Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường THPT Dương Quảng Hàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.76 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DƯƠNG QUẢNG HÀM”
1
PHẦN I: LÍ LỊCH KHOA HỌC
1. Họ tên tác giả: Nguyễn Văn Thiều
2. Chức vụ: Hiệu trưởng
3. Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Quảng Hàm
4. Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn
ở trường THPT Dương Quảng Hàm.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. Mở đầu
1. Thực trạng vấn đề đòi hỏi có giải pháp mới để giải quyết.
Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 7 tháng 8 năm 2013 của Bộ giáo dục và
đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013 – 2014
đã chỉ rõ việc tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý,
giáo viên:
“Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn thông qua hoạt
động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng
giáo viên mới; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường tổ chức hội thảo từ cấp
trường, cụm trường, phòng, Sở GDĐT. Triển khai thực hiện quy định mới về đánh giá
giờ dạy của giáo viên trung học. Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả hội thi giáo
viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các
môn học trong các cơ sở giáo dục trung học. Tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia
cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp, tiếp tục bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu
khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; tăng cường vai
trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học
sinh”
Đó là lý do thúc đẩy tác giả nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất


lượng hoạt động chuyên môn ở trường THPT Dương Quảng Hàm”.
2. Ý nghĩa, tác dụng của giải pháp mới.
Một số giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường
THPT Dương Quảng Hàm có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của cán
bộ quản lý và giáo viên theo kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của trường THPT
Dương Quảng Hàm và Sở GD&ĐT.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2
Trên cơ sở nghiên cứu chỉ thị nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục trung học 2013 – 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ giáo dục và
đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên tác giả nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn định hướng cho việc nghiên cứu tìm giải pháp
của đề tài.
4.1. Cơ sở lý luận
+ Nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở trường THPT.
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban
hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo tại điều 16 đã chỉ rõ những nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
“Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và
quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và
các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp
vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên”.
+ Nhiệm cụ của giáo viên trung học.
Tại chương IV điều 31 trong điều lệ nhà trường đã khẳng định nhiệm vụ của giáo
viên bộ môn:
“Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của
nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy

định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các
hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham
gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa
phương; Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng
cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của
học sinh; Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; Giữ gìn phẩm chất, danh
dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối
xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện,
hợp tác, an toàn và lành mạnh; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia
đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật”.
3
4.2. Cơ sở thực tiễn
Các năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012 trường THPT Dương Quảng Hàm đã gặt
hái được một số thành tích nổi bật về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, năm học 2012 –
2013 chất lượng giáo dục của nhà trường bước đầu có xu hướng giảm sút, khiến cho cán
bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh có một số băn khoăn nhất định, cụ thể là:
Kết quả các
cuộc thi văn hóa
Năm học
2010-2011
Năm học
2011 - 2012
Năm học
2012 - 2013
Tỷ lệ tốt nghiệp

lớp 12
100% 100% 99,4%
Xếp hạng đồng
đội HSG cấp tỉnh
1/25 trường
THPT không
chuyên
1/25 trường
THPT không
chuyên
3/25 trường
THPT không
chuyên
Xếp hạng trường
có điểm thi ĐH
140 trong tốp
200 trường có
điểm thi ĐH cao
nhất TQ
141 trong tốp
200 trường có
điểm thi ĐH cao
nhất TQ
228 ngoài tốp
200 trường có
điểm thi ĐH cao
nhất TQ
5. Các giải pháp và thời gian thực hiện.
5.1. Giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thông qua nghiên cứu bài
học được thực hiện thường xuyên trong năm học.

