Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG năm 2019 ngữ văn gv phan thế hoài đề 05 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.49 KB, 5 trang )

Gv Phan Thế Hoài

ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019

ĐỀ SỐ 05

Tên môn: Ngữ Văn 12

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chính việc lan truyền và đùa cợt trước sự giết chóc, bạo lực là một nguyên nhân quan trọng
khiến cho bạo lực gia tăng. Tất cả những gì ta nghe, thấu đều lưu lại trong tâm trí ta, và khi có
những tư nhân thích hợp kích thích, chúng sẽ nổi lên và điều khiển ta theo ý chúng.
Một hành vi tàn ác có thể được thu nhặt từ một bộ phim hình sự nào đó ngày xưa, rồi được tưới
tắm bằng những vụ giết người hàng ngày họ đọc. Có thể họ không để ý, họ đọc để “giải trí”, họ
share để “cảnh báo”, để chỉ trích, để xuýt xoa “sao mà ác cậu nè”... nhưng tất cả đều chỉ nhằm
khắc sâu và nuôi dưỡng bạo lực trong tâm hồn họ. Rồi đến khi nóng giận, khi xung đột xảy ra,
những ý tưởng hành động đó sẽ được họ thực hiện. Và chính họ sẽ trở thành nhân vật chính trong
những câu chuyện để người khác share nhau.
Nhưng em ạ, dù cho tin xấu xuất hiện mỗi ngày, Toà lâu lâu lại có một tin cực xấu như vậy, thế
giới này thật ra vẫn đang càng lúc càng tốt đẹp và đáng sống hơn.
(Theo: Tramdoc.vn)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chủ yếu nào ?
A. Báo chí và khoa học.

C. Nghệ thuật và chính luận.

B. Chính luận và sinh hoạt.

D. Sinh hoạt và báo chí.


Câu 2. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề chính gì ?
A. Sử dụng nút share không đúng cách.
B. Hãy chia sẻ nhiều hơn những tin tức tích cực.
C. Chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia tăng là cho lan truyền và đùa cợt
trước sự giết chóc, bạo lực.
D. Thế giới có chuyện xấu xa nhưng không chỉ toàn chuyện xấu xa.

II. LÀM VĂN


Câu 1.
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Sử dụng nút “like” đúng
cách.
Câu 2. Cảm nhận của Anh/Chị về hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng cây quân thù.
(Việt Bắc, Tố Hữu)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.
- Câu B. Chính luận và sinh hoạt.
Câu 2.
- Câu C. Chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia tăng là cho lan truyền và đùa cợt
trước sự giết chóc, bạo lực.
Câu 3.
- HS cần đưa ra cách hiểu của bản thân về câu nói một cách hợp lý, thuyết phục. Đây là một câu trả
lời tham khảo:
+ Câu nói giúp ta hiểu rằng, những điều chúng ta nghe, thấy đều ảnh hưởng đến hành vi của ta khi
có cơ hội như khi ta nóng giận, không kiềm chế được bản thân, ta sẽ có thể gây ra hành vi bạo lực.
Câu 4.
- HS có thể đồng ý hoặc không đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lí lẽ
xác đáng và thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo:
* Bạn có đồng ý với tôi rằng, ở ngoài xã hội có kẻ mua gian bán lận thực phẩm thì cũng có những
người nông dân trồng và bán rau sạch? Có kẻ buôn bán ma túy thì cũng có những chiến sĩ công an
xã thân triệt phá những vụ buôn bán ma túy mang lạnh bình yên cho nhân dân? Và bạn có đồng ý


với tôi rằng, cuộc đời có chuyện xấu xa nhưng không chỉ toàn là chuyện xấu xa? Vậy nên, tôi hoàn
toàn đồng ý là “dù cho tin xấu xuất hiện mỗi ngày, và lâu lâu lại có một tin cực xấu như vậy, thế
giới này thật ra vẫn đang càng lúc càng tốt đẹp và đáng sống hơn.”.
+ Bạn có thể nhắm mắt làm ngơ với những điều xấu đang xảy ra trong xã hội bằng cách tự đánh lừa
bản thân rằng “thế giới này thật ra vẫn đang càng lúc càng tốt đẹp và đáng sống hơn” không? Bạn
có nghĩ nếu bạn làm như thế, bạn đã là một kẻ vô cảm, thản nhiên để cái xấu diễn ra hàng ngày,
hàng giờ hay không? Martin Luther King từng có một câu nói nổi tiếng thế này: “Trong thế giới
này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im
lặng đáng sợ của người tốt”. Vậy cho nên, tôi không đồng ý với ý kiến: “dù cho tin xấu xuất hiện
mỗi ngày, và lâu lâu lại có một tin cực xấu như vậy, thế giới này thật ra vẫn đang càng lúc càng tốt
đẹp và đáng sống hơn”.
+ Vừa đồng tình, vừa không đồng tình: (Kết hợp cả hai ý kiến trên).

