Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

GIÁO dục TRẺ mẫu GIÁO “tấm GƯƠNG đạo đức hồ CHÍ MINH” QUA TIẾT học và các HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.19 KB, 19 trang )

1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ...
*****************

ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO “TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH” QUA TIẾT HỌC VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG TRONG NGÀY

ĐỀ TÀI

Giáo dục trẻ mẫu giáo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” qua các tiết học và hoạt động trong ngày
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa ngàn đời ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm và để lại cho con
cháu đời sau “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bác Hồ cũng đã từng có câu nói bất
hủ “Có tài mà không có đức là người vô dụng” chính vì vậy giáo dục đạo đức
vô cùng quan trọng, góp phần giáo dục và hình thành nhân cách con người
nhất là đối với trẻ mầm non lại càng quan trọng hơn. Hiện nay nước ta đang
bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Du nhập nhiều nền văn hoá đa dạng
mang màu sắc khác nhau. Một số thanh thiếu niên và học sinh khi tiếp cận các
nền văn hoá không chọn lựa, học đòi cách sống ngoại lai. Phương tiện nghe
nhìn phổ biến những trang Wes có nội dung đồi truỵ đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đạo đức, lối sống của bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam. Nên phẩm chất
đạo đức bị sa sút nghiêm trọng. Lối sống sa đoạ, ăn chơi phè phởn, ma tuý,


2


mại dâm, rượu chè, cờ bạc làm cho tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Một bộ
phận người lớn không gương mẫu có những hành vi không tốt như tham ô,
tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Nạn bạo lực gia đình, bạo lực học đường
ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhận thức và phát triển
nhân cách của lớp trẻ. Các thói hư, tật xấu đã xâm nhập vào trường học ảnh
hưởng đến truyền thống gia phong tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
Trước tình hình đó Ban chấp hành TW Đảng chỉ thị số 06/CT-TW Ngày
7/11/2006 của bộ chính trị ban hành. về tổ chức cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị nêu rõ “Tư tưởng và đạo
đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và
tinh hoa văn hóa của nhân loại, là di sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân
ta; là tấm gương soi sáng để mọi người Việt nam học tập và làm theo”.
Với ý nghĩa to lớn đó toàn thể cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân và các
tầng lớp trong xã hội cùng hưởng ứng học tập tấm gương thanh cao, giản dị
trong sáng của Bác từ những việc làm, hành động, cử chỉ lời nói cụ thể thiết
thực trong việc giáo dục dạo đức cho mọi người học tập và làm theo.
- Trẻ thơ như tờ giấy trắng cô giáo mầm non là người thầy đầu tiên và là
người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức con
người là từ khi lứa tuổi còn thơ vô cùng quan trọng. Nhất là ở tuổi mầm non.
Chính vì vậy đưa giáo dục “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Lồng
ghép vào chương trình giảng dạy và hoạt động vui chơi là phương pháp tốt
nhất để giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu:
Lồng ghép giáo dục đạo đức theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào dạy
trẻ mầm non nhằm hình thành và phát triển nhân cách, hành vi, thái độ đúng
đắn cho trẻ trong những năm đầu đời của trẻ. Các tiết học, hoạt động vui chơi,
giao tiếp hàng ngày của cô giáo, bạn bè, những tấm gương tốt cô giáo nêu
gương tác động đến sự hình thành và phát triển đạo đức đúng đắn, đúng hướng



3

giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm đầu đời và giai đoạn tiếp theo
của trẻ đó là niềm mong mỏi của các bậc phụ huynh, cha mẹ trẻ, các thế hệ
thầy cô cũng và cũng là tương lai của đất nước.
2. Nhiệm vụ:
Giáo dục đạo đức góp phần hình thành phát triển nhân cách toàn diện con
người. Vai trò trách nhiệm của nhà trường, cô giáo - xã hội và mọi người trong
việc chăm sóc dạy dỗ giáo dục trẻ trở thành con người có ích cho xã hội và đất
nước Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo dục “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho học sinh mẫu giáo Trường
MN ...
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tích hợp,lồng ghép giáo dục đạo đức “Học tập và làm theo làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào các hoạt động trong một ngày của chương
trình GDMN dạy trẻ 5-6 tuổi.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Giáo dục thông qua các tiết học, hoạt động vui chơi và các hoạt động
trong ngày.
- Tìm hiểu câu chuyện kể, cho học sinh sưu tầm hình ảnh về chủ đề về
Bác Hồ
- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh cùng giáo dục trẻ
- Nêu gương những tấm gương ngoan ngoãn lễ phép, vâng lời để trẻ học
tập và làm theo.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Trước cảnh nước mất, nhà tan cuộc sống người dân lầm than cực khổ
“Chim reo trên lửa, cá nằm dưới dao.Vì lòng yêu nước thương dân Bác Hồ đã

bôn ba tìm đường cứu nước trải qua biết bao công việc khổ cực, nhọc nhằn
Bác đều vượt qua chính vì vậy đã hình thành trong con người của Bác lối sống