5.2. Giải pháp tăng cường dự giờ thăm lớp được thực hiện thường xuyên, cao
điểm vào tháng 11 năm 2013 và tháng 3 năm 2014.
5.3. Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học được thực
hiện thường xuyên trong năm học.
5.4. Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh được
thực hiện thường xuyên trong năm học.
5.5. Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học được thực
hiện chủ yếu vào các tháng 12/2013 và tháng 2,3/2014.
5.6. Giải pháp tổ chức hội thảo khoa học được thực hiện vào các tháng
10,11/2013 và tháng 2,3/2014.
5.7. Giải pháp phát huy hiệu quả hội thi chọn giáo viên dạy giỏi, thi chọn học sinh
giỏi cấp tỉnh tập trung chủ yếu vào các tháng 10,11/2013 và tháng 2,3/2014.
4
5.8. Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn được thực hiện thường
xuyên, chủ yếu vào tháng 9,10,11/2013.
5.9. Giải pháp tăng cường vài trò của giáo viên chủ nghiệm lớp trong việc quản lý
giáo dục toàn diện cho học sinh được thực hiện thường xuyên trong năm học.
B. Mục tiêu chung của các giải pháp
1. Nhiệm vụ của đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, kết hợp với thực trạng công tác quản lý
hoạt động dạy và học trong nhà trường tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải
pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động dạy và học trong nhà trường.
2. Các giải pháp giải quyết thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
2.1 Giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thông qua nghiên cứu
bài học.
2.1.1 Nội dung giải pháp
Theo quy định tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần, sau sinh hoạt tổ
chuyên môn thường sinh hoạt nhóm chuyên môn với thời lượng sinh hoạt tổ,
nhóm chuyên môn là 2 tiết/buổi. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
gắn với việc rà soát công tác chuyên môn của tổ, ký kiểm tra giáo án, thống

nhất mục đích yêu cầu bài dạy, thống nhất cấu trúc ma trận đề kiểm tra định
kỳ và thường xuyên, rút kinh nghiệm giờ dạy của tổ trưởng chuyên môn, tiến
độ thực hiện chương trình,
Giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:
Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đã nói ở trên được thực hiện
tiết 1 của buổi sinh hoạt. Tiết 2 sinh hoạt nhóm chuyên môn bằng việc phân
công giáo viên lần lượt thực hiện các tiết dạy khó trong chương trình như tiết
luyện tập, tiết ôn tập chương, tiết dạy tự chọn, tiết dạy thực hành, trên cơ sở
giáo viên trong nhóm có giáo án về các tiết dạy đó.
2.1.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
Trong buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn đều chuẩn bị
giáo án về các tiết dạy khó được tổ trưởng, nhóm trưởng phân công và lên
lớp trước đồng nghiệp, được đồng nghiệp chia sẻ góp ý trong việc thi công
bài giảng.
2.1.3 Cách tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Giáo viên bộ môn soạn giáo án các tiết dạy khó trước 1 tháng
+ Giáo viên trong nhóm chia sẻ cách tiếp cận thiết kế bài giảng
+ Tổ trưởng phân công giáo viên dạy thử các tiết dạy khó
5
Thông qua việc nghiên cứu bài học, thiết kế và thi công tiết dạy thử làm cho
giáo viên trong nhóm, đặc biệt là giáo viên mới vào nghề nhanh trưởng thành,
tiến bộ trong giảng dạy.
18/60 giáo viên (30%) được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường;
2/2 giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm giỏi cấp
tỉnh (Thầy Trần Huy Tuân môn vật lý – Cô Nguyễn Thị Khánh Chi môn hóa học).
2.2 Giải pháp tăng cường dự giờ thăm lớp.
2.2.1 Nội dung giải pháp
Theo quy định giáo viên các bộ môn dự giờ 2 tiết trên tháng, đối với giáo viên tập
sự dự giờ 4 tiết trên tháng. Việc dự giờ của giáo viên được ghi chép trong sổ dự giờ có
góp ý đánh giá tiết dạy của đồng nghiệp.

