Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hoc tap tam guong dao duc Ho Chi Minh qua tiet hoc lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.48 KB, 8 trang )

Phòng gd & đt thị xã thái hòa
Trờng THCS nghĩa thuận
***
Học tập tấm gơng đạo đức
hồ chí minh qua tiết học lịch sử
Ngô Thị Hảo
Tháng 4/ 2010
1
Lời nói đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngời sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Ngời là linh
hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo và dắt dẫn toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh giành
thắng lợi vẻ vang nh ngày nay. Suốt cả cuộc đời, Ngời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng,
cho dân tộc độc lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và cho toàn nhân
loại. Ngời dành tất cả tình thơng yêu cho đồng bào, đồng chí, con cháu, già trẻ,
gái trai, miền xuôi cũng nh miền ngợc. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ngời là
tấm gơng đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân học tập.
Thông qua bộ môn lịch sử, đặc biệt là chuỗi bài về lãnh tụ Nguyễn ái Quốc để giáo
dục tình yêu quê hơng đất nớc, kính yêu biết ơn lãnh tụ, biết ơn những anh hùng, liệt sĩ
đã công với dân với nớc là truyền tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thông đó đã theo chúng
ta đi suốt chiều dài lịch sử, đi vào thơ ca, nhạc hoạ, đi vào tiềm thức và trở thành máu thịt
của cả dân tộc. Có đợc truyền thống tốt đẹp đó là bởi có biết bao nhiêu thế hệ của chúng
ta đã phải vật lộn với thiên nhiên để tồn tại và phát triển, đã phải đơng đầu với các thế
lực phản động và ngoại xâm để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, sự thống nhất quốc gia.
Vì vậy, việc giáo dục t tởng, tình cảm cho thế hệ sau là việc nên làm và phải làm, đây là
một mảng khá quan trọng và không thể thiếu đợc trong cuộc sống của ngời dân Việt
Nam khi hớng về cội nguồn của mình.
* Sáng kiến kinh nghiệm gồm có các phần sau:
1. Lí do chọn đề tài
2. Giải quyết vấn đề.
3. Kết luận.


* Tài liệu:
1. Sách Lịch sử lớp 8, lớp 9 của nhà xuất bản giáo dục
2. Tiểu sử tóm tắt của Hồ Chí Minh
3. Học tập tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh của nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
2

I. Lý do chọn đề tài
Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì trong chơng trình lịch sử lớp 8 và lớp 9 có tiết dạy về
những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ở nớc ngoài đầu thế kỷ XX (Lớp 8 - Tiết
50 - Trang 98, 99, 100 SGKLS 8, lớp 9 - Tiết 19 - Trang 61, 62, 63, 64 SGKLS 9). Trong
phạm vi cho phép, tôi xin đợc trình bày nhận thức của mình về vấn đề "Học tập đạo đức
Hồ Chí Minh qua tiết học Lịch sử" ở phần chơng trình lớp 8 và lớp 9.
Mục đích của tôi muốn thông qua tiết dạy này để truyền đạt đến các em thông tin
và tình cảm của bản thân, của dân tộc, của biết bao thế hệ ngời Việt Nam về lãnh tụ
Nguyễn ái Quốc, ngời con u tú của dân tộc Việt Nam. Ngời chiến sỹ xuất sắc trên trận
tuyến chống chủ nghĩa đế quốc, vì nhân loại yêu chuộng hoà bình và công lý.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang tích cực học tập và làm theo tấm gơng
đạo đức của Hồ Chí Minh, việc dạy các tiết học này giúp các em hiểu đợc phần nào cuộc
đời và sự nghiệp của Ngời, tự hào về Ngời, noi gơng Ngời, tiếp bớc trên con đờng Ngời
đã lựa chọn để đa dân tộc ta sánh vai với các cờng quốc 5 châu nh ngời hằng mong
muốn.
II. Giải quyết vấn đề
1. Những điểm chung khi dạy ở lớp 8 & 9
Khi dạy bài này ở lớp 8 và lớp 9, tôi đã cung cấp thông tin tóm tắt về cuộc đời và sự
nghiệp của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc: Ngời sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, Nam
Đàn, Nghệ An, trong một gia đình nhà nho nghèo, nguồn gốc nông dân. Cha của Ngời là
Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929) đỗ phó bảng thời Nguyễn bị ép ra làm quan, ông rất ghét
cảnh quan trờng của nhà Nguyễn giới thời Pháp thuộc, sau bị cách chức chuyển sang làm
nghề thầy thuốc cứu ngời và qua đời ở Cao Lãnh (Đồng Tháp năm 1929). Mẹ của Ngời
là Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1900) một phụ nữ có học, tần tảo hết lòng vì chồng vì con,

