Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.14 KB, 20 trang )

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật
không thể thiếu, nó góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con
người, không những thế hoạt động tạo hình còn là phương tiện quan trọng trong
giáo dục trẻ mầm non. Nó tác động to lớn trong việc hình thành và phát triển tính
cách cho trẻ. Góp phần tích cực trong việc giáo dục toàn diện về: Đức, trí thể mỹ
lao động của trẻ ở tuổi Mầm non. Nhà giáo dục Xô viết đã nói: “Phải giáo dục cho
trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân
cách con người”.
- Hoạt động tạo hình giúp trẻ tìm hiểu khám phá, tạo cho trẻ những rung động
mạnh mẽ, những xúc cảm, tình cảm tích cực và biết cách thể hiện một cách sinh
động những gì trẻ cảm nhận được ở thế giới xung quanh, tác động mạnh mẽ về mọi
mặt phát triển của trẻ hình thành cho trẻ các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con
người mới.
- Trong quá trình học tạo hình trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu nghiên cứu các đối
tượng để có sự hình dung về các đối tượng, hoạt động tạo hình không chỉ là môi
trường là phương tiện mà nó còn là những cơ sở ban đầu giúp trẻ rèn luyện khả
năng đánh giá và tự đánh giá, ngoài ra hoạt động tạo hình còn trang bị cho trẻ vốn
kiến thức sơ đẳng về tự nhiên xã hội, về khoa học kỹ thuật, để giúp trẻ nhanh
chóng làm quen với các môn học mới mẻ ở trường phổ thông, bởi vậy việc vận
dụng các hình thức và phương pháp dạy học phong phú giúp trẻ ham muốn tiếp thu
những điều mới lạ và thể hiện một cách sáng tạo về thế giới xung quanh. Qua đó
phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tính yêu cái đẹp
trong thiên nhiên, với cuộc sống và nghệ thuật. Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết làm
theo cái đẹp và cao hơn là biết sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì thế mà hoạt động tạo
1



Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
hình hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ,
trí tưởng tượng, khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, màu sắc của đối tượng
một cách có mục đích. Từ đó giúp trẻ phát huy tính tích cực tư duy trực quan hình
tượng, qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.
- Bởi vậy ở trường Mầm non hoạt động tạo hình luôn được quan tâm, có
nhiều chuyên đề về tạo hình và các cuộc thi cho trẻ trong trường mầm non luôn
gắn liền với hoạt động tạo hình như “Bé khéo tay”, “Màu sắc của bé”...
Song trên thực tế qua các đợt dự giờ thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cho thấy
việc tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non vẫn còn hạn chế, nhất là thực
hiện hoạt động tạo hình theo chương trình mầm non mới hiện nay tại địa phương,
giáo viên chưa thật sự sáng tạo, hình thức tổ chức, tranh mẫu chưa phong phú. Vì
vậy kết quả ở một số tiết chưa cao. Trẻ thực hiện ở mức độ khá giỏi ít, thực hiện
đạt yêu cầu còn nhiều, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong
muốn qua thực hiện tìm ra được những phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức
mới và phong phú hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục hoạt động
tạo hình trong trường Mầm non.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
- Trong đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường mầm non” Tôi không đề cập đến các bước và phương pháp dạy tạo
hình như thế nào mà chủ yếu dựa trên những cái đã có tôi muốn thay đổi về hình
thức dạy, làm phong phú thêm phương pháp lồng ghép tích hợp, cũng như sự đa
dạng của nguyên vật liệu trong vật mẫu của cô và sản phẩm của trẻ, tạo sự húng
thú, thích tham gia vào các hoạt động tạo hình. Từ đó nâng cao chất lượng dạy hoạt
động tạo hình trong trường mầm non. Nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho
trẻ, giúp trẻ thêm yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, giúp
hoàn thiện dần nhân cách toàn diện.
2



Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Trẻ mẫu giáo 3- 5 tuổi trường mầm non ...
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đề tài nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức và nguyên vật liệu khi
tổ chức hoạt động tạo hình theo chương trình giáo dục mầm non ở trường mầm non
...
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp tìm tòi – sáng tạo.
- Phương pháp ứng dụng thực tiễn.
- Phương pháp đánh giá kết quả.

II. NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
- Để thực hiện nhiệm vụ to lớn của người giáo viên mầm non trong giai đoạn
phát triển hiện nay. Như Nghị Quyết hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Hành Trung
Ương Đảng (Khoá VIII) đã nêu: “Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Bởi vậy
mỗi giáo viên mầm non luôn phải nỗ lực phấn đấu ngày càng hoàn thiện bản thân,
thực sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Vì mục tiêu trên bản thân là một giáo
viên tôi không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ mọi mặt nhất là chuyên
môn và đạo đức nhà giáo để xứng đáng với niềm tin của phụ huynh và học sinh, từ
đó tìm ra các phương pháp, hình thức mới nhằm tạo sự hứng thú trong học tập và
giáo dục tình cảm cho trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.
- Đối với việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình
là một trong những hoạt động ở trường mầm non có vị trí rất quan trọng đối với trẻ

mầm non, qua hoạt động tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và phát hiện một
3


