Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

đề cương khiếu nại tố cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.02 KB, 12 trang )

ĐỀ CƢƠNG
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TIẾP CÔNG DÂN
(PHẦN LÝ THUYẾT)
Câu 1. Khái niệm và đặc điểm khiếu nại:
* Khái niệm:
+) Khiếu nại là: "việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình" Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy đinh.
+) Giải quyết khiếu nại theo Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “giải quyết
khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”.
* Đặc điểm:
1. Người khiếu nại: là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức.
2. Người bị khiếu nại:là cá nhân, cơ quan, tổ chức có QĐHC, HVHC, QĐ Kỷ Luật CBCC bị
khiếu nại.
3. Đối tượng khiếu nại: QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan HCNN, QĐ Kỷ Luật CBCC bị khiếu nại.
4. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại: theo thủ tục hành chính do cơ quan HCNN hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN thực hiện theo quy định trong Luật khiếu nại và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Mục đích khiếu nại: là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu
nại.

1


6. Hình thức khiếu nại: trực tiếp hoặc gián tiếp (viết đơn).
Câu 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn và Thủ trƣởng cơ quan
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:


Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. (Điều 17LKN2011)
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết
lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải
quyết. (Điều 18-LKN2011).
* Thẩm quyền của Thủ trƣởng cơ quan thuộc sở và cấp tƣơng đƣơng:
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình
quản lý trực tiếp. (Điều 19-LKN2011).
* Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tƣơng đƣơng:
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,
của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

2


2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ
trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. (Điều 20-LKN2011).
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc

phạm vi quản lý của mình. (Điều 21-LKN2011).
* Thẩm quyền của Thủ trƣởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ:
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau
đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý
trực tiếp. (Điều 22-LKN2011).
* Thẩm quyền của Bộ trƣởng:
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,
của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ
trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã
hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã

3


giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được
giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của mình. (Điều 23-LKN2011).
* Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi

phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. (Điều24-LKN2011).
* Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
1. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận,
kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp khi được giao.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ
quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để
chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. (Điều 25-LKN2011).
* Thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ:

4


1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật
này.
3. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. (Điều 26-LKN2011).
Câu 3. Khái niệm và đặc điểm tố cáo:
* Khái niệm:
+) Tố cáo: "là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức" theo Điều 2 của Luật Tố cáo 2011 quy định.
+) Giải quyết tố cáo: là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết

định xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
* Đặc điểm:
1. Người tố cáo: cá nhân.
2. Người bị tố cáo: bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có hành vi bị tố cáo.
3. Đối tượng tố cáo: là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
4. Thủ tục giải quyết tố cáo: được pháp luật về tố cáo quy định (Luật Tố Cáo 2011).
5. Mục đích tố cáo: Phòng ngừa ngăn chặn và xử lí kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để bảo
vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức, xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

5


! Tố cáo tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho người tố cáo. Vì vậy có thể khẳng định người có
tâm trong sáng đi tố cáo là người có dũng khí, dám đấu tranh, dám dấn thân, không khoan dung
với những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nƣớc:
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã): có thẩm
quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện:) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
c. Ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng: có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực

thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là
cấp tỉnh): có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
e. Tổng cục trƣởng, Cục trƣởng và cấp tƣơng đƣơng đƣợc phân cấp quản lý cán bộ, công
chức: có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm

6


vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và
cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
f. Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ: có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
g. Thủ tƣớng Chính phủ: có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Câu 5. Phân biệt khiếu nại và tố cáo.
Tiêu chí
Người khiếu
nại/ tố cáo
Người bị khiếu
nại/ tố cáo

Đối tượng


Mục đích

Thời hiệu

Khiếu nại
Công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ công chức.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có
QĐHC, HVHC, QĐ Kỷ Luật
CBCC bị khiếu nại.

Tố cáo
Cá nhân.
Bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có
hành vi bị tố cáo

QĐHC, HVHC của cơ quan
HCNN hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan HCNN, QĐ
Kỷ Luật CBCC bị khiếu nại.

Các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức.

Phòng ngừa ngăn chặn và xử lí kịp thời
Bảo vệ và khôi phục lại quyền

hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi
và lợi ích hợp pháp của chủ thể
ích Nhà nước, tổ chức, xã hội; quyền và
khiếu nại.
lợi ích hợp pháp của công dân.
+) 90 ngày kể từ ngày nhận được Không quy định thời thiệu.
QĐHC hoặc biết được QĐHC,
HVHC (trừ lý do khách quan).