bà mất ở Huế và đợc đa về quê nhà để an táng.
Nh vậy, ở phần tiểu sử tóm tắt này, tôi muốn các em hiểu đợc rằng Nguyễn ái
Quốc đã đợc sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nớc, lớn lên ở một miền quê giàu
truyền thống đấu tranh quật khởi. Chính gia đình và quê hơng đã nuôi dỡng cậu bé
Nguyễn Sinh Cung sớm "có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào". Ngời
rất khâm phục tinh thần yêu nớc của các chí sỹ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh nhng không tán thành con đờng cứu nớc của các cụ.
ý chí cứu nớc, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than khổ cực và khát vọng dân tộc đợc
độc lập, dân tộc đợc tự do, cộng với việc Ngời tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của thực
dân Pháp đối với đồng bào mình, rồi phong trào đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đi vào con đờng bế tắc và thất bại, càng thôi thúc
3
Ngời tìm đờng cứu nớc, cứu dân.
Xuất phát từ lòng yêu nớc thiết tha và trên cơ sở rút kinh nghiệm của các bậc tiền
bối, ngày 5/6/1911 trên bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã
rời tổ quốc ra đi "Đất nớc đẹp vô cùng nhng Bác phải ra đi " (Chế Lan Viên). Khác với
thế hệ thanh niên đầu thế kỷ hớng về Nhật Bản (với phong trào Đông Du), Ngời quyết
định sang phơng Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển, đến nớc Pháp, nơi có khẩu hiệu
"tự do, bình đẳng, bác ái" để tìm hiểu xem nớc Pháp và các nớc khác làm thế nào rồi sẽ
về giúp đồng bào mình. Và thế là với tên Nguyễn Văn Ba, Ngời đã làm phụ bếp trên tàu
La-tu-rơ Tờ-rê-vin, một tàu buôn của Pháp, từ năm 1911 đến 1917 Ngời đã đi qua nhiều
nớc khác nhau ở các đại lục á, Âu, Phi, Mỹ, đã phải làm nhiều nghề khác nhau, từ rửa
bát, dọn tàu, quét tuyết, quét rác để sống và học tập. Qua đó để các em thấy đợc, đó là
một chặng đờng đầy gian nan, vất vả, nguy hiểm, nhng cũng nhờ đó mà Ngời hiểu đợc
rằng ở đâu trên thế giới này bọn đế quốc, thực dân cũng tàn ác, những ngời lao động
cũng đều bị áp bức bóc lột dã man. Chính từ nhận thức này ngời đã giúp nhân dân ta
nhận diện đợc: đâu là bạn, đâu là thù, để rồi trong sách lợc đấu tranh của mình, thêm
bạn, bớt thù, có thêm đồng minh và cô lập kẻ thù trong cuộc đấu tranh chống thực dân
Pháp và phong kiến tay sai nói riêng, chủ nghĩa đế quốc nói chung, góp phần bảo vệ hoà
bình nhân loại.