II. LÀM VĂN
Câu 1.
Sử dụng nút “like” đúng cách.
- Tham khảo những ý sau:
+ Các bạn có bao giờ nghĩ rằng việc “like” một thứ gì đó trên Facebook sẽ mang lại ý nghĩa gì
không? Có thể là do các bạn thấy thích thú về nội dung đó, hay là đây là người đưa tin nhanh nhất,
hay cũng có thể đó là do bạn rất thích tính cách của người đăng bài này.
+ Facebook là một mạng xã hội ảo phổ biến nhất trong lịch sử - với gần hai tỷ người dùng trên toàn
thế giới. Nó đã và đang có tác động lớn lên ngành quảng cáo và truyền thông, đồng thời nó cũng có
tác động lớn đến cách chúng ta tương tác với nhau qua một môi trường ảo..
+ Tính năng “like” đã được Facebook giới thiệu vào năm 2009, và tính năng vệ dần trở nên phổ
biến đến nỗi nó đã trở thành một danh từ đúng nghĩa. Cách đây 7 năm, Facebook đã đạt được mức
khoảng 1 tỉ “like” một ngày, chắc chắn con số đó hiện nay lớn hơn rất nhiều.
+ Đáng buồn thay, vì tính năng “like” vô hại này mà đã có một số hệ quả không khả quan tí nào. Ví
dụ như ở Thụy Sĩ mới đây đã xảy ra sự việc một người đàn ông bị toà tuyên án phạt 4100 USD, lí
do vì ông đã nhấn “like” nhiều bài đăng có tính chất xấu và hận thù trên Facebook. Còn ở Mỹ vào
năm 2013, một nhóm nhân viên của công ty nọ đã bị sa thải vì “like” trang fanpage của đối thủ,
những người nhân viên đã kiện cáo và đã thua ở phiên toà đầu tiên, nhưng sau đó lại thắng ở mục
kháng cáo vì toà án cho rằng việc “like” là quyền tự do của mọi người.
+ Như vậy chúng ta thấy được mặc dù nút “like” này có vẻ như không có ý nghĩa gì và nó chỉ là
một tính năng vô hại, nhưng chính nó đã gây ra hệ quả rất khó lường. Để trả lời được câu hỏi rằng
“like có ý nghĩa gì?” cần rất nhiều sự hiểu biết về xã hội, con người, văn hoá xung quanh nút “like”,
vì dù gì Facebook cũng là một xã hội thu nhỏ bao gồm các mối quan hệ người thân, bạn bè và
những người xa lạ với nhau.
Câu 2. Cảm nhận về hai đoạn thơ trích trong “Tây Tiến” và “Việt Bắc”.
* Mở bài.
- Quang Dũng (1921-1988), quê Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn. Còn Tố Hữu (1920-2002), quê ở Huế, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng
Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc. “Tây Tiến” sáng tác năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, khi
nhà thơ rời khỏi đơn vị cũ Tây Tiến để chuyển sang làm việc tại một đơn vị khác.

- “Việt Bắc” viết về cuộc chia tay lớn trong lịch sử vào tháng 10 năm 1954 - cuộc chia tay giữa
đồng bào Việt Bắc và cán bộ miền xuôi.


- Cả hai tác phẩm đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, đều là những
bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc. Hai đoạn
thơ trên đều bộc lộ nỗi nhớ về mảnh đất miền Tây Bắc nhưng ở mỗi bài có những nét đặc sắc riêng.
* Thân bài.
Đoạn thơ đầu trong bài “Tây Tiến”.
- Đoạn thơ thể hiện một nỗi nhớ cồn cào, da diết của nhà thơ về một thời đã qua. Điệp từ “nhớ”,
cách nói “nhớ chơi vơi”, cách giao vần “ơi” và hai chữ “xa rồi” khiến nỗi nhớ chập chờn hư thực,
vừa tha thiết, thường trực, vừa mênh mang, đầy ám ảnh. Nỗi nhớ như ngân vang, phù hợp với biên
độ của cảm xúc.
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc được mở ra theo hồi tưởng của nhà thơ với các địa danh “Sông
Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát” - những cái tên đầy lạ lẫm, gợi sự xa xôi, hoang vu, bí hiểm.
Thiên nhiên cũng thật khắc nghiệt “sương lấp” song cũng có lúc thi vị vô cùng “hoa về trong đêm
hơi.”

=> Qua bốn câu thơ càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc
ta.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát thân thuộc, điệp từ “rừng”, “núi” và phép nhân hóa đã cùng tái hiện
thành công hình ảnh đất nước đứng lên.
Điểm giống nhau.
- Đều là những tác phẩm sáng tác thuộc mảng văn học cách mạng với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca,
đề cao ân nghĩa thủy chung.
- Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ về nỗi nhớ về mảnh đất nơi từng là địa bàn sinh sống và chiến đấu của
những người lính.
Điểm khác nhau:
- Đoạn thơ trong “Tây Tiến” chủ yếu tái hiện bức tranh thiên Tây Bắc.
- Đoạn thơ trong “Việt Bắc” tập trung tái hiện hình ảnh đất nước đứng lên.

* Kết bài.
- Cả hai đều là những đoạn thơ hay nhất nói về nỗi nhớ và tình nghĩa thủy chung của các nhà thơ.
- Khẳng định sức hấp dẫn của hai bài “Tây Tiến”, “Việt Bắc” và của cả hai cây bút Quang Dũng,
Tố Hữu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.




×