7


Thời hạn

Thẩm quyền
giải quyết
Kết quả giải
quyết

Đối với khiếu nại lần 2 là 30
ngày.
+) 15 ngày đối với QĐ Kỷ Luật
CBCC.
+) Lần đầu: không quá 30 - 45
ngày.
+) Lần 2: không quá 45 - 60
ngày.
Thủ trưởng cơ quan đơn vị giải
quyết lần đầu có QĐHC, HVHC,
QĐ Kỷ Luật CBCC của mình

hoặc của cấp dưới do mình trực
tiếp quản lí bị khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại.

+) 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyêt tố
cáo.
+) Vụ việc phức tạp là 90 ngày kể từ
ngày thụ lý … (có thể gia hạn).
Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người
bị tố cáo.

Kết luận vụ việc tố cáo.

Câu 6. Khái niệm và đặc điểm tiếp công dân.
* Khái niệm:
Theo Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013, thì "Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có thẩm quyền đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của
công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh theo đúng quy định của pháp luật."
* Đặc điểm:
1. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công
dân đột xuất.
2. Nơi tiếp công dân bao gồm: Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, hoặc nơi làm
việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông
báo trước cho người được tiếp.

? Phải tiếp công dân ở trụ sở tiếp công dân vì:
+) Đảm bảo tính công khai, minh bạch.

8



+) Đảm bảo hoạt động giao tiếp hành chính.
+) Đảm bảo có cán bộ, công chức tiếp công dân, có cơ sở vật chất đầy đủ.

? Nơi làm việc khác (đột xuất) phải đảm bảo:
+) Thông báo trước cho người được tiếp.
+) Công khai, minh bạch.
+) Đang thực thi công vụ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiếp công dân:
+) Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công
dân;
+) Giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh theo đúng quy định của pháp luật;
+) Phân loại, xử lí đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận tại Trụ sở tiếp
công dân; thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận
tại Trụ sở tiếp công dân nhưng không thuộc phạm vi trách nhiệm xử lí của cơ quan, tổ chức
tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân;
+) Theo dõi, đôn đốc, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lí, trả lời về việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân đã chuyển đến.;
+) Tổng hợp hình ảnh kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; báo cáo định kỳ
và đột xuất với cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
4. Mục đích của tiếp công dân:
+) Lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; đồng thời giải
thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
theo đúng quy định của pháp luật góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật.

9



+) Xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lí tố
cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị; phản ánh trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp
luật.
Câu 7. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thanh tra trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân.
* Khái niệm:
+) Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm
pháp chế tăng cường kỉ luật trong quản lý nhà nước thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa
nhất định.
+) Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra
hành chính và thanh tra chuyên ngành.
+) Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
+) Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên
ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
+) Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp
luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
* Đặc điểm:

10


+) Thanh tra gắn liền với QLNN:
 Thanh tra là một chức năng, chu trình quản lí gắn liền với quản lí.

 Tất cả các giai đoạn của chu trình quản lí phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có
thông tin đầy đủ, chính xác.  Do đó quản lí đồng thời phải có thanh tra, quản lí và
thanh tra là một.
 Quản lí giữ vai trò chủ đạo chi phối mọi hoạt động của thanh tra, thanh tra là công cụ,
phương tiện để thực hiện chức năng quản lí nhà nước.
+) Thanh tra mang tính quyền lực nhà nước:
 Thanh tra tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lí đối với đối
tượng quản lí.
 Thanh tra là hoạt động luôn mang tính quyền lực nhà nước.
 Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra luôn là cơ quan QLNN.
 Thanh tra là một chu trình của quản lí, trong chu trình đó thanh tra phản ánh và bảo vệ
mục đích của quản lí.
+) Thanh tra có tính độc lập tương đối:
 Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra.
 Là cơ sở phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của BMQLNN.
 Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan "việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, các tổ chức
và cá nhân".
* Vai trò của thanh tra:
+) Giúp phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lí, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.

11


+) Phòng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện đúng quy định pháp luật.
+) Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lí nhà
nước.
+) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.


 Đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vai trò của thanh tra được thể hiện trong Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo: "Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
QLNN về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước. Thanh tra bộ, cơ quan
ngang bộ, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh giúp thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo.

12



×