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, làm trẻ rung động
mạnh mẽ và gây cảm xúc, tình cảm tích cực cho trẻ.
- Qua hoạt động tạo hình đảm bảo sự tác động mạnh mẽ đến mọi mặt phát
triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất…
- Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và
những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người mới
xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần
phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một
cách tích cực đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương
tiện tạo hình một cách sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ
bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt.
- Qua đó giúp trẻ phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích
thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia
các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà
chúng tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình
thực hiện các hoạt động học và vui chơi. Góp phần tích cực trong việc hình thành ở
trẻ những thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, tưởng
tượng, sáng tạo… đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ
cũng được phát triển, qua hoạt động hoạt động tạo hình không những giáo dục đạo
đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt mà trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được
rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể.
Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
- Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động
tạo hình là nhiệm rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những

con người phát triển toàn diện về mọi mặt và cũng chính là lý do tôi đã chọn đề tài
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mầm
4


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
non” nhằm tìm ra một số biện pháp tích cực góp phần tạo sự hứng thú cho trẻ
trong quá trình học tạo hình.
II.2. THỰC TRẠNG
a/ Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ, luôn động
viên giáo viên tìm ra các phương pháp, hình thức mới vào việc tổ chức các hoạt
động cho trẻ, chuyên môn thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu, động viên giáo
viên tham gia học tập kinh nghiệm qua các lớp tập huấn, dự giờ, học hỏi kinh
nghiệm trong việc dạy trẻ qua mọi hình thức và áp dụng cộng nhệ thông tin vào
giảng dạy. giáo viên đoàn kết luôn giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu tài
liệu phục vụ giảng dạy.
- Cảnh quan nhà trường thoáng mát có cây xanh, cây cảnh, hoa…và thuận
lợi trong việc quan sát các họat động xã hội vì nhà trường nằm sát đường, gần các
trường học, công ty cà phê và khu dân cư đây cũng là cơ hội thuận lợi cho trẻ quan
sát các hoạt động góp phần làm phong phú trí tưởng tượng của trẻ.
- Điều quan trọng không thể thiếu là sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, sự thích thú và say mê của trẻ đối với hoạt động
tạo hình.
* Khó khăn:
- Trường lớp chật hẹp, phòng học thiếu, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
phong phú, chưa hấp hẫn trẻ.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều.

- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát
do các cháu không được đi học theo lớp, đa số trẻ 4 tuổi, 5 tuổi mới được đi học, vì

5


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
vậy cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận biết của trẻ, tạo ra sự tiếp thu của trẻ
không đồng đều.
b/ Thành công – hạn chế.
* Thành công:

- Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế giảng dạy luôn nhận
được sự ủng hộ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp, sự phối kết hợp của phụ huynh
học sinh, đặc biệt là sự thay đổi rõ rệt trong các giờ hoạt động tạo hình được thể
hiện trên sản phẩm của trẻ, và các góc trang trí của lớp. Từ đó góp phần làm mới
về nội dung và hình thức cũng như nguyên vật liệu dạy tạo hình.
* Hạn chế:
- Tuy nhiên trong khi thực hiện vẫn còn những bất cập làm ảnh hưởng đến
chất lượng dạy tạo hình như cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu
cầu, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế, đó cũng chính là
lí do gây khó khăn cho việc dạy hoạt động tạo hình nói riêng và các hoạt động khác
nói chung.
c/ Mặt mạnh - mặt yếu.
* Mặt mạnh:
- Đa số giáo viên nhiệt tình, thích học hỏi, phụ huynh học sinh luôn quan
tâm đến chất lượng dạy của cô và học của trẻ, trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn, tự tin,
thích khám phá. Các nguyên vật liệu có sẵn phong phú, đa dạng, dễ tìm.
* Mặt yếu:

- Giáo viên chưa biết cách tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp dạy tạo hình
theo chương trình mầm non hiện nay, chưa biết vận dụng các hình thức tổ chức
cũng như tranh mẫu trong tạo hình còn hạn chế.
d/ Các nguyên nhân các yếu tố tác động.
6