Giải pháp mới về tăng cường dự giờ thăm lớp:
Giáo viên dự giờ đồng nghiệp phải có bài soạn được thống nhất cách thiết kế
bài dạy của hai giáo viên dự giờ và được dự giờ.
2.2.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
Bài dạy của giáo viên được dự giờ đã được thống nhất về mục đích yêu cầu, cách
thức tổ chức thực hiện tiết dạy giữa giáo viên được dự với giáo viên đến dự giờ (cùng
nhóm bộ môn).
Các tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Giáo viên đi dự giờ báo cho đồng nghiệp được dự trước 1 tuần
+ Giáo viên dự giờ và được dự giờ thống nhất mục tiêu và cách thức tổ chức tiết
dạy, nội dung bài dạy, câu hỏi kiểm tra học sinh.
Thông qua việc dự giờ thăm lớp, các giáo viên trong nhóm chuyên môn gắn kết
hơn trong việc giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giờ dạy.
2.3 Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học.
2.3.1 Nội dung giải pháp
Đổi mới phương pháp dạy học, suy cho cùng thực chất là đổi mới phương pháp
thiết kế và thi công tiết dạy trên lớp mà trước hết là phương pháp thiết kế bài dạy. Trong
phạm vi đề tài này, tác giả chọn việc đổi mới thiết kế bài dạy (soạn giáo án) làm khâu đột
phá cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp cũ trong việc thiết kế bài dạy là trên cơ sở mục tiêu bài dạy, giáo viên
tham khảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo bộ môn để soạn giáo án thiết kế bài dạy.
Giải pháp mới cho việc thiết kế bài dạy: Giáo viên căn cứ vào câu hỏi, bài tập,
được ghi sau nội dung bài dạy, tiết dạy trong sách giáo khoa để xây dựng hệ thống câu
hỏi dẫn dắt học sinh thực hiện tiết dạy trên lớp.
2.3.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
6
Giáo viên soạn giáo án thiết kế bài dạy theo phương pháp cũ:
Mục tiêu bài dạy + Nội dung bài dạy theo SGK
Phương pháp soạn giáo án thiết kế bài dạy theo phương pháp mới: Mục tiêu bài
dạy + Câu hỏi bài tập trong SGK + Nội dung bài dạy theo SGK.

2.3.3 Cách tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Từ câu hỏi, bài tập trong SGK, sách tham khảo giáo viên định hướng việc thiết kế
giáo án.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi phát vấn, đàm thoại với học sinh làm nổi bật trọng
tâm theo mục tiêu tiết dạy.
Thiết kế bài dạy theo cách mới giúp giáo viên không lệch trọng tâm nội dung, kiến
thức, kĩ năng, giúp học sinh hiểu bài và hoàn thành nhiệm vụ bài học một cách hiệu quả.
2.4 Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
2.4.1 Nội dung giải pháp
Khi thực hiện chương trình nội dung dạy học, giáo viên thực hiện việc kiểm tra
đánh giá học sinh theo quy định. Bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên giáo viên phải
thực hiện cấu trúc, ma trận đề kiểm tra:
Nhận biết 40%; Hiểu 30%; Thành thạo 15-20%; Sáng tạo 10-15%
Tùy theo đối tượng học sinh mà dung lượng nhận biết, hiểu, thành thạo, sáng tạo có
thể điều chỉnh một cách hợp lý. Để thực hiện cấu trúc, ma trận đề kiểm tra sát đối tượng
học sinh, giáo viên thường ra đề kiểm tra theo hướng vận dụng bài học, đề kiểm tra có
nhiều câu hỏi và bài tập phủ khắp nội dung giới hạn chương trình
2.4.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
Giải pháp cũ: Giáo viên thường ra đề kiểm tra ít câu hỏi và bài tập, khó phân loại
trình độ, khó thực hiện cấu trúc, ma trận đề.
Phương pháp mới: Giáo viên kết hợp hài hòa giữa cấu trúc ma trận đề kiểm tra với
dung lượng câu hỏi bài tập nhằm đánh giá phân loại năng lực nhận thức của học sinh.
2.4.3 Các tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Nhóm bộ môn xây dựng cấu trúc, ma trận đề và thực hiện ra đề kiểm tra trước
một học kì, thường thực hiện vào đầu năm học và kết thúc vào học kỳ I. Cấu trúc ma trận
đề kiểm tra được nhà trường tập hợp thành ngân hàng đề, giúp giáo viên tham khảo thực
hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh trong kỳ học, năm học trên cơ sở tham khảo chuẩn
kiến thức kỹ năng bộ môn, chương, tiết dạy.
2.5 Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học.
2.5.1 Nội dung giải pháp