4

giản dị, tiết kiệm, chân thật và tâm hồn trong sáng yêu nước thương dân. Bác
Hồ đã về với tiên tổ nhưng để lại cho đân tộc ta một kho tàng đạo đức vô giá
cho thế hệ đời sau học tập và làm theo.
Khi còn sống Bác rất quan tâm và giành tình cảm đặc biệt cho thế hệ thiếu
niên, nhi đồng. Từ những lời dạy của Bác Hồ về giáo dục đạo đức dễ làm, dễ
nhớ mãi mãi khắc sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam qua bao thế hệ vẫn
còn nguyên vẹn giá trị và “Tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Lúc còn sống Bác Hồ luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, Bác
thường gửi thư chúc tết cho các em vào dịp tết Trung thu. Bác quan niệm tài
đức là hai mặt phải song song với nhau cùng phát triển thì mới nên người có
ích cho gia đình và đất nước và xã hội.
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
không phải chỉ dành riêng cho người lớn mà phải giáo dục cho các tầng lớp
học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt là học
sinh ở lứa tuổi mầm non, bởi trẻ em như tờ giấy trắng, những mầm xanh mới
nhú cần được chăm sóc, uốn nắn, dìu dắt thì mới phát triển tốt và khỏe mạnh.
- Là giáo viên kiêm Chủ tịch công đoàn thường xuyên phát động các phong
trào thi đua tôi đặc biệt quan tâm tới cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động không chỉ phát động trong Cán
bộ đảng viên, giáo viên nhân viên trong nhà trường, các tầng lớp nhân dân mà
tôi thấy sự cần thiết lồng ghép tấm gương đạo đức Bác Hồ vào trong các tiết
dạy và hoạt động trong trường mầm non là rất cần thiết nhằm hình thành nhân
cách cho trẻ ngay từ khi trẻ bước vào đời.
- Giáo dục mầm non cũng như các bậc học khác tiếp tục thực hiện cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Từ năm học
2010-2011 Trường chúng tôi đã bắt đầu thực hiện lồng ghép giáo dục tấm
gương Bác Hồ cho học sinh trong nhà trường thông qua các tiết học nhằm thực
hiện tốt chủ đề năm học “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.


5

- Đối với trường chúng tôi qua từng năm học mỗi giáo viên không những
học tập mà còn phải giáo dục cho học sinh của mình học và làm theo “Tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” góp phần hình thành nhân cách, đạo đức giúp
trẻ thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua từng việc nhỏ. Qua đó trẻ khắc
sâu lòng kính trọng và yêu quý Bác Hồ.
- Lồng ghép giáo dục đạo đức là công việc thường xuyên mọi lúc, mọi nơi,
mọi hoạt động để tất cả trẻ em trên mọi miền đất nước đều học tập và làm theo
tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.
2. Thực trạng
- Trường Mầm non ...đóng trên địa bàn xã ...thuộc Huyện ... địa bàn
rộng trải dài hơn 10 km với tổng số hộ dân 2450 hộ trên 8000 nhân khẩu có
10 dân tộc anh em đồng bào dân tộc của các tỉnh thành trong cả nước cùng
chung sống trên 23 thôn buôn
- 100% dân số là thuần nông cuộc sống tất bật từ sáng đến tối trên nương
rẫy trẻ em ở đây sinh ra lớn lên trong tình yêu thương của gia đình. Nhưng vì
lo canh tác nên bố mẹ ít có thời gian quan tâm dạy dỗ con cái.
- Trường chúng tôi có 22 thôn và 1 buôn là đồng bào các dân tộc Êđê, cuộc
sống vật chất chưa đầy đủ. Ngày bố mẹ lên nương rẫy để con ở nhà tự lo cho
bản thân, từ ăn uống, tắm rửa và sự dạy dỗ chu đáo còn thiếu thốn.
- Vì vậy các trẻ ở nông thôn khi tiếp xúc bên ngoài thường vụng về, rụt rè ít
hiểu biết các hành vi văn minh nơi đông người và nơi công cộng.
- Bác Hồ đã nói “Trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ biết học hành là

ngoan”. Điều mong mỏi đó của Bác thật bình dị nhưng không phải trẻ nào
cũng làm được, có những trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, nhà xa trường, cha
mẹ đi làm ít quan tâm trẻ không được đến trường có những trẻ còn không biết
tiếng phổ thông vì ba mẹ trẻ hàng ngày thường giao tiếp bằng tiếng dân tộc
mình.
* Trường chúng tôi được thành lập năm 2005 từ những ngày đầu mới
thành lập trước đó các lớp mẫu giáo được sự quản lý của các trường tiểu học