Vào khoảng cuối năm 1917, Ngời từ nớc Anh trở lại Pháp, tại đây hoạt động đầu
tiên của Ngời là đấu tranh đòi chính phủ Pháp cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam đợc
sớm hồi hơng trở về gia đình. Năm1918 Ngời gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một Đảng tiến
bộ, chủ trơng chống lại chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa.
Tháng 6 năm 1919 nhân dịp các nớc thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất họp
hội nghị ở Véc-xai (Pháp), Nguyễn ái Quốc đã thay mặt nhóm ngời Việt Nam yêu nớc
tại Pháp gửi tới Hội nghị: Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách
thực dân của Pháp, đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền
bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm nh sau:
1. Tổng ân xá tất cả những ngời bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lý Đông Dơng bằng cách để ngời bản xứ cũng đợc quyền
hởng những bảo đảm về mặt pháp luật nh ngời Châu Âu. Xoá bỏ toàn bộ các toà án đặc
biệt dùng làm công cụ để khủng bố và đàn áp, áp bức bóc lột bộ phận trung thực nhất
trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do c trú ở nớc ngoài và tự do xuất dơng.
5. Tự do lập hội và hội họp.
6. Tự do học tập, thành lập các trờng kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh
4
cho ngời bản xứ.
7. Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ các đạo luật.
8. Có đại biểu thờng trực của ngời bản xứ bầu ra tại nghị viện Pháp để giúp cho
nghị viện biết đợc những nguyện vọng của ngời bản xứ.
Dới bản yêu sách này Ngời ký tên Nguyễn ái Quốc. ở phần này giáo viên cho học sinh
hiểu đợc Nguyễn ái Quốc xuất hiện năm 1919 gắn với bản yêu sách của nhân dân Việt
Nam. Tên Nguyễn ái Quốc trở thành niềm tự hào của nhân dân ta và nhân dân yêu
chuộng hoà bình, công lý trên thế giới, là nỗi khiếp sợ của thực dân Pháp và bọn đế
quốc. Bản yêu sách tuy không đợc Pháp chấp nhận nhng nó là quả bom chính trị của
nhân dân thuộc địa nổ giữa hội nghị đế quốc. Từ đây, Ngời cũng hiểu đợc rằng muốn có
độc lập tự do thực sự phải đấu tranh để giành lấy nó. Bọn đế quốc chỉ lo vơ vét bóc lột

chứ cha cho không ai thứ gì, đặc biệt là độc lập, tự do. Từ đó Ngời càng tích cực hoạt
động cách mạng hơn nữa.
Vào giữa năm 1920 Ngời đã đọc đợc bản sơ khảo lần thứ nhất luận cơng về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân Đạo (Pháp). Ngời cảm thấy vô cùng
phấn khởi, tin tởng và muốn nói to lên nh đang nói trớc quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng
bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đờng giải phóng
chúng ta". Ngời quyết định chọn con đờng cách mạng vô sản, con đờng mà nớc Nga xô
viết đã chiến thắng, Ngời đã tìm thấy con đờng cứu nớc cho dân tộc ta, Ngời khẳng định:
"Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đợc các dân tộc bị áp bức
và những ngời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" và từ đây Ngời hoàn toàn tin theo
Lê-nin, tin theo Quốc tế 3 "Muốn cứu nớc và giải phóng dân tộc, không có con đờng nào
khác ngoài con đờng cách mạng vô sản".
Tại đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm
1920 Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế 3 và cùng những ngời yêu
nớc Pháp chân chính sáng lập Đảng cộng sản Pháp. ở phần này, tôi cho các em thấy đợc:
Từ một ngời yêu nớc chân chính Nguyễn ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và
trở thành ngời cộng sản Việt Nam đầu tiên. Hành động bỏ phiếu ủng hộ quốc tế 3 và
tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp là bớc nhảy vọt trong t tởng chính trị của Nguyễn
ái Quốc: từ lập trờng yêu nớc sang lập trờng cộng sản, điều này cũng có nghĩa, cho đến
năm 1920, ba nhân tố: Phong trào yêu nớc, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-
Lênin đã kết hợp với nhau ở Việt Nam mới chỉ biểu hiện ở Nguyễn ái Quốc, con ngời
tiêu biểu cho dân tộc, cho giai cấp, mở đầu cho bớc ngoặt mới trong cách mạng Việt
Nam. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn
phát triển mới (giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân
quốc tế, đa nhân dân Việt Nam đi theo con đờng mà
5
chính ngời đã trải qua): từ chủ nghĩa yêu nớc đến chủ nghĩa Mác Lê-nin. Công lao to lớn
đầu tiên của Ngời là xác định con đờng cứu nớc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam: Con
đờng cách mạng vô sản để giải quyết sự khủng hoảng về đờng lối giải phóng dân tộc ở n-
ớc ta đầu thế kỉ XX.

