấy nhầm dung dịch
khí dung (Ventolin) vốn được phun
qua đường họng để tiêm cho bệnh nhi
7 tháng tuổi ngày 31/7. Rất may, vụ
nhầm lẫn được người nhà bệnh nhi
phát hiện kịp thời nên đưa đi cấp cứu.






Chung cư vui vẻ ở Bệnh viện Ung
bướu
Thứ sáu 16/08/2013 10:42



Hình ảnh này có liên quan y đức
không


“Phong bì” và quyền của bệnh
nhân


Thông thường, những dịp kỷ niệm
ngành nghề, người ta thường ôn
lại những thành tựu chuyên môn
qua nghiên cứu khoa học và đóng
góp cho cộng đồng. Thế nhưng,
ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2)
lại là ngày người ta suy nghĩ
nhiều nhất về vấn đề rất cơ bản:
Y đức



Phong bì”, quà và hối lộ
Đưa “phong bì” cho nhân viên y tế là đề tài gây
nhiều tranh cãi. Có người cho rằng nạn phong
bì chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng
trong thực tế thì không phải chỉ là vài con sâu
mà rất phổ biến đến nỗi người ta xem đó là
điều bình thường. Theo một nghiên cứu tại
TPHCM mới công bố năm qua, có đến 76%
bệnh nhân được hỏi cho biết đã từng đưa

phong bì cho nhân viên y tế. Một nghiên cứu
trước đó ở Hà Nội cũng cho thấy khoảng 70%
bệnh nhân đưa phong bì.





Ở nước ngoài, bệnh nhân cho quà bác sĩ (BS) cũng khá phổ biến. Trong một
cuộc điều tra ngẫu nhiên trên 378 BS ở Anh, có đến 20% cho biết họ
từng nhận quà từ bệnh nhân trước đó 3 tháng. Giá trị trung bình của
món quà là 15 USD. Quà thông thường nhất là rượu, kế đến là chocolate và
tiền mặt.




Tặng BS một món quà nhỏ, thậm chí tiền, có vi phạm y đức hay không còn
tùy thuộc vào động cơ của bệnh nhân và người nhận. Cho quà để cám ơn có
lẽ không có vấn đề y đức nhưng cho quà với động cơ tác động đến nhân
viên y tế để được đặc lợi là một hình thức hối lộ và BS nhận quà trong
trường hợp này là tham nhũng, thể hiện sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
BS có nghĩa vụ phải trung thành với bệnh nhân. Làm lời từ việc điều trị bệnh
nhân là một cách vi phạm lòng trung thành đó. Nhận quà cũng làm xói
mòn mối liên hệ đặc biệt mang tính đạo lý giữa BS và bệnh nhân.







Thật vậy, trong nghiên cứu vừa đề cập trên, khi được hỏi tại sao đưa
phong bì, 65% bệnh nhân cho biết vì muốn được ưu tiên, được giải
quyết nhanh hơn và trong trường hợp y tá, bệnh nhân tin rằng đưa tiền là
một cách mua được sự nhẹ nhàng trong tiêm chích thuốc!
 




Ảnh hưởng đến kinh tế












Nhưng ngay cả người giàu có cũng không mặn mà với hệ thống y tế hiện nay. Số liệu
báo cáo trong một hội thảo gần đây cho thấy mỗi năm có đến 40.000 người ra nước
ngoài điều trị và họ đã phải chi khoảng 2 tỉ USD (40.000 tỉ đồng) ở nước ngoài. Đó là số
tiền rất lớn. Giới chức y tế trong nước khẳng định rằng các bệnh viện Việt Nam có đủ
thiết bị và bác sĩ thừa trình độ chuyên môn để điều trị mà bệnh nhân không cần ra nước
ngoài. Thế nhưng, bất chấp những thành tựu tuyệt vời đó, bệnh nhân có điều kiện kinh
tế vẫn tìm cách ra nước ngoài điều trị.

 
Khi được hỏi lý do ra nước ngoài điều trị, những bệnh nhân này cho biết họ thấy bác sĩ
ngoại quốc tốt hơn về nhân cách so với BS Việt Nam, những người mà họ nghĩ
rằng có vấn đề về y đức. Ngoài ra, các bệnh nhân giàu có này còn nói rằng họ không ấn
tượng với môi trường bệnh viện Việt Nam (dơ bẩn, chật chội, nguy hiểm) và thích môi
trường bệnh viện sạch sẽ ở nước ngoài. Nói cách khác, họ sẵn sàng chi thêm tiền chưa
chắc để mua kỹ năng nhưng để mua thái độ và y đức, để được đối xử tốt hơn và
để mua môi trường sạch sẽ. Có thể nói rằng vấn đề y đức đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt
Nam.
 
Tình trạng còn nghiêm trọng hơn vì vấn nạn phong bì không hẳn chỉ do bệnh nhân “làm
hư” BS mà chính do BS chủ động. Năm 2011, kết quả khảo sát trên 6.000 độc giả
của báo điện tử Dân Trí cho thấy có gần 3/4 bệnh nhân đưa phong bì do BS
hoặc y tá gợi ý.
 


×