6

mỗi lớp chỉ có 15 - 20 học sinh, với 8 lớp qua 8 năm phát triển nay đã có
1trường công lập và 4 điểm Tư thục trên địa bàn xã.
- Trường Mầm Non ... hiện tại có 11 lớp với 371 học sinh trong đó học
sinh đồng bào dân tộc tiểu số có 30 em.
- Tuy cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ nhưng nhà trường đã mở đựơc
bán trú tổ chức cho học sinh ăn trưa tại trường chính và 2 điểm trường lẻ.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt chuẩn và có trên 50% CBGV đạt
trên chuẩn. Có 05 giáo viên dân tộc tiểu số. Hầu hết đều nhiệt tình yêu nghề,
mến trẻ có tâm huyết với nghề.
2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên, nhân viên đều được học
tập nắm vững cuộc vân động “Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” qua nhiều năm đã được thấm nhuần.
- Nhà trường tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập và theo tấm gương
của Bác về tiết kiệm cụ thể là tiết kiệm điện, nước...
- Phong trào văn nghệ kể chuyện tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh đạt 1
giải nhất cấp Huyện và 1 giải nhất cấp xã. Chủ đề kể chuyện về Bác Hồ được
giáo viên và trẻ cùng tham gia.

- Giáo viên trong trường nhiệt tình, có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm
cao, luôn luôn tìm tòi, sưu tầm tài liệu về tấm gương đạo đức Bác Hồ đẻ giảng
dạy cho học sinh.
- Qua nhiều buổi dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy trẻ rất thích được nghe cô
kể chuyện và hát các bài hát về Bác Hồ,
- Vì vậy tôi dã mạnh dạn triển khai đưa giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh lồng ghép vào giảng dạy trong các tiết học và hoạt động trong ngày.
* Khó khăn.


7

- Do đặc thù của tình hình địa phương là vùng nông thôn phụ huynh ít
quan tâm đến bậc học mầm non nên sự giao tiếp trao đổi kết hợp giữa nhà
trường và phụ huynh cùng giáo dục có nhiều bất cập.
Địa bàn xã rộng điều kiện đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa. Sự quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất các cấp chưa đầy đủ. Nhận thức phong tục tập quán các
vùng miềm khác nhau nên có phần ảnh hưởng đến việc huy động trẻ trong độ
tuổi đến trường.
2.2. Thành công, hạn chế
*Thành công:
+ Khi triển khai đề tài được sự nhất trí và giúp đỡ của Chi bộ, Ban giám
hiệu và sự nhiệt tình thực hiện của tập thể giáo viên và các bậc phụ huynh
hưởng ứng nhiệt tình.
* Hạn chế:
+ Hình ảnh tư liệu về Bác Hồ của trường chưa đầy đủ, kiến thức về Bác Hồ
của các bậc phụ huynh đồng bào dân tộc còn hạn chế, học sinh dân tộc Ê Đê
tại chỗ một số trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
*Mặt mạnh

- CB- GV-NV nhiệt thình, có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
vững vàng. Chi bộ, BGH nhà trường triển khai cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thường xuyên đưa vào chỉ tiêu
phấn đấu hàng năm.Tổ chức các hội thi lồng ghép xen kẽ từ đó thấm nhuần
chất lượng ngày càng tốt hơn.
- Ban chấp hành hội phối hợp tốt với nhà trương trong việc chăm lo giáo dục
đạo đức cho học sinh.
- Học sinh tiếp thu nhanh, tích cực có hiệu quả
* Mặt yếu
+ 90% phụ huynh làm nông ít có thời gian trao đổi nên sự kết hợp giữa phụ
huynh và giáo viên cùng giáo dục còn ít.