Sau này chính Ngời đã thừa nhận: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nơc chứ không
phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế 3, từng bớc một
trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác- Lênin vừa làm công tác thực tế, dần
dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đợc các
dân tộc bị áp bức và những ngời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
2. Riêng đối với học sinh lớp 9: tôi cho học sinh hiểu đợc những việc làm của ngời
cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn ái Quốc trên đất pháp và ở Liên Xô nh thế nào, có
tác dụng gì đối với cách mạng Viêt Nam?
Năm 1921 Ngời tích cực học tập và hoạt động, giữa năm 1921, Ngời cùng một số
nhà cách mạng An-Giê-Ri,Tuy-Ni-Di, Ma-Rôc, Mađagxca thành lập hội liên hiệp các
dân tộc thuộc địa, để tuyên truyền đờng lối và các hoạt động của hội, tố cáo tội ác của
thực dân Pháp ở các thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các thuộc địa đấu tranh chống đế
quốc, thông qua báo "Ngời cùng khổ", Nguyễn ái Quốc còn tích cực tổ chức các buổi
diễn thuyết và đặc biệt viết và đăng nhiều bài trên báo: Nhân Đạo; Đời sống công nhân;
tập san Th tín Quốc tế Năm 1925 Ngời cho in tác phẩm "Bản án chế độ thực dân
Pháp" ở Pari. Những việc làm của Ngời nhằm: Học tập để bổ sung và hoàn thiện t tởng
cứu nớc của mình, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nớc nhằm
chuẩn bị tiền đề về chính trị, t tơng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng tiên phong
ở Việt Nam, nhân tố cơ bản đầu tiên đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở nớc
ta. Với t cách trởng tiểu ban Đông Dơng của Đảng cộng sản Pháp, Ngời đã góp phần
quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các nớc thuộc địa, đồng
thời thức tỉnh tinh thần yêu nớc của nhân dân các thuộc địa Pháp, tiến hành tuyên truyền
t tởng Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những ngời cộng sản và nhân dân
lao động Pháp với các nớc thuộc địa và phụ thuộc.
Tháng 6 năm 1923 Nguyễn ái Quốc bí mật từ Pari sang Maxcơva. Trong thời
gian gần một năm rỡi ở Liên Xô Ngời đã ra sức tìm hiểu mọi mặt của chế độ Xô Viết,
tích cực nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa trong Quốc tế cộng sản. Bên cạnh
đó, Ngời còn tham dự nhiều hội nghị Quốc tế quan trọng nh đại hội Quốc tế nông dân,
đại hội Quốc tế công hội đỏ, đại hội Quốc tế thanh niên Đặc biệt từ ngày 17 tháng 6
đến 18 tháng 7 năm 1924, Ngời tham dự đại hội lần 5 Quốc tế cộng sản. Tại đại hội, Ng-

ời đã trình bày bản báo cáo quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, báo cáo đã làm
sáng tỏ và phát triển một số luận điểm của Lê-nin về bản chất của chủ nghĩa thực
6
dân, về nhiệm vụ của Đảng cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức,
bóc lột và giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Thời kỳ hoạt động ở Liên Xô, tôi cho học
sinh thấy đợc Nguyễn ái Quốc tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh thêm t tởng về cách
mạng giải phóng dân tộc thông qua nghiên cứu thực tiễn và học tập trong các báo cáo
Mác xít. Nội dung t tởng chính trị của Ngời gồm những điểm:
1. Ngời chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân là "ăn cớp" và "giết ngời". Vì vậy
chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trên thế giới.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Cách mạng giải phóng phải thực hiện đoàn kết và liên minh với các lực lợng cách mạng
quốc tế. Phải gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân lao động và
giai cấp công nhân. Ngời nói: "chỉ có giải phóng vô sản thì mới giải phóng đợc dân tộc,
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng
thế giới, cách mạng ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ
khăng khít biện chứng với nhau, nhng không phụ thuộc vào nhau".
3. ở một nớc nông nghiệp lạc hậu, nông dân lại là lực lợng đông đảo nhất trong xã
hội bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc
muốn giành thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn đợc nông dân đi theo, cần phải xây
dựng đợc khối liên minhh công nông làm động lực của cách mạng. Trên cơ sở liên minh
công nông phải thu hút, tập hợp đợc sự tham gia rộng rãi của đông đảo các giai cấp tầng
lớp xã hội khác nhau vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc.
4. Cách mạng muốn giành thắng lợi, trớc hết phải có Đảng cách mạng nắm vai trò
lãnh đạo. Đảng muốn vững mạnh phải theo học thuyết Mác-Lênin, Đảng phải có đội ngũ
cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì mục đích của Đảng, vì lợi ích và tồn vong của dân
tộc, vì lý tởng giải phóng giai cấp công nhân và nông dân.
5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của một
ngời. Vì vậy cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bớc tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp

lên cao. Đây là quan điểm đầu tiên cơ bản của Nguyễn ái Quốc về nghê thuật vận động
quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.
Những quan điểm t tởng cách mạng trên đây của Nguyễn ái Quốc đợc giới thiệu
trong các tác phẩm của Ngời, cùng các tài liệu Mác xít khác đã theo những đờng dây bí
mật của Đảng cộng sản Pháp để truyền về trong nớc đến với các tầng lớp nhân dân Việt
Nam, tạo ra một xung lực mới, mùi men kích thích phong trào dân tộc phát triển và
nhanh chóng chuyển mình theo xu hớng cách mạng mới của thời đại. Cũng từ đây ng-
ời yêu nớc Việt Nam bắt đầu hớng về Nguyễn ái Quốc một lãnh tụ cách mạng thiên tài
đang nh ngọn hải đăng chỉ đờng dẫn lối đa toàn dân tộc và nhân
7
dân đi tới độc lập tự do
Bằng những hoạt động nỗ lực của mình Nguyễn ái Quốc đã trở thành ngời cộng sản
Việt Nam đầu tiên. Ngời đã chỉ ra cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế
giới con đờng để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc và phong kiến đó là con đờng
kết hợp chủ nghĩa yêu nớc với chủ nghĩa Mác-Lênin; Con đờng cách mạng vô sản.
Qua diễn đàn quốc tế và trên báo chí, Ngời đã bớc đầu truyền bá lý luận cách mạng
mới về trong nớc, giác ngộ những ngời quan tâm đến vận mệnh của Tổ quốc, nhất là
thanh niên, tri thức học sinh
Bớc đầu, Ngời xây dựng mối liên hệ tình đoàn kết quốc tế giữa phong trào cách
mạng Việt Nam với phong trào cách mạng Pháp, phong trào giải phóng dân tộc ở các n-
ớc thuộc địa và phong trào cách mạng thế giới, chuẩn bị t tởng chính trị cho một chính
đảng ra đời ở Việt Nam.
III. Kết quả:
Sau khi học xong bài học này ở lớp 8 cũng nh ở lớp 9 tôi đều có ra đề để khảo sát
nhận thức của các em: Hiểu biết và nhận thức của các em về lãnh tụ Nguyễn ái Quốc,
100% các em đều hiểu đợc:
- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chính là cậu bé Nguyễn Sinh Cung đợc sinh ra trong một
gia đình tri thức, yêu nớc ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chính là thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã rời quê hơng, Tổ
quốc ra đi tìm đờng cứu nớc, cứu dân năm 1911.

- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chính là ngời đã tìm ra cho dân tộc ta con đờng cách mạng
duy nhất đúng: Con đờng cách mạng vô sản.
- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc không phải ai xa lạ mà chính là Bác Hồ muôn vàn kính
yêu của các em và nhân dân Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên
thế giới, Ngời đã suốt đời đấu tranh để giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột
của đế quốc, phong kiến, t sản đa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cờng quốc năm
châu.
Từ việc giáo dục lòng kính yêu lãnh tụ, để bồi dỡng tình cảm hớng về cội nguồn,
nhớ ơn, biết ơn những anh hùng liệt sỹ đã có công với đất nớc dẫn đến lòng tự hào đối
với truyền thống của dân tộc, tình yêu đối với quê hơng đất nớc, tiếp bớc cha anh trên
con đờng đấu tranh, xây dựng đất nớc Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
Ngày 30 tháng 4 năm 2010
Ngô Thị Hảo
8

×