Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 151 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Ngọc Thụy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Ngọc Thụy – Hội khoa học đất đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lí đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Quảng Bình, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Bình,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế huyện Bố Trạch, UBND xã Nam Trạch,
Tây Trạch và Đại Trạch cùng các hộ nông dân trên địa bàn 3 xã đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ............................................................................................................vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis
abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
1

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................

1.2.
3

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.
3

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài...........................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................5
2.1.

Cơ sở lí luận về sử dụng đất nông nghiệp........................................................ 5

2.1.1.
5

Những khái niệm chung ..................................................................................

2.1.2.
hiệu

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
quả sử dụng đất nông nghiệp........................................................................... 8

2.1.3.
11

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp .................................

2.1.4.
13


Những vấn đề trong sử dụng đất nông nghiệp ...............................................

2.1.5.

Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới ............................................................. 16

2.2.
17

Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới và việt nam ...........................

2.2.1.
17

Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới ..............................................

2.2.2.
18

Hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ................................

2.3.
20

Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...............................

3



2.3.1.
20

Những nghiên cứu trên thế giới.....................................................................

2.3.2.

Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................
28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu..................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 28

3.3.
28

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................

3.4.

Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 28

3.5.
29


Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................

3.5.1.
29

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...............................................

3.5.2.
29

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra ...............................

4


3.5.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................. 30

3.5.4.

Phương pháp tổng hợp, phân tch, xử lí số liệu.............................................. 30

3.5.5.

Phương pháp tnh hiệu quả sử dụng đất......................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận34
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan đến sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp huyện bố trạch tỉnh quảng bình ................................... 34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 34

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ............................................................. 44

4.2.

Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện bố trạch
năm 2014 ...................................................................................................... 52

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bố Trạch năm 2014 .................... 52

4.2.2.

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hệ thống
cây trồng huyện Bố Trạch năm 2014............................................................. 55

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện bố trạch............. 62


4.3.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................................. 62

4.3.2.

Đánh giá hiệu quả xã hội .............................................................................. 67

4.3.3.

Đánh giá hiệu quả môi trường ....................................................................... 71

4.4.

Định hướng và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp huyện bố trạch ....................................................... 73

4.4.1.

Quan điểm định hướng ................................................................................. 73

4.4.2.

Cơ sở đề xuất ................................................................................................ 74

4.4.3.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện ..................... 75

4.4.4.


Giải pháp thực hiện....................................................................................... 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 78
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 78

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 81
Phụ lục ...................................................................................................................... 85

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHYT

Nghĩa tiếng Việt
Bảo hiểm y tế CPTG

Chi phí trung gian GTGT

Giá

trị gia tăng GTSX


Giá trị sản

xuất HQĐV

Hiệu quả đồng

vốn HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả môi trường

HQXH

Hiệu quả xã hội

KH

Kế hoạch

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KT-XH

Kinh tế- xã hội




Lao động

NT

Nông trường

QL

Quốc lộ SDĐ

Sử dụng đất TDTT

Thể

dục thể thao THCS

Trung

học cơ sở TNT

Thu nhập

thuần TW

Trung ương

5



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho các LUT ............................ 31
Bảng 3.2. Cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả xã hội cho các LUT ............................. 32
Bảng 4.1. Giá trị SX của huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2014 ................................. 44
Bảng 4.2. Dân số, lao động và việc làm huyện Bố Trạch 2014 .................................. 49
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bố Trạch năm 2014 ................ 53
Bảng 4.4.

Biến động diện tch đất nông nghiệp huyện Bố Trạch giai đoạn 20112014 .......................................................................................................... 54

Bảng 4.5.

Diện tích các loại sử dụng đất của huyện Bố Trạch ........................................ 61

Bảng 4.6.

Trạch giai đoạn 2011- 2014 ........................................................................ 59

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tiểu vùng gò đồi ........................................................................................ 63
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tiểu vùng đồng bằng .................................................................................. 65
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tiểu vùng ven biển ..................................................................................... 66
Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tiểu vùng gò đồi68
Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
vùng đồng bằng ......................................................................................... 69

Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tiểu vùng ven biển ..................................................................................... 70
Bảng 4.13. So sánh mức độ bón phân trên địa bàn huyện với têu chuẩn
bón phân cân đối và hợp lý ........................................................................ 72
Bảng 4.14. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Bố Trạch. ........ 74
Bảng 4.15. Dự kiến sản xuất lương thực huyện Bố Trạch. ........................................... 75
Bảng 4.16. Khả năng trồng mới cao su tại các xã vùng gò đồi đến 2020 ...................... 76

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biến động diện tích các loại đất giai đoạn 1994-2012 (triệu ha).................... 15
Hình 2.2. Quy mô diện tích đất lúa của hộ nông nghiệp (%) ........................................ 16
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Bố Trạch................................................................ 35