8

- Giáo viên ít có thời gian để sưu tầm tài liệu giảng dạy.
- Trẻ ở lứa tuổi mầm non còn chưa có nhiều những kiến thức về Bác Hồ.
Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã đề xuất trong buổi họp chuyên
môn nhà trường nêu suy nghĩ của mình và lấy ý kiến của đồng nghiệp, và đi
đến thống nhất lồng ghép giáo dục “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” vào các tiết dạy và hoạt hoạt động hàng ngày dạy tại trường cho trẻ.
2.4. Các nguyên nhân và yếu tố tác động:
- Phẩm chất đạo đức của một thanh thiếu niên bị sa sút nhiêm trọng trong cơ
chế mở hiện nay.
- Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nó riêng giáo dục đạo đức
cho trẻ phải có tính hệ thống thường xuyên và liên tục, mọi lúc, mọi nơi., giúp
trẻ phát triển toàn diện. Kiến thức ở trường cô dạy về nhà bố mẹ không nhắc
nhở trẻ sẽ quên.
-


Trẻ phải đến trường để được chăm sóc, giáo dục và cần được phổ cập trẻ 5

tuổi theo chương trìmh phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Tất cả các trẻ em
trong độ tuổi đều được đến trường để được nhà trường chăm sóc giáo dục.
Chuẩn bị tốt kiến thức cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Đối với thực tế của trường Mầm non ...là trường đóng trên địa bàn xã ... có
nhiều vấn đề phúc tạp về tệ nạn ma túy cờ bạc, thanh thiếu niên hư hỏng ăn
chơi, rượu chè …,học sinh có nhiều biểu hiện hư hỏng bỏ học, không vâng lời
bố mẹ, ông bà, người lớn.
Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến các tệ nạn chính vì vậy mà tôi đã đưa đề
tài vào thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh trong các tiết học và các hoạt
động trong ngày
* Đối với chủ đề: Trường mầm non
- Dạy trẻ yêu quý kính trọng cô giáo và các cô chú nhân viên phục vụ trong
trường, yêu thương giúp đỡ bạn bè nhất là bạn yếu hoặc khuyết tật, không
đánh bạn.


9

- Giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồ dùng, đồ chơi không vẽ bẩn lên tường, bỏ rác
vào đúng nơi quy định, không bẻ phá cây hoa biết chăm sóc vườn hoa cây
cảnh.
- Tiết kiệm nước không sả nước tràn lan, chào hỏi lễ phép, biết cản ơn, xin lỗi
khi làm sai. Đối với các trẻ đồng bào dân tộc thiểu số ... và các lớp có học sinh
dân tộc cô cần quan tâm nhiều hơn bằng những việc làm cụ thể dể hiểu, dễ nhớ
để trẻ làm theo.
* Đối với chủ đề: Bản Thân
- Dạy trẻ biết yêu quý bản thân chăm sóc và bảo vệ các bộ phận và giác

quan trên cơ thể. Vệ sinh cá nhân sạch sẻ, ăn uống đủ chất, siêng tập luyện thể
dục, thê thao theo lời dạy của Bác Hồ để có sức khỏe tốt cơ thể khỏe mạnh
phát triển chiều cao.bằng các câu chuyện,bài thơ…
Ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết, biết phòng tránh các dịch bệnh đó là
cách học tập cách sống và bảo vệ sức khỏe của Bác Hồ dù ở nhà hay lúc Bác
đi công tác
- Dạy trẻ cách làm vệ sinh cá nhân, biết giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà
trường, tập cho trẻ có thói quen không vứt rác bừa bãi.
- Cách bảo vệ phòng tránh tác hại cho các bộ phận và giác quan không nên
chơi các đồ chơi sắc nhọn, trèo leo, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
* Đối với chủ đề: Gia đình
Cô giáo phải cho trẻ biết lúc còn sống Bác Hồ thường dạy thiếu nhi “Các
cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối
với thầy cô phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau.
- Và trong chủ đề “Gia đình” mỗi giáo viên thông qua các hoạt động phải
giáo dục trẻ biết kính trọng yêu thương ông bà, bố mẹ, những người thân,
người lớn tuổi và phân tích cho trẻ rõ mối quan hệ gia đình, và đó chính là
những người thương yêu chăm sóc trẻ lớn lên khỏe mạnh.
- Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, biết chăm sóc giúp đỡ ông bà khi già yếu.


10

- Thông qua các nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát “Thơ ông cháu”,
chuyện “Tích Chu”, “giữa vòng gió thơm” và những bài hát có nội dung về gia
đình.
* Đối với chủ đề nghề nghiệp
- Dạy trẻ cần biết yêu quý và tôn trọng tất cả các nghề trong xã hội. Mỗi
nghề đều đem lại lợi ích riêng cho con người và đất nước và đều đáng trân