Ban chuyên môn nhà trường tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên nghiên cứu chi
tiết nội dung công văn số 1367/SGDĐT-CNTT ngày 12/9/2013 của Sở giáo dục và đào
tạo về việc hướng dẫn viết đề tài SKKN, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và các
7
bộ đề thi trong ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên. Nhà trường xây dựng kế hoạch thời
gian thực hiện nghiên cứu và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
+ Tháng 9,10/2013:Giáo viên báo cáo tên đề tài SKKN.
+ Tháng 11/2013 đến tháng 02/2014 giáo viên hoàn thành đề cương của đề tài
SKKN.
+ Tháng 3/2014: Giáo viên hoàn thành đề tài SKKN và báo cáo trước tổ nhóm
chuyên môn.
+ Đầu tháng 4/2014 Hội đồng khoa học nhà trường chấm thẩm định đề tài SKKN,
báo cáo Sở giáo dục và đào tạo.
2.5.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
Đề tài SKKN và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng năm học 2013 – 2014
được thực hiện một cách nghiêm túc theo chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo. Cán bộ
giáo viên nhà trường thực hiện việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài theo lộ trình thời
gian nhất định do Sở giáo dục và đào tạo quy định trước ngày 15/4/2014
2.5.3 Cách tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Nhà trường tổ chức tập huấn cho giáo viên viết đề tài SKKN, nghiên cứu KHSP
ứng dụng.
+ Hội đồng khoa học nhà trường chấm thẩm định xác định 50% cán bộ giáo viên có
đề tài SKKN, nghiên cứu KHSP ứng dụng được xếp loại A cấp trường, chuyển Sở giáo
dục và đào tạo đánh giá xếp loại.
2.6 Giải pháp tổ chức hội thảo khoa học.
2.6.1 Nội dung giải pháp
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 – 2014, nhà trường đã tổ chức các hội
thảo khoa học:
+ Tháng 10/2013 hội thảo khoa học vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc
giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh.

+ Tháng 11/2013 hội thảo nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh lớp 10 của nhà trường tại khu nghỉ mát Tam đảo (Vĩnh Phúc)
+ Tháng 11/2013 hội thảo nâng cao năng lực sử dụng thiết bị, thí nghiệm đối với
giáo viên bộ môn Lý – Hóa – Sinh
+ Tháng 12/2013 hội thảo cụm trường nâng cao chất lượng hoạt động dạy học đối
với các bộ môn Toán – Lý – Hóa – Văn – Tiếng Anh gắn với cuộc thi Olympic Bắc Hưng
Hải tại THPT Trần Hưng Đạo.
+ Tháng 12/2013 tổ chức tọa đàm nhân chứng lịch sử về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ
với tuổi trẻ trường THPT Dương Quảng Hàm
8
+ Tháng 02/2014 hội thảo cụm trường nâng cao năng lực công tác quản lý tổ
chuyên môn giữa 3 trường THPT: Quảng Xương 4 (Thanh Hóa), Lương Sơn (Hòa Bình),
và Dương Quảng Hàm (Hưng Yên).
+ Tháng 02/2014 tổ chức câu lạc bộ Thơ – Văn cho học sinh và giáo viên có bài
đăng báo, tập san của ngành.
+ Tháng 02/2014 tổ chức câu lạc bộ toán cho học sinh và giáo viên có bài đăng trên
tập san của trường, báo Toán học tuổi trẻ, báo Hoa học trò
+ Tháng 3/2014 hội thảo cụm trường nâng cao năng lực sử dụng thiết bị thí nghiệm
môn hóa học.
+ Tháng 4/2014 hội nghị tập huấn sưu tầm và tập hợp minh chứng phục vụ công tác
tự đánh giá trường THPT.
2.6.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
Ngoài việc tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp trường, nhà trường đã tăng
cường tổ chức hội nghị hội thảo khoa học cụm trường trong tỉnh và cụm trường các tỉnh
bạn giúp cán bộ quản lý và giáo viên mở rộng việc giao lưu học hỏi, trao đổi học tập
kinh nghiệm với các đơn vị bạn, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường.
2.6.3 Các tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Nhà trường báo cáo Sở giáo dục đào tạo, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị hội
thảo khoa học.

+ Ban chuyên môn nhà trường phân công cán bộ giáo viên viết và trình bày báo cáo
tại các hội nghị, hội thảo khoa học.
+ Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học;
chuẩn bị nguồn kinh phí đảm bảo việc tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 5 học sinh được đăng bài trên báo Toán học
tuổi trẻ; 3 giáo viên được đăng bài trên tập san của ngành; 30/60 giáo viên có đề tài
nghiên cứu khoa học đề nghị Sở giáo dục và đào tạo đánh giá xếp loại SKKN cấp ngành;
Cuộc thi Olympic Bắc Hưng Hải, nhà trường được xếp hạng đồng đội 1/8 trường tham
gia.
2.7 Giải pháp phát huy hiệu quả hội thi giáo viên dạy giỏi, thi HSG cấp tỉnh
2.7.1 Nội dung giải pháp
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhà trường xác định tham gia đầy đủ các cuộc
thi chọn giáo viên dạy giỏi, thi chọn HSG cấp tỉnh, phân công giáo viên bồi dưỡng đội
tuyển:
STT Họ tên GV Lĩnh vực cuộc thi,
9
Môn học bồi dưỡng
1 - Lý Chí Hướng
- Triệu Văn Hưng
- Phan Thị Kim Ngân
- Nguyễn Minh Tân
Toán, giải toán trên máy tính, giải
toán trên mạng, Olympic Bắc –
Hưng - Hải
2 - Đào Tất Tú
- Nguyễn Thị Bông
- Trịnh Thị Huyền
Tin, tin học ngành GDĐT
3 - Nguyễn Thanh Tuấn
- Nguyễn Huy Hoàng