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
- Xuất phát từ tình hình thực tế dạy hoạt động tạo hình tại trường mầm
non ..., từ những tiết tạo hình thiếu sinh động, không được sự thích thú, lôi cuốn
đối với trẻ. Từ nhu cầu muốn cung cấp cho trẻ những giờ tạo hình hứng thú, hấp
dẫn, không gây nhàm chán. Góp phần nâng cao chất lượng dạy tạo hình trong nhà
trường, cũng như thay đổi hình thức tổ chức trong quá trình dạy tạo hình cho trẻ.
Để hoạt động tạo hình thực sự phát huy được tính tích cực học tập sáng tạo trong
mọi hoạt động, nhất là hoạt động nghệ thuật. Nhằm trang bị thêm cơ sở lý luận, các
biện pháp cụ thể trong từng tiết học để giáo viên giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức
cô truyền đạt một cách hiệu quả.
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
- Qua 3 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới tại trường, bản
thân tôi nhận thấy đa số giáo viên khi thực hiện hoạt động đối với môn tạo hình
hiệu quả chưa cao, các giờ tạo hình vẫn còn khô khan, chưa thật sự hấp dẫn và thu
hút trẻ, giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp, biện pháp
mới trong giảng dạy, hình thức dạy phần nhiều còn rập khuôn theo chương trình
cải cách nhất là vật mẫu của cô chưa sáng tạo. Qua các tiết dự giờ trong các hội thi
giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên còn lúng túng nhất là việc chuẩn bị vật mẫu
hầu như vật mẫu chỉ khác nhau về màu sắc và kiểu dáng, chưa tạo được sự khác
nhau về nguyên vật liệu, hình thức tổ chức tổ chức cho trẻ hoạt động còn giống
nhau, phần nhiều còn mang tính áp đặt trẻ, chưa tạo cho trẻ cảm giác thoải mái,
hứng thú và có mong muốn được học tạo hình. Giáo viên chưa linh động trong việc

cung cấp thêm kiến thức qua các sản phẩm tạo hình của cô, nhất là những sản
phẩm từ những nguyên vật liệu khác nhau, tính mới và đa dạng của vật mẫu còn
nhiều hạn chế. Do vậy nên sản phẩm của trẻ chủ yếu giống tranh cô, rất ít trẻ có sự
tưởng tượng theo ý đồ mà cô mong muốn ở trẻ.

7


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
- Ví dụ: Khi dạy đề tài về xé dán một số loại hoa thì đa số giáo viên làm
tranh mẫu bằng cách xé nhiều loại hoa nhưng cũng từ một nguyên vật liệu là giấy
màu hoặc khi cho trẻ vẽ quả thì vật mẫu của giáo viên chủ yếu là quả thật và tranh
vẽ quả có hình dáng quen thuộc hoặc các tranh trang trí, tranh vẽ cảnh….chủ yếu
tranh mẫu của cô cho dù 3 – 4 tranh nhưng cũng chỉ khác nhau về hình dáng và
màu sắc của đề tài, hoặc giờ vẽ thuyền trên biển vật mẫu của cô là cảnh vẽ những
con thuyền trên biển vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều, giáo viên chưa biết
làm phong phú tranh mẫu cách thay đổi vật liệu của tranh mẫu. Ví dụ khi cho trẻ
nặn các con vật sống trong rừng vật mẫu của cô là những con vật được nặn từ đất
nặn. Phần phân tích mẫu trong giờ tạo hình giáo viên chưa biết cách lồng ghép vào
nội dung câu chuyện, trò chơi hay cuộc thi nào đó do cô tự nghĩ ra để gây hứng thú
cho trẻ. Quá trình cho trẻ vẽ giáo viên vẫn còn mang tính gò ép, cố cho trẻ thực
hiện theo giống những gì cô đã gợi ý, yêu cầu trẻ phải ngồi ngay ngắn, nghiêm túc
và im lặng trong khi vẽ, vì vậy khi ngồi dự giờ các tiết tạo hình thường làm cho
người dự giờ biết được giáo viên sẽ làm gì tiếp theo, học sinh không có sự hứng
thú vì giáo viên chưa biết cách đặt tình huống kích thích tính tích cực sáng tạo và
gây bất ngờ cho trẻ, tạo cho trẻ cảm giác nhanh nhàm chán và thường uể oải trong
giờ tạo hình.
- Bên cạnh đó hình thức cho trẻ vẽ đa số giáo viên còn giống nhau, sau khi
xong phần phân tích mẫu và hướng dẫn trẻ vẽ thì cho trẻ vẽ trong sự yên lặng còn

giáo viên đi quan sát và gợi ý cho trẻ, trong thời gian trẻ vẽ giáo viên cho chơi trò
chơi ngắn rồi lại tiếp tục vẽ và đến khi nhận xét sản phẩm thì trẻ mới được nghỉ.
- Qua quá trình tham gia chấm thi và dự giờ nhiều hoạt động tạo hình từ vẽ,
xé dán, trang trí…thực hiện ở các loại đề tài tiết mẫu, tiết đề tài, ý thích….tôi nhận
thấy giáo viên chưa tìm ra được phương pháp, hình thức dạy gây sự thích thú và
ham muốn đối với hoạt động tạo hình cho trẻ vì vậy chưa phát huy tối đa khả năng
8