trọng cả không có nghề nào sang hay hèn, mà chỉ có siêng năng hay lười
biếng. Như câu chuyện Bác Hồ làm đầu bếp dưới tàu buôn…
- Thông qua các nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát để trẻ hiểu hơn.
- Cho trẻ tham quan, quan sát trên màn hình ti vi để trẻ thấy quá trình làm
việc các nghề.
- Cho trẻ hiểu tất cả những gì trẻ có để ăn, mặc, học hành đều có bàn tay lao
động vất của các cô chú công nhân làm ra, cô phân tích rõ để trẻ biết giữ gìn
bảo vệ và có thái độ tôn trọng.
* Đối với chủ đề: Thực vật
- Giáo viên dạy trẻ:
- Chăm sóc bảo vệ cây con, biết lợi ích của cây đối với đời sống con người.
- Lúc Bác Hồ còn sống Bác thường xuyên trồng cây. Vào dịp đầu xuân bác
Hồ kêu gọi và phát động phong trào “Tết trồng cây” từ các cụ phụ lão và các
anh chị bậc học lớn vẫn còn giữ gìn và thực hiện hàng năm.
- Đồng thời cho trẻ tập trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây chăm sóc
cây xanh trong trường.
- Cô và trẻ chăm sóc tưới nước bắt sâu, dạy trẻ siêng năng và cẩn thận rong
lao động và theo dõi sự phát triển của cây
* Đối với chủ đề thế giới động vật
- Giáo viên dạy trẻ: Biết yêu quý tất cả các con vật bởi mỗi con vật đều có
lợi ích, nét đáng yêu và môi trường sống riêng, do đó chúng ta cần phải bảo vệ,
tạo môi trường sống và chăm sóc bảo vệ các con vật.


11

- Qua các bài thơ câu chuyện giáo dục trẻ cho trẻ biết những con vật đáng
yêu đều đem lại lợi ích riêng đối với con người.
- Lúc còn sống Bác Hồ dù công việc rất bận nhưng Bác dành thời gian để
chăm sóc những con vật của Bác nuôi. Tại ao cá nơi làm việc hàng ngày

Bác vẫn thường cho cá ăn hiện nay vẫn còn tại lăng Chủ Tịch.
- Giáo dục trẻ ở nhà nuôi con gì thì chăm sóc và bảo vệ con đó.
* Đối với chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên
- Giáo dục trẻ thông qua các hình ảnh nhờ có nước mà cây cối mới xanh tốt
vạn vật mới sống được. Nếu không có nước sẽ không có sự sống cho trẻ xem
nguồn nước sạch và ô nhiễm nguồn nước để trẻ so sánh biết tầm quan trọng
của nước với cuộc sống hàng ngày. Qua đó trẻ hiểu được tầm quan trọng của
tài nguyên nước có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- Sử dụng nước tiết kiệm không lảng phí, không xả nước để chơi. Giữ gìn
vệ sinh cũng là tiết kiệm nước.
- Cho trẻ biết cây xanh rất quan trọng trong giữ nguồn nước trong đất vì
vậy phải trồng cây bảo vệ rừng;
- Cô giải thích cho trẻ hiểu sự liên kết các sự kiện hiện tượng trên giúp trẻ
thêm yêu cảnh đẹp của thiên nhiên;
* Đối với chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ
- Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước qua nội dung các bài thơ câu
chuyện, bài hát cô giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước xóm làng.
- Đối với với trẻ biết giữ gìn vệ sinh làng xóm, yêu quí giúp đỡ người già,
người tàn tật, ngoan, chăm học lễ phép biết vâng lời, sống tiết kiệm không lãng
phí kể cả khi ăn uống... Đó cũng là yêu quê hương đất nước.
- Cho trẻ xem tranh ảnh các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, các
danh lam thắng cảnh, nghĩa trang liệt sĩ để trẻ biết công ơn của các anh hùng
liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ đất nước.


12

- Đối với chủ đề Bác hồ cô dạy trẻ đọc thơ, hát, cô kể những câu chuyện về
tấm gương sống cần kiệm liêm chính của Bác Hồ. Từ đó trẻ học tập và làm
theo.