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
Ngành: Quản lí đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xác định và đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2011- 2014. Trên
cơ sở đó đề một số xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu được tiếp cận từ 2 nguồn, nguồn thứ cấp - từ các cơ quan
quản lí chuyên ngành; nguồn sơ cấp - từ điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều
tra chuẩn bị trước. Số liệu được xử lí thống kê, phần mềm Excel. Nguồn thông tn
bổ sung qua tham vấn chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
Những kết quả chính của luận văn:
- Đề tài đã phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội liên quan
đến sử dụng đất của Bố Trạch. Đã cho thấy huyện có tiềm năng về sản xuất nông
nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện, trên
3 tiểu vùng: tểu vùng gò đồi, tểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven biển.
- Đề tài đã xác định được những loại hình và kiểu sử dụng đất có hiệu
quả cao, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Những kiểu SDĐ này
được đề xuất định hướng phát triển.
Kết luận chính của luận văn
- Bố Trạch là huyện có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đất đai
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình.
- Những kiểu sử dụng đất có hiệu quả, được định hướng hát triển là:
8


Lúa xuân, lúa hè thu-lúa đông xuân cần duy trì ở cả 3 tểu vùng. Mía, dưa
hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loại hình cần phát triển thay thế
đất lúa, màu khác kém hiệu quả. Cao su và tiêu là kiểu sử dụng đất có hiệu quả
cao, loại cây này là lợi thế của huyện.
-Những kiểu sử dụng đất có hiệu quả thấp là: sắn và kê.


9


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Thesis title: “Study on Assessement efectivity agricultural land using in Bo
Trach District, Quang Binh province”.
Major: Landing management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam Natonal University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The thesis has been studied in framework of master thesis aimed at
assessement for the result of agricultural land using in Bo Trach District of
Quang Binh province from 2011 to 2014. Base on the result of agricultural land
using to propose the land using schedule for Bo Trach district of Quang Binh
province in the future.
Materials and Methods
In order to studing, databases were collected from two sources: The
secondary databases from administration offices, the primary databases from
farmer household. The excel software has been used to process statstcs data.
Main findings and conclusions
The study showed three main results:
The thesis has investgated and analysed the condition of the Nature –
Economics – Society concerning about land using of Bo Trach distrist. It showed
that Bo Trach has high potentiality for agriculture.
The thesis showed that present land using condition of district can
consider as 3 sub areas: Highland area, Lowland area and Sea coast area.
The thesis specified some LUTs and sub LUTs having high agricultural

product result and they have been submited to land use planning for agicultural
development of distrist in the future.
Three main conclusions of study were presented as follows:
Bo Trach has high potentality for agriculture development with
advantage of land conditions as well as natural conditons.

10


LUTs and sub LUTs with high agricultural product result were uphold for
agricultural development in Bo Trach, Quang Binh. Sub luts as rice, suga-cane,
watermelon, rubber, pepper was chosen for land using planning of Bo Trach,
Quang Binh in the future.
Millet and cassava is low agricutral result sub luts.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt,
trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nó vừa là đối tượng lao
động, vừa là tư liệu lao động. Để sống và phát triển, con người đang khai thác
nguồn tài nguyên quý giá này. Việc khai thác tài nguyên đất hợp lí, có hiệu
quả cao, bền vững đang trở thành vấn đề mang tnh toàn cầu.
Ở nước ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông
nghiệp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông sản thu được đều thông
qua chức năng sản xuất của đất. Hiện nay, dưới sức ép về sự gia tăng dân số,
kinh tế xã hội phát triển mạnh, nhu cầu của người dân về lương thực, thực

phẩm và đời sống văn hoá tnh thần tăng lên không chỉ về mặt số lượng mà cả
về chất lượng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, ngành
sản xuất nông nghiệp phải đi theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm và phải duy trì được độ phì nhiêu đất. Do đó việc đánh
giá số lượng và chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử
dụng hợp lý tài nguyên đất cho hiệu quả và bền vững.
Khai thác tiềm năng đất đai ở nước ta còn nhiều hạn chế kể từ khi đất nước
giành được độc lập từ tay thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ, giải pháp sử dụng
đất nông lâm nghiệp ở Việt Nam được khởi sắc từ kể từ khi Đảng và Nhà nước
ban hành chính sách khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp
tác xã nông nghiệp theo Chỉ thị số 100/CT-TW ngày 13 tháng 01 năm 1981 của
Ban Bí thư trung ương, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 -1988) về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã giải phóng sức sản xuất của người lao
động trong sản xuất nông nghiệp. Nghị định 64 NĐ/CP ngày 27/9/1993 của Chính
phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp khi thi hành Luật Đất đai 1993, ba mốc
son đánh dấu sự thành công trong việc ban hành và thực thi các chính sách quan
trọng trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đã là liều thuốc hữu hiệu đưa
1


hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Từ khi thực hiện Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị

2


đã nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng lương thực, trở
thành nước xuất khẩu gạo, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo,
đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ (Trần Huỳnh Thuý Phượng, 2013).