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
sáng tạo cũng như làm phong phú trí tưởng tượng cho trẻ, chính điều đó thôi thúc
tôi tìm ra các phương pháp, thay đổi hình thức tổ chức dạy tạo hình, qua nhiều lần
vận dụng dạy ở lớp và trao đổi kinh nghiệm với đồng nhiệp được đồng nghiệp
đánh giá cao, chất lượng các giờ tạo hình của lớp cũng tiến bộ rõ rệt, thái độ của trẻ
trong các giờ hoạt động tạo hình được chuyển biến tích cực.
II.3. GIẢI PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp.
- Từ những thực tế trên bản thân tôi muốn qua đề tài “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mầm non” để cùng đồng
nghiệp trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp cũng như hình thức dạy tạo
hình mà bản thân đã thực hiện, và hướng dẫn giáo viên trong trường thực hiện,
trong quá trình thực hiện được đồng nghiệp công nhận và vận dụng theo, thể hiện ở
các tiết dự giờ thao giảng, đánh giá chất lượng học sinh cũng như đợt thi giáo viên
dạy giỏi cấp trường vừa qua.
- Thực hiện hoạt động tạo hình nhằm tăng thêm sự hứng thú đối với trẻ, tạo sự
thoải mái, hào hứng khi trẻ tham gia vào hoạt động.
- Giáo viên cần linh hoạt trong cách tổ chức, cung cấp cho trẻ sự đa dạng,
phong phong phú về thế giới xung quanh và cách thưởng thức cũng như thể hiện
các sản phẩm nghệ thuật với những nguyên vật liệu khác nhau, tìm ra nhiều cách

để hướng dẫn trẻ trong quá trình học, giúp trẻ thoải mái và có ham muốn tạo ra các
sản phẩm nghệ thuật mà trẻ yêu thích. Lồng ghép tích hợp tạo hình vào các hoạt
động giúp trẻ biết cách sử dụng nhiều nguyên vật liệu trong cuộc sống để tạo ra các
sản phẩm tạo hình, bên cạnh đó còn giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, tính sáng
tạo, tư duy lô rích, góp phần phát triển ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội …
muốn được như thế đòi hỏi người giáo viên phải luôn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, và
thật sự có tâm huyết với trẻ. Để góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện.
9


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
b. Quá trình thực hiện các biện pháp, giải pháp.
- Muốn tổ chức hoạt động tạo hình thành công, tạo sự ham muốn và hứng
thú cho trẻ, trước hết giáo viên phải biết cách tìm các biện pháp, các hình thức để
cung cấp kiến thức cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tạo sự hứng thú giúp trẻ có mong
muốn thể hiện các sản phẩm tạo hình.
- Bên cạnh đó vật liệu tạo hình cũng rất quan trọng, sự phong phú của vật
liệu sẽ làm cho vật mẫu sinh động hơn.
- Đối với bản thân tôi ngoài những vật liệu quen thuộc như đất nặn, giấy
màu, sáp màu phục vụ hoạt động tạo hình, tôi luôn để ý tìm các vật liệu để tạo ra

sản phẩm như lá cây khô, giấy bóng màu, vỏ các loại quả (chôm chôm, cam…) và
các vật liệu xung quanh như vỏ động vật (Trai, ốc, hến, sò biển)...
- Trong hoạt động tạo hình tôi luôn lồng ghép tích hợp các môn học, cho trẻ
xem tranh, hình ảnh được tạo ra từ các vật liệu khác nhau tùy thuộc vào chủ đề và
đề tài mà giáo viên muốn cung cấp cho trẻ.
- Lồng ghép tích hợp vào các hoạt động.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thực vật” muốn cho trẻ thực hiện hoạt động xé dán
các loại hoa, tôi tranh thủ trong giờ đón trẻ cung cấp cho trẻ xem tranh vẽ, xé dán

các loại hoa, trò chuyện về các loại hoa, tìm hiểu các vật liệu để xé dán các loại
hoa khác nhau.
Chuyển sang hoạt động ngoài trời tiếp tục cho trẻ quan sát các loại hoa xung quanh
sân trường và cùng trò chuyện về những loại hoa mà trẻ biết, sang phần chơi tự do
tôi cho trẻ xếp hột hạt các loại hoa tùy theo sở thích của trẻ. Bên cạnh đó kết hợp
cho trẻ xem cách xé dán các loại hoa từ những nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị
như giấy màu, lá cây khô, lá bàng rụng… tạo ra những bức tranh về các loại hoa
rất dễ thương và ngộ nghĩnh, những lúc như thế trẻ rất hứng thú và muốn làm theo
10


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
cô, cho dù số trẻ làm được như cô rất ít, nhưng qua đó tạo cho trẻ tính tò mò, muốn
khám phá, ngoài ra trong hoạt động góc tôi còn cho trẻ cùng tham gia làm hoa từ
những tờ giấy màu, giấy nhăn nhiều màu…Trong giờ sinh hoạt chiều nếu có thời
gian tôi cũng cho trẻ làm các loại hoa thông qua các trò chơi học tập, vận động,
nhưng để tránh sự nhàm chán cho trẻ giáo viên phải sáng tạo trong từng hoạt động
muốn trẻ thực hiện cô phải lồng ghép tích hợp vào nội dung của một câu chuyện
hay một trò chơi hấp dẫn trẻ hoặc một cuộc thi nào đó do cô nghĩ ra, và vật liệu
làm hoa cũng phải thay đổi phù hợp với nội dung câu chuyện hoặc trò chơi mà cô
tổ chức.
- Ví dụ: chủ đề “Động vật” lồng ghép vào các hoạt động như đón trẻ, hoạt
động ngoài trời, hoạt động góc cho trẻ làm các con vật từ lá cây như con trâu từ lá
mít, con nhím từ vỏ quả chôm chôm, con rùa từ vỏ quả cam…kết hợp các hột hạt
để làm các bộ phận của con vật…Chủ đề “Phương tiện giao thông” ngoài việc
cho trẻ xếp hình, vẽ, nặn, xé dán, tìm cắt các loại phương tiện giao thông trên họa
báo, trong các giờ trò chuyện cùng trẻ tôi gợi ý cho trẻ tìm cách thể hiện làm các
phương tiện giao thông bằng lá, cành cây khô, muốn trẻ thực hiện được các sản
phẩm từ các nguyên vật liệu này thì giáo viên phải chịu khó tìm tòi, chuẩn bị