- Trần Huy Tuân
- Lý Minh Hòa
Lý, sáng tạo khoa học kỹ thuật, giải
toán trên máy tính, Olympic Bắc –
Hưng - Hải
4 - Nguyễn Văn Hải
- Nguyễn Thị Khánh Chi
- Lý Thị Thanh Loan
Hóa, giải toán trên máy tính,
Olympic Bắc – Hưng - Hải
5 - Hoàng Nghĩa Kiên
- Lê Thị Thu Hiền
- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Sinh, giải toán trên máy tính
6 - Nguyễn Thanh Hoài
- Đỗ Thị Hương
Sáng tạo khoa học kỹ thuật
7 - Lê Thị Quỳnh Sen
- Ngô Minh Hà
- Chu Thu Phương
- Nguyễn Thị Cẩm Thơ
Văn, vận dụng kiến thức liên môn,
Olympic Bắc – Hưng - Hải
8 - Nguyễn Văn Nhuần
- Nguyễn Thị Thúy
Sử, vận dụng kiến thức liên môn
9 - Nguyễn Thị Kim Huế
- Nguyễn Đức Thuận
Địa, vận dụng kiến thức liên môn
10 - Nguyễn Thị Kim Anh Tiếng Anh, tiếng anh trên mạng,

10
- Hà Thị Thơm
- Lê Thị Huệ
- Nguyễn Thị Hồng
Nhung
Olympic Bắc – Hưng - Hải
Tổng 31
2.7.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch và phân công 2 – 4 giáo viên nòng cốt
các bộ môn tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG.
Huy động 31/62 giáo viên nhận nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cụm
trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Số lượng giáo viên được phân công bồi dưỡng đội tuyển
so với giải pháp cũ (16 GV) tăng gấp 2 lần, qua đó nhà trường phân công thêm 15 giáo
viên mới tham gia bồi dưỡng đội tuyển, góp phần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên mới.
2.7.3 Cách tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
+ Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng giáo
viên dạy giỏi, học sinh giỏi.
+ Phân công giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh bồi dưỡng giúp đỡ 1 đồng
nghiệp trở thành GVDG cấp tỉnh.
+ Chất lượng hiệu quả đạt được:
Nội dung cuộc thi
Xếp hạng cấp tỉnh
Năm học
2012 – 2013
Năm học
2013 – 2014
Thi chọn HSG các môn văn hóa 3/25 1/25
Thi chọn HSG giải toán trên MT cầm tay 3/25 2/25
Thi chọn HSG Tiếng Anh trên mạng

Internet
0 11/14 HS đạt giải
Thi chọn HSG Toán trên mạng Internet 0 4/10 HS đạt giải
11
Thi Olympic Bắc Hưng Hải cụm trường
THPT
2/8 1/8
Thi chọn HSG sáng tạo khoa học kĩ thuật 0 3/26
Thi chọn GV dạy giỏi, sử dụng thiết bị thí
nghiệm giỏi
1/4 GV đạt
danh hiệu
2/2 GV đạt danh
hiệu
Thi chọn HSG Tin học 2/3 HS đạt giải
2.8 Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn.
2.8.1 Nội dung giải pháp
- Căn cứ năng lực giảng dạy, thành tích hoạt động chuyên môn, trình độ
chuyên môn đào tạo nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn, đảm bảo 1
trong các điều kiện sau về trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm:
+ Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, quốc gia.
+ Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, có trình độ thạc sỹ.
+ Có kinh nghiệm bồi dưỡng luyện thi học sinh giỏi, ôn thi tuyển sinh đại học
cao đẳng đạt hiệu quả cao.
2.8.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
- Giáo viên nòng cốt bộ môn theo giải pháp cũ chọn từ các thầy cô là tổ
trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Giải pháp mới xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt bộ
môn chú trọng đến năng lực nghiệp vụ chuyên môn, trình độ đào tạo và kinh nghiệm
giảng dạy, thành tích đạt được trong hoạt động dạy.
2.8.3 Các tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được