Nước ta là nước có tỷ lệ diện tích đất tự nhiên trên đầu người thấp (3.808
2

2

m /người); diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp (1.100 m /người); đất trồng
2

2

cây hàng năm 708 m /người, trong đó đất trồng lúa 470 m /người; đất trồng
2

2

cây lâu năm 381 m /người; đất lâm nghiệp 1.698 m /người), nhu cầu sử dụng đất
cho phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao, Việt Nam có bờ biển dài (khoảng
3.260 km) với diện tích đất đồng bằng ven biển so với các loại đất khác là khá lớn
và rất quan trọng cho sự ổn định đời sống (Tổng cục Thống kê, 2011). Nước ngọt
cho sản xuất và sinh hoạt là vấn đề khó khăn với nhiều vùng đất ven biển Việt
Nam, việc sử dụng đất nông – lâm nghiệp vùng ven biển Việt Nam có nhiều
tiềm năng phát
triển, tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực thì việc khai thác sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp ven biển phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro do sự tác động của
nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo (sự thay đổi khí hậu toàn cầu, các nguy cơ
bão lũ, chế độ thuỷ triều, nước ngầm nhiễm mặn, sự thay đổi kiểu sử dụng đất
của con người, v.v...), ngoài mục tiêu khai thác đất nông – lâm nghiệp vào mục
đích dân sinh, việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp ven biển còn phải gắn với
nhiệm vụ bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái (Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu,
2012).

Cùng với cả nước, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng
đang bước vào thời kì hội nhập mạnh mẽ. Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là
huyện có vị trí địa lý đặc biệt: là cửa ngõ phía Bắc Thành phố Đồng Hới (thủ
phủ của tỉnh Quảng Bình); có vị trí trải ngang từ Tây sang Đông của toàn bộ chiều
ngang Việt Nam. Toàn huyện có 28 xã và 2 thị trấn. Bố Trạch có quỹ đất phân bổ ở
các vùng: đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển; có hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt, đường biển. Vị trí địa lý trên đã tạo cho huyện Bố Trạch có
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Phần lớn dân
số huyện sống bằng nghề nông nghiệp nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp
bình quân trên đầu người còn thấp. Vì vậy việc sử dụng đất đất sản xuất nông
nghiệp có hiệu quả nhằm đem lại nhiều hơn các sản phẩm cho xã hội có ý nghĩa
rất lớn.
3


Để phát triển nông nghiệp, huyện đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; kinh tế nông nghiệp đang
có sự phát triển rất khả quan. Tiểu vùng gò đồi trước đây sản xuất nông nghiệp
hiệu quả kinh tế thấp, nay phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su tểu
điền ở các

4


hộ nông dân đã mang lại hiệu quả cao.
Huyện có diện tch đất nông nghiệp chiếm 92,27% tổng diện tch tự nhiên,
trong đó diện tch đất sản xuất nông nghiệp lại chỉ chiếm có 11,5% tổng diện
tích đất nông nghiệp. Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp là rất quan trọng nhằm đưa ra giải pháp mang tnh hiệu quả lâu
dài, đồng thời nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Xuất phát từ thực tễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện có, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
- Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tến hành nghiên cứu trên phạm vi địa
bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2014.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI
- Đóng góp mới
Đề xuất một số loại hình SDĐ hiệu quả cho huyện thuộc khu vực ven biển
Miền
Trung trong trong thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa và bổ sung thêm những lý luận về đánh giá sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Việt
Nam. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả SDĐ kết hợp với cơ sở về định hướng SX
nông nghiệp của địa phương, đề xuất loại hình SX nông nghiệp hiệu quả.
5


- Ý nghĩa thực tễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và

điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững.
Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