nguyên liệu phù hợp lá cây khô phải tìm lá mới rụng, có màu đẹp như màu vàng,
xám…cành cây nhỏ dai, nhiều màu.
- Yêu cầu các vật liệu phải đảm bảo vệ sinh, dễ sử dụng, phù hợp và không
gây nguy hiểm cho trẻ, trước khi thực hiện cô cung cấp cho trẻ về tác dụng của các
vật liệu, cho trẻ nói lên ý tưởng các sản phẩm mà trẻ muốn tạo ra từ những vật liệu
đó.
- Giáo viên cho trẻ biết ý nghĩa của việc sử dụng các nguyên vật liệu, sự kết
hợp nhiều vật liệu khác nhau sẽ làm cho sản phẩm tạo hình thêm sinh động. Tuy
nhiên bước đầu số trẻ làm đẹp chưa nhiều nhưng trong quá trình thực hiện đa số trẻ
11


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
đã tạo ra các sản phẩm rất ngộ nghĩnh mà bản thân giáo viên cũng rất bất ngờ bởi
sự sáng tạo của trẻ. Trong quá trình trẻ làm giáo viên gợi ý tạo không khí trò
chuyện vui vẻ giúp trẻ mạnh dạn nói lên những tưởng tượng của trẻ, nó sẽ giúp
giáo viên có thêm ý tưởng, trong những giờ hoạt động như thế trẻ rất say sưa và
thích thú.
- Tùy vào từng chủ đề, từng nội dung bài dạy mà giáo viên chuẩn bị các
nguyên vật liệu, vật mẫu và cách thay đổi hình thức tổ chức, có những đề tài giáo
viên có thể thực hiện dưới dạng một câu chuyện kể, yêu cầu nội dung câu chuyện
phải phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với chủ đề và xuyên suốt từ phần ổn
định tổ chức đến phần kết thúc bài. Tổ chức hoạt động tạo hình dưới dạng trò chơi,
yêu cầu tên trò chơi phù hợp với chủ đề, đề tài nội dung các trò chơi phải lô rích,
tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi được tham gia trò chơi. Trong quá trình tổ chức
trò chơi yêu cầu giáo viên phải đưa ra được luật chơi để trẻ thi đua nhưng vẫn đảm
bảo được nội dung theo yêu cầu bài dạy. Trong quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện
giáo viên có thể lồng ghép mở các đoạn nhạc không lời phù hợp với nội dung, ví
dụ những đề tài về chủ đề “Mùa xuân” thì mở nhạc vui vẻ, rộn ràng, những đề tài

về chủ đề “Gia đình” thì mở nhạc có tính chất dịu dàng, tha thiết hay chủ đề “Quê
hương - đất nước” thì chọn những bài nhạc về quê hương…Trong quá trình mở
nhạc giáo viên phải chú ý để tiếng nhạc không quá to, phù hợp với tình hình của
lớp mà vẫn đảm bảo được sự bao quát, gợi ý của cô.
- Tổ chức hoạt động quan trọng nhất vẫn là tạo không khí học tập cho trẻ,
giáo viên luôn tạo ra những tình huống bất ngờ một cách vui vẻ, nhẹ nhàng giúp trẻ
chú ý và hứng thú hơn. Giáo viên không nên chú trọng quá nhiều vào việc bắt trẻ
tạo ra sản phẩm giống cô mà chủ yếu là giúp trẻ tưởng tượng và tạo ra các sản
phẩm theo yêu cầu nhưng vẫn bộc lộ được sự sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ
và nếu giáo viên chú ý chúng ta sẽ thấy được các cá tính khác nhau của từng trẻ
12