- Cô giáo cho trẻ biết lúc còn sống Bác rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng.
Mong muốn của Bác Hồ là Các cháu luôn mạnh khỏe, ngoan lễ phép, biết
vâng lời cha mẹ, yêu quý và giúp đỡ bạn bè trở thành người con ngoan trò
giỏi.
* Đối với chủ đề trường tiểu học
- Cô cho trẻ làm quen với 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Giải
thích ý nghĩa qua 5 lời Bác dạy. Từ đó hình thành và phát triển đạo đức cho
trẻ.
- Dạy trẻ thương yêu giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ. Yêu lao động gữ gìn vệ
sinh và kỉ luật, không được ham chơi, chăm lo học tập như lời dạy của Bác Hồ
lúc con sống “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”
- Dạy trẻ lao động tự phục vụ và cô nên cho các trẻ thi đua thực hiện nội
quy trường lớp, có ý thức tổ chức có kỷ luật cao. Thường xuyên nêu gương
những trẻ làm tốt để tất cả trong lớp cùng làm theo.
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, biết giữ gìn môi trường trong sạch, có ý thức
trong khi dạo chơi không hái cành bẻ lá cây và vứt rác bừa bãi.
- Dạy trẻ tình yêu trong lao động, quý trọng các sản phâm được làm ra, Biết
tưới nước bắt sâu cho cây làm cho trường lớp thêm đẹp.
- Đối với trẻ đồng bào dân tộc thiểu số cô cần quan tâm nhiều hơn dạy
những điều nhễ nhở, dễ hiểu giúp trẻ nhận thức nhanh hơn.
- Qua những buổi dạo chơi tham quan theo từng chủ đề. Đến chủ đề nào cô
giáo dục từng nội dung chủ đề đó.
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi
- Trong hoạt động vui chơi cô giáo dục trẻ tình yêu thương con người thể
hiện qua các vai chơi, hành động cử chỉ của các nhân vật. Qua đó giáo dục trẻ


13


tính cần kiệm, liêm chính, các hành vi văn minh, lời nói lịch sự, cách giao tiếp
ứng xử vối tất cả mọi người, thể hiện tình nhân ái biết cảm thông chia sẻ. Có
tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn... Được thể hiện trong các vai chơi cô giúp đỡ
uốn nắn từ cử chỉ đến lời nói cho trẻ.
- Đối với học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số giáo dục trẻ biết kết hợp
cùng chơi với bạn.
- Những vai chơi khó thì cô và trẻ cùng chơi để giúp trẻ hiểu được từng
nhân vật qua đó giáo dục trẻ.
* Giáo dục trong giờ ăn
- Trong giờ ăn nhắc nhở trẻ trong khi ăn không để cơm rơi vãi đó là tiết
kiệm theo lời dạy của Bác.
- Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn để trẻ có ý thức vệ sinh an toàn thực
phẩm và phòng chống bệnh tật. Trước khi ăn mời người lớn - cô -bạn, ăn
hết suất ăn tất cả các loại thức ăn. Khi ăn không nói chuyện làm mất vệ
sinh, muốn ho hay hắt xì hơi phải quay tránh đi chỗ khác. Không ăn uống
bừa bãi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, về nhà không ăn quả xanh uống
nước lã nhất là các cháu đồng bào dân tộc thiểu số thường có thói quen này.
- Qua đó hình thành cho trẻ thói quen ăn uống văn minh, lịch sự và tiết
kiệm.
- Dạy trẻ bảo quản các đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, sắp xếp chén
bát gọn gàng.
- Trẻ giúp cô chuẩn bị bàn ăn và xếp bàn ghế khi ăn xong, hình thành cho
trẻ thói quen tự phục vụ.
* Giáo dục thông qua hoạt động nêu gương
- Đối với trẻ mầm non hoạt động nêu gương luôn được mong chờ nhất
trong ngày cô động viên khuyến khích trẻ. Động viên những cháu mắc lỗi
dũng cảm nhận khuyết điểm, tự giác sửa chữa lỗi sai lần sau sẽ được cắm
cờ.



14

- Thông qua hoạt động nêu gương giúp trẻ hoàn thiện dần về đạo đức lối
sống. Nếu vi phạm khuyết điểm thuộc những tiêu chuẩn đưa ra thì không
được nêu gương cắm cờ. Đó cũng là một trong những phẩm chất đạo đức
rất đáng quý mà Bác Hồ đã dạy các cháu thiếu nhi, nhi đồng và những
người làm công tác giáo dục.
- Giáo viên có thể lồng ghép kể cho trẻ nghe một số câu chuyện về tấm
gương đạo đức của Bác Hồ.
* Các ngày lễ hội
Lồng vào các ngày lễ hội do nhà trường tổ chức như: “Ngày hội toàn
dân đưa trẻ tới trường”, Ngày Nhà Giáo Việt nam 20/11, ngày Quốc tế phụ
nữ 8/3, ngày sinh nhật Bác 19/5. Giáo viên chọn đề tài phù hợp với các
ngày kỷ niệm để giáo dục trẻ.
- Thông qua nội dung các tiết mục văn nghệ giáo dục trẻ tình yêu
thương. Đồng thời giúp trẻ thêm vốn kiến thức về ngày kỷ niệm đó.
- Tại lớp cô giáo nên tổ chức tiết biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện
cuối chủ đề, tất cả các cháu trong lớp đều được tham gia cô cần quan tâm các
cháu nhút nhát, rụt rè.
* Trong hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Giáo viên sưu tầm băng, đĩa vi deo, ca nhạc các câu chuyện mang tính
giáo dục tiêu biểu từng chủ đề.Có thể là chuyện cổ tích hoặt những câu chuyện
có thật ngoài đời. Những tấm gương sáng, để kể cho trẻ nghe mọi lúc mọi nơi
cho trẻ nhận xét ưu khuyết của các nhân vật.
- Cho trẻ thảo luận nếu là cháu thì các cháu sẽ làm gì. Qua đó giáo dục trẻ
học tập những tấm gương và các nhân vật trong chuyện.
+ Riêng chủ đề Bác Hồ.
- Giáo viên sưu tầm những câu nói hay của Bác dạy cho trẻ học có thể lúc
đầu trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy nhưng dần dần mỗi ngày một ít trẻ
sẽ hiểu được một phần nào, qua đó từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm

chất đạo đức của Bác Hồ.


15

* Góc thư viện lớp
- Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ để cho trẻ xem.
- Giáo viên kết hợp phụ huynh vận động đóng góp cho con em mình một
cuốn sách chuyện phù hợp với tuổi thiếu nhi chủ đề về Bác Hồ và những tấm
gương người tốt việc tốt.
- Cho trẻ vẽ tranh chủ đề về Bác Hồ.
- Giáo viên trong trường sưu tầm sách, báo có liên quan đến cuộc đồi và sự
nghiệp hoạt động của Bác để tạo thành góc sách chủ đề về Bác Hồ.
* Kết hợp hội phụ huynh
- Giáo viên kết hợp với phụ huynh thảo luận cách giáo dục trẻ.
- Trò chuyện trao đổi riêng với phụ huynh về sự thay đổi của trẻ nhất là trẻ
cá biệt, quan tâm giúp đỡ trẻ khuyết tật tạo không khí thảo mái giúp trẻ tự tin
hơn.
- Đối với những cháu dân tộc thiểu số, nhắc phụ huynh nên quan tâm
nhiều hơn đến trẻ, khi giao tiếp với trẻ thì dùng hai thứ tiếng để trẻ quen dần
và có vốn tiếng phổ thông nhiều hơn.
- Mỗi lớp có bảng tuyên tuyền giành một góc cho giáo dục “Tư tưởng tấm
gương đạo dức Hồ Chí Minh” trong từng chủ đề cụ thể là giáo dục cái gì.
3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
3.1. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp
Thực hiện đồng bộ lồng ghép giáo dục trong các hoạt động dạy trẻ trong
một ngày.
Giáo dục thông qua những tấm gương, trong đó cô giáo là tấm gương
thiết thực nhất cho trẻ.
3.2 Nội dung và các thực hiện các giải pháp, biện pháp

- Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nhất là trẻ 5-6 tuổi để chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1 phổ thông là vô cùng quan trọng.
- Giảng dạy lồng ghép giáo dục bằng nhiều hình thức thông qua các tiết học
và các hoạt động vui chơi.


16

- Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu phế thải để nâng cao chất lượng giáo
dục và giáo dục tính tiết kiệm cho trẻ.
- Thường xuyên trò chuyện, thục hiện hoạt động nêu gương hàng ngày để tạo
niềm hứng thú cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh học sinh thông qua giờ đón, trả trẻ, tìm hiểu hoàn
cảnh từng trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn lồng ghép các bài thơ,
bài hát về Bác để trẻ nghe hiểu học tập và làm theo.
3.3. Điều kiện của giải pháp. biện pháp
* Dự giờ thăm lớp
- Ban giám hiệu ,tổ khối trưởng thường xuyên dự giờ thăm lớp. Qua giờ
dạy của giáo viên xem có đạt được những yêu cầu tiêu chí đã đưa ra và có tính
giáo dục trẻ hay không.
- Khi tổ chức các hoạt động giáo viên có tổ chức, lồng ghép giáo dục trẻ
“Tấm gương đạo đức Bác Hồ không?
- Trong quá trình thực hiện phương pháp lên lớp của giáo viên có phát huy
được ở trẻ tính sáng tạo, thái độ cảm xúc đúng đắn về đạo đức cho trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi có hộ trợ có phát huy được tác dụng giáo dục không?
- Kết quả đạt được trên trẻ sau giờ học như thế nào.
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp
Các giải pháp phải thực hiện đồng bộ, phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm
thì giáo dục mới có hiệu quả. Nếu cô giáo đưa nội dung giáo dục vào chủ đề

không hợp lý thì kết quả sẽ không tốt hoặc ngược lại.
- Phải thực hiện từ dễ đến khó, tùy theo nhận thức và khả năng của trẻ .
Không đòi hỏi những vấn đề quá cao.
3.5. Kết quả khảo nghiệm
Hơn 1 năm tổ chức thực hiện tôi đã thường xuyên thăm lớp trò chuyện hỏi
han các trẻ xem cách nói, trả lời có biết lễ phép không, có thái độ và các hành
vi văn minh không?