-Ban chuyên môn rà soát năng lực, thành tích của giáo viên từ đó dự kiến, lập danh
sách đề nghị nhà trường ra quyết định thành lập tổ giáo viên nòng cốt bộ môn:
STT Họ tên Chuyên môn Danh hiệu
GVDG
Trình độ
đào tạo
Đội
tuyển
HSG xếp
thứ hạng
cao
1 Nguyễn Minh Tân Toán Cấp tỉnh Cử nhân x
2 Triệu Văn Hưng Toán Cấp trường Cử nhân x
3 Phan Thị Kim Ngân Toán Cấp trường Thạc Sỹ x
12
4 Đào Tất Tú Tin Cấp tỉnh Cử nhân x
5 Nguyễn Huy Hoàng Lý Cấp tỉnh Cử nhân x
6 Nguyễn Thanh Tuấn Lý Cấp trường Cử nhân x
7 Trần Huy Tuân Lý Cấp tỉnh Cử nhân x
8 Nguyễn Văn Hải Hóa Cấp tỉnh Thạc Sỹ x
9 Nguyễn Thị Khánh Chi Hóa Cấp tỉnh Cử nhân x
10 Hoàng Nghĩa Kiên Sinh Cấp tỉnh Thạc Sỹ x
11 Lê Thị Thu Hiền Sinh Cấp tỉnh Thạc Sỹ x
12 Nguyễn Công Quyền TD Cấp trường Cử nhân x
13 Dương Văn Dũng GDQP Cấp QG Cử nhân x
14 Lê Thị Quỳnh Sen Văn Cấp tỉnh Thạc Sỹ x
15 Ngô Minh Hà Văn Cấp tỉnh Thạc Sỹ x
16 Nguyễn Văn Nhuần Sử Cấp tỉnh Cử nhân x
17 Cao Thị Ngọc Hà Sử Cấp tỉnh Thạc Sỹ x
18 Nguyễn Thị Kim Huế Địa Cấp trường Cử nhân x

19 Nguyễn Đức Thuận Địa Cấp tỉnh Cử nhân x
20 Nguyễn Thị Kim Anh T.Anh Cấp trường Thạc Sỹ x
21 Lê Thị Huệ T.Anh Cấp trường Cử nhân x
22 Hà Thị Thơm T.Anh Cấp trường Thạc Sỹ x
Hiệu quả đạt được: Giáo viên nòng cốt bộ môn của nhà trường có 11/22 tham gia
Tổ giáo viên nòng cốt bộ môn của Sở. 100% giáo viên nòng cốt bộ môn tham gia báo cáo
khoa học, viết kinh nghiệm sáng kiến đạt giải cấp ngành, tham gia bồi dưỡng đội tuyển
13
học sinh giỏi đạt thứ hạng cao trong tỉnh, tham gia bồi dưỡng ôn thi tuyển sinh ĐH-CĐ
góp phần đưa nhà trường thường xuyên lọt tốt 200 trường có điểm thi đại học cao nhất cả
nước. Giáo viên nòng cốt bộ môn của nhà trường luôn đi đầu trong các phong trào đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tích cực hưởng ứng các phong trào
thi đua 2 tốt.
2.9 Giải pháp tăng cường vài trò của giáo viên chủ nghiệm lớp trong việc
quản lý giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.9.1 Nội dung giải pháp
- Nhà trường tổ chức tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp đạt danh hiệu giáo
viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo các tiêu chuẩn trong các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức tập huấn công tác quản lý lớp
cho đội ngũ cán bộ lớp, tổ học tập, cán bộ đoàn nhằm tăng cường giáo dục đạo đức lối
sống, kỹ năng sống cho học sinh.
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cho học sinh đăng ký các
danh hiệu thi đua, đăng ký thi đỗ đại học (học sinh lớp 12). Tham mưu với BGH thông
báo về địa phương (UBND xã, trưởng thôn, gia đình) đối với học sinh mắc lỗi, vi phạm
điều lệ học sinh.
2.9.2 Điểm mới so với giải pháp cũ
- Tăng cường nâng cao nhận thức, nghiệp vụ sư phạm trong công tác giáo dục
học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Đặc biệt chú trọng năng lực của giáo viên chủ