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
được thể hiện trong các sản phẩm như cách dùng nguyên liệu, và thể hiện các
đường nét, bố cục…
- Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động tạo hình chủ đề “Thực vật” đề tài “Dán
các loại hoa” lớp chồi.
Tôi tổ chức dưới dạng kể một câu chuyện về ngày hội của các loại hoa, khi thực
hiện các phần như ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài cô kể về ngày hội các loài
hoa đua nhau thi tài, mỗi loài hoa có một thế mạnh riêng song ai cũng muốn mình
được khán giả và ban giám khảo bình chọn, cho nên các loài đã thể hiện mình dưới
nhiều hình thức “Hoa hồng” thì nhờ họa sĩ tài ba thể hiện sự khéo léo qua các
đường nét xé dán từ những tờ giấy nhăn nhiều màu tạo thành những cánh hoa tròn
chụm vào nhau, kết hợp nhụy hoa, cành hoa, cuống hoa và lá hoa, giáo viên phân
tích cách xé, màu sắc…, đến tranh hoa đồng tiền cô tiếp tục kể, vì không muốn
thua kém bạn hoa hồng, hoa đồng tiền cũng nhờ các họa sĩ tái hiện lại vẻ đẹp của
mình bằng những vật liệu hết sức gần gũi với nông dân đó là những lá lúa khô với
màu vàng óng và phân tích tranh đi kèm lời kể chuyện hay hoa cúc được xé từ

những tờ giấy màu quen thuộc, hoa thược dược được xé từ những chiếc lá khô
mỏng manh, vàng óng…, những bức tranh xé dán giáo viên trang trí thêm cho đẹp
và hướng dẫn trẻ, sau mỗi lần chuyển sang cho trẻ xem tranh các loại hoa khác tôi
sẽ cho trẻ đoán nội dung theo ý trẻ và kết hợp với nội dung câu chuyện, vì vậy nội
dung câu chuyện giáo viên phải luôn tùy vào tình hình để kể cho phù hợp với đề tài
và gây được sự tò mò của trẻ, cô luôn phải đặt ra những tình tiết có tính hấp dẫn,
phải chú ý về nội dung câu chuyện đảm bảo trẻ không đoán trước được và phải có
sự đối thoại dễ thương của từng nhân vật do giáo viên tự nghĩ ra, mỗi bức tranh
trong câu chuyện khi cho trẻ xem cô để trẻ tự nói được hình dạng, màu sắc,
nguyên vật liệu, bố cục bức tranh để tạo sự hứng thú và bất ngờ cho trẻ. Chuyển
sang phần trẻ thực hiện tùy vào tình hình của lớp nhưng vẫn gắn vào nội dung câu
13


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
chuyện để giáo viên cho trẻ thực hiện đề tài cô yêu cầu một cách hào hứng. Cô nói
phần trình diễn và giới thiệu về các loại hoa đã kết thúc bây giờ các loại hoa rất
nóng lòng để chờ kết quả bình chọn từ phía khán giả, loài hoa nào được khán giả
yêu thích nhất thì sẽ thể hiện qua sản phẩm của mình nhiều nhất, đẹp nhất. Bây giờ
các loài hoa muốn ẩn mình để thử tài khán giả, xem ai là người ấn tượng nhiều
nhất về các loài hoa. Trong khi thể hiện sự bình chọn của mình đối với các loài hoa
yêu cầu khán giả sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn để dán các loại hoa theo ý
tưởng của mình. Khi dán phải xếp hình, bôi hồ như thế nào? Cho trẻ nói. Tiếp theo
thời gian thực hiện khi có tiếng nhạc đến khi tiếng nhạc kết thúc khán giả phải
hoàn thành xong phần thể hiện bình chọn của mình, cô mở nhạc (không mở quá to)
vừa đủ nghe nhạc không lời nhẹ nhàng, vui tươi tạo không khí hứng thú cho trẻ,
muốn mở nhạc phù hợp đòi hỏi giáo viên phải chịu khó tìm hiểu và lựa chọn để tìm
loại nhạc phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy. Trong khi trẻ thực hiện giáo
viên quan sát nếu cảm thấy trẻ hào hứng, say sưa làm thì giáo viên để trẻ hoàn

thiện bức tranh không nhất thiết phải xen trò chơi vào giữa nhưng khi thấy trẻ mệt
mỏi thì phải linh động xen vào các trò chơi ngắn, vui nhộn tạo sự thoải mái cho trẻ,
ví dụ cô cố thể tắt nhạc và nói “Ồ sắp có tín hiệu mới, muốn biết đó là tín hiệu gì
chúng ta cùng chú ý nào”, khi đó cô có thể làm động tác tay để tạo thành bông hoa,
cho trẻ đoán cô đang làm gì, cho trẻ làm theo, kết hợp lời nói “Tôi là nụ, tôi muốn
thành hoa, tôi phải lớn lên, lớn lên và nở, những câu cuối cô nói to hơn, vui hơn thể
hiện sự lớn lên muốn nở rộ ra, sau câu nói cô tạo thành bông hoa nở thật to, vài lần
cho trẻ cười thoải mái trong khi chơi. Khi trẻ vui vẻ lại thì giáo viên lại cho trẻ tiếp
tục. Giáo viên muốn trẻ dừng tay thì phải có tín hiệu khi tắt nhạc để hướng trẻ vào
nội dung mới của câu chuyện như các con ơi cô thấy sau một thời gian ẩn mình
bây giờ các loài hoa rất tò mò muốn ra xem sản phẩm của các con thể hiện như thế
nào, các con có đồng ý không nào. Sau đó cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá cô
14