17

- Xem cách ứng xử của trẻ với bạn như thế nào?
- Giáo viên tự khảo sát đánh giá trên trẻ qua các mặt phát triển chiều hướng
tích cực, các tiêu chí nằm trong bộ chuẩn, đánh giá trẻ 5 tuổi.
- Thông qua các giờ học, giờ chơi, giờ ăn và các hoạt động khác.
Tôi thấy qua thời gian thực hiện trẻ đã có thái độ phát triển hơn như mục đích
đề tài đã nêu
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm
* Đối với biện pháp giáo dục trẻ thông qua hoạt động trong ngày.
- 100% trẻ đến lớp không nói tục chửi bậy, biết gọi nhau bằng bạn và
xưng tên.
- 100% trẻ iết chào hỏi lễ phép người lớn tuổi kể cả không phải cô giáo
người thân của bé, biết đi thưa về chào.
- 90% trẻ biết giúp đỡ lẫn nhau, chơi cùng nhau.
- 100% trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Trẻ thực hiện
tốt nề nếp tập thể dục sáng, đi học chuyên cần, có ý thức giữ vệ sinh cá nhân
lớp học, bổ rác đúng nơi quy định.
- Trẻ biết sử dụng nước vừa đủ khi rửa tay và khi đi vệ sinh. Một số trẻ còn
biết nhắc cô giáo, bố mẹ tắt điện khi không sử dụng.
- Hầu hết các trẻ biết ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, thực hiện đúng quần áo

đồng phục do nhà trường quy định.
- 100% trẻ biết trước khi ăn mời ông bà, cha, mẹ, anh chị, cô giáo bạn bè.
- Đa số trẻ đều biết đội mũ bảo hiểm khi được tham gia giao thông cùng
bố mẹ.
- Các trẻ hầu hết biết thương yêu và giúp đỡ ông bà, nhường nhịn em nhỏ,
bạn bè, không đánh nhau.
-Trẻ thuộc các bài thơ - câu chuyện - bài hát - ca giao tục ngữ có nội dung
giáo dục đạo đức lối sống trong các chủ đề.
- Trẻ có thái độ tôn trọng, yêu quý các sản phẩm do các nghành nghề làm
ra.


18

- Trẻ tỏ thái độ thích lao động, chăm sóc vườn hoa cây cảnh không bẻ phá
cành như trước nữa, chăm sóc các con vật nuôi.
- Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Thích chơi các trò
chơi dân gian.
- Khi vui chơi trẻ biết kết hợp cùng chơi với bạn, không tranh giành đồ
chơi, biết nhường nhịn lẫn nhau.
- Thể hiện tốt vai chơi nhất là trò chơi phân vai. Qua đó biết thể hiện cách
giao tiếp lịch sự lời nói cử chỉ nhẹ nhàng tình cảm hơn. Biết giữ gìn đoàn kết
giữa các nhóm chơi và có ý thức hơn trong khi chơi.
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng khi chơi xong, không có trẻ nào mang đồ chơi
về nhà.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy dạy trẻ làm theo “Tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” không khó nếu chúng ta biết đề ra những biện pháp phù
hợp với độ tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Phân chia thời gian hợp lý,

và phương pháp phù hợp.
- Việc dạy trẻ cần cần phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên kết
hợp giữa giáo viên và phụ huynh.
- Cô giáo, bố mẹ và người lớn phải luôn chú trọng đến lời nói khi giao
tiếp với trẻ.
- Giáo dục trẻ mầm non học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” là việc làm cần thiết và quan trọng vì vậy giáo viên cần cố gắng học
tập nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm để thu thập thêm kiến thức để dạy trẻ
thàng công.
2. Kiến nghị
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà
trường để trẻ được hưởng môi trường giáo dục tốt.


19

- Nhà trường đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, máy
chiếu để thực hiện tốt lồng ghép giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ cho trẻ
mầm non chất lượng ngày càng tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc giáo dục tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ mầm non. Nhằm góp phần giáo dục đạo
đức cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1
phổ thông cho trẻ 5-6 tuổi./.



×