nhiệm lớp về việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hình thành và
phát triển nhân cách học sinh.
2.9.3 Các tiến hành, chất lượng hiệu quả đạt được
- BGH chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp,
các chỉ tiêu thi đua xây dựng tập thể lớp thân thiện, phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên chủ
nhiệm giỏi cấp trường
- 24/27 tập thể lớp được ban thi đua nhà trường đánh giá đạt danh hiệu tập thể lớp
thân thiện học kỳ I; An ninh học đường trong nhà trường được đảm bảo, không có học
sinh mắc tai, tệ nạn xã hội, không có học sinh bị kỷ luật hình thức đuổi học.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Các gải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài có khả năng ứng dụng trong công tác quản lí của BGH, tổ trưởng,
nhóm trưởng chuyên môn. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao năng lực
quản lí hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lí nhà trường, nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên bộ môn.
14
4. Lợi ích kinh tế, xã hội của đề tài nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu đề tài làm tài liệu tham khảo tập huấn cho cán bộ quản lí
cấp trường, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên nòng cốt bộ môn ở các
trường THPT.
5. Kết quả thực hiện, những kinh nghiệm là sản phẩm chính của đề tài
nghiên cứu
- Sản phẩm chính của đề tài là các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
chuyên môn một cách hệ thống, khoa học, toàn diện:
+ Giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn .
+ Giải pháp tăng cường dự giờ thăm lớp .
+ Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học .
+ Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh .
+ Giải pháp bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học .
+ Giải pháp tổ chức hội thảo khoa học .

+ Giải pháp phát huy hiệu quả hội thi chọn giáo viên dạy giỏi, thi chọn học sinh
giỏi cấp tỉnh .
+ Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn .
+ Giải pháp tăng cường vài trò của giáo viên chủ nghiệm lớp trong việc quản lý
giáo dục toàn diện cho học sinh được thực hiện thường xuyên trong năm học.
C. Kết luận
1. Nhận định chung về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả và tính ứng dụng thực
tiễn của đề tài.
- Đề tài nghiên cứu có nội dung chủ yếu đề xuất các giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Dương Quảng Hàm, góp phần đẩy mạnh
phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Cán bộ
quản lí, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có thể vận dụng các sản phẩm nghiên cứu
của đề tài vào công tác quản lí hoạt động dạy và học trong các nhà trường.
2. Những điều kiện áp dụng, triển vọng trong việc vận dụng và phát triển
các giải pháp của đề tài.
- Đề tài nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động chuyên môn” dễ áp dụng, làm tài liệu tham khảo tập huấn, xây dựng kế hoạch hoạt
động chuyên môn năm học cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ
trưởng chuyên môn ở các trường THPT.
3. Đề xuất kiến nghị.
15
- Phòng ban chức năng tham mưu lãnh đạo Sở GD&ĐT tăng cường các hoạt
động giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm cụm trường THPT trong tỉnh, cụm trường
THPT các tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
4. Lời cam đoan của tác giả
Đề tài kinh nghiệm công tác quản lý do bản thân tôi chủ động nghiên cứu từ thực
tiễn quản lý hoạt động dạy và học ở trường THPT Dương Quảng Hàm, không sao chép
nội dung của đồng nghiệp.
Tác giả: Nguyễn Văn Thiều
16

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 3004 /CT-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ giáo dục và
đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 – 2014.
2. Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 7 tháng 8 năm 2013 của bộ giáo
dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013 –
2014.
3. Công văn số 5735/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ
giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 về xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
4. Công văn số 5703/BGDĐT-TTr ngay 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ giáo dục
và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2013 – 2014.
5. Công văn số 1367/SGDĐT-CNTT ngày 12 tháng 9 năm 2013 của sở giáo dục
và đào tạo Hưng Yên về việc hướng dẫn viết đề tài SKKN, nghiên cứu KHSP ứng dụng
và các bộ đề thi trong ngành GDĐT HưnYên.
6. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
7. Quyết định số 1840/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Bộ giáo dục
và đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2013 – 2014 của giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
17

×