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
đã chuẩn bị, trước khi cho trẻ lên nhận xét cô nói bây giờ là phần công bố kết quả
bình chọn của khán giả đối với các loại hoa bằng tất cả tình cảm, khả năng sáng tạo
của mình xin mời khán giả có ý kiến nhận xét, cho trẻ nhận xét giáo viên phải tuyệt
đối tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, khi kết thúc phần nhận xét giáo lồng vào nội
dung câu chuyện, xin chúng ta cùng cho một tràng pháo tay tặng tập thể lớp và ban
giám khảo là cô sẽ công bố loài hoa được khán giả thể hiện đẹp nhất là thắng cuộc,
lễ hội các loài hoa kết thúc và hoa được thể hiện đẹp nhất sẽ nhận danh hiệu “nữ
hoàng” trong một năm. Để chúc mừng hoa (tên hoa mà trẻ dán đẹp nhất) chúng ta
sẽ hát múa để chúc mừng cô chuyển hoạt động và kết thúc bài dạy.
- Trong khi thực hiện các hoạt động tạo hình tùy vào chủ đề, nội dung chủ đề
nhánh và trọng tâm loại tiết cũng như tình hình của lớp mà hình thức và phương
pháp dạy tôi phải thay đổi hình thức, phương pháp lồng ghép tích hợp để lôi cuốn
trẻ, không nhất thiết phải thực hiện theo từng nội dung như giáo án, mà giáo viên

có thể linh động, thay đổi nhưng vẫn phải gữ lại phần trọng tâm để thực hiện theo
yêu cầu bài dạy.
- Hình thức nhận xét sản phẩm cũng luôn được thay đổi như nếu trẻ đã thực
hiện quá nhiều lần việc lên nhận xét bài của bạn thì giáo viên nên thay đổi cho trẻ
tự cầm sản phẩm của mình đứng (ngôi) thành vòng tròn để cả lớp cùng quan sát hết
sản phẩm của bạn và nói lên ý tưởng và cảm nhận của bản thân khi thể hiện sản
phẩm nhưng muốn gây sự hứng thú toải mái cho trẻ thì cô phải xen vào nội dung
trò chơi ngắn mà cô nghĩ ra hoặc một tình huống nào đó để lôi cuốn trẻ, qua nhiều
lần tôi đã rút ra kinh nghiệm là nếu giáo viên muốn có hiệu quả cao thì tiết học
bao giờ cũng phải vui nhộn, gây được sự tập trung của trẻ bằng những tình huống,
câu đố, hoặc chỉ cần một động tác bí mật, một lời nói gây ấn tượng của cô để lôi
cuốn trẻ, thì trẻ sẽ tập trung và hiệu quả sẽ cao hơn, quan trọng hơn nữa là nếu giáo

15


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
viên luôn chịu khó tìm tòi, sáng tạo thì sẽ tạo sự hứng thú, ham muốn khám phá
cho trẻ khi tham gia vào hoạt động mà cô yêu cầu.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Để thực hiện có hiệu quả hoạt động tạo hình đối với trẻ người giáo viên
phải thật sự nhiệt tình có tâm huyết, chịu khó tìm tòi quan tâm chú ý đến khả năng
và sở thích của trẻ, tạo điều kiện để trẻ có cơ hội thể hiện mình, giúp trẻ phát huy
trí tưởng tượng phong phú, động viên trẻ biết thể hiện suy nghĩ của mình, luôn trân
trọng và tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp nhất.
- Giáo viên chịu khó sưu tầm và sáng tạo ra các sản phẩm bằng những vật
liệu xung quanh dễ tìm, dễ kiếm và gần gũi trẻ, tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc và biết
sử dụng những vật liệu quen thuộc để thể hiện các sản phẩm tạo hình theo nhu cầu
và sở thích của trẻ.

- Trong quá trình thực hiện giáo viên cần quan tâm đến việc lựa chọn vật liệu
phải đảm bảo vệ sinh, an toàn, và phù hợp với trẻ.
- Tạo cho trẻ có thói quen tập trung, chú ý khi quan sát các sự vật hiện tượng
xung quanh, giáo viên thường xuyên tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp, hấp dẫn để
lôi cuốn trẻ, các sản phẩm của cô phải ngộ nghĩnh phù hợp với trẻ và dễ thực hiện
để trẻ làm theo, không đưa ra các sản phẩm quá khó và xa rời đối với trẻ. Luôn
quan tâm động viên những trẻ có năng khiếu cũng như những trẻ quá yếu trong
hoạt động tạo hình, trao đổi với phụ huynh để thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ khám phá và thể hiện.
- Chú ý hướng trẻ vào hoạt động tạo hình khi thực hiện các hoạt động khác
nhất là các hoạt động có chủ đích bằng nhiều hình thức giáo viên lồng ghép tích
hợp tạo hình như cho trẻ xếp, vẽ, tô màu , xé dán, nặn…Tạo cơ hội cho trẻ trưng
bày các các sản phẩm tạo hình theo ý thích của trẻ, nếu trẻ thích giáo viên có thể
cho trẻ mang các sản phẩm tạo hình về khoe với người thân…Góc tạo hình của trẻ
16


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
luôn được thay đổi theo chủ đề để trẻ có cảm giác mới, giúp trẻ thích trưng bày từ
đó tạo động lực cho trẻ thể hiện.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Bên cạnh việc tìm ra các giải pháp để thực hiện naang cao chất lượng trong
việc tổ chức tốt các hoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên cần tìm ra các biện pháp
hữu hiệu để thực hiện. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải quan tâm gần gũi
trẻ, biết động viên giúp những trẻ yếu trong hoạt động tạo hình, rèn kỹ năng cần
thiết để tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu cuả cô dần hình thành cho trẻ cách cảm
nhận và muốn tạo ra các sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ. Bên cạnh đó công
tác phối hợp với gia đình trẻ cũng rất cần thiết giúp giáo viên nắm rõ về sở thích,
tính cách và năng khiếu của trẻ để có hướng bồi dưỡng để trẻ được phát triển hết

khả năng của trẻ một cách đúng đắn nhất. Qua kinh nghiệm từ bản thân tôi nhận
thấy nếu làm tốt công tác phối hợp với gia đình trẻ thì sẽ rất thuận lợi cho giáo viên
trong việc tìm các nguồn nguyên vật liệu gần gũi, an toàn, đẹp và phong phú, giáo
viên còn có thể tham khảo những phụ huynh có kiến thức về tạo hình giúp cho giáo
viên có thêm kinh nghiệm.

- Trong quá trình thực hiện theo các giải pháp mới thì bản thân phải luôn suy
nghĩ để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động
tạo hình trong trường mầm non.
e. Kết quả khảo nghiệm của đề tài.
- Trong quá trình dạy học hai năm áp dụng các biện pháp mới về “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mầm non” tôi
đã thu được một số kết quả như sau:

17


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
Trước khi áp dụng các giải pháp

Sau khi áp dụng các giải pháp

- Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt - Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt
động tạo hình 50%
động tạo hình trên 85%
- Trẻ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu 70% - Trẻ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu 95%
trở lên, sản phẩm có tính sáng tạo 35 trở lên, sản phẩm có tính sáng tạo 75%
-40%
- Trẻ biết tạo ra sản phẩm từ nguyên - Trẻ biết tạo ra sản phẩm từ nguyên vật

vật liệu gần gũi 40 - 45%
liệu gần gũi một cách sáng tạo trên 85%
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của
mình 55 – 60%.

mình một cách sáng tạo 85 – 90% trở

lên.
- Trẻ biết sử dụng thành thạo các kỹ - Trẻ biết sử dụng thành thạo các kỹ
năng trong hoạt động tạo hình 60 – 65% năng một cách sáng tạo trong hoạt động
tạo hình 90 – 95%.
- Sự phong phú về chất liệu của các vật - Sự phong phú về chất liệu của các vật
mẫu đạt 55 – 60%.

mẫu đạt 90 – 95%.

II.4. KẾT QUẢ
- Vận dụng những kinh nghiệm trên vào quá trình giảng dạy trên thực tế đã
mang lại kết quả tích cực trong các giờ hoạt động tạo hình được đồng nghiệp đánh
giá cao.
- Trẻ có những chuyển biến rõ rệt về kỹ năng tạo hình, tích cực tham gia
vào các hoạt động do cô tổ chức, trẻ biết yêu, thưởng thức các sản phẩm nghệ
thuật, góp góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
- Kết hợp với phụ huynh định hướng, giúp phát hiện những trẻ có năng khiếu
về nghệ thuật tạo hình tạo cơ hội để trẻ thể hiện để từ đó bồi dưỡng năng khiếu cho
trẻ.
18


Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình

trong trường MN
- Mang đến cho trẻ sự hứng thú, tích cực trong học tập, lao động tạo giúp giáo
viên thuận lợi trong việc lồng ghép tích hợp các môn học vào hoạt động tạo hình
và ngược lại.
- Làm phong phú thêm cho góc tạo hình, tạo được niềm tin và sự phấn khởi
từ phụ huynh. Từ đó vận động phụ huynh có những đóng góp tích cực đối với các
hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo để giúp
trẻ ngày càng tiến bộ hơn.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN
- Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động quan trọng và hấp dẫn
nhất đối với trẻ mẫu giáo, qua tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một
cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy và cảm nhận được trong cuộc sống, gây cho
trẻ những rung động mạnh mẽ, tạo những xúc cảm, tình cảm tích cực cho trẻ.
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức mang tính hình tượng, có
vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Nó còn là hoạt động
tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mĩ,

còn là môi trường, phương tiện để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt
động học tập trong trường phổ thông.
- Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có đủ điều kiện để phát triển mọi mặt về
đức, trí, thể, mĩ và hình thành phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một
thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
III.2. KIẾN NGHỊ.
- Sáng kiến là những kinh nghiệm của bản thân cho nên không tránh khỏi
thiếu sót, vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng

19



Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
trong trường MN
giám khảo và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn và vận dụng vào
thực tế trong các trường mầm non trên địa bàn.

20



×