6


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Những khái niệm chung
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Ngay từ xa xưa, trong quá trình lao động sản xuất, con người đã có những
hiểu biết nhất định về đất. Đô-cu-trai-ep (1886) đã đưa ra khái niệm về đất. Theo
ông, đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp của 5 yếu
tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa phương (Cao Liêm và cs., 1975).
Theo FAO (1976), đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái. Với
khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề
mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.
Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ
nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng
ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con
người.
Trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1992,
thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng, đất đai
là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của
môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tch

sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật
và động vật, trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống
thoát nước, đường xá, nhà cửa.. ) (FAO, 1993).
Theo Luật đất đai Việt Nam năm 1993 “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu
sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao
động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái
canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân” (Quốc hội nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam, 1993).
Về mặt thổ nhưỡng, đất có những tnh chất hoá học, lý học và các
tnh chất khác... Trong thành phần hoá học của đất, tuỳ mục đích sử dụng
7


mà các nhà chuyên môn quan tâm đến những chỉ têu khác nhau. Trong sử
dụng đất nông nghiệp những yếu tố liên quan đến cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng

8


được quan tâm (các yếu tố đa lượng đạm, lân, ka li, hàm lượng mùn, các yếu tố
trung và vi lượng; độ chua…; tnh chất lý học như thành phần cơ giới, cấu
tượng, keo đất, dung tích hấp thu... (Cao Liêm và cs., 1975).
Tuỳ theo tnh chất của đất mà các nhà chuyên môn phân biệt các loại
đất với những tên gọi khác nhau. Việc đặt tên cho đất và sắp xếp theo thứ
bậc của hệ thống phân vị. Việc đặt tên đất được dựa trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu về têu chuẩn phân loại có liên quan đến nguồn gốc phát sinh, đặc
điểm hình thành, hình thái phẫu diện và đặc điểm lý, hóa học đất.
Phân loại đất cho một vùng lãnh thổ cần thực hiện 4 bước: Lựa chọn hệ

thống phân loại và xác định cấp phân vị cần áp dụng; thu thập và nghiên
cứu thông tn về điều kiện hình thành; khảo sát thực địa; phân tích đất (Bộ Khoa
học và Công nghệ, 2012).
* Các chức năng của đất đai: Theo FAO (1993), chức năng của đất đai
được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái,
tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong
lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh
thổ.
+ Chức năng sản xuất: thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp
lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và các vật liệu sinh vật sống khác
cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay gián tếp, thông qua các
vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản.
+ Chức năng về môi trường sống: Đất đai là nền tảng của đa dạng
hóa sinhvật trong đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và
nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt
đất.
+ Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi
chứa khí ga từ nhà kính hay hình thành một một sự cân bằng năng lượng
toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và
của chu kỳ thủy văn của toàn cầu.
+ Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trữ và lưu thông của nguồn tài
nguyên nước mặt và nước ngầm và những ảnh hưởng chất lượng của nước.
+ Chức năng tồn trữ: Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô
cho việc sử dụng của con người.
9


+ Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng hấp thụ,
lọc, đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại.


1
0


+ Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho
việc xây dựng khu dân cư, nhà máy cơ sở hạ tầng và những hoạt động xã hội
khác như thể thao, nghỉ ngơi…
+ Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo
vệ các chứng tch lịch sử văn hóa của loài người và nguồn thông tin về các điều
kiện khí hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ.
+ Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho sự vận
chuyển của con người, đầu tư vào sản xuất và cho sự di chuyển của thực
vật, động vật giữa những vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên.
Khả năng phù hợp của đất đai cho các chức năng này thay đổi rất lớn khi
có những biến động riêng trong bản thân nó cũng như những tác động
ảnh hưởng của con người trong cả không gian lẫn thời gian. Nhu cầu tăng
trưởng kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm
cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên
tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn
đến hủy hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi. Sự
suy thoái đất đai có thể được kiểm soát, cải thiện tốt lên nếu như các chức
năng phải được chú trọng, các mong ước điều lợi trước mắt ngắn hạn được thay
bằng các mong ước lợi ích lâu dài và bền vững ở các cấp từ toàn cầu cho đến
các quốc gia và địa phương.
2.1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến đất đai trong sử dụng đất nông nghiệp
Trong sử dụng đất nông nghiệp các nhà chuyên môn đưa ra những
khái niệm cơ bản liên quan như:
- Hệ thống sử dụng đất: Hệ thống sử dụng đất là một loại sử dụng đất
cụ thể thực hiện trên một đơn vị đất đai và liên quan đến đầu tư, thu nhập
và khả năng cải tạo (FAO, 1983). Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp

phản ánh các hoạt động khác nhau như các hệ thống (Land Use System - LUS).
Những hệ thống sử dụng đất như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
lâm nghiệp… có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố liên quan đến sản xuất
như kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức sản
xuất, thị trường... (Tôn Thất Chiểu và Đỗ Đình Thuận, 1998).
- Loại sử dụng đất đai chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều
phương thức sử dụng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 2002): Sử dụng trên
1
1


cơ sở sản xuất trực tếp (làm đất canh tác để trồng trọt, làm đồng cỏ, trồng
rừng